Bố cục và những chủ đề phụ trong khung ảnh - Phần 2

tuanlionsg
13/6/2014 5:15Phản hồi: 89
Bố cục và những chủ đề phụ trong khung ảnh - Phần 2
Ai cũng cho rằng chọn góc chụp là quan trọng. Nhưng, đôi khi người chụp phải bấm máy ngay tức thời những gì họ nhìn thấy thoáng qua. Khoảnh khắc được ghi lại kịp thời và tại thời điểm bấm máy không cho người chụp đủ thời gian để thay đổi vị trí chọn góc bấm máy. Ai cũng biết góc chụp tốt có khi chỉ là thao tác lắc nhẹ hướng ống kính ngay khi đưa máy lên để có một khung hình khác biệt. Điều đó được những người chụp ảnh xử lý như một "phản xạ tự nhiên" và tỷ lệ bố cục hay kết cấu ảnh của họ được chọn như một thói quen của "trực giác". Nhưng, trước khi nó trở thành thói quen, hay thành phản xạ tự nhiên, phải bắt đầu từ những bước tập luyện chọn góc chụp và các thành phần phụ tạo nên kết cấu cho khung ảnh.

Mọi quy tắc như những vật dụng giúp một đứa trẻ tập đi, rồi sau đó chúng sẽ chạy nhảy tự do.

Nên xem lại Bài 1: "bố cục cơ bản - Tỷ lệ vàng" - Link


1a.tinhte.vn.jpg

A. Vài góc chụp cơ bản

Góc nhìn ngang, từ ngang ngực trở lên tầm mắt là góc tự nhiên của góc mắt nhìn. Góc này ít mang lại ấn tượng độc đáo nhất trong nhiếp ảnh. Thường, nếu được, người chụp sẽ di chuyển, từ nhiều vị trí khác nhau, và tìm một góc chụp ấn tượng mà họ thích thú nhất. Nhưng, nên lưu ý là góc chụp liên quan mật thiết với tiêu cự ống kính. Cùng góc chụp, ống góc rộng (wide) và ống góc hẹp (tele) cho kết quả khác hẳn nhau. Thường với ống góc rộng thì các đường thẳng hội tụ tạo hiệu ứng mạnh mẽ trong khi ống góc hẹp cho kết quả các lớp ảnh như sít lại gần nhau.

  • Góc cao, vị trí chụp từ trên cao xuống kết hợp với việc chọn tiêu cự ống kính rộng dễ tạo ý đồ lạ cho khung ảnh. Chẳng hạn chụp ống góc rộng, nếu chụp ngược từ dưới sẽ thấy chủ đề to lớn, mạnh mẽ, quyền uy nhưng nếu đổi góc trên xuống, chủ thể ấy trở nên nhỏ bé yếu ớt.
Van Thuong IMG20140121103152(2) copy.tinhte.vn.jpg
Trẻ con Tây Nguyên

000032.tinhte.vn.jpg
Cảng Nhatrang 2000 - Film
  • Góc thấp, thường được chọn chụp với góc ảnh rộng, tạo sự cao lớn, bao la, mạnh mẽ. Nếu trong kiến trúc, sẽ tạo sự cao vút với sự hội tụ của các đường thẳng đứng rất mạnh; thậm chí một cây hoa cũng có thể tạo hiệu ứng cao vút, sự vươn lên của một ngọn cây lên bầu trời.
54.tinhte.vn.jpg
Đồi cát Bầu Trắng - Bình Thuận


  • Sử dụng ống góc hẹp đứng ở vị trí xa chụp hoặc chụp sát chủ thể với ống góc rộng cũng tạo hiệu ứng tiêu cự khác lạ tuỳ theo ý đồ. Nếu đứng từ xa chụp một hàng cây với ống góc hẹp (tele), các lớp cây sẽ như rút ngắn khoảng cách giữa chúng với nhau, các lớp ảnh sát nhau. Nếu chụp với ống góc rông, khung cảnh như được xé toác ra, hoặc phình bự ra tạo hiệu ứng với một chủ ý khác.
Ống góc rộng 16mm tạo hiệu ứng phình to tiền cảnh.
15.tinhte.vn.jpg

Thực tế cái thúng cách bờ đá một quảng, nhưng dùng tele 400mm thì trong ảnh giống như mấy đứa trẻ ra thúng sát bên vách đá.
30.tinhte.vn.jpg

Quảng cáo


Gành Son - Ninh Thuận

B. Khung hình và quan điểm mới về bố cục
Khung hình: Máy ảnh có nhiều tỷ lệ khung: 2 x 3 như tấm film, 3 x 4, 1 x 1 (film khổ vuông như các máy khổ film 6 x 6) 9 x 16 ... Khung ngang là khung được sử dụng nhiều và dễ chụp vì hợp với góc nhìn của đôi mắt. Thử chuyển cùng cảnh vật sang khung đứng, tự nhiên đôi mắt nhìn tập trung vào phần dưới của khung, vị trí mà các chủ đề được nhấn mạnh. Khung đứng đòi hỏi sắp xếp kết cấu bố cục khó hơn khung ngang. Nhiều chủ đề thích hợp khung ngang thì cũng nhiều chủ đề chỉ phù hợp với khung đứng. Tuỳ nghi sử dụng sao chủ đề được nhấn mạnh và nổi bật trong kết cấu các thành phần bối cảnh.

Khung vuông
macco1.tinhte.vn.jpg

Khung Pano
Pano 5 copy.tinhte.vn.jpg

Khung ngang và khung đứng, bạn chọn khung nào?

Quảng cáo





Thay đổi quan điểm về bố cục
Nhiếp ảnh ngay khi ra đời đã chịu ảnh hưởng rất nhiều của hội hoạ. Người ta áp đặt các quy tắc hàn lâm của hội hoạ vốn được các học viện mỹ thuật ưa chuộng lên một bức ảnh. "Tỷ lệ vàng" kinh điển của hội hoạ phục hưng được lấy làm nền tảng cho bố cục nhiếp ảnh, rồi từ đó đưa ra "quy tắc 1/3" được gọi là "đường cắt vàng" nổi tiếng đến tận ngày nay. Quy tắc ấy gieo vào đầu mọi người rằng muốn có bố cục hài hoà thì phải chia các khu vực của bức ảnh theo tỷ lệ 1/3 hay 2/3 theo chiều ngang và đứng. Và, không được đặt đường chân trời giữa bức ảnh, mỗi khung ảnh phải có điểm mạnh được tập trung sự chú ý, hướng nhìn phải ánh mắt phải vào trong chứ không đi ra mép ảnh, không đặt chủ thể giữa khung...v....v.... Cả một hệ thống quy tắc bất dịch như công thức cho người chụp ảnh, người bình ảnh, người xem ảnh, thậm chí các nhà nghệ sĩ chấm ảnh thi cũng lấy đó làm tiêu chí chọn ảnh đẹp.
1012456_151768185025270_2032932520_n.tinhte.vn.jpg


Nhưng,
  • Muốn diễn tả sự lộn xộn thì bố cục nào hay hơn "bố cục rối rắm"!
  • Muốn lấy màu sắc làm chủ đề bức ảnh thì cần gì tới "điểm mạnh"!
Những người chụp ảnh ngày càng bác bỏ những quy luật kinh điển hẹp hòi về bố cục để tìm kiếm sáng tạo những bố cục theo suy nghĩ chủ quan hơn. Cứ tuân theo luật nếu nó hiệu quả; nếu không hiệu quả thì hãy bỏ qua và đi theo cách riêng của mình. Bố cục là cái người ta "nhìn thấy" và "suy nghĩ", đặc thù và độc đáo, nên quan trọng là phải "nhìn thấy" và những gì bạn "suy nghĩ". Bố cục xuất hiện để đáp ứng nhu cầu khoảnh khắc mà người chụp cảm thấy phù hợp để ghi nhận và chuyển tải nội dung hay ý nghĩa của cảnh huống ấy.

Bong2 copy.tinhte.vn.jpg

C. Những chủ đề phụ trong khung ảnh


Chủ đề chính mà người chụp xác định cho ảnh của mình, có thể là:
  • Một chủ đề tĩnh, bất động cho phép người cầm máy đủ thời gian cần để xử lý khung ảnh tốt nhất có thể. Họ sẽ xem xét chủ đề ở nhiều góc, hướng sáng, kết cấu thành phần... và lựa chọn kỹ thuật phù hợp. Người chụp suy gẫm nhiều.
Trang Den7 copy.tinhte.vn.jpg
  • Một chủ đề động, dịch chuyển liên tục, khoảnh khắc không lập lại, rất khó để tóm được cái "thần" của cảnh huống với một cú bấm duy nhất, vì không biết trước và sau của sự chuyển động. Người chụp cần khả năng quan sát nhạy bén, đoán trước tình huống, sẵn sàng và phản xạ nhanh.
255647_113119088890180_1260559040_n.tinhte.vn.jpg
  • Ảnh mang tính cụ thể như một căn nhà, một con người trong các loại ảnh thẻ, minh hoạ catalogue...
A4 (2).tinhte.vn.jpg
  • Ảnh mang tính chủ đề trừu tượng như một vẻ đẹp, sự ngạc nhiên, rạng rỡ, niềm vui hạnh phúc, sự giận dữ, mạnh mẽ, quý phái... Người chụp cần có đủ nhạy cảm để cảm nhận tính chất ấy nơi chủ đề và đủ nhanh nhạy làm bộc lộ nó trong khung ảnh của mình.


Còn các chủ đề phụ?


Nhiều bức ảnh không đạt hiệu quả như ý muốn, chỉ vì người chụp không chú ý hoặc chưa đúng mức đến các chủ đề phụ xuất hiện trong khung ảnh. Tự thân các chủ đề phụ vẫn là phụ, nhưng chúng vẫn có sự tác động mạnh đến ấn tượng chung của toàn khung. Đó là hậu cảnh, tiền cảnh, bầu trời, đường chân trời.

Hậu cảnh
Phần phía sau là hậu cảnh của chủ đề. Hậu cảnh không nên có màu sắc, hình thù, độ sáng... tương tự với chủ đề, làm cho chủ đề lẫn lộn với hậu cảnh, không phân biệt đâu là chủ đề và đâu là hậu cảnh. Người ta gợi ý các cách:
  • Dùng ánh sáng tách bạch thị giác để phân biệt chủ đề và hậu cảnh, nhìn thấy cái này nhạt hơn hoặc đậm hơn cái kia tạo được sự tách bạch giữa chủ đề chính và hậu cảnh. Bạn xem ảnh sau sẽ thấy có tấm chủ đề bị chìm hẳn trong hậu cảnh.

  • Dùng ống có khẩu độ lớn đẻ làm mờ nhoà hậu cảnh và làm chủ đề nổi bật, tạo ấn tượng chiều sâu hoặc gần xa giữa chủ đề chính và hậu cảnh bằng sự tương phản mờ và rõ.
1377251_233416236860464_5541977418221241269_n.tinhte.vn.jpg
Chỉ có ý chụp sợi dây @Khacten.com trên cổ @cuhiep


vatdung01.tinhte.vn.jpg
Sử dụng khống chế khoảng ảnh rõ để tách các lớp ảnh trước sau.
  • Lia máy để làm rõ chủ đề chính đang chuyển động với hậu cảnh, chủ đề rõ nét trên hậu cảnh mờ nhoè hậu cảnh hoặc xung quanh và cũng tao ấn tượng chuyển động cho ảnh.
DSC_0038.tinhte.vn.jpg
Phố Saigon mùa mưa


F-3105-tuanlionsg-02-Ra.tinhte.vn.jpg
Em bé Chămpa giữa lớp lớp đồ gốm
  • Đặt chủ đề trên nền hậu cảnh có màu sắc trung tính, không sặc sỡ, nổi bật chi tiết gây tác động sự tập trung mắt nhìn. Nền da trời được cho là trung tính và dễ làm nền nhất.
6a.tinhte.vn.jpg
Thả diều - Vũng Tàu


Tiền cảnh
Tiền cảnh biểu trưng sự gần gũi còn hậu cảnh diễn tả khoảng cách xa xôi không gian. Khi chọn nhấn mạnh tiền cảnh hay hậu cảnh là người chụp muốn diễn tả một ý đồ cụ thể.
  • Nghiêng máy lên/xuống để lấy nhiều/ít tiền cảnh.
  • Dùng ống tele thì giảm cảm giác chiều sâu ảnh, dùng wide để nhấn mạnh tiền cảnh.
  • Dùng một vật tiền cảnh tạo tương phản gần xa / chiều sâu ảnh.
1.tinhte.vn.jpg
Nhà thờ Mằng Lăng Quy Nhơn qua cái quai của lư hương


Bầu trời
Khi chụp ngoài trời, hãy chú ý bầu trời ngoài việc tập trung vào các đồ vật, con người, sự việc đang diễn ra dưới đất. Bầu trời có hiệu ứng tác động rất mạnh đến ấn tượng hình ảnh. Và, thời điểm chụp bầu trời khác nhau sẽ có hiệu quả hình ảnh khác nhau. Chọn góc chụp và thời điểm chụp lấy hậu cảnh mây trời là điều thú vị.
295425_112719268930162_1695742429_n.tinhte.vn.jpg
Bình minh Nhatrang


57.tinhte.vn.jpg
Nung gốm lộ thiên - Phan Rí

Đường chân trời

Là đường phân chia bức ảnh thành hai phần chính. Nó thẳng hay không thẳng đều tác động đến khung ảnh. Đường chân trời thấp thì khoảng trời bay bổng rộng lớn nhấn mạnh đại cảnh; đường chân trời cao , khoảng trời hẹp lại thì chi tiết dưới đất được nhấn mạnh/.

101014623 copy.tinhte.vn.jpg
Bãi san hô Cổ Thạch - Ninh Thuận


Tỷ lệ trời / đất cân bằng thì bố cục rất tĩnh lặng, đơn điệu của chủ đề được diễn tả, tỷ lệ càng lệch thì sự tương phản / đối lập càng tăng, đối tượng nhấn mạnh và đối tượng giảm nhẹ được phân biệt rõ hơn.
Đường chân trời gợn sóng, gấp khúc, cong, thẳng... đều có hiệu ứng ảnh khác nhau. Sự biến đổi, kịch tính... được diễn tả mạnh hơn với sự đối nghịch điểm cao / thấp của đường chân trời.
1006315_151287115073377_1825456803_n.tinhte.vn.jpg
Lên đồi cát Nam Cương - Ninh Thuận

971853_142093535992735_1558673572_n.tinhte.vn.jpg
Múa Cồng Chiêng K;ho - Chụp = ống mắt cá

Mọi lý thuyết đều xám xịt
Còn cây đời mãi mãi xanh tươi

[Goethe - Hy Lạp]

Bài viết cơ bản dành cho các bạn mới bắt đầu.
Chúc các bạn thích chụp ảnh chụp được nhiều ảnh ưng ý!

Bong Ho Hoan Kiem copy.tinhte.vn.jpg
89 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

dark_prince
ĐẠI BÀNG
10 năm
Thật tuyệt vời!!!! Cả bài viết và những bức ảnh!!!!
😃 Bố cục chuẩn đó là không có bố cục nào cả
@nghia3d chính xác nhưng nếu bác chụp ko rõ cái quy tắc 1/3 là bị đám giả + trẻ trâu ném đá tơi tả. giống như bạn học cấp 1 môn vẽ bạn chơi theo phong cách van Gogh thì giáo viên cho bạn dưới điểm trung bình chắc luôn
@nghia3d bố đời[​IMG]
Bài viết của bác rất hay, thích tấm Bãi san hô Cổ Thạch - Ninh Thuận
Có buổi off nào ko bác chủ ơi. Tham gia giao lưu học hỏi 😁
[​IMG]
tóc bạc ghê gớm 😃
Dạo này TT hay đưa bài về mục này nhỉ, rất thích đọc mấy bài này,nhưng hình như chưa gom chủ đề các bài viết lại thì phải, chưa có sự rõ ràng thứ tự khi đưa các bài lên trang 1

Gửi từ K-300P (Bation-P) của Hải quân Việt Nam !
Thanks
[​IMG]
Bài viết hay quá;)
Không cũng là không, (bố cục cũng không)
sắc cũng là không, (không bố cục cũng không)
thế cái gì là không với sắc:eek:
nhiếp ảnh nên đọc bài của bác này, vì bác ấy rất nhiều ảnh đẹp dù chụp bằng điện thoại.
nikonian
ĐẠI BÀNG
10 năm
@kool_boyjuly Diễn đàn là sân chơi chung cho mọi người học hỏi lẫn nhau, mỗi người mỗi vẻ. Không ai hoàn hảo!

Hiểu vậy để biết khiêm tốn học hỏi và không phát biểu thô lỗ bạn ha. Lời ngay xin nói thẳng!
@kool_boyjuly Bản chất của nghệ thuật và cái đẹp là ko có thước đo, cho nên ko thể nói là ai chụp đẹp ai chụp xấu. Khi đưa ra nhận định trên thì bạn nên tìm hiểu sơ qua công việc của các anh, và mục đích đăng hình
Có thể bạn sẽ hiếm gặp những ảnh anh @tuan_lionsg đang tự sướng hay hình ảnh những món ăn sáng, nhưng lại rất dễ bắt gặp những hình ảnh này ở anh @starnt và những thông tin nóng bỏng trong ngày.
@kool_boyjuly Hãy góp ý một cách "tinh tế" nếu bạn có thể chứng tỏ mình đủ bản lĩnh. Nếu không, hãy im lặng... vì: "Khi bạn ném bùn vào người khác. Bạn có thể ném trật và tay bạn chắc chắn sẽ bị bẩn." ;)
mrdat_k1
TÍCH CỰC
10 năm
@kool_boyjuly Đó là quan điểm cá nhân của bác và mình cũng không có ý chỉ trích nó đúng hay sai ở đây. Cái chính là cách bác bày tỏ suy nghĩ của mình theo cách như thế liệu có thái quá lắm chăng ?
Những bài của bác Dr.Thanh viết cũng đầy những thông tin bổ ích nhưng bác lại bảo người ta viết linh tinh. Còn chuyện thẩm mĩ thì mỗi người quan niệm khác nhau, có lẽ đó là xấu với bác nhưng với những người khác thì lại rất đáng để học hỏi. Hoặc là bác chỉ ra được cụ thể những thiếu khuyết của Dr.Thanh, nếu không thì đừng nên phiến diện như vậy. Thân
boybuihn
ĐẠI BÀNG
10 năm
Đồi cát Bầu Trắng - Bình Thuận nhìn như chụp bằng mắt cá nhỉ
Ảnh đẹp quá!!!!!
Ảnh trong bài đẹp, xem có rất nhiều cảm xúc
bài viết quá hay........ nhiều kiến thức bổ ích. cảm ơn a nhiều
Một điều không thể thiếu. Tất cả các bức ảnh sau khi chụp bằng máy ảnh kỹ thuật số hoặc điện thoại đều cần qua Photoshop và các phần mềm chỉnh sửa ảnh để làm nổi bật chỗ cần nổi bật, tăng nét như sony, nâng cao độ tương phản, làm rực rỡ màu sắc... Nếu không có những thao tác trên thì 1 em DSLR nghìn đô và 1 em Compact cho ra kết quả xêm xêm nhau 😁.

P/s: Điều này các bác chuyên nghiệp biết rất rõ (đặc biệt là ảnh cưới) - Còn các bạn nghiệp dư thì "Cố tình không hiểu" -> Không học. Tăng cường đầu tư vào BODY + LENS => Điều này các bác thương gia thích nhất :D
@bisunnut mượn máy chụp thử rùi đem lên lap coi là bit
bác coi wor cup thấy máy chụp dslr của nó ong kính dài cả mét ko
là để zoom day, càng zoom càng rõ cả 50m và chụp nhanh _chống rung , còn compact càng z càng mờ
dslr là hạng siêu nặng nhé
---------

còn chụp gần macro thì k800 i giá 400k cũng ngang lumia 1020 ngang lun dslr
chụp siêu gần thì dien thoai phải có len, còn dslr ko cần

có 1 máy chấp cả dslr là máy tính, photoshop chấp hết
@clickeveryday Theo cách trả lời này thì hình như bác không biết/ cố tình không biết/ giả ngủ đề lừa người khác - giống như chương trình "người bí ẩn" phải không ạh ?!
Chứ thiệt sự là e không hiểu ý bác muốn nói là gì, hay cố tình mang những kiến thức lượm lặt để tỏ ra biết tuốt ạh
- Compact thì thường có 2 loại zoom, 1 cái zoom quang, 1 cái zoom số. Nếu là zoom quang thì zoom bình thường - cũng giống việc xoay xoay vặn vặn để thay đổi tiêu cự của DSLR, còn khi zoom quang hết cỡ thì chuyển qua zoom số (xử lý giống như 1 bức hình mà bác phóng to lên vậy - càng phóng thì càng bể) đó là lý do mà bác bảo là compact càng zoom càng mờ. Nếu chỉ zoom quang thôi thì sẽ không bị mờ nhé.
- Còn cái loại "ống kính dài cả mét" chắc ý bác là ống tele ạh?! chống rung thì không nói tới (IS/VR), còn chụp nhanh?! chụp nhanh hay chậm thì do set up về tốc độ màn trập/ khả năng lấy nét của body.... liên quan gì tới cái lens ạh.
DSLR là hạng siêu nặng ???? cái Canon 100D là DSLR, vậy nó có siêu nặng, ý bác là gì ạh ???
Chụp macro và chụp siêu gần ?! ?! ?! Macro DSLR mà ngang với 1020, k800i thì mấy cái lens macro như EF 100 f2.8 Macro của Canon bán cho ai, khi chỉ cần 400k là chụp "macro" được rồi.
Còn chụp "siêu gần" là chụp ntn ạh. nếu điện thoại phải có lens để chụp thì DSLR không cần lens chỉ cần body không thôi thì cũng chụp được àh (hay ý bác "máy dslr là máy chụp hình có "cái cục bự bự" và có luôn cái ống dài dài gắn vào đó sẵn" nên máy dlsr không cần ống kính cũng chụp được ảnh siêu gần => bác không biết chút xíu gì về DSLR cả.
Còn câu cuối của bác thì e miễn bàn
Sorry các bác vì làm loãng topic, nhưng với những bình luận như vậy thì e nghĩ nên trả lời để khai sáng cho những người nguy hiểm ạh
@clickeveryday Cho e hỏi thêm câu nữa: bác thành thật trả lời dùm em nhé: bác chụp hình/sử dụng/sở hữu máy DSLR chưa ạh
Bác làm photoshop nhiều không ạh ?! bữa nào bác vác cái máy tính đi chụp dùm e vài tấm hình với ;)
Chụp style "teen xóa phông" cho e nha, làm sao để hình căng đét, phông thì xóa mịt mù luôn ạh.
Chắc bác chụp bằng compact/điện thoại rồi về dùng Gaussian Blur để xóa đúng ko ạh. Còn chụp panning thì dùng Motion blur phải ko bác.
Yêu cầu của e là phải rõ từng cọng tóc bay bay trong gió, còn phông thì phải xóa mịt mù ạh:p
@bisunnut mình chỉ mượn vài lan dslr thui nên ko bit nhìu
bác mun xóa phong thì hình càng (12 mpx) lớn càng dễ xóa

tặng bác
[​IMG]
Qá hay...thêm những bài viết cơ bản mà "chất" như thế này nữa đi chủ thớt..😁
những chủ thể thế này thì nên để bố cục thế nào bác chủ thread.có ví dụ nào cho chủ thể mà ở trên cao đầu người thì có cách chụp nào độc đáo ạ?làm sao để có tia flare mịn mà không bị sương mờ do flare?mình kém nhất là khoản bố cục và ý tưởng.điện thoại chụp nét đã khó.lấy cái bố cục đập lại vậy[​IMG] [​IMG]
@ ict
TÍCH CỰC
10 năm
ảnh chụp đẹp thật. m chắc phải học hỏi một chút về nhiếp ảnh mới được
rất cảm ơn chũ tọa 😃

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019