Nhạc Hi-res là gì? Liệu anh em có thực sự cần đến hay không?

Knah
16/9/2018 2:53Phản hồi: 352
Nhạc Hi-res là gì? Liệu anh em có thực sự cần đến hay không?
Sau bài viết về lossylossless, có nhiều anh em hỏi mình về nhạc Hi-res nên hôm nay mình sẽ chia sẻ qua một chút về chủ đề này. Mặc dù chỉ mới được chính thức được “ khai sinh” vào năm 2014 nhưng nhờ sự PR mạnh mẽ của các hãng âm thanh mà giờ đây khái niệm nhạc Hi-res có lẽ còn phổ biến hơn lossless. Bài viết này mình cũng sẽ không đi vào các khái niệm kỹ thuật lý thuyết vì cũng có rất nhiều trên mạng. Tuy nhiên mình sẽ thảo luận về nói về vấn đề khi nào thì chúng ta cần các file Hi-res này và liệu nó có phù hợp để sử dụng trên các thiết bị di động hay không?


tinhte_Hi-Res-Audio-Superior-Digital-Format.png

Nhạc Hi-res là khái niệm để chỉ các file nhạc có chất lượng cao hơn chất lượng của đĩa CD (16bit/44.1kHz). Các định dạng quen thuộc mà chúng ta thường gặp là WAV, AIFF,FLAC, ALAC và DSD.

Thực ra nhạc chất lượng cao không phải mới xuất hiện gần đây, nó đã tồn tại rất nhiều năm trước nhưng mãi cho đến năm 2014 thì mới được đặt tên là Hi-res và ngày càng phổ biến hơn. Có 2 khái niệm mà chúng ta thường gặp đó là Hi-res musicHi-res audio. Nếu bạn hay lang thang trên internet thì chúng ta sẽ thấy có rất nhiều logo về Hi-res khác nhau. Tuy nhiên phổ biến nhất là 2 cái ở phía dưới và logo bên phải thì thường thấy hơn so với logo bên trái. Nguyên nhân là do đâu?

tinhte_hi_res_music_hi_res_audio.png
Logo bên phải là logo do hiệp hội các thương hiệu của Nhật Bản ( đứng đầu là Sony ) tạo ra vào năm 2013. Còn logo bên trái là do Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Hoa Kỳ (RIAA) cùng với một số tổ chức khác như CEA, DEG, và Recording Academy Producers & Engineers Wing đưa ra vào năm 2014 nhằm thiết lập tiêu chuẩn cho nhạc độ phân giải cao (hay còn gọi là nhạc hi-res), logo này được các hãng thu âm và phát hành nhạc khác áp dụng trong phạm vi Mỹ, Canada và châu Âu. Các dịch vụ liên quan bao gồm tải nhạc và nghe trực tuyến theo cả đĩa đơn và album. Như vậy, RIAA đã thiết lập chuẩn Hi-Res Music, nhằm cạnh tranh với chuẩn Hi-Res Audio. Chuẩn Hi-Res Music có phần dễ tính hơn, bởi yêu cầu nhạc đạt mức 20bit-48kHz trở lên. Còn Hi-Res Audio vốn đã yêu cầu đạt mức 24bit/96kHz trở lên. Dù vậy, cả 2 tiêu chuẩn này đều đã cao hơn mức 16bit/44.1kHz của đĩa CD. Chính vì sự khác biệt phân chia 2 khu vực khác nhau mà người dùng ở VN sẽ thường thấy logo ở bên phải nhiều hơn so với bên trái.

Quay lại vấn đề là chúng ta thực sự có cần file Hi-res hay không. Đây là vấn đề mà cho đến nay mỗi khi nói ra thì có rất nhiều tranh cãi. Tuy nhiên mình sẽ phân tích vấn đề dựa trên kinh nghiệm cá nhân của mình để đưa ra lời khuyên cho anh em

tinhte_hi-res_music.png

Thứ 1: Nếu anh em quan sát biểu đồ thị trên thì có thể thấy được ngưỡng nghe của người chỉ đạt được ở mức 20kHz, theo định lý lấy mẫu Nyquist Shannon thì về mặt lý thuyết chất lượng nhạc từ CD hay lossless với tần số lấy mẫu 44.1 kHz là đã dư sức để có thể thưởng thức. Nói như vậy chẳng lẽ file Hi-res là dư thừa và không có khác biệt hay sao?


tinhte_High-Res-Audio-File-Creation_Analogue.png
Thứ 2: Nhạc Hi-res chắc chắn là tốt hơn đó là điều không phải tranh cãi. Tuy nhiên để thể hiện được cái tốt hơn đó, anh em phải đầu tư rất nhiều từ phần cứng cho đến phần mềm để có thể lột tả hết chất lượng của file nhạc. Như vậy vẫn chưa đủ, thực tế chúng ta còn cần một đôi tai vàng để nhận biết được sự khác biệt trên, nếu như không nhận ra được thì việc đầu tư cho các thiết bị máy móc sẽ không còn ý nghĩa nữa.

Thứ 3: Các file nhạc Hi-res thường có dung lượng rất lớn, có thể lên đến vài 3 4Gb một album. Anh em nên cân nhắc khi quyết định lựa chọn định dạng này để lưu trữ. Đối với anh em nghe nhạc trên điện thoại, đa phần anh em phải lỉnh kỉnh thêm DAC/Amp mới có thể giải mã được các file định dạng này, như vậy lúc này tính cơ động của thiết bị sẽ mất đi.

Tóm lại, trong công cuộc chạy đua cấu hình như hiện nay, các mẫu điện thoại flagship hầu hết đều có khả năng chơi được file Hi-res một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Tuy nhiên có thể thấy được rằng tuỳ vào nhu cầu sử dụng cũng như khả năng của mình mà anh em nên sẽ đưa ra lựa chọn phù hợp cho riêng mình. Cá nhân mình, quan trọng nhất vẫn là chất lượng thu âm của các album. Một album Hi-res mà thu âm tệ thì cũng không có ý nghĩa gì trong việc thưởng thức cũng như lưu trữ cả.

Quảng cáo

352 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Nghe sướng tai mà tốn xiền nhắm
Ah, mình đang tìm mua bộ pc làm văn phòng, nên cần mua combo chip + main 2nd 😁
Bác nào có mà tốt để lại mình nhé (vd chip G4600, i3 7100, vv...)
khongmacca
TÍCH CỰC
6 năm
@adagioleonard Bác ở đâu nhỉ?
@khongmacca Hn bác
về cơ bản đôi với một người dùng bình thường, sử dụng hàng ngày thì các file nhạc được cung cấp trên iTunes m4a AAC là đủ hài lòng rồi, đa số đều k có các thiết bị Hi-res thực thụ, thậm chí nhiều hãng còn cố nhồi nhét cái logo này để câu khách hàng mặc dù chả đâu vào đâu.
khitamdao
TÍCH CỰC
5 năm
@khoa8523 xin chúc mừng, bạn đã bỏ được 1 gánh nặng tài chính cho đôi tai của mình :D
althonx5
TÍCH CỰC
5 năm
@khoa8523 Do nghe nhiều nó điếc mẹ rồi đó
@khoa8523 thế thì chúc mừng bác có một đôi tai vàng rồi đấy 😆
ton_vu1
ĐẠI BÀNG
3 năm
@botykpt Thử đy. Nghe tai xịn xong cho tai đểu là éo muốn nghe đâu!
Cám ơn mod bài phân tích dể hiểu hơn lúc tham dự offline ở Tinhte Cafe
Bác recommend giúp mấy bộ setup cho nghe nhạc hi res nhé?
Thêm thông tin và nhiều lý do hơn để ae lựa chọn có cần nghe hi res hay không?
Mấy cái máy nghe nhạc/ điện thoại có dán tem hi res + file nhạc lossless + Audio technical M50x (or tương đương) đã đủ để nghe hi res chưa?
@TYA 1. Nhạc của mình ko xài nhạc cụ nào hết mà toàn tạo từ máy tính thì cái list nhạc cụ kia được gì bạn?
2. Cái bạn thấy bị tím như trong hình 1 mình đưa là do cái đĩa CDDA nó oversampling không đủ (không đạt tới ngưỡng Nyquist rate) nên mới bị tím chứ chuẩn 22kHz hoặc 20kHz oversampling đạt ngưỡng Nyquist rate cái khúc 20-22 nó xanh lá ấy.
Tăng Frequency vượt ngưỡng 20kHz thì chỉ tổ tốn CPU cycle thôi chứ ko đc gì đâu trừ sau này con người tiến hóa thì chắc nghe được😁
Làm sao để người ta hô biến từ ~10kHz lên 22kHz thì cái này mình ko biết, bạn nên hỏi mấy thằng nó làm remaster audio hoặc audio engineer ấy.
datltq
ĐẠI BÀNG
6 năm
@max-20091 1.Cùng là 20 kHz nhưng lấy mẫu tần số càng lớn thì mức độ tái tạo càng chi tiết và gần giống hơn với gốc phát. Thử với Sine Wave đi, ratio là 2:1 thì 1 sóng sin bạn chỉ có 2 điểm lấy mẫu, việc vẽ lại sóng khi không biết bản chất nó rất khó. Với nhiều mẫu hơn, 4 hay 8 mẫu thì công việc đó dễ hơn.
Đó là lý do mà người ta gắng lấy mẫu với rate càng cao là vậy. Chủ yếu mục tiêu là perfect thôi.
Hơn nữa việc lấy mẫu rate cao sẽ hạn chế được aliasing (đoạn này học lâu quá quên rồi 😁 ) blah blah blah.

2. Tiếng bạn nghe có thể bị cut off tại 20 kHz, tuy nhiên âm thanh phát ra không bị cut off tại đó, một số âm có các hài kéo dài vô tận. Các hài cao làm âm chi tiết hơn.


3. À nhớ đoạn aliasing rồi, về aliasing chắc mấy bạn biết, đó là các hài cao (của âm noise k mong muốn) giả danh các hài thấp hơn nó. Bởi vì các bộ lọc thông thấp analog đầu vào có dải cắt lớn, nên hài cao rất dễ lọt qua được (analog khó làm bộ lọc perfect như digital). Vì vậy lấy mẫu rate cao sau đó lọc đi (bộ lọc thông thấp 20 kHz, Q perfect chẳng hạn) thì có thể loại bỏ được aliasing.
Vì vậy chưa hẳn nhạc 44.1 kHz lúc ghi âm được chuyển đổi tại rate đó, mà rất có thể rate cực lớn, sau đó qua xử lí rồi mới xuất ra với rate đó.
@datltq 1. Đúng rồi bạn, người ta để tần số cao chỉ để tái tạo lại âm thanh (anti-aliasing) chính xác hơn thôi.
3. Cũng đúng luôn rồi, nhạc của mình thật ra bản gốc chỉ có 20kHz mà nó có thêm oversampling nữa nên thành ra mới lên được 22kHz, tuy nhiên thì cái thằng làm nhạc này nó oversampling không đủ nên thành ra ko tái tạo lại được 100% (nhạc này cổ lắm từ cái thời studio mới mở thôi, chưa có tiền)
@danhthangvn Thôi... cảm ơn 😁
Chỉ biết là từ khi nghe nhạc Hi-Res thì bị dị ứng đặc biệt với nhạc mp3 😁
@minhnhutlanh đầy anh em cũng khuyên nhau vậy nhưng cũng ko dứt ra được 😁
curlybaby
ĐẠI BÀNG
6 năm
@minhnhutlanh Éo thể đúng hơn hehe. Rõ ràng vẫn "nhỉnh" hơn lossless thông thường . Nhưng phần nhỉnh hơn đó chỉ "một bộ phận" nhỏ cảm thụ đc. Và phần nhỏ này thường ảo tưởng hóa sức mạnh hơ hơ
@minhnhutlanh Theo cái gì cũng tốn kém 😔
minhfact
ĐẠI BÀNG
6 năm
@max-20091 Bác này nói đúng này, nhiều file 320kbps mình nghe không khác gì FLAC, nhất là nhạc của Nhật, do một phần bộ nghe của mình chỉ vài triệu, nhưng vẫn sưu tầm FLAC vì nó đẹp playlist 😃
Stream nhạc từ Spotify thấy chất lượng rất ổn mặc dù chỉ là Mp3, chắc tai mình chỉ nghe được ngưỡng đó.
@nbgiang88 Phụ thuộc tai nghe nữa bạn. Dùng tai nghe theo máy thì nhà ngói như nhà tranh là đúng rồi. Còn tai nghe tầm 10 triệu thì lại khác
@nhthien-pp bạn thử bỏ 1 file nhạc lossless vào máy rồi test ab xem có khác biệt không? nếu ko nhận ra thì cứ dùng tiếp thôi 😃
linuxe8
TÍCH CỰC
6 năm
em 18166, cũng gần siêu nhơn :p
@luanth Cắm điện thoại trước giờ quan điểm mình vẫn là 3 triệu đổ lại vì có đầu tư hơn thì cắm phone cũng phí phạm
cần thì chưa chắc cần. Có dùng chả sao
ổ cứng vài TB thì 3-4GB/1ab thì đã là gì. ổ 4TB là chứa 1000 ab
"Các file nhạc Hi-res thường có dung lượng rất lớn, có thể lên đến vài 3 4Gb một album"
@hieupy89 Thế 32gb đấy mất 10gb hdh rồi, lại ko phải tải app, ko có ảnh, video ah???
64gb mới tạm đủ dùng
Còn đã chơi hires thì ít nhất phải 128
@hieupy89 đang xét trên khía cạnh di động mà bác, ae nghe nhạc dễ gì có 10 album trong máy 😁
@Knah nếu có nhu cầu thì mua đt có dung lượng cao hoặc thẻ nhớ 128GB chẳng hạn
so với thiết thị chơi âm thanh thì dung lương cao vẫn là rẻ nhất.
@hieupy89 thì nếu ae có thể đầu tư được thì cứ chiến thôi 😃
Theo cá nhân mình thì quan trọng nhất là cái headphone / loa xong mới đến file nhạc rồi thứ 3 là phần cứng và phần mềm giải mã.
@caocaolatre199x Tai nghe xịn chục củ gắn vào nguồn xuất ra không đảm bảo (mức trở kháng của đầu xuất) thậm chí sẽ còn dỡ hơn cả tai nghe thường nữa (cục kì nhỏ hoặc thiếu chi tiết). Nên nói tai nghe hay loa xịn quan trọng là chưa đủ đâu bạn.
tai nghe 1 triệu thì phải đi kèm dac/amp 1 triệu cũng là vì thế.
@caocaolatre199x Cũng như smartphone này, cpu, màn hình, gpu là như nhau, cái nào kém cũng kéo trải nghiệm xuống, chứ k thể ngon khi bác mua ryzen 1950X rồi lắp gpu N210 đc
sao_lai_the
ĐẠI BÀNG
6 năm
@caocaolatre199x Đồng ý. Quan trọng nhất là phải có xiền mua tai nghe/loa. File nhạc dở thì đi xin ae file xịn về mà nghe.
@o0demonstrife0o cái tai nghe chục củ bạn cắm vào cái laptop nó vẫn kéo ngon lành bạn à. còn cái máy nghe nhạc xịn chục củ mà bạn dùng tai nghe / loa dởm thì mới thật sự là ác mộng. thứ gì trực tiếp phát ra âm thanh thì thứ đó là quan trọng nhất. tất nhiên mình ko nói nguồn phát hay file nhạc k quan trọng. mình chỉ xếp theo thứ tự ưu tiên thôi.
zdng12
TÍCH CỰC
6 năm
toàn nghe 320kps, đủ rồi, quan trọng bài mình thích thì vẫn hay, trừ khi như 32kps thì quá thấp
@Hoa96 Khi k có nhu cầu thì cái đang có là đủ dùng 😁
Có được gọi là 2-rét không ae? 😁 Screenshot_2018-09-16-21-58-41-242_com.maxmpz.audioplayer.png
@TakaVainglory 24bit là hi-res rồi bạn
datltq
ĐẠI BÀNG
6 năm
@TakaVainglory trước giờ toàn xài Power Amp (bản trả phí), nhưng mấy ngày vừa rồi cài thừ Onkyo HF Player xong bỏ luôn Power Amp. Thớt thử HF Player đi, nghe hires sướng hơn PA. :D
@datltq Neutron, uapp, hf player, là những app có viết riêng hàm xử lý audio chứ ko dùng các api sẵn có. Jet và Pow cùng loại là tuổi tôm. Còn Pow thì có cái núm bass treble hơi bị thần thánh dễ thuốc người dùng thôi chứ nó ko phải âm thanh hay, nghe mỏng mid lắm.
handbookgoes
ĐẠI BÀNG
6 năm
@datltq Chính xác. Phát chuẩn luôn bạn
王小飞
ĐẠI BÀNG
6 năm
Chơi âm thanh quả thực rất cầu kỳ. Tùy theo sở thích của cá nhân. File nhạc chất lượng cao đương nhiên sẽ tốt hơn. Nhưng cái giá để thưởng thức trọn vẹn thì... Khó mà nuốt trôi
go coffee
ĐẠI BÀNG
6 năm
@王小飞 Vương Tiểu Phi - luôn mới ghê !
王小飞
ĐẠI BÀNG
6 năm
@go coffee Yes. Ok
go coffee
ĐẠI BÀNG
5 năm
@王小飞 Bác để tên tiếng trung ko sợ bị ném đá ak ?
王小飞
ĐẠI BÀNG
5 năm
@go coffee Có gì mà sợ bác. Nó cũng chỉ là cái tên hiển thị thôi mà.
Viết bài về Hi-Res mà không nói cho nhiều anh em biết ý nghĩa của nó.
Hi-Res là High - Resolution nhé m.n
Cũng k khoái lắm
kemkem87
TÍCH CỰC
6 năm
có cái tem vàng nhìn cũng đẹp hơn nữa 😆
Quan trọng nhất là cái này này: "ngưỡng nghe của người chỉ đạt được ở mức 20kHz"

Từ hồi mọc lên trò PR hi-res thì cũng đồng thời mọc lên rất nhiều siêu nhân tự phong, rất kệch cỡm và cũng rất tội nghiệp :rolleyes:
@DarthTyr Bản thân gặm cỏ nhưng chưa chắc người khác giống vậy.
Long K.H
ĐẠI BÀNG
6 năm
@DarthTyr Khối bác còn đếch nghe được trên 16k nữa cơ mà 😃 nghe đc tới 20k chắc chỉ có mấy em teen
@TakaVainglory Cậu kia nhận là chỉ nghe tới 20khz là cùng rồi nghĩ là người khác cũng như thế. Bạn so sánh với việc cậu kia có ăn cỏ thì cũng đừng tưởng người khác ăn cỏ theo.
Vậy nói thế là bạn nghe được hơn mức ấy hay là cũng .... ăn cỏ?
khitamdao
TÍCH CỰC
5 năm
@ngo Nhut Truong âm ngoài ngưỡng nghe của tai người thì chỉ cảm nhận thôi, chứ không ai nghe đc đâu; đấy là lý do cùng 1 bản nhạc mà hi-res nghe hay hơn lossless 😁
Ôi dào ôi cứ thích Hi-res rồi các chuẩn files không nén chất lượng cao này nọ rồi quan trọng nhất là Đôi Tai Cảm Nhận âm thanh thì như kiểu Điếc Ù Ù nghe tụng kinh 😁 thì cũng chả làm nên trò trốn gì đâu :D
troll face tau.gif
lampadati
ĐẠI BÀNG
6 năm
Tất nhiên là không cần rồi, chỉ vỗ béo bọn bán thiết bị là chính.
khitamdao
TÍCH CỰC
5 năm
@lampadati bọn thiết bị thì ăn ít thôi, bọn bán nhạc mới ăn nhiều (1 tiền gà 3 tiền thóc mà) 😁
Alone3643
ĐẠI BÀNG
6 năm
Mình làm xong toàn xuất wav 24 bit 192khz, mà chất lượng bản mix mà không tốt có file trời cũng thế, nghe mấy CD gốc Thuý Nga là hiểu.
@Alone3643 cho nên mình mới nói là bản thu chung quy vẫn là quan trọng nhất 😁
dksilent4r
ĐẠI BÀNG
6 năm
@Alone3643 ý bác là CD gốc THúy Nga là thu tốt hay dở vậy bác?
Alone3643
ĐẠI BÀNG
6 năm
@dksilent4r Bạn biết đùa
khitamdao
TÍCH CỰC
5 năm
@dksilent4r thuý nga nghe tốt mà, hay hơn mấy bản nhạc “teen nhi nhố” của vn bây giờ
dksilent4r
ĐẠI BÀNG
5 năm
@Alone3643 ko biết mới hỏi chứ đùa gì?

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019