Nghiên cứu mới: CRISPR có thể dùng tiêu diệt vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh

P.W
7/10/2019 8:30Phản hồi: 31
Nghiên cứu mới: CRISPR có thể dùng tiêu diệt vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh
Trong một nghiên cứu mới của trường đại học Tây Ontario, Canada, các nhà khoa học đã mở ra hướng đi mới chống lại vi khuẩn kháng kháng sinh, đó là sử dụng CRISPR-Cas9 để tấn công trực tiếp một hoặc nhiều loại vi khuẩn mà con người mong muốn. Cơn ác mộng kháng thuốc kháng sinh có thể từ đây sẽ chấm dứt. Bản thân CRISPR là là một họ các trình tự ADN ở trong vi khuẩn và vi khuẩn cổ, rồi sau đó được các nhà khoa học tạo thành một công cụ thay đổi dữ liệu chuỗi ADN của sinh vật.

Trong trường hợp này, CRISPR có thể được dùng để tấn công thẳng vào ADN của vi khuẩn. Nhưng sở dĩ title bài mình viết là “có thể”, vì đến thời điểm hiện tại, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra cách dùng CRISPR để tấn công hiệu quả một hoặc một chủng vi khuẩn một cách chính xác. Nghiên cứu này mở ra cơ hội mới để cứu sống con người, nhưng vẫn cần có nhiều nghiên cứu khác để hoàn thiện. Từ đó những vi khuẩn như tụ cầu vàng hay E. coli sẽ bị tiêu diệt, ngay cả khi chúng kháng kháng sinh phổ rộng, nôm na là "bất tử" trước những loại kháng sinh mạnh nhất, vẫn có thể bị tiêu diệt.

“Sử dụng CRISPR để giết chết những tế bào và sinh vật không phải ý tưởng mới, vì đó chính là bản chất nhiệm vụ của CRISPR trong tự nhiên. Vấn đề là, làm thế nào để ép CRISPR đi đến nơi chúng ta muốn. Những hệ thống dẫn thuốc khác thường chỉ đến được vài địa điểm trong cơ thể người, trong khi chúng tôi có thể khiến nó đi đến mọi nơi chúng tôi muốn,” giáo sư David Edgell của trường dược và nha khoa Schulich chia sẻ.

Trong hình cover là ba giáo sư David Edgell, Greg Gloor và Bogumil Karas, những người thực hiện nghiên cứu này.

Theo Phys.org
31 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

perfect11
ĐẠI BÀNG
5 năm
À à, vi khuẩn kháng kháng sinh 😕
@perfect11 Cho vào nồi luộc sẽ hết vi khuẩn
Simon Ng
ĐẠI BÀNG
5 năm
Hiểu đơn giản:
- Kháng sinh là để diệt vi khuẩn
- Vi khuẩn đột biến cho nên kháng sinh ko có tác dụng, nói cách khác là nó kháng lại các chất kháng sinh
- Giờ người ta chế tạo cách diệt lun mấy vi khuẩn đó, kiểu như dùng súng thì gặp giáp xuyên ko dc, thôi thì xài súng laze xuyên giáp diệt lun cho đỡ mệt
ghê gúm thặt. tìm và trích xuất cả ADA của vi khuẩn cổ à?
MrXoay84
ĐẠI BÀNG
5 năm
Các cảnh sát chính tả TT lại có việc để làm
Cũng do chúng ta lạm dụng kháng sinh quá! Kháng sinh lại dễ mua, mua bao nhiêu cũng được ở bất cứ nhà thuốc nào 😔
anhlong.at
ĐẠI BÀNG
5 năm
Chị em hội anti kháng sinh đâu rồi, vào mà hưởng thành quả đi này 😁
"Nhưng sở dĩ title bài mình viết là “có thể”, vì đến thời điểm hiện tại, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra cách dùng CRISPR để tấn công hiệu quả một hoặc một chủng vi khuẩn một cách chính xác."

Câu này sai rồi nha. Hiện nay đã tìm ra được rồi - đó là cách như trong bài viết. Trong bài viết gốc người ta viết "until now there wasn't a way" nghĩa là hồi trước không có và bây giờ đã có.

Chứ nếu chưa tìm ra được cách thì tại làm sao lại có câu nói của ông David gì đó.
phamith
ĐẠI BÀNG
5 năm
@officialnguyen Đồng ý với bạn. Bài viết nguyên gốc đã bị dịch hơi chưa đúng ý tưởng. Nghiên cứu chính của nhóm đó là hệ thống dẫn truyền "delivery system" , hệ thống này sẽ đưa CRISPR đến đúng nơi mà chúng ta muốn và nghiên cứu này đã gần như là hoàn thiện nên ko thể nói như ông dịch bài là "các nhà khoa học chưa tìm ra cách" 😁
@phamith bởi vậy đọc báo (tiếng Anh) thì ai chẳng đọc được, nhưng hiểu tới đâu lại là câu chuyện khác nữa. có điều, có người chia sẻ và cho đường link là quý lắm rồi :D
đấy là tin rất tốt lành, hẳn ko ai mong muốn về sau bị cúm cũng có thể die 😃
@june_liht cúm die cũng còn đỡ vô duyên hơn đang ngồi trong nhà xe tải ủi vô hay đi nhậu giành trả tiền cũng bị chém chết.. haha...

nói chung tới số rùi thì chết thui chứ cố gắng cách mấy cũng vậy thui à. ahihi... :p

PS: nói vậy không có nghĩa là bỏ cuộc nhưng cứ vui hưởng đừng lo lắng, sống ý nghĩa như ngày hôm nay là ngày cuối cùng của cuộc đời thui. 😁
@vinhphucng25 Nghiên cứu là cho toàn xã hội sử dụng, nhiều thập niên sau nữa, còn cứ theo số phận thì chắc giờ này loài người tuyệt chủng luôn cũng hong chừng.
hoan1a
ĐẠI BÀNG
5 năm
@june_liht Virus cúm thì còn lâu mới diệt được, vi khuẩn mới có tác dụng.
@june_liht Cúm và virus mà 😁
MÌnh chỉ hi vọng sớm được nhân rộng, nhiều bệnh uống kháng sinh đến mệt mà chẳng hiệu quả, như bệnh đau dạ dày HP chẳng hạn rất dễ mắc phải và rất dễ kháng thuốc
Chữa bệnh ở cấp độ tế bào
Trông chờ
Có thể bạn chưa biết: crispr cas 9 được người nhật tìm ra đầu tiên, và hiện nay kĩ thuật chỉnh sửa crispr của nhật đã đạt đến mức gần như tuyệt đối. Tuy nhiên đâu đó trên fb, voz những anti nhật mất não vẫn ra rả rằng nhật bản không đóng góp gì quan trọng cho loài người
@Tinh tướng chấm vê en hoàn toàn đồng ý. Nền điện ảnh người lớn Nhật quang vinh muôn năm!!!
vvt03hp
CAO CẤP
5 năm
Ghê quá
Bài dịch của mod ngắn quá. Vì nghiên cứu này rất tiềm năng trong tương lai nên mình sẽ dịch lại đầy đủ và chính xác hơn cho các bạn nào quan tâm. Một số thuật ngữ và khái niệm y khoa được giải thích phía cuối bài.

Các nhà nghiên cứu mở ra khả năng sử dụng CRISPR để thay đổi hệ vi sinh vật microbiome trong cơ thể người.


Các nhà nghiên cứu tại đại học Western University đã phát triển được một phương pháp mới để đưa bộ công cụ chỉnh sửa gen CRISPR-Cas9 vào các vi sinh vật trong phòng thí nghiệm, cung cấp một phương thức mới hiệu quả trong việc tấn công đặc hiệu vào một loại vi khuẩn nhất định.

Được công bố vào ngày 4/10/2019 trên tạp chí Nature Communications, nghiên cứu này mở ra khả năng sử dụng CRISPR để thay đổi cấu trúc của hệ vi sinh vật trong cơ thể người theo cách cá nhân hóa trên từng cá thể, nghĩa là với mỗi người khác nhau, chúng sẽ có cách thay đổi cấu trúc hệ vi sinh vật khác nhau. Nó cũng mở ra một khả năng mới thay thế cho các loại thuốc kháng sinh truyền thống để tiêu diệt các loại vi khuẩn như Tụ cầu vàng (Staph A) hay Escherichia coli (E. coli).

"Một trong những nguyên nhân chính khiến tôi rất háo hức với công trình này là khả năng ứng dụng rộng rãi của nó trong thực tế", tiến sĩ Bogumil Karas, trợ lý giáo sư tại trường Y và Nha Khoa Schulich của đại học Western cho biết. "Nó có khả năng phát triển các chất chống vi trùng thế hệ mới để chúng có hiệu quả cả với các loại vi khuẩn hiện đang kháng tất cả các loại kháng sinh hiện có. Công nghệ này còn có thể được sử dụng để giúp các loại vi khuẩn có ích sản sinh ra các hợp chất dùng trong điều trị các bệnh do thiếu hụt protein."

CRISPR là viết tắt của cụm từ Clustered Regularly Interspaced Short Palindromic Repeats (Nhóm các đoạn ngắn đối xứng lặp lại thường xuyên), nó là một công cụ chỉnh sửa gen được lập trình để nhắm vào các mục tiêu là các đoạn mã di truyền cụ thể nào đó và chỉnh sửa DNA tại các vị trí chính xác. Các nhà nghiên cứu sử dụng CRISPR để chỉnh sửa vĩnh viễn các gen trong tế bào và sinh vật sống.

Bằng cách đó, CRISPR có thể được lập trình để tiêu diệt vi khuẩn, nhưng cho đến nay vẫn chưa có cách nào để nhắm vào mục tiêu một cách hiệu quả và đặc hiệu vào một số chủng vi khuẩn.

"Sư dụng CRISPR để tiêu diệt một thứ gì đó không phải là một ý tưởng mới, vì đó là chức năng vốn có của CRISPR", tiến sĩ - giáo sư David Edgell tại trường Y và Nha Khoa Schulich nói. "Vấn đề trước nay là làm thế nào bạn đưa CRISPR đến nơi bạn muốn đến. Các hệ thống phân phối khác chỉ có thể đi đến một vài điểm, trong khi [kỹ thuật] của chúng tôi có thể đi bất cứ đâu."

Hệ thống phân phối được phát triển tại đại học Western sử dụng khả năng tự nhiên của vi khuẩn để sao chép, được gọi là giao nạp hay tiếp hợp (bacterial conjugation), để đưa CRISPR vào một loại vi khuẩn nhất định nhằm thay đổi DNA của nó và tiêu diệt nó.

"Việc phân phối bất cứ tác nhân trị liệu nào, kể cả CRISPR, tới vị trí chính xác cần đến, luôn là một trong những điểm nghẽn lớn nhất trong việc phát triển các phương pháp điều trị mới. Bằng cách phát triển hệ thống phân phối mới này, chúng tôi đã tạo ra các công cụ mới có thể giúp phát triển các liệu pháp hiệu quả hơn trong tương lai gần" - tiến sĩ Karas cho biết.

Nhóm nghiên cứu cho biết hệ thống phân phối của họ không chỉ được áp dụng rộng rãi mà còn hiệu quả hơn các hệ thống trước đây.

"Chúng tôi đã có thể tái hiện gần như toàn bộ quá trình truyền tá dược lỏng sang các loài vi khuẩn khác trong điều kiện chúng tiếp xúc thân mật với nhau trong màng sinh học. Điều này rất quan trọng vì màng sinh học là trạng thái tự nhiên của phần lớn vi khuẩn và việc có thể chuyển DNA trong những điều kiện này thường rất khó khăn, nhưng chúng tôi đã tìm ra cách để khiến cho nó xảy ra dễ dàng và hiệu quả ", Gregory Gloor, tiến sĩ - giáo sư tại trường Y học & Nha khoa Schulich cho biết.

Một số khái niệm:


Microbiome là một hệ sinh thái gồm hàng trăm ngàn tỷ vi sinh vật gồm vi khuẩn, virút, nấm, động vật nguyên sinh… đang sinh sống và bao phủ mọi ngóc ngách cơ thể. Chúng cực kỳ bé nhỏ, gần như vô hình dưới mắt thường, sống cuộc đời tưởng chừng nhàm chán (ăn, lớn lên và sinh sản) nhưng lại tác động rất lớn đến sức khỏe con người.

Staphylococcus aureus: Tụ cầu vàng một loài tụ cầu khuẩn Gram-dương kỵ khí tùy nghi, và nguyên nhân thông thường nhất gây ra nhiễm khuẩn trong các loài tụ cầu. Nó một phần của hệ vi sinh vật sống thường trú ở da được tìm thấy ở cả mũi và da. Chúng ta tự gọi mình là “người”, nhưng chỉ có khoảng 10% gene “người” trong cơ thể, còn lại là microbiome, tức toàn bộ hệ gene của cộng đồng các vi sinh vật đang cư ngụ ở trên và bên trong cơ thể.

Escherichia coli (E. coli) hay trực khuẩn lị là một loài vi khuẩn Gram âm, phân bố rất rộng trong môi trường sống trên Trái Đất, hay có mặt ở thực phẩm, nguồn nước, thường kí sinh trong ruột già của người và hầu hết các loài Thú đẳng nhiệt. Đa số các chủng E. coli là vô hại mặc dù kí sinh, chỉ một số dòng có thể gây ngộ độc thức ăn, gây bệnh đường ruột

Công cụ chỉnh sửa gen gọi là CRISPR (Nhóm các đoạn ngắn đối xứng lặp lại thường xuyên - clustered regularly interspaced short palindromic repeats) - được lấy từ một protein của vi khuẩn - cho phép các nhà khoa học cắt và dán các phần ADN cụ thể, mở đường cho các phương pháp điều trị hay chữa bệnh mới cho các bệnh di truyền. Mặc dù kỹ thuật này được phát triển đầu tiên vào năm 2012, nhưng kể từ 2015, CRISPR mới phát huy hiệu quả và bắt đầu làm biến đổi nền khoa học, đồng thời châm ngòi cho cuộc tranh luận công khai, làm cho nó trở thành tiến bộ khoa học xuất sắc nhất. CRISPR đã được các tạp chí Science danh tiếng của Mỹ bình chọn là "Đột phá của năm".

[Bacterial] conjugation: giao nạp hay tiếp hợp. Vào năm 1946, J. Lederberg và E. Tatum chứng minh có trao đổi vật chất di truyền giữa các vi khuẩn sống. Sự trao đổi này gọi là giao nạp hay tiếp hợp (conjugation). Giao nạp ở vi khuẩn là sự kết hợp nhất thời của hai tế bào có kiểu bắt cặp đối nhau, được tiếp nối bằng sự chuyển một phần vật chất di truyền từ tế bào cho sang tế bào nhận qua cầu tế bào chất, và sau đó các tế bào tách nhau ra (exconjugants). Giao nạp đòi hỏi sự tiếp xúc trực tiếp giữa 2 loại tế bào được khởi sự bằng ống giao nạp hay tính mao (pilus), một sợi ống nhỏ rất dài do tế bào cho (donor cell) tạo ra.
matamlong
ĐẠI BÀNG
5 năm
@Black Mamba Cảm ơn bác!
Năm ngoái đi chăm ông già bệnh ở chợ rẫy, thấy dán đầy tường cái vụ kháng kháng sinh.
Hy vọng dự án này thành công để cứu thêm sinh mạng của nhiều bệnh nhân.
masterss0
TÍCH CỰC
5 năm
Tiền thân của vírus T là đây :p:p
iamlord
ĐẠI BÀNG
5 năm
Giải pháp hiện tại đang là dùng bacteriophage để tiêu diệt vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh (mấy con superbug)
đột phá về công nghệ y học

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019