Nghiên cứu: Cử động cơ thể giúp tăng khả năng tiếp thu và ghi nhớ khi học tập

ND Minh Đức
28/5/2014 3:56Phản hồi: 49
Nghiên cứu: Cử động cơ thể giúp tăng khả năng tiếp thu và ghi nhớ khi học tập
hand_moverment_tinhte.jpg

Bạn gặp một vấn đề hoặc khái niệm khó hiểu? Khó nắm bắt một kỹ năng mới? Bạn có biết việc học tập không chỉ gắn liền tới hoạt động của não bộ mà còn liên quan tới tất cả các bộ phận khác trên cơ thể con người? Các nhà nghiên cứu đã phát hiện rằng việc học tập sẽ dễ dàng, nhanh chóng và ghi nhớ lâu hơn nếu bài học được tiếp thu bằng cả não bộ và hoạt động của cơ thể. Theo đó, người học có thể vừa đánh tay, vừa đi loanh quanh trong căn phòng trong quá trình học bài sẽ giúp gia tăng đáng kể khả năng tiếp thu bài học so với việc chỉ ngồi thụ động một chỗ. Phát hiện trên đã mở ra một phương pháp mới nhằm tăng cường hiệu quả của việc giảng dạy và học tập trong tương lai.

Những bài học đầu tiên - Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng


tap_dem.jpg

Trên thực tế, việc kết hợp các cử chỉ của cơ thể trong quá trình học tập không phải là một ý tưởng quá xa lạ. Ngay từ nhỏ, những đứa trẻ đã được hướng dẫn dùng các ngón tay để bắt đầu học những bài học đầu tiên về số đếm thay vì chỉ học qua những suy nghĩ trong đầu. Chắc hẳn các bạn đã biết về những quy tắc dùng nắm tay phải hay bàn tay trái để gợi nhớ các quy luật vật lý dễ nhầm lẫn.

Andrew Manches, giảng viên tâm lý học tại đại học Edinburgh, cho biết: "Trong quá khứ, con người đã biết rằng việc học đồng nghĩa với việc hiểu được các vấn đề trừu tượng. Trẻ em luôn cần những hình ảnh trực quan để hiểu được các vấn đề trừu tượng. Khi dạy những đứa trẻ về những phép toán đầu tiên, giáo viên luôn dùng que tính, ngón tay hay các khối hộp để giúp chúng dễ hiểu hơn là chỉ nói suông về phép cộng hay phép trừ."


Đó chính là thí dụ điển hình cho mối liên hệ giữa đối tượng vật lý thực tế với những khái niệm, kiến thức trừu tượng. Các giáo viên luôn hiểu rằng chính các cử chỉ cơ thể được trình diễn một cách trực quan sẽ giúp trẻ nhỏ hiểu được những vấn đế trừu tượng mà nếu chỉ trình bày bằng cách nói chưa chắc gì chúng sẽ hiểu. Thậm chí, đây còn là một nguyên tắc sư phạm mà bất cứ giáo viên nào cũng biết: Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng. Và thật sự, thế giới thực tế chưa bao giờ tách lìa với hoạt động của não bộ. Các khái niệm lưu trữ trong não luôn gắn liền với một đối tượng ngoài thực tế.

Cơ thể và tư duy

Đây là lý thuyết mang tên "thể hiện nhận thức". Lý thuyết cho thấy rằng những gì đi vào tâm trí của con người đều bắt nguồn từ các hành động và tương tác giữa con người với thế giới xung quanh. Chính vì thế, bắt ép trẻ em suy nghĩ và tưởng tượng một cách đơn thuần sẽ khiến bài học trở nên khó tiếp thu, khó ghi nhớ hơn bao giờ hết. Điều này cũng có thể lý giải vì sao nhiều sinh viên đại học đều sợ các môn triết học!

Thậm chí, tất cả các nghiên cứu khoa học đều bắt nguồn từ thực tiễn, những hành động thực tế chứ không phải chỉ là những từ ngữ, lời nói trong lớp học hay trong phòng thí nghiệm. Spencer Kelly, nhà tâm lý học tại Đại học Hamilton đã phát hiện ra rằng, trước một thông điệp, phương pháp lĩnh hội thông qua cử chỉ sẽ hiểu nhanh hơn gấp 3 lần so với phương pháp nghe, nói thông thường. Kelly cũng chỉ ra rằng những giáo viên sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong bài giảng sẽ giúp người học hiểu bài dễ dàng, nhanh chóng hơn so với các giảng bài bình thường.

Và chuyển động của cơ thể không chỉ có tác dụng đối với việc giảng dạy của giáo viên mà còn hữu dụng đối với việc học tập của học sinh. Nhà tâm lý học tại Đại học Iowa, Susan Wagner Cook, đã chỉ ra rằng nếu học sinh lặp lại các cử chỉ cơ thể của giáo viên sẽ giúp bài học được ghi nhớ sâu sắc và dài lâu hơn trong tâm trí của họ.

Thí nghiệm bằng các thiết bị tương tác


wii_game.jpg

Các nhà khoa học đã thực hiện một loạt thí nghiệm kiểm chứng bằng các sản phẩm có tích hợp công nghệ tương tác như Nintendo Wii, Kinect của Microsoft và cả các máy tính bảng với màn hình cảm ứng. Nhóm nghiên cứu tại Đại học California đã dùng 2 trò chơi tương tác trên hệ máy console Wii để dạy trẻ em các khái niệm về tỷ lệ trong toán học. Mục tiêu của bài học là giúp trẻ em có thể hiểu được cái gì gọi là gấp đôi, sự tương ứng tỷ lệ và sự tăng trưởng.

Quảng cáo


Nếu chỉ nói bình thường, đây thật sự là một khái niệm khó khăn và quá sức đối với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, phương pháp dùng trò chơi tương tác đã bộc lộ những ưu điểm rõ rệt. Khi được hỏi về các khái niệm tăng trưởng trong bài học, những đưa trẻ đã dùng 2 cánh tay để diễn đạt vấn đề, chúng đưa một cánh tay cao hơn cánh tay còn lại để diễn tả sự chênh lệch về tỷ lệ. Sau đó, một số đứa trẻ bắt đầu cùng đưa 2 cánh tay lên cao để diễn đạt cho sự tăng trưởng. Rõ ràng, phương pháp dạy trên đã phát huy rõ rệt tính hữu dụng giúp trẻ em có thể hiểu được vấn đề.

Một nhóm nghiên cứu khác tại Đại học Eberhard Karls lại sử dụng cảm biến Kinect để dạy cho những học sinh 7 tuổi về trục số - một khái niệm hết sức quan trọng trong toán học. Theo đó, trục số được biểu diễn thông qua chuỗi các khối hộp trong một trò chơi trên xbox. Kết quả cũng hoàn toàn tương tự khi những học sinh này đều thể hiện đã hiểu rõ được vấn đề thông qua phương pháp học hết sức trực quan này. So với những học sinh chỉ được giảng bài thuần túy, các học sinh có sử dụng phương pháp cử chỉ cơ thể hoànt toàn chiếm ưu thế về nhận thức bài học.

Trí nhớ - Nhiều câu hỏi vẫn cần được giải đáp

sleeping-student.jpg

Với tất cả những lợi ích của việc dùng ngôn ngữ cơ thể nhằm tăng khả năng lĩnh hội kiến thức, chúng ta hoàn toàn tin tưởng rằng đây là một phương pháp giúp ích trong việc học tập. Tuy nhiên, vấn đề là áp dụng phương pháp như thế nào cho hiệu quả. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng không nhất thiết lúc nào cũng nhảy lên xuống, vẫy tay liên tục trong quá trình học tập mà cần phải được áp dụng một cách thận trọng.

Hiện tại, khoa học vẫn chưa xác định được chính xác mối liên hệ giữa cơ thể và tâm trí cần những điều kiện gì để đạt được hiệu quả tối ưu. Theo các nhà khoa học, những bài học mà chúng ta học ở trường được lưu trữ dưới dạng trí nhớ có thể tường thuật lại (một loại trí nhớ dài hạn). Điều đó lý giải vì sao chúng ta có thể nhớ lại hoặc vận dụng những kiến thức sau khi đã học.

Song, vẫn có một số dạng trí nhớ không thể tường thuật một cách chủ động được. Đó là những điều chúng ta có thể nhớ mà không thể giải thích nguyên nhân tại sao có thể nhớ. Ví dụ điển hình nhất là chúng ta không bao giờ quên cách đi xe đạp. Kỳ thực, các chuyển động vật lý của cơ thể dường như là một cầu nối đặc biệt giúp con người lưu trữ trí nhớ. Các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết rẳng việc vừa nói vừa chuyển động sẽ kích kích não của chúng ra ghi nhớ cùng 1 sự kiện dưới 2 hình thức trí nhớ khác nhau. Từ đó sẽ thúc đẩy việc tiếp thu và ghi nhớ dài lâu hơn.

Quảng cáo



Mặc dù các nhà nghiên cứu như Manches hay Cook vẫn đang tiếp tục nghiên cứu về nguyên lý vận hành của cơ chế ghi nhớ đặc biệt nói trên. Mục tiêu cuối cùng của các nhà nghiên cứu là nắm bắt được bản chất quá trình tiếp thu và ghi nhớ của bộ não, từ đó đưa ra được các biện pháp chủ động giúp con người có thể học tập, giảng dạy một cách hiệu quả hơn. Nếu tất cả đều được đưa ra ánh sáng khoa học, đây thật sự là một phương pháp hiện đại góp phần thay đổi phương pháp giáo dục theo hướng tích cực hơn trong tương lai.

49 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

marklost
TÍCH CỰC
10 năm
😁 mình toàn cử động ngón tay trong lúc trắc nghiệm, bắt trước davinci:D
@marklost bẹn xem phim da vinci đúng k

Sent from my SM-P601 using Tapatalk
fucca
ĐẠI BÀNG
10 năm
@marklost da vinci's demons thôi
tretoday85
ĐẠI BÀNG
10 năm
hè hè chuẩn men phải "cử động" mới vui vẻ và..sướng dc chứ nhờ:p bác nào không cử động mà vẫn sướng thì giơ tay
tvhung92
ĐẠI BÀNG
10 năm
Em hay vuốt râu khi gặp vấn đề khó giải quyết, ví dụ như khi thi 😁
mình toàn đi loanh quanh trong khi học thuộc 😁
Sao hình đầu giống động tác Móc Cua vậy ;)
vistahome
TÍCH CỰC
10 năm
@wtf9999 mih cũng định nói, nhưng mih dùng lốp thay cua nha..
Cu_Phuc
ĐẠI BÀNG
10 năm
khuyến khích vừa học vừa quay tay =))
quay bút thời đi học, bác nào thế ko ạ 😁
@aphaikodo em hổi cấp 2 quay nhiều suốt ngày bị nhắc lên cấp 3 quay ít đi thì giáo viên có quay cũg ko cáu nữa ,hiaz
Lies
TÍCH CỰC
10 năm
Nhìn cái hình đầu mình cứ liên tưởng đến động tác móc lốp =))
vậy mà hồi đi học vừa học vừa quay bút toàn bị đuổi ra khỏi lớp :eek::eek:
baodng
TÍCH CỰC
10 năm
Đấy là lý do vì sao học ở nước ngoài nhanh tiếp thu hơn ở VN, ngồi trong lớp học nước ngoài thấy rất thoải mái ko áp lực gì cả, nội chuyện ăn mặc cũng đủ làm đầu óc thanh thản rồi, thử hỏi học sao được khi phải mặc bộ đồ mình ko thích? rồi cứ ngồi nghe rồi chép, lâu lâu kêu lên làm bài. Còn học ở nước ngoài đang ngồi học, bùn bùn xách dép ra ngoài chơi xíu rồi vô học tiếp vẫn được ko gò bó gì(ngay tại tiểu học chớ ko phải ĐH nha mấy thím, mấy đứa cháu bên Đức nói thế).
Mexila
ĐẠI BÀNG
10 năm
@aphaikodo Tức là người chuyên đi tìm thấy người ta lộ ra cái gì mà mình không vừa ý là nhảy vô đâm chọt.Kiểu người như bạn gọi là rãnh không có việc gì làm,thích làm anh hùng bàn phím đó mà.
@_FanTTE_ Vậy bạn nên coi lại giáo trình trường bạn thế nào. Bạn là du học sinh, nhưng họ vẫn áp dụng giáo trình của học sinh địa phương với bạn. Họ chỉ dễ dãi về khả năng viết hay nói đối với bạn so với học sinh địa phương. Theo tôi biết thì đa số, mà có thể là tất cả, giáo trình 1 trường của bậc cao đẳng hay đại học của mỹ đều yêu cầu học sinh phải lấy ít nhất 1 lớp liên quan tới lịch sử hoặc chính trị của mỹ. Chính trị cũng liên quan tới lịch sử chứ không phải là một môn khác. Nói cách khác, tất cả các môn học đều liên quan tới lịch sử, nhưng lượng kiến thức lịch sử về nó, bạn có thích thú hay không là do bạn cảm nhận. Chứ đừng có nói là họ không dạy.

Triết học là 1 môn hay, ở mỹ người ta cũng muốn học sinh lấy ít nhất 1 lớp. Bạn diễn giải, giải thích những luận điểm của bạn trên tinh tế cũng đã là 1 phần trong triết. Bạn ghét triết là tại vì bạn nghĩ những gì bạn học trong môn triết không thực tế và hoàn toàn nói suôn, tuy nhiên bản chất của triết là như vậy. Nói đơn giản, triết là ý tưởng của bạn viết ra thành văn bản để thể hiện ý tưởng đó, còn biến ý tưởng đó thành hiện thực hay không là do bạn có đưa ra những dẫn chứng để củng cố ý tưởng của bạn.

Tiếng việt: http://vi.wikipedia.org/wiki/Triết_học
Tiếng anh: http://en.wikipedia.org/wiki/Philosophy
@_FanTTE_ Câu hỏi vô nghĩa
Cái hình đầu giống móc lốp thần chưởng vậy.
narsiscad
ĐẠI BÀNG
10 năm
hình minh họa mang đậm tính 18+
Khi cần ghi nhớ cái gì, mình thường hay cử động miệng (lẩm nhẩm lặp đi lặp lại về điều đó) :p.
Chỉ đồng ý 1 phần nào đó, nghĩa là vận động ít tốt cho não hơn so với không vận động, nhưng vận động nhiều thì có lẽ là hại não hơn.

Người Việt Nam có câu: 'đầu óc ngu si, tứ chi phát triển', những người vận động quá nhiều thì cơ bắp sẽ phát triển to ra nhưng bù lại não sẽ suy nghĩ chậm lại, bởi vì máu vận chuyển về cơ nhiều hơn não nên não sẽ vận động yếu hơn.

Rất rõ ràng là những thằng mọt sách lại học giỏi hơn những vận động viên điền kinh.
liongates
ĐẠI BÀNG
10 năm
@_FanTTE_ Vậy thì phải xem lại định nghĩa thông minh của bác rồi. Theo em nhớ là có 1 ông tiến sỹ tâm lí gì ở Havard đã phát hành công trình nghiên cứu và được công nhận rộng rãi khắp giới khoa học và ông chia trí khôn của người thành 7 loại, trong đó có trí khôn lô gíc, trí khôn hướng nội, trí khôn vận động... gì đấy. Ví như Gareth Bale có trí khôn vận động cao, có thể điều khiển quả banh bay chính xác với tốc độ cao nhưng ko tài nào học nổi tiếng TBN vì hệ thần kinh ngôn ngữ yếu thôi, vận động viên điền kinh như bác nói có thể họ ko có trí khôn lô gíc nên ở VN mới bị coi là ngu si thôi. VN bây h chỉ tập trung vào có 1 loại tư duy lô gíc đó là chủ yếu. Đi học thì suốt ngày thằng nào giỏi toán thì đương nhiên là giỏi, còn mày giỏi sử địa thì không.
hoangesc
TÍCH CỰC
10 năm
ấy vậy mà ngày xưa đi học, tay ngoáy ngoáy bút cũng bị giáo viên đánh giá là vô ý thức, bắt làm kiểm điểm này nọ. Cải cách giáo dục chắc phải cải cách từ người dạy rồi mới đến cải cách sách GK, cuối cùng mới là cải cách người học
Từ ngày làm quen với thế giới vi tính, công nghệ thông tin thì trí nhớ của mình giảm sút nghiêm trọng. Chắc là bị hội chứng" mất trí vì tiếp xúc với thế giới ảo quá nhiều"
Học hành đi đôi với nhau thì nói chung là phải trải nghiệm, mình rất thích một chương trình giáo dục kiểu vậy nè:
Level 1: Học ăn -dành cho trẻ 0-3 tuổi tự kiếm ra cái ăn được trong một mớ hỗn độn-tuỳ theo độ khó của thử thách.
Level2: Học sinh tồn: tạo lửa: dùng 2 viên đá tạo ra lửa 3-6 tuổi, tôi đảm bảo với các bạn ngày nay ít người có thể tạo ra lửa từ thiên nhiên.
Level3: Học chế biến món ăn, học giặt đồ, tắm rửa thế nào cho đúng. 6-12 tuổi
Level4: Đi du lịch, học ghi chép lại những điều mình biết truyền cho thế hệ sau. 12-15
Level5: Học làm người trưởng thành: học các phong tục văn hoá, giao tiếp, học làm tình, học vân vân
Đó là những chương trình giáo dục vui nhất mà tôi thích tham gia

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019