[Nhiếp ảnh CB] Chuyện độ sâu trường ảnh - Dof

tuanlionsg
17/7/2013 5:51Phản hồi: 34
[Nhiếp ảnh CB] Chuyện độ sâu trường ảnh - Dof
Bài viết cơ bản bàn về độ sâu trường ảnh dành cho các bạn mới chơi. Chúng ta đã nghe nhiều lần cụm từ “độ sâu trường ảnh”. Và, chúng ta cũng biết độ sâu trường ảnh là quan trọng trong nhiếp ảnh, thể hiện đặc tính của thiết bị, quyết định nhiều giá trị cho một bức ảnh... Vậy, thất sự độ sâu trường ảnh là gì và ứng dụng thế nào khi chụp.

tinhte_dof_18.jpg

Độ sâu trường ảnh là gì?
Là thuật ngữ được dùng để diễn tả vùng trước và sau tính từ điểm nét của anh. Viết tắt là DOF (Depth of field). Kiểm soát vùng này bằng cách tuỳ chỉnh khẩu độ ống kính.
Chẳng hạn bức ảnh dưới đây được chụp với khẩu độ f/2.8, vùng trước và sau điểm nét là trái chín đỏ bị mờ. Trong khi bức ảnh sau, khép khẩu độ xuống f/20, độ nét của ảnh sâu hơn.

tinhte_dof_1.jpg


tinhte_dof_2.jpg

Bối cảnh và độ dài tiêu cự
Chiều sâu của bối cảnh trong ảnh còn chịu ảnh hưởng của tiêu cự ống kính. Khi bạn thay đổi tiêu cự ống kính từ ống góc rộng đến ống téle với cùng một góc chụp cùng bối cảnh, chiều sâu của ảnh cũng thay đổi. Với mỗi ảnh, người chụp di chuyển vị trí chụp để giữ đúng khung cảnh giữa các tấm ảnh sau. Với ống góc rộng (20mm), cảm giác bối cảnh rộng rãi, các gốc cây cách xa nhau; với ống kính góc hẹp hơn (50mm), cùng khung cảnh, các gốc cây có khoảng cách hẹp hơn, bối cảnh gần hơn; với ống kính hẹp hơn nữa (85mm), các gốc cây như bị nén sát lại với nhau, các băng ghế như gần hơn, hậu cảnh cũng gần lại nổi bật hơn.

tinhte_dof_3.jpg
20mm

tinhte_dof_4.jpg
50mm

tinhte_dof_5.jpg
85mm

Dùng ống kính dài

Quảng cáo


Sử dụng ống kính tele cho phép bạn tách một đối tượng ra khỏi một cảnh nhiều đối tượng lộn xộn, bằng cách mở khẩu độ lớn và lấy nét vào con heo ở giữa chẳng hạn, lập tức nó sẽ nổi rõ như thể tách ra hẳn bối cảnh. Bạn so sánh hai ảnh dưới, khẩu độ f/13 và f/4.

tinhte_dof_6.jpg

tinhte_dof_7.jpg

Như đã nói, ống kính tele rút ngắn khoảng cách giữa các đối tượng, trong trường hợp sau, đối tượng là cây cầu và hòn đảo ở tấm sau như gần sát lại một khoảng cách rất ngắn. Tấm bên trái chụp với tiêu cự 60mm và tấm sau tiêu cự 200mm.

tinhte_dof_8.jpg tinhte_dof_17.jpg


Thay đổi tiêu cự

Quảng cáo


Bức ảnh đám xương rồng và dãy núi. Chụp ở khẩu f/16 và lấy nét vào cảnh vật ở giữa (trung cảnh), ngọn núi (hậu cảnh) và đám cây (tiền cảnh) đều nét gần gần như nhau. Nhưng cũng cảnh đó, lấy nét vào đám xương rồng, khẩu f/4.5, trung cảnh và hậu cảnh dãy núi mờ dần.

tinhte_dof_9.jpg
f/16

tinhte_dof_10.jpg
f/4.5


Crop để tạo cảm giác chiều sâu ảnh
Một bức ảnh phong cảnh, crop bớt hai phần trái và phải, tạo cảm giác bối cảnh có chiều sâu hơn. Tuỳ theo bối cảnh và khung ảnh bạn chụp, có thể sử dụng thủ thuật crop để tạo chiều sâu ảnh theo ý muốn.

tinhte_dof_11.jpg

tinhte_dof_12.jpg


Chúc các bạn vui vẻ.
34 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Chính là mấu chốt để xóa phông phải không bác tuan_lionsg 😃
Vậy DOF sâu là mỏng hay dày vậy bác?
Bác có thể cho vài vì dụ chụp cận cảnh với DOF mỏng và dày đc không?
@netnguyenvsic Mạn phép bác Tuan_lionsg nha😃 dof sâu có nghĩa là khoảng nét dài... tức là dày.
Ví dụ trường hợp chụp cận thật cận như macro, dof mỏng tanh 😃 lấy nét chổ nào thì chổ đó rõ, nhưng nhích xa vài cm thì mờ( mất nét) ngay... giải thích vậy ổn chưa bác?
@netnguyenvsic
cám ơn bài viết của bạn Tuan_lionsg, mình xin mạn phép bổ sung thêm một ít.

Theo minh hieu thì DOF ko liên quan đến mỏng hay dày của bức ảnh. DOF là vùng(khoảng) mà tất cả chi tiết trong đó nét do mắt có thể phân biệt được (Circle of Confusion). vung nay cang lon thi la deep (sau), vung cang nho thi la shallow (can)

Wide angle lens tạo cảm giác bức ảnh sâu do distortion, các khoảng cách giữa 2 chi tiết (trước và sau) bị kéo dãn ra. Nhưng độ sâu này ko phải là DOF. ví dụ nếu bạn chụp ở 12mm, nhưng f2.8 thì vẫn cạn như thường vì chỉ có một khoảng ngắn xung quanh điểm focus trong ảnh nét.

Ngược lại với Wide Angle lens thì telephoto lens nén các khoảng cách giữa 2 chi tiết (trước và sau) lại với nhau, nên tạo cảm giác bức ảnh flat hay là cạn. nhưng cái này cũng ko phải DOF. ví du, bạn chụp ở 85mm, nhưng f22, ảnh chụp ra vẫn là deep DOF vì gàn như tất cả các điểm trong bức ảnh đều nét. tuy nhiên vẫn phụ thuộc vào điểm bạn focus

về xoá phong trước và sau chủ thể hay bokeh liên quan đến DOF. Nếu như DOF cạn (shallow DOF) thì chủ thể sẽ được focus và vùng nét của ảnh chỉ có xung quanh điểm focus đó. những vùng còn lại trước hoặc sau sẽ bị mờ (out of focus).

Trong lanscape, mọi người thường muốn tất cả các điểm trong bức ảnh đều nét, cái này đồng nghĩa với Deep DOF. DOF bị ảnh hưởng bởi 4 yếu tố:
1/ độ mở ống kính (f number)
2/ khoảng cách giữa background và subject
3/ khoảng cách giữa lens và subject
4/ độ dài tiêu cự (focal length).

Tuy nhien neu muon tat ca cac diem trong anh deu net thi diem minh focus rat quan trong, co cach tinh hyperfocal point o trang web dofmaster. cac ban nhap thong tin f va focal length vao, no tinh ra khoang cach can focus.


Mình hiểu như thế, ko biết có sai ko. các bạn góp ý giùm mình.
trungqt1b
ĐẠI BÀNG
11 năm
Ống kính 18-200mm có phải ống tele không mấy pro?
@trungqt1b Theo mình biết thì gọi là ống zoom normal tiếng Anh normal zoom

Zoom để chỉ ống kính đa tiêu cự, có tiêu cự có thể thay đổi được chạy từ gốc rộng hơn đến gốc hẹp hơn.

Ống có 1 tiêu cự gọi là ống fix.

Tele là tiêu cự trên 50 trở lên, ví dụ 70-200, 80-300 là ống zoom tiêu cự dài (tele zoom)

Wide là tiêu cự dưới 50, ví dụ 14-24, 18-35 là ống zoom gốc rộng (wide zoom)

Normal là tiêu cự 50, nhưng nếu ống zoom có tiêu cự trải dài từ dưới 50 đến trên 50 được gọi là zoom tiêu cự thông thường (normal zoom), ví dụ 18-55, 18-135, 18-105.

Có gì sai xót xin được mọi người nhắc nhở.
@viekthoa Mình chỉ xin bổ xung một ý nhỏ đó là còn tùy vào việc gắn lên body nào nữa. Trên fullframe 18mm là wide nhưng gắn lên dx nó trở thành normal do drop factor là 1.5 trên nikon và 1.6 trên canon.
@mtnhan
Nếu bạn đồng ý với những ý trên của mình thì, 18 x 1.6 ~ 28, vần còn là wide 😃, 35 x 1.5 ~ 50 mới normal 😃
@mtnhan Cho mình hỏi nếu mình gắn len85 mm f1.2 lên máy canon dx thì phải nhân1,6 thì thành 135phải không nhỉ. Nếu chụp chân dung mà máy dx thì nên lấy len 50mm 1.2. Hay 85mm f1.2 ?
@duongdeee 50mm trên dx chưa thật sự là chân dung đúng nghĩa, tuy nhiên nếu bạn chụp chân dung toàn thân hoặc bán thân (từ eo trở lên) thì nên lấy 50mm. 85mm thì là qua ngon cho chân dung nhưng hơi hẹp trên dx. Nhưng nếu bạn muốn chụp từ ngực trở lên (vai, và đầu) thì 85mm.
Em có đọc 1 comment thế này
"Về căn bản:
- Khẩu mở càng lớn thì DOF càng mỏng và ngược lại.
- Tiêu cự ống càng lớn thì DOF càng nhỏ và ngược lại.
- Chụp càng gần vật thì DOF càng mỏng và ngược lại." (ở bài :http://camera.tinhte.vn/threads/fullframe-la-gi.27824/)
Có thắc mắc muốn hỏi về gạch đầu dòng thứ 2 :
"tiêu cự ống càng lớn thì DOF càng nhỏ " :
- Em hiểu chữ "nhỏ" = "mỏng" có đúng không ạ ?
- Và như thế là càng zoom nhiều thì DOF càng mỏng ?
@Ngothuydu Độ mờ của background và dof khác nhau hả bạn?
Ngothuydu
ĐẠI BÀNG
11 năm
@mtnhan DOF là khoảng mà trong đó ảnh nét nhất,ngoài khoảng đó ra thì ảnh sẽ bị mờ,như thế này 1:từ máy tới trước điểm lấy nét một tí,(2):từ điểm này đến sau điểm lấy nét một tí 3: từ điểm này đến vô cực, thì (2) là khoảng dof vì thế độ mờ background và dof là khác nhau
@Ngothuydu Ko biết mình có hiểu lầm ý bạn ko nhưng theo bạn nói thì dof là khoảng từ subject đến điểm vẫn còn nét phía sau subject. Ví dụ khoảng nét là 1m truoc subject và 2m sau subject. Thì theo bạn dof là 2m phía sau?
Theo mình nó là 3m

Bỏ qua câu hỏi trên
Nhưng nếu background (ví dụ là cành hoa phía sau) và subject đủ gần để lọt vào vùng dof thì sao? Lúc này bạn gọi background( hoa phía sau) đó là gì?

Minh cung ko he noi dof va background la mot. Minh chi noi khoang cach giua background va subject and huong den dof. Ảnh hưởng ở đây ko phải là làm ngắn hay tăng độ dài của dof mà là cái bạn thấy trong dof.

Có lẽ mình hiểu ý bạn là 2m của dof vẫn là 2m cho dù background ở gần hay xa. Điều này đúng, nhưng khi bạn nói shallow dof hay deep dof thì bạn dựa vào gi? Ko phải dựa vào số lượng chi tiết nét hay số lượng chi tiết nằm trong vùng dof. Bạn dựa vào mắt nhìn hay bạn dựa vào độ dài 2m của dof. Cho nên nếu background quá gần nó sẽ lọt vào dof luôn lúc đó bạn gọi là deep dof. Ngc lại nếu background bị mờ và chỉ có subject nét ko phải bạn gọi là shallow dof sao.

Nói chung cách gọi ko quan trọng gi. Mình chỉ muốn nói là vị trí của background đối với subject quyết định cái mà bạn nhìn thấy trong vùng dof tấm hình.
@mtnhan Ảnh hưởng gì đâu nhỉ, xa hay gần thì dof vẫn là dof. khoảng cách này đủ xa thì background k lọt vào dof thì background bị mờ thôi.

Sent from my GT-S7562 using Tinhte.vn mobile app
Ban
Bạn dung lens gi vây? Nikon hay canon? Macro lens hả?

Tiêu cự ko ảnh hưởng đến focus. Nhưng sharp hay ko thì có ảnh huong.

Nhưng cũng có khi bạn chọn f nhỏ quá, vùng dof quá cạn hay nhỏ nên ko bao hết cái bạn muốn chụp. Nhưng f3.5 thì đâu quá nhỏ. F2.8 cũng ok.
Ngothuydu
ĐẠI BÀNG
11 năm
Với ví dụ bạn nêu ở trên về 1m hay 2m gì đó dĩ niên cái dof của nó là 3m rồi,còn nói về khái niệm thì DOF là một khái niệm cụ thể mang tính khoa học(vì có tính toán,mỗi một tiêu cự,độ mở ống kính,khoảng cách lens và chủ thể sẽ có một dof khác nhau) còn khái niệm về background mang tính trừu tượng mơ hồ,mỗi người có một cách nhìn khác nhau về background.
Nhưng Dof thì không bị phụ thuộc bởi khoảng cách subject và background vì cùng một vị trí chụp cùng độ mở ống kính cùng tiêu cự thì bạn có dời cái background(ví dụ là tấm phông hay cái cây....) thì dof của tấm hình đó là không hề thay đổi, nó chỉ thay đổi độ mờ của background mà thôi
@Ngothuydu Bạn quên rằng dof là dựa trên sharpness. Cho nên sharpness là thế nào là một vấn đề. Nó dc quyết định dựa trên cái bạn nhìn và nó cũng ko hề trừu tượng như bạn nghĩ.

Nếu bạn để ý khi tính dof. Trong công thức tính sẽ có một cái gọi là circle of confusion (cof). Đây chính là thước đo sharpness. Trong dk bình thuòng, mắt người có thể phân biệt dc một vật có đuồng kính 1/6 inch. Để 2 vật có đường kính như thế gần nhau bạn sẽ phân biệt dc, nhưng nếu dk nhỏ hơn bạn sẽ thấy mờ hoạc thậm chí 2 thành 1. Nhưng khi ảnh được bắt bởi sensor, kích thước sensor ảnh hưởng đến cof. Nên nếu để ý bạn thấy cof của dx thường là 0.02. Fullframe là 0.03. Thậm chí khi bạn in ảnh ra cof sẽ thay đổi do kích thước in. vì vậy bạn sẽ thấy sharpness thay đổi.

Cho nên dof sẽ thay đổi theo cái bạn nhìn chứ nó ko fix trên 3 cái thông số( f, focal length, distance) mà bạn nhập vào. Do khi tính dof ngta thuong cho bạn cái cof rồi khi bạn chon camera. Đó chính là bạn chon cof.

Vì thế khi nói đến dof bạn phải nói đến cái bạn nhìn subjet.

Ví dụ đoen giản, khi bạn phong to thu nho hay in với kích khác nhau cùng độ phân giải, bạn sẽ thấy sư khác biệt của sharpness. Có phải lúc đó dof thay đổi ko?
Ngothuydu
ĐẠI BÀNG
11 năm
Bạn phân tích rất đúng nhưng vấn đề muốn nói ở đây là dof vẫn không ảnh hưởng bởi background ví dụ như khi bạn chụp đặc tả khuôn mặt hay tấm hình nào đó mà chủ thể chiếm toàn bộ khung hình thì rõ ràng background không tồn tại nhưng dof vẫn có
P/s nếu xét kĩ về lý thuyết thì chính xác nhất dof chỉ là một mặt phẳng đi qua tiêu điểm và vuông góc với trục thấu kính của lens....nhưng điều này không quan trọng, với nhu cầu thông thường thì mình nghĩ lấy giá trị cof như bạn nói ở trên (dx là 0.02 ff là 0.03 hay các công thức tính dof trên các trang web)là quá đủ
các pro cho newbie hỏi cái
về khẩu độ lúc chụp thì cần theo lens hay cái đó mình có thể tùy chọn riêng đc
mình thấy lens mấy lens có f3.5(4)-5.6 mà vẫn có thể chụp đc ở khẩu >5.6

khi mình muốn chụp ở khẩu > hơn thì máy nó hiện lên dòng như này
.....Communications between the camera anhd lens is faulty.
clean the lens contacts.

IMG_0513.JPG
Mình ko rox khi bạn nói khẩu lớn hơn 5.6 là ý nói độ mở (khẩu, aperture) hay là f. F3.5-5.6 là f nhỏ nhất bạn có thể set tương ứng với focal length nhỏ nhata và lớn nhất.

Khẩu độ lúc chụp là do bạn set trong khoảng mà lens và camera cho phép.

Ví dụ lens 18-200mm f3.5-5.6. Tại 18mm f nhỏ nhất( độ mở lớn nhất) mà bạn có thể set là 3.5. Tại 200mm f nhỏ nhất( độ mở lớn nhất mà bạn có thể set là 5.6). Ỏ Giữa 18-200, độ mở lớn nhất chạy từ 3.5-5.6. Bạn càng tăng focal length thì độ mở lớn nhất sẽ nhỏ lại.

Còn về f lớn nhất hay độ mở nhỏ nhất của lens thì bạn phải xem specification đi kèm, cái nayf ko ghi trên lens. Tuy nhiên thông thuòng lad f22 hoặc f32. Một số có thể là f16. Nhưng phổ boến nhất là f22.

Về error bạn gặp mình ko chắc lắm. Có phai lens của bạn có button để set f lớn nhất ko? Cái này một số lens có, nhưng nếu bạn set nhỏ hơn f22 thì ko hoạt động đc. Bạn xem lại. Cái này lens mới hình như ko bị.
cảm ơn bạn.
mình đang dùng canon 7D+ tam 18-55 +canon 17-85 nhưng vẫn tương tự cái errỏ vậy.
mình thấy trên 17-85 người ta vẫn chụp đc f8 or f11,nhưng khi mình test trên máy vẫn ko đc
hay dòng máy nó vậy
@noreply136 bạn dùng canon 7D mà newbie gì chứ, quá pro còn gì. bạn mượn lens khác test thử xem sao hoặc test lens của bạn trên body khác xem.
😃
Cho em hỏi chút, e ra cửa hàng cầm con Canon kiss X7 với ống kit 18-55 ngắm chụp thử thì thấy chế độ DOF hiện thị rõ trên khung ngắm, vùng nét và vùng mờ nhìn thấy luôn. Về nhà thử con Canon 60D ống EF 50 f1.8 ngắm chụp mà không thấy chế độ DOF khi mình ngắm nhỉ? E để f1.8 luôn. Chỉ khi chụp xong xem lại ảnh trên LCD mới biết! E cũng mới chơi máy ảnh mong các bác chỉ giáo.
Các tác phẩm macro và chân dung thường đòi hỏi sự hoàn hảo trong bố cục hậu cảnh. Hậu cảnh quá lộn xộn làm giảm độ tập trung của ảnh vào đối tượng chính và gây mất hiệu quả "xóa phông" trên ống kính. Cần kiểm soát tốt độ sâu trường ảnh để tránh bị out nét hay thu được một mớ lổn nhổn đằng sau như trên các máy compact cảm biến nhỏ.
nadbestvn
TÍCH CỰC
9 năm
Tại đây bạn có thể chọn loại máy mình dùng, chọn các thông sô như tiêu cự, khẩu độ, khoảng cách từ máy đến chủ thể, đơn vị đo chiều dài để xem kết quả tính toán về độ sâu trường ảnh bên dưới. Công cụ này kết hợp với kinh nghiệm sử dụng thực tế sẽ giúp bạn đưa ra được những thiết lập về thông số chụp ảnh phù hợp nhất với nhu cầu bản thân.
caochau199
ĐẠI BÀNG
7 năm
camera smartphone và máy ảnh khác biệt nhau chủ yếu ở cái này
quả gì ngon vậy nhỉ
Lan Ha
ĐẠI BÀNG
6 năm
Quá tuyệt vời ạ
moonsterc346
ĐẠI BÀNG
6 năm
hay đấy chứ nhỉ

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019