Nhật Bản lo sợ sự cố tương tự Y2K khi Nhật Hoàng thoái vị

P.W
29/7/2018 21:29Phản hồi: 105
Nhật Bản lo sợ sự cố tương tự Y2K khi Nhật Hoàng thoái vị
Ngày 30/04/2019, Nhật hoàng Akihito sẽ chính thức truyền ngôi cho con trai là thái tử Naruhito. Cuộc chuyển giao ngai vàng đã được công bố từ tháng 12/2017, thế nhưng một vấn đề rất cấp thiết bất ngờ lộ diện. Điều ít ai ngờ tới là chính hệ thống máy tính điện toán của đất nước Mặt trời mọc nhiều khả năng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi việc Nhật Hoàng thoái vị.

Tinhte_Nhathoang1.jpg
Nhật hoàng Akihito.

Về cơ bản, bên cạnh việc sử dụng lịch Gregorian như tuyệt đại đa số các quốc gia khác, Nhật Bản vẫn sử dụng cách tính thời gian kiểu niên hiệu kể từ năm Nhật hoàng Akihito lên ngôi. Năm nay là năm Heisei thứ 30 theo cách tính này. Khi thái tử Naruhito lên ngôi sẽ có niên hiệu mới, và hệ thống máy tính cũng sẽ phải thay đổi.

Vấn đề nằm ở chỗ, Nhật hoàng hiện tại trị vì từ năm 1989. Thời đại công nghệ thông tin cũng bắt đầu từ khoảng thời gian này, thế là hầu hết mọi cỗ máy tính bắt đầu được sử dụng tại Nhật đều ở trong thời kỳ Nhật hoàng Akihito trị vì, chưa trải qua lần đổi niên hiệu nào cả.

Tinhte_Nhathoang2.jpg

Dòng chữ "năm Heisei thứ 30" trên lịch của người Nhật Bản

Vấn đề thứ 2 nghiêm trọng hơn, đó là niên hiệu mới sau ngày 30/04/2019 vẫn chưa được công bố, khiến các nhà xuất bản, nhà phát hành lịch lúng túng.

Nhiều người cho rằng, sự cố này có thể đem lại hậu quả không kém gì Y2K 18 năm về trước khi hệ thống máy tính hiển thị năm là ‘00’, không phân biệt được giữa 1900 và 2000.

“Mức độ nghiêm trọng của sự kiện này trên các hệ thống máy tính sử dụng hệ lịch Nhật Bản có thể tương đồng với sự cố Y2K trên các máy tính sử dụng lịch Gregorian hồi năm 2000”, Shawn Steele của Microsoft chia sẻ trong một bài blog. “Với sự kiện Y2K, nó đã được cảnh báo trước, giúp các chính phủ và các hãng phần mềm bắt đầu làm việc để khắc phục sự cố nhiều năm trước thời khắc 01/01/2000. Nhưng thậm chí dù đã chuẩn bị nhưng vẫn có nhiều tổ chức gặp phải hậu quả không mong muốn.”


“May mắn đây là một sự kiện hy hữu hiếm khi xảy ra, nhưng điều đó đồng nghĩa với việc chúng ta đều không biết máy tính sẽ bị tác động ra sao khi niên hiệu mới của Nhật Bản được áp dụng.”

Tinhte_Nhathoang3.jpg
Một màn hình hiển thị bị ảnh hưởng bởi Y2K chụp năm 2014

Hồi tháng 04, Microsoft đã phải tung ra một bản cập nhật Windows cho phép các lập trình viên thử nghiệm xem điều gì sẽ xảy ra nếu Nhật có niên hiệu mới. Một số thuật toán sẽ không biết năm 2019 nên được gọi là năm Heisei thứ 31 hay niên hiệu mới năm thứ nhất vì cuộc chuyển giao diễn ra vào đầu quý II. Trong khi đó một số hệ thống có thể bị crash nếu cố gắng đếm tiếp những năm sau đó theo niên hiệu hiện tại.

Vẫn chưa hết vấn đề. Lần này Unicode Consortium, tổ chức phi lợi nhuận đảm trách việc tạo ra bộ mã chuẩn quốc tế cho mọi ngôn ngữ khác nhau đang vô cùng đau đầu. Bản thân máy tính Nhật Bản sử dụng một ký tự duy nhất để mô tả niên hiệu (ví dụ Heisei viết là ㍻ chứ không phải là 平成), Unicode cũng sẽ phải đặt ra chuẩn chung cho ký tự này.

Tinhte_Nhathoang4.jpg

Quảng cáo


Nhưng họ không thể làm điều đó vì giờ này chưa một ai biết niên hiệu mới sẽ là gì, chí ít là đến cuối tháng 02 năm sau. Tệ hơn, Unicode 12 sẽ được tung ra vào đầu tháng 03, và họ sẽ phải làm thêm giờ để kịp đưa ra cập nhật vô cùng quan trọng này.

Ken Whistler của Unicode Consortium cho biết: “UTC không được phép mắc sai sót, nhưng nó cũng chẳng thể nào dự đoán được và đưa ra mã code cho ký tự niên hiệu sớm được. Điều này có nghĩa ngay sau bản 12.0, chúng tôi phải tung ngay ra phiên bản sửa lỗi 12.1 để hỗ trợ các phần mềm ra mắt trong năm 2019”.

Tinhte_Nhathoang5.jpg

Bản thân các nhà xuất bản cũng đang lúng túng vì giờ là lúc in lịch và các ấn phẩm cho năm 2019

Thực tế thì ở Nhật, vẫn nhiều hệ thống máy tính coi năm nay là năm Showa 93, niên hiệu của Nhật hoàng Hirohito trị vì đến năm 1989. Những hệ thống này nếu còn làm việc đến năm 2025 sẽ lại gặp vấn đề vì khi đó chúng sẽ đếm đến năm Showa 100, trong khi năm chỉ hiển thị 2 chữ số.

Trong khi đó, nhiều cơ quan và tổ chức ở Nhật cũng đang có cách đối phó với vấn đề này. Lấy ví dụ hồi tháng 05 vừa rồi, cục thuế trung ương Nhật Bản thông báo họ đang cân nhắc việc tiếp tục sử dụng niên hiệu Heisei sau khi hoàng đế truyền ngôi để tránh sự nhầm lẫn trong việc báo cáo và nộp thuế.

Theo The Guardian
105 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Nghiêm trọng dữ vậy à.
TTaichi
ĐẠI BÀNG
6 năm
@Lê Thường Tín Thực ra trước đây các Thiên hoàng thường nhường ngôi cho kế vị hơn là chờ chết mới nhường. Một số còn nhường ngôi khi vẫn còn trẻ luôn
@quangloc999 Y2k ai cũng đồn gây thiệt hại rồi fix được thôi
abcde_123
TÍCH CỰC
6 năm
Giờ mới biết vụ này luôn...rắc rối nhỉ.
Nhật Hoàng vạn tuế.
@Ác Ôn Nông Thôn Thay mặt nhật hoàng miễn lễ cho khanh.
giangsh5001
ĐẠI BÀNG
6 năm
@Ác Ôn Nông Thôn Mới có Tam Thập cái tuế đã muốn nhường ngôi rồi. Đến Vạn thì còn xương trơ đó thôi 😁
mịa cái thằng Nhật lắm chuyện làm cả thế giới phải khốn khổ theo...làm cái chuyện gì cũng bới ra đủ cái tiểu tiết để làm màu để gọi là nghệ thuật nhưng bản chất nó chả khác gì cái việc các nước khác đang làm..cứ phải cố tỏ ra mình đặc biệt
x264
TÍCH CỰC
6 năm
@anh.duong.218 Đúng và không đúng. Đúng: có ảnh hưởng, nhất là khi nền kinh tế Nhật là 1 nền KT mạnh. Không đúng: nó không ảnh hưởng nhiều như bác nghĩ. Mỗi nước có một văn hóa riêng, và một quy trình quản lý riêng. Bác nghĩ các nước khác không có sao? VD Tàu chỉ dùng một múi giờ duy nhất mặc dù lãnh thổ trải dài qua nhiều múi, có nhiều bất tiện, nhưng cũng có cái tiện nên họ mới làm thế. Triều Tiên cho đồng hồ chạy chậm 30 phút vì lý do chính trị. blah blah Có chăng Triều Tiên chả giao du gì với thế giới nên chả ảnh hưởng gì. Trường hợp này của Nhật có lẽ cũng chả ảnh hưởng gì nhiều (hi vọng mấy hệ thống ngân hàng không hỏng), còn chuyện bác nhận xét người ta "lắm chuyện" thì rõ là chẳng ra sao. Vì hãy nhìn vào những VD bên trên. VN mình có lắm chuyện không khi bao nhiêu năm loạn lạc giữa TCVN3, VNI, Telex, giờ vẫn còn nhiều tài liệu không đọc được?
@King Midas khẳng định bản thân thông minh cỡ nào hay ngu ngốc đến cỡ nào là điều khó có thể đánh giá được! những người không quen biết đánh giá nhau qua cách nói chuyện cách ứng xử với vấn đề! người nhật họ coi trọng tiểu tiết vì đó là nét đặc trưng của họ. văn hóa chào hỏi,nghệ thuật trà đạo, kịch kabuki... họ giữ được những nét đặc trung đó cả ngàn năm qua mà ít bị mai một. họ không làm màu cho bạn xem mà họ làm để giữ lại nét văn hóa của họ, làm để cho những người yêu và coi trọng văn hóa nhật thưởng thức. còn về nước mình thì sao? còn những gì sót lại được coi là nét đặc trưng? buồn nhỉ.
tamle_o
CAO CẤP
6 năm
@x264 văn hóa, chữ viết ngôn ngữ nó khác kiểu tự bày ra các chuẩn riêng bác ơi. vd 1 cái là tụi nó thích làm mỗi việc riêng trên 1 thiết bị, UI thì rối rắm, các ngành công nghiệp thích dùng chuẩn riêng,..mà bác thấy h thế giới nó thích ngắn gọn đơn giản và tích hợp, 1 cái đt làm biết bao nhiêu việc..dùng cái hệ thống năm riêng vs thế giới cứ cho là đặc trưng đi nhưng bỏ đi cũng ko sao, r đọc sách ngược..tg h họ đi rất nhanh cứ bám theo những thứ ko cần thiết là chết, cái j tg nó có chuẩn chung và tiện lợi r thì nên theo để thơi gian tiền bạc làm cái khác chứ 😃 bác thấy hàn ko, cái j nó cũng theo mỹ nên đi nhanh vãi
sodeep_1411
ĐẠI BÀNG
6 năm
@anh.duong.218 Có quyền không theo người ta mà. =))
Rắc rối quá nhẩy.
Klq chứ Hoàng Gia ( hầu như) các nước vẫn còn ảnh hưởng nhiều kinh tế vs chính sách trong nước nhiều quá, mà Hoàng gia VN phải lưu vong
bomy
CAO CẤP
6 năm
@NatvPa Bạn nói như bạn là ctn, thân thiết ctn lắm ấy nhỉ. Biết cả côg việc thường xuyên luôn. Khi ko biết rõ cái gì thì đừng nên phát biểu như đúng rồi vậy bạn
@NatvPa Còn nhiều thứ lắm, về chính trị thì khó nói.
cavaldryg
TÍCH CỰC
6 năm
@Timkelvin Hoàng gia muốn tồn tại đến ngày nay thì họ phải là người lãnh đạo đất nước trải qua các công cuộc hiện đại hoá và trở thành quốc gia cường thịnh. Tất nhiên trừ 1 số đất nước khác 😃
denhun
TÍCH CỰC
6 năm
@NatvPa Chủ tịch nước là tổng tư lệnh quân đội đấy. Đừng có đùa.
Y2K, vụ IPhone treo khi set 1/1/1970, sắp tới còn vụ 2038 nữa toàn liên qua đến việc đếm ngày giờ trên máy tính
@daot096 vụ 2038 là sao bạn?
@daot096 là saoo
trieu04
TÍCH CỰC
6 năm
Hình như ở Nhật cái gì cũng phải cầu kì và người nhật rất thích như thế thì phải
(Thấy jav nó vậy) hahaha....
hidronak
TÍCH CỰC
6 năm
@trieu04 Jav có thấy nó cầu kì đâu bro, kịch bản có nhiêu đó, thay dv thôi 😆
sodeep_1411
ĐẠI BÀNG
6 năm
@hidronak Có nhiều thể loại kịch bản lắm bro. Mình thích kiểu NTR nhất thôi. =))
hengapem
ĐẠI BÀNG
6 năm
Japan nó ko chơi âm lịch như ta và trung cẩu. Họ cách tính năm khác người
HEOpuka
ĐẠI BÀNG
6 năm
@phu_nguyen29 Là vùng dùng âm lịch của Nhật ,sao bạn không biết được nhỉ ? cũng nổi tiếng về truyền thống Nhật Bản mà.
@phu_nguyen29 Ở nhật vẫn dc nghỉ tết âm lich 1 ngày đó bạn a.)
@nguyenbaohung1986 Mơ ah, t làm ở Nhật bao nhiêu năm chưa hề nghe nói tới khái niệm ng Nhật nghỉ Tết âm.
@HEOpuka Chưa bao giờ nghe nói Okinawa nghỉ Tết âm, mà giả sử như có thật thì Okinawa chỉ là 1 hòn đảo nhỏ xíu, k thể đại diện cho cả nươc Nhật đc, mà chắc chắn là phần còn lại của nước Nhật k xài lịch âm rồi đó.
ngocchuan001
ĐẠI BÀNG
6 năm
Cuối năm 2017 vừa rồi có 1 Cty lớn ở nhật đã yêu cầu update cho phần mềm của họ cho cái này. Giờ mới hiểu rõ nguyên nhân sâu xa.
Cũng lo sợ chưa tới 20y nữa đây.
quang_35
TÍCH CỰC
6 năm
một điều tưởng chừng đơn giản nhưng hoá ra là cả vấn đề ;)
Thế mới thấy mấy nước quân chủ lập hiến họ vẫn coi trọng vị vua của họ ghê thật. Dù vua chỉ còn mang giá trị biểu tượng, nhưng vua cũng là cội nguồn của sự đoàn kết và hoà giải dân tộc
Mrsimply
ĐẠI BÀNG
6 năm
cách đơn giản nhất là thêm junior vào thôi, Heisei- junior hehe
@Mrsimply Nhật mà bác, phải là Heisei-kun. Còn a bố thì gọi là Heisei-sama.
ufdb
CAO CẤP
6 năm
@nguyenminh56547 bọn này dở nhỉ, có mỗi Heisei-kun thôi mà phải vò đầu bức tóc khổ sở 😁
Hejk
ĐẠI BÀNG
6 năm
Đọc qua cứ tưởng là Thiên Hoàng Naruto 😆)
Zykei163
ĐẠI BÀNG
6 năm
Nghe vụ này hồi ra Kamen Rider mới. Coi bộ vụ này khó hơn mình tưởng à nha
hoangducseo
ĐẠI BÀNG
6 năm
Kinh nhở
Tình hình có vẻ khá phức tạp nhưng với bản tính của người Nhật thì không có gì là không thể! Hy vọng họ sớm có phương án tối ưu!

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019