Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Ngày mai 20/5, định nghĩa 1 kg sẽ được tính bằng ánh sáng

ND Minh Đức
19/5/2019 13:20Phản hồi: 75
Ngày mai 20/5, định nghĩa 1 kg sẽ được tính bằng ánh sáng
Ngày mai 20/5, không chỉ là ngày đo lường quốc tế đo lường (World Metrology Day) mà còn sẽ cột mốc đánh dấu sự kiện: khái niệm 1kg sẽ hoàn toàn thay đổi so với những gì mà chúng ta biết trong 130 năm qua.

Từ xưa, khái niệm kg được định nghĩa bằng một khối hợp kim platinum-iridium hình trụ, gọi là Le Grand K và được bảo vệ trong một căn hầm ở ngoại ô Paris. Tuy nhiên, cứ mỗi lần các nhà khoa học xử lý thì khối trụ này lại bị mất đi các nguyên tử và ước tính đã mất đi tổng cộng 50 micro gram. Do đó, bắt đầu từ ngày mai, các nhà khoa học quyết định chính thức định nghĩa 1 kg bằng hằng số Planck.

Trên thực tế, không phải muốn đổi thì đổi. Các nhà khoa học đã mất rất nhiều năm để nghiên cứu nhằm chuẩn bị chuyển đổi một cách hợp lý nhất. Vào ngày mai, bên cạnh 1 kg thì định nghĩa 1 ampere, kelvin và mole cũng sẽ được định nghĩa bằng phương pháp mới. Các nhà khoa học cho biết tất cả thay đổi đều sẽ dễ dàng cập nhật do không phụ thuộc quá nhiều vào những khái niệm xưa cũ.

MIT-Killing-the-Kilogram-01_0.jpg

Chi tiết hơn, 1 kg được định nghĩa mới sẽ là tổng khối lượng của một số lượng photon cụ thể của một bước sóng cụ thể. Với sự thay đổi này, kg sẽ được xác định theo 2 đại lượng là giây và mét, vốn đều là những hằng số vật lý và do đó, sẽ đáng tin cậy hơn so với một vật thể nhân tạo như khối trụ hợp kim.

Đối với anh em người dùng bình thường chúng ta thì sự thay đổi này sẽ không quá quan trọng, tuy nhiên đối với cộng đồng khoa học thì đó sẽ là một sự kiện lịch sử. Nó sẽ cho các nhà nghiên cứu một công cụ chính xác hơn rất nhiều để tiến hành các phép đo đạc, từ đó có thể tái khẳng định các định luật vật lý.

Terry Quinn, giám đốc danh dự của Cục đo lường và trọng lượng quốc tế BIPM, cho biết: “Đây là quyết định quan trọng nhất mà BIPM đã đưa ra trong vòng 100 năm qua. Nghe có vẻ hơi cường điệu nhưng có lẽ là sự kiện quan trọng nhất, ít ra là từ 1960, khi người ta chấp nhận hệ thống đo lường quốc tế.”

Tham khảo MIT
75 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Ngày đo lường quốc tế đo lường là ngày gì?
@Cửu Thiên Khoa đo lường là "khoa học của việc đo đạc, bao gồm cả xác định thực nghiệm và lý thuyết tại bất kỳ mức độ không chắc chắn nào trong bất kỳ lĩnh vực khoa học và công nghệ"

https://vi.wikipedia.org/wiki/Đo_lường
thudaigia
ĐẠI BÀNG
5 năm
@Cửu Thiên Khi phân tích các chất hóa học ở mức ppb thì cái này cực kỳ quan trọng đó bạn
@Đồng Red Em cũng cá như vậy =))
Bán tôi 1 kg thịt heo, nhớ là cân hiệu chỉnh bằng ánh sáng.
Mr Seen
CAO CẤP
5 năm
@tanvietbt83 bán cho tui 1 ánh sáng heo :v
😁 đau đầu thật
@narutoxboy 1kg là bằng 1 lít nước nguyên chất .
Bylekzra
ĐẠI BÀNG
5 năm
@_-=TinhTế=-__-=SắcXảo=-_ 1kg là khối lượng của 1 lít nước nguyên chất ở 4 độ C nhé
@Bylekzra 4 độ với đặt ngang mực nước biển nhé
ngoctan3399
ĐẠI BÀNG
5 năm
@Bylekzra Cái bạn đang nói thì thực tế nó được cân so sánh với cái trụ hợp kim được bảo quản kia kìa. Ngày xưa không có đơn vị đo lường chính xác thì họ đã phải tạo ra 1 cột mốc cho thế giới, đó là cục 1kg bằng hợp kim. Từ cục đó họ sẽ tính toán và tạo ra các thứ khác căn cứ vào trọng lượng của cục đó. Tuy nhiên nó bị hao mòn đi nên không còn chính xác nữa, và thế giới phát triển hơn nên họ tìm một cột mốc mới. Dự 50 năm đến 100 năm sau lại có cột mốc mới thôi.
@daoluong1991 4 độ với đặt ngang mực nước biển với mặt trăng cân bằng ko gây ảnh hưởng trọng lực trái đất nhé
Tóm lại 1 kg vẫn thế, tính khác tí
@Timkelvin Chưa chắc, chuyển sang đơn vị khác để chuẩn hoá, có thể có sai lệch.
minhvu8393
ĐẠI BÀNG
5 năm
@Timkelvin Vẫn thế, tính khác tí
Ngày xưa bạn có học mệnh đề chưa?
@minhvu8393 Khác cách tính chuẩn đó bác
@Timkelvin Kể từ ngày mai hoặc cho đến khi sgk cải cách thì bọn trẻ chắc chả nhớ đơn vị kg được chuẩn hóa từ cái gì đâu. Tôi nhớ hồi cấp 2 ấn tượng đầu tiên của 1kg là cái cục kim loại được đặt ở đâu đó của pháp trong 1 cái bình thủy tinh hút không khí giờ mà nói nào là hằng số vật lý hay photon chắc bộ não auto >>
Đau đầu cái câu này quá ai giải thích giùm tôi cái

Với sự thay đổi này, kg sẽ được xác định theo 2 đại lượng là giây và mét,
nguyenvana
ĐẠI BÀNG
5 năm
@Akiharu Theo mình hiểu là thế này. Giờ 1kg sẽ bằng: tổng khối lượng của x photon có tần số f. Cụ thể
x=1.4755214 * 10^40
f= 9 192 631 770 Hz
luxres
ĐẠI BÀNG
5 năm
@nguyenvana Hằng số Planck: 6.62607015×10^−34 kg⋅m^2⋅s^−1
-> kg biểu thị qua m và s.
nguyenvana
ĐẠI BÀNG
5 năm
@luxres Biểu thị như nào vậy bạn. Có phát biểu thành lời được không
Tức là sau này mua cái gì đó phải giơ lên mặt trời soi để biết bao nhiêu cân
1kg= ?sm
luxres
ĐẠI BÀNG
5 năm
@nguyentientuanhd Hằng số Planck: 6.62607015×10^−34 kg⋅m^2⋅s^−1
-> kg biểu thị qua m và s.
Mấy ông nhà khoa học chắc cũng cay lắm rồi. Tính toán dựa vào cái cục hợp kim luôn luôn thay đổi, rõ tính đúng, check lại cái cục kia thì thành sai, nên mất cả 100 năm tìm cách gán nó cho hằng số cố định
anhlau87
TÍCH CỰC
5 năm
Thịt lợn bao nhiêu một cân đó chị ơi?
9 lạng em nhé.
À, 90 nghìn một cân, chị nói nhầm. 😃
iDL
ĐẠI BÀNG
5 năm
Ko thấy có ý nghĩa gì lắm vì đi chợ chả bao giờ 1kg là 1kg cả
Một cách ngắn gọn:
  • Định nghĩa kg trước đây: kilogram là đơn vị của khối lượng, nó bằng khối lượng của một nguyên mẫu quốc tế do con người tạo ra.
  • Định nghĩa kg mới của năm 2019: kilogram, ký hiệu là kg, là đơn vị trong hệ SI (hệ thống đơn vị quốc tế) của khối lượng. Nó được định nghĩa bằng cách lấy giá trị số cố định của hằng số Planck (h = 6,62607015×10^−34) khi biểu diễn bằng đơn vị J⋅s, tức là bằng kg⋅m²/s.
Giải thích:
  • Khối hợp kim platinum-iridium hình trụ do con người tạo ra, và vì thế, nó không phải là hằng số, mà thay đổi theo thời gian.
  • Bằng cách dùng hằng số Planck, người ta loại bỏ yếu tố nhân tạo trong định nghĩa kilogram, mà dùng các hằng số tự nhiên: mét và giây. Mét được định nghĩa theo vận tốc ánh sáng trong chân không (ký hiệu là c, vốn là một hằng số c = 299,792,458 m/s), còn Δν là tần số chuyển tiếp trạng thái siêu phẳng không bị xáo trộn của nguyên tử Caesium-133, (ΔvCs = 9.192.631.770 Hz, cũng là một hằng số).
Ảnh hưởng:
  • Với người thường (kinh doanh, buôn bán, chợ búa, cân đong đo đếm,...): chả ảnh hưởng gì sất.
  • Với người làm khoa học: chính xác hơn trong các phép toán.
@Black Mamba của mình là 15cm và 30p, vậy quy ra kg là được bao nhiêu ký nhỉ 😁
phuonglv1973
ĐẠI BÀNG
5 năm
@ninja ryukenden Còn tùy 15cm là đường kính hay chiều dài bác ạ!!!
@iolna Nguyên mẫu kilogram chuẩn quốc tế Le Grand K (hay IPK - International Prototype Kilogram) được bảo quản trong không khí. Và cho dù nó được đặt trong 2 hay nhiều chiếc lồng hình chuông bằng thủy tinh, thì vẫn xảy ra quá trình hấp phụ các chất trong khí quyển lên bề mặt của nó, một số quá trình khác người ta vẫn còn chưa biết chính xác điều gì đã xảy ra.

Cứ mỗi 40 năm, các nhà khoa học lại thực hiện việc "xác minh định kỳ" nhằm đo đạc và so sánh khối lượng của nguyên mẫu IPK với các bản sao chị em của nó được lưu trữ tại nhiều nơi trên thế giới, ví dụ: Mỹ đang sở hữu bốn tiêu chuẩn kilôgam (90% bạch kim / 10% iridium, gọi là Pt ‑ 10Ir), hai trong số đó có tên là K4 và K20, là từ lô 40 bản sao gốc được giao vào năm 1884.

Để loại bỏ sai số trong các lần xác minh định kỳ (từ trước đến nay mới chỉ có 3 lần vào các năm 1889, 1948 và 1989), người ta sử dụng phương pháp làm sạch BIPM, như sau: chà sát mạnh bằng tấm vải da hươu (loại này không để lại các sợi bông trên bề mặt khi chà sát, có thể gây ra sai số), tấm vải này được ngâm trong ete và cồn với tỉ lệ 1:1, sau đó làm sạch bằng hơi nước bằng nước cất hai lần và để các nguyên mẫu ổn định trong 710 ngày trước khi tiến hành xác minh. Tuy vậy, trước khi có phương pháp làm sạch BIPM vào năm 1994, mỗi nơi lại có một cách làm sạch các nguyên mẫu của họ khác nhau, ví dụ: trước đây, NIST làm sạch bằng cách ngâm và rửa hai nguyên mẫu của họ bằng benzen, sau đó bằng etanol và sau đó làm sạch chúng bằng hơi nước cất hai lần.

Việc làm sạch các nguyên mẫu sẽ loại bỏ từ 5 đến 60 μg chất ô nhiễm phụ thuộc phần lớn vào thời gian trôi qua kể từ lần làm sạch cuối cùng. Sau đó, lần làm sạch thứ hai có thể loại bỏ tối đa 10 μg. Sau khi làm sạch, ngay cả khi chúng được lưu trữ trong nhiều lớp chuông, khối lượng của IPK và các bản sao của nó ngay lập tức bắt đầu tăng trở lại. BIPM sau đó đã phát triển một mô hình của mức tăng này và họ kết luận rằng nó tăng trung bình 1,11 μg mỗi tháng trong 3 tháng đầu sau khi làm sạch, và sau đó giảm xuống mức trung bình khoảng 1 μg mỗi năm sau đó.

Như vậy có cực kì nhiều các lý do và quá trình khiến kilogram chuẩn thay đổi khối lượng, và nhiều lý do mà người ta còn chưa biết rõ được. Chỉ biết rằng, cứ mỗi lần xác minh định kỳ, khối lượng của các nguyên mẫu lại sai khác, dù sự sai khác này là rất nhỏ, nhưng cũng khiến các phép toán bị sai lệch nhiều. Đó là lý do mà người ta phải tìm ra nhiều phương pháp khác để định nghĩa kilogram một cách chính xác hơn, như phương pháp đếm số nguyên tử của dự án Avogadro, hay dựa trên khối lượng của một số nguyên tử C12 nhất định, hay phương pháp tích lũy ion,... Và cuối cùng, các nhà khoa học đã thống nhất sử dụng chính các hằng số của tự nhiên để định nghĩa kilogram, cũng giống như với đơn vị mét và giây trước đây.
@Black Mamba ipk tăng lên có thể còn do photon từ đèn chiếu nữa bạn. 😃
Theo tiêu chuẩn mới thì con ciu ciu của chúng ta sẽ ngắn và nhẹ hơn
thanks mod, mai định mua 5kg mận, chắc phải bảo bán hàng tính lại
LinkSon
ĐẠI BÀNG
5 năm
mình có đọc lúc trước có vài quả cân nặng 100gr dc bảo quản cực kỳ tiêu chuẩn nhưng có 1 quả do đk bảo quản ko đảm bảo đã bị oxy hoá nên việc chuyển đổi là hoàn toàn cần thiết để tránh sự đổ vỡ của hệ thống đo lường
Ý nói tính kg chuẩn thì bằng s và m, còn đại lượng kg, gram,... Vẫn dùng bình thường. Kg này hiện tại thấy có ý nghĩa lý thuyết nhiều hơn, và trong đo lường hàng năm vẫn có quả cân chuẩn e1,e0 mang đi đối chiếu với quả cân gốc. Vậy nếu bây giờ mang các quả đấy đối chiếu với 1 kg theo phương pháp mới thì hiệu chuẩn kiểu gì??? Nếu vẫn dùng quả ở parris thì 1 kg chuẩn mới chỉ có ý nghĩa lý thuyết và tính toán.
@hiệp sĩ kanzaki Vẫn đổi được bình thường mà bạn. Dùng khối lượng photon quy đổi ra mol vật chất khác bình thường.
@lazyboy76 đấy là lý thuyết, thực tế bạn đổi ra kiểu gì??? cho bạn quả chuẩn, bạn lấy gì để xem sai số khối lượng của quả đó với 1 kg chuẩn bằng phương pháp trên. đừng mang cân ra đây nhé vì quả chuẩn định độ chính xác cho cân,và chuẩn cỡ e0, cỡ quả chuẩn ở pari thì nó dùng hệ tính riêng biệt
Tính sao đây 😁
cái-cân-1.jpg
thach273
TÍCH CỰC
5 năm
@Hybrid Gs Cái cục kia càng oxy hóa thì càng ăn dày được thêm đấy !!!
mấy hãng sản xuất cân sẽ đau đầu hô hô
caoanh666
ĐẠI BÀNG
5 năm
đơn giản là vật lý hiện đại thay đổi hệ quy chiếu với khái niệm khối lượng, khái niệm cũ khối lượng vật là không liên qua đến chuyển động của vật đó, còn định nghĩa mới khối lượng được tính vào hệ quy chiếu vật chuyển động m=m0*v (m0 là khối lượng vật khi đứng yên)

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019