"Ngôi sao nhân tạo" của Nga chỉ sáng thua Mặt Trời và Mặt Trăng, có thể "tàn phá bầu trời đêm"

ND Minh Đức
19/7/2017 7:40Phản hồi: 84
"Ngôi sao nhân tạo" của Nga chỉ sáng thua Mặt Trời và Mặt Trăng, có thể "tàn phá bầu trời đêm"
“Ngôi sao nhân tạo” mang tên Mayak đã được Nga đưa thành công lên vũ trụ bằng tên lửa Soyuz và sẽ sáng nhất trời đêm trong vài ngày tới. Họ cho rằng “ngôi sao” này sẽ là một biểu tượng nhằm khơi dậy niềm đam mê khám phá khoa học vũ trụ của các nhà khoa học trẻ, tuy nhiên hành động này cũng dấy lên không ít tranh cãi trong giới khoa học toàn cầu bởi nó có thể gây cản trở tới công tác quan sát bầu trời tại nhiều nơi.

Trên thực tế, Mayak chính là một vệ tinh được phát triển bởi Đại học kỹ thuật cơ khí Moscow sau khi quyên góp được số tiền 30 ngàn đô thông qua trang web Boómtarter của Nga. Thông tin về dự án phóng Mayak làm “sao nhân tạo” đã xuất hiện từ đầu năm ngoái và tới ngày 14/7 vừa qua, vệ tinh này đã được phóng lên thành công cùng với 72 vệ tinh khác từ sân bay vũ trụ Baikonur ở Kazakhstan.

Chi tiết hơn, đây là một vệ tinh cỡ nhỏ, kích thước 340,5x100x100 mm và nặng 3,6 kg. Tuy nhiên sau khi lên tới độ cao các Trái Đất 600 km, nó sẽ bung ra, giăng một cánh buồm hình kim tự tháp cỡ lớn làm bằng Mylar (một loại polyester có khả năng chịu nhiệt và cách nhiệt cao, bền và linh hoạt), được thiết kế để phản chiếu ánh sáng Mặt Trời.

Nhóm phát triển khằng định mục tiêu của Mayak chính là truyền cảm hứng cho con người, đặc biệt là các nhà khoa học trẻ có thêm đam mê về vũ trụ, đồng thời thử nghiệm công nghệ vệ tinh de-orbit. Thông qua một ứng dụng trên điện thoại, những người đã quyên góp cho dự án có thể theo dõi vị trí của nó và xác định được khi nào nó đang bay trên đầu.

Theo kế hoạch, Mayak sẽ ở trên quỹ đạo ít nhất là một tháng mặc dù ở độ cao như thế, vẫn có khả năng nó có thể tồn tại được trong nhiều tháng miễn là quỹ đạo của nó không bị suy thoái như các ước tính ban đầu, Nhóm phát triển cho biết Mayak sẽ có độ sáng khả kiến vào khoảng -10, nghĩa là chỉ thua Mặt Trời và Mặt Trăng. Theo ước tính của một số nhà khoa học thì độ sáng của nó chỉ vào khoảng -3, nghĩa là có độ sáng xếp thứ 4 trên bầu trời, đứng sau Sao Kim và tất nhiên là sáng hơn nhiều ngôi sao khác.

Bởi thế, nhiều ý kiến cho rằng độ sáng vệ tinh này sẽ có ảnh hưởng xấu tới các hoạt động quan sát bầu trời của các nhà thiên văn học, đặc biệt sẽ là vấn đề lớn đối với công tác nghiên cứu toàn bộ bầu trời. Trước giờ, các nhà thiên văn học đã phải đối mặt với phiền toái từ các vật thể nhân tạo mang lại, bao gồm cả các tình huống chúng phát sáng do phản chiếu từ Mặt Trời. Một số ánh sáng cao từng được biết chính là các lóe sáng iridium và tất cả đều gây cản trở công tác nghiên cứu, quan sát.

Nhà thiên văn học Nick Howes, cựu phó giám đốc đài quan sát Kielder tại Northumberland cho biết: “Độ sáng là vấn đề. Các vệ tinh chắn ISS đều khá yếu và đó đều phục vụ các sứ mạng khoa học. Trong khi đây chỉ là một trò biểu diễn phô trương. Mặc dù đã sự phản đối mạnh mẽ từ cộng đồng thiên văn nhưng họ vẫn bắt đầu triển khai. Người ta chỉ có thể hy vọng rằng dự án của họ sẽ thất bại bởi nó sẽ tàn phá bầu trời đêm tối nguyên sơ của chúng ta.”

Nhẹ nhàng hơn, nhà thiên văn học Jonathan McDowell tại trung tâm vật lý thiên văn Harvard-Smithsonian cho biết: “Tôi nghĩ rằng ít ra chỉ có 1 vệ tinh như thế thì có thể chịu đựng được, nhưng nhiều hơn thì công tác nghiên cứu có thể không thực hiện được.” Ngược lại, nhà thiên văn học Michael Wood-Vasey tại Đại học Pittsburgh thì cho rằng: “Mayak gần như không có vấn đề đối với các nhà thiên văn học.” Ông lập luận rằng: “Mayak chỉ đang bay trên quỹ đạo cao hơn đường phân chia ngày đêm, nghĩa là Mặt Trời sẽ mọc và lặn ở bên dưới quỹ đạo bay của Mayak. Bởi thế, nó quá thấp hoặc thậm chí là phía dưới đường chân trời khi các nhà khoa học quan sát lúc trời đủ tối.”

Về phần nhóm phát triển Mayak, họ cho biết ngoài tính biểu tượng thì vệ tinh còn có mục đích khoa học là thử nghiệm cách “phanh” trên quỹ đạo. Theo đó nó sẽ dùng diện tích bề mặt lớn để tạo ra sức cản nhiều hơn nhằm kéo nó quay trở lại để đốt cháy trong khí quyển. Công nghệ này được cho là sẽ được đùng để hủy bỏ những vệ tinh cũ và rác không gian trong tương lai. Dù vậy, làn sóng phản đối từ giới khoa học với dự án này vẫn cứ thế tiếp diễn. Một lần thử có thể chưa phải là vấn đề nhưng nếu có thêm nhiều vệ tinh kiểu này được phóng lên thì có lẽ mọi thứ phải cần được đánh giá lại trước khi bắt đầu.

Tham khảo CS
84 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Mặt trời và mặt trời là sao? :S
yunaka_8x
TÍCH CỰC
7 năm
@tuansiro Bạn hãy để ý đến nội dung của bài viết đưa đến cho chúng ta còn hơn là để ý từng lỗi nhỏ nhặt như vậy. Thân !
@yunaka_8x Nó đập vào mắt gây khó chịu chứ nhỏ nhặt cái beep
@yunaka_8x Như thế mà nhỏ?
Kusa123
TÍCH CỰC
7 năm
30 ngàn $ có thể tạo ra đc 1 sp kì quan...
caochau199
ĐẠI BÀNG
7 năm
@Kusa123 mấy công trình nghìn tỷ cũng chưa chắc đã thành kỳ quan được
Gấu Nga lại phân định lại bầu trời rồi !
Nói một cách thánh thiện thì, thêm rác vũ trụ chứ chẳng được cái gì cả
@Archibald_Mclean :rolleyes:
samunita
ĐẠI BÀNG
7 năm
@Archibald_Mclean ờ thì hơi quá bạn ơi, 30000 đô mà
fan nokia
ĐẠI BÀNG
7 năm
@Archibald_Mclean like bac
Chả có tác dụng. Lấy tiếng thì đúng hơn.
Hay quá. Mở ra nhiều mới cho các nhà khoa học trong tương lai
Ghê thật. Khoa học nga phat triển mạnh mẽ ghê.
Trong đầu mình đang nghi ban đêm sẽ như trời sáng trăng.
Aiedail
ĐẠI BÀNG
7 năm
@Timkelvin Bó tay bác. Khen thế có khác nào khen phò mã tốt áo. Trừ lĩnh vực sinh học, từ trước đến giờ Nga là một trong 4 trung tâm khoa học cơ bản của thế giới bên cạnh Mĩ, châu Âu và Nhật mà. Có dạo này Chị Na hàng xóm nhà có điều kiện nên nổi lên cũng ghê lắm. Nhưng khoa học cơ bản đòi hỏi phải có tích lũy và kế thừa nữa, nên chắc ba chục năm nữa mới bằng mấy anh trên được.
samunita
ĐẠI BÀNG
7 năm
@Aiedail kiểu nhìn vũ khí nga thì rõ,à nghe nói tên lửa vũ trụ gì gì đó mỹ đang dùng của nga
NatvPa
TÍCH CỰC
7 năm
Chả giải quyết được gì, trái lại còn có thể cản trở hoạt động của các đài thiên văn dưới đất
@NatvPa đọc hết bài viết chưa
NatvPa
TÍCH CỰC
7 năm
@palmtj27 Đọc rồi chứ, nó mang ý nghĩa biểu tượng và phô trương nhiều hơn là thử nghiệm khoa học. Vì để giải quyết vấn đề về tình hết hạn hoàn toàn có thể lắp cho nó 1 động cơ nhỏ nữa, chưa kể nếu nghiên cứu để có thể tái chế vệ tinh sẽ tiết kiệm và có hiệu quả hơn là hủy nó đi
@NatvPa Cười =))
Động cơ? Nhiên liệu đâu? Bao nhiêu thì đủ? Vận hành thế nào? Đáp về ra sao? Vật liệu chịu nhiệt khi qua bầu khí quyển? .....
Nghĩ xa hơn đi bác!
Đừng tự suy diễn cái gọi là kinh tế dùm các tập đoàn, cty lớn 😆
cometoi
TÍCH CỰC
7 năm
Nước thì nghèo nàn lạc hậu bày đặt lãng phí tiền nhân dân
@cometoi đặt chân tới chưa?
@cometoi Nếu biết đọc, thì đọc đoạn dưới cu em nhé.

G8 là nhóm 8 quốc gia có nền công nghiệp hàng đầu của thế giới bao gồm (Pháp, Đức, Ý, Nhật, Anh, Hoa Kỳ (G6, 1975), Canada (G7, 1976)) và Nga (G8, 1998)
@cometoi Đọc bài chưa vậy ?
@cometoi bé đến giờ mới thấy có thằng đi chê Nga nghèo với lạc hậu, cái trạm ISS những cái tạo nên bộ khung hoạt động của nó là do Liên Xô trước đây thiết kế nhé 😃
Boómtarter là trang nào
@anhviethoachua Hay quá, search gg đúng mỗi 1 kết quả

Screenshot_20170722-155001.png
Khù_Khờ
ĐẠI BÀNG
7 năm
Tụi nga bắt đầu xàm rồi, phang lên quỹ đạo xong mốt đem lưới lên đó mà hốt hết đống rác vô tích sự đó về... Hốt không hết thì đem chôn mấy thằng đã phóng cái thứ đó lên để làm gương răng đe lũ khác
Chym sâu
ĐẠI BÀNG
7 năm
Cỏ mỹ còn có tác dụng tốt hơn cái này, đơn giản nó là hàng mỹ.
hungbya
TÍCH CỰC
7 năm
Vãi cả "ngôi sao", làm nhìn tiêu đề tưởng Nga phóng nhà máy nhiệt hạch lên trển.
Nôm na là phóng cái gương lên phản chiếu ánh sáng mặt trời😕😕. Mục đích????
Đồi Chanh
ĐẠI BÀNG
7 năm
@finalmagic Mục đích : Quậy Mỹ và Tây Âu. Cản trở khoa học
Vistlip
ĐẠI BÀNG
7 năm
Mấy thằng cuồng Mão bắt đầu phán....
Kaz.Sieghart
ĐẠI BÀNG
7 năm
"Tên lửa" của Triều Tiên chỉ sáng thua Mặt Trời và Mặt Trăng
Từ đấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim
....
Bằng mặt trời thì khỏi thấp đèn điện rồi.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019