Nguy cơ khi sử dụng đồ nhựa và những điều cần tránh

spring_star18
16/5/2018 17:30Phản hồi: 0
Mặc dù đã có rất nhiều thông tin về đồ gia dụng bằng nhựa có nguy cơ chứ chất độc hại cho cơ thể khi sử dụng, nhưng dường như người tiêu dùng vẫn đang rất thờ ơ với sức khỏe của chính mình và gia đình khi mà việc các vật dùng bằng nhựa giá rẻ, không thương hiệu được bày bán tràn lan trong chợ, ngoài lề đường vẫn rất được ưa chuộng.

A. Nguy cơ khi sử dụng đồ nhựa trong việc bảo quản thực phẩm

1. Nguy cơ mắc bệnh ung thư khi sử dụng đồ nhựa không đúng cách
Bisphenol A (BPA) là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư trong các đồ gia dụng bằng nhựa. BPA đặc biệt có tác động mạnh đến nhiều loại ung thư như:
- Ung thư vú: Đã có nhiều cuộc nghiên cứu cho thấy sự phơi nhiễm BPA dẫn tới nguy cơ bị ung thư vú cao ở các loài gậm nhấm và động vật linh trưởng.
- Ung thư thần kinh: BPA đẩy nhanh quá trình di căn của các tế bào thần kinh.
BPA được sử dụng nhiều nhất trong loại nhựa số 7 - nhựa PC hoặc các loại nhựa không có ký hiệu.

2. Nguy cơ nhiễm melamin
Melamin là một loại hóa chất hữu cơ được dùng phổ biến trong sản xuất đồ nhựa như bát, đĩa hay cốc, hộp đựng thức ăn bằng nhựa… Các nhà nghiên cứu tại Trung Quốc vừa cảnh báo, những người chuyên ăn sáng bằng bát đĩa làm từ nhựa có nồng độ nhiễm melamine cao gấp 8 lần so với nhóm người dùng đồ sứ.

Tuy Melamin có độc tính thấp, nhưng khi kết hợp với axit cyanuric sẽ tạo ra hợp chất melamin cyanurat. Hợp chất không tan này là nguyên nhân gây ra sỏi thận. Nhiễm melamine có thể dẫn đến tác hại về sinh sản, sỏi bàng quang, suy thận, sỏi thận hoặc có thể gây ung thư bàng quang. (Nguồn: Wikipedia.org)

Nguy hiểm hơn, nguy cơ nhiễm Melamin và các độc chất trong nhựa cao gấp nhiều lần khi bạn đựng đồ ăn nóng trong các vật dụng bằng nhựa.

3. Ảnh hưởng lớn lên hệ thần kinh
Nghiên cứu của Viện Y Tế Quốc Gia Hoa Kỳ cho thấy độc tố BPA trong nhựa có ảnh hưởng lên hệ thần kinh, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

4. Rối loạn chức năng chuyển hóa
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh được mối liên hệ giữa các hóa chất gây rối loạn nội tiết (bao gồm BPA) và bệnh béo phì. Ngoài ra, các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra BPA gây rối loạn chuyển hóa, gây ức chế quá trình trao đổi và tổng hợp một số chất như: glucose, lipid, insulin…

5. Hen suyễn
Năm 2013, nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Trung tâm Sức khoẻ Môi trường Trẻ em Columbia cũng cho thấy mối liên hệ giữa hợp chất và nguy cơ bị hen. Nhóm nghiên cứu cho biết trẻ em có mức BPA cao hơn ở tuổi 3, 5 và 7 có xu hướng phát triển bệnh suyễn khi trẻ từ 5 đến 12 tuổi.

Quảng cáo


B. Những điều cần tránh khi dùng đồ nhựa để đựng thức ăn
- Không sử dụng đồ nhựa đựng thức ăn nóng cho bất cứ loại nhựa nào vì hàm lượng các chất độc sẽ giải phòng và ngấm vào thức ăn theo thời gian, nguy cơ gan bị ảnh hưởng rất cao.
- Không dùng đồ nhựa để đựng thực phẩm trong một thời gian dài.
- Tuyệt đối không cho đồ nhựa vào lò vi sóng: Sự kết hơp giữa chất béo trong thực phẩm với nhựa tổng hợp sẽ tạo nên chất dioxin. CPCHE (Tổ chức sức khỏe và Môi trường trẻ em Canada) khuyến cáo người tiêu dùng không nên quá tin tưởng vào quảng cáo "an toàn khi sử dụng trong lò vi sóng" đối với các sản phẩm về nhựa.
- Không sử dụng ca nhựa, thìa nhựa, ... để múc trực tiếp vào nước sôi.
- Không sử dụng túi nilon để đựng thức ăn nóng.
- Không sử dụng màng bọc thực phẩm trong lò vi sóng, không dùng màng bọc bọc thức ăn còn nóng.
- Không dùng hủ nhựa, keo nhựa, ... để làm kim chi, củ kiệu, dưa chua, muối dưa, cà muối ... các thực phẩm lên men có chứa axit, chất chua
- Tránh dùng nhựa dẻo, nhựa có nhiều màu sắc sặc sỡ, nhựa đục vì dễ bị biến dạng và thôi nhiễm hóa chất, chất tạo màu vào thức ăn khi gặp nhiệt độ cao hoặc khi hộp bị trầy xước sau một thời gian sử dụng.
- Không tái sử dụng chai, hộp nhựa mỏng vì thường làm từ nhựa dùng 1 lần (PET)
- Tránh đựng dầu ăn, nước mắm, muối bằng đồ nhựa
- Tránh dùng những hộp nhựa bị trầy xước, đổi màu, biến dạng.

Quảng cáo



C. Lời khuyên khi muốn chọn hộp nhựa để bảo quản thực phẩm
- Chọn loại nhựa số 2,4,5,1 - tránh các loại nhựa 3,6,7.
- Chọn hộp nhựa vô cơ, cứng, trong. Nhựa vô cơ khi để dưới ánh nắng, không cho ánh nắng đi qua.
- Thực phẩm nên được bảo quản trong hộp thủy tinh hoặc gốm thay vì nhựa để tránh tối đa nguy cơ nhiễm độc đặc biệt là nhiễm Bísphenol - A (BPA), một hóa chất trong suốt dùng để tráng bên trong các hộp đựng bằng nhựa để chống thấm và chống ăn mòn. Nguy cơ nhiễm BPA tăng cao khi hộp nhựa được đun nóng, hoặc dùng các chất tẩy rửa mạnh, hoặc dùng để đựng thực phẩm có tính axit (chua).
- Nên chọn mua hộp nhựa từ những thương hiệu uy tín, xuất xứ rõ ràng, có ký hiệu loại nhựa gì.
- Chỉ nên mua những hộp có ghi rõ là không chưa BPA
- Đối với những hộp có ghi là: dùng được trong lò vi sóng, thì có thể dùng trong lò vi sóng vì chúng sẽ không biến dạng khi hâm nóng. Tuy nhiên chưa có bằng chứng nào đảm bảo các hộp này không làm thực phẩm bị nhiễm hóa chất tiết ra khi gặp nhiệt độ cao như lò vi sóng.
- Để an toàn hơn hết, bạn nên sử dụng hộp thủy tinh, sành sứ để hâm nóng thức ăn trong lò vi sóng là an toàn nhất.

Mong bạn và gia đình quan tâm hơn nữa đến những món đồ vật mình đang dùng hàng ngày để biết chúng có an toàn chưa và dùng như thế nào cho đúng để tránh những căn bệnh không đáng có hoặc bạn chỉ cần dành thời gian đọc hết bài viết này và lưu lại khi cần.
Chia sẻ

Xu hướng

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019