Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Nhiếp ảnh cơ bản: Bố cục

Vit
18/5/2006 12:26Phản hồi: 97
Nhiếp ảnh cơ bản: Bố cục
Nếu như vẽ tranh là hoạ sỹ đưa dần vào khung toan trắng những nét cọ để tạo ra nội dung và bố cục của nó thì trong nhiếp ảnh, người ta làm công việc ngược lại. Trong bố cục ảnh, có 6 chuẩn mực để bạn dựa vào, nhưng để các tấm ảnh có hồn, thu hút và tránh nhàm chán rất cần tới sự vận dụng linh hoạt.

Bố cục ảnh so sánh kích thước (toà nhà với ôtô).

Cả hội hoạ và nhiếp ảnh đều là nghệ thuật truyền tải thông tin thị giác và chịu sự chi phối của những nguyên lý căn bản về cảm nhận thực thể bằng ánh sáng. Nhưng nếu hội hoạ là nghệ thuật tổng hợp thì nhiếp ảnh là kỹ thuật phân tích. Khi vẽ tranh, hoạ sỹ đưa dần vào khung toan trắng những nét cọ để tạo ra nội dung và bố cục của nó. Nhưng trong nhiếp ảnh, người ta làm công việc ngược lại…

Với bối cảnh thực có sẵn nội dung và bố cục, tay máy phải thay đổi góc nhìn, sử dụng ống kính wide hay tele, xoay trở khuôn hình để chọn lọc những yếu tố xây dựng lên bức ảnh. Tuy nhiên, dù là thêm vào hay bớt đi các mảng khối trong khuôn hình, cả hội hoạ và nhiếp ảnh đều hướng tới cách xếp đặt hiệu quả nhất để thể hiện nội dung các tác phẩm. Trong kết quả cuối cùng, ở mức độ nào đó, cả tranh vẽ và ảnh chụp đều được đánh giá bởi một chuẩn mực về bố cục.

Khi đánh giá một bức ảnh, người ta xem xét nó trên những yếu tố căn bản về nội dung, màu sắc, trạng thái và hiệu ứng quang học. Nếu bố cục được nhấn mạnh trong khi các yếu tố khác bị khoả mờ, bản thân nó có thể là chủ đề của nhiếp ảnh.


Hầu hết các yếu tố căn bản này giúp truyền tải thông tin thị giác như điểm và đường nét, hình dạng, màu sắc, chất liệu bề mặt và độ tương phản đều liên quan đến bố cục bức ảnh. Người chụp ảnh dựa trên những nguyên tắc này để phát triển kỹ năng sắp xếp các đối tượng trong khuôn hình.

Tiết tấu tạo bởi hiệu ứng quang học.

1 - Tìm ra tiết tấu hay mô thức xếp đặt trong bối cảnh

Đó là kỹ thuật rút ra logic về vị trí, sự xếp đặt các vật thể trong khuôn hình, chọn được góc đặt máy tốt nhất phản ánh tiết tất và mô thức trên các vật thể. Kỹ thuật này rất phổ dụng đối với ảnh kiến trúc, giao thông, dây chuyền sản xuất… Việc phát hiện logic xếp đặt trong một bối cảnh lớn phụ thuộc rất nhiều vào khả năng quan sát và xâu chuỗi của tay máy. Tuy nhiên, việc lạm dụng tiết tấu, thiếu suy ngẫm và phân tích sẽ dẫn đến những bức ảnh dập khuôn nhàm chán. Việc áp dụng hiệu quả bố cục này phải đi liền với các hiệu ứng ánh sáng, tạo bóng và góc đặt máy khác thường.

Ví dụ, một hàng cột tròn đều tăm tắp và sáng rõ trong nắng trưa sẽ không thể đẹp bằng bức ảnh chúng đứng trong ánh sáng xiên thấp hơi lệch phương ống kính. Nhờ nắng tạt ngang, bóng cột sẽ đổ dài tạo một hàng cột nữa nằm dưới đất, thân của chúng sẽ được “vê” tròn lẳn vì hiệu ứng chuyển sáng tối. Nếu đặt máy thật thấp dưới chân hàng cột với ống kính góc rộng, đầu của chúng sẽ sẽ chạm vào nhau và lao vút lên trời, rất thú vị. Nhiều khi các tiết tấu lại xuất hiện cùng hiệu ứng quang học và chỉ tác động vào ống kính ở một góc nhìn nhất định, vấn đề là phải tìm tòi và sáng tạo.

Phản ánh chiều sâu không gian.

2 -Thể hiện được kích cỡ vật thể hoặc khoảng cách


Kỹ thuật này giúp người xem ảnh hình dung kích thước của vật thể trong khuôn hình. Sử dụng tốt phép so sánh chênh lệch về kích thước có thể nêu bật được độ lớn của đối tượng trong bức ảnh.

Quảng cáo



Ví dụ, nếu muốn minh hoạ độ lớn của một con voi nên đặt chú sáo bé như hạt gạo trên lưng nó. Ngược lại, khi chụp macro một bông hoa nhỏ, người ta nhấn mạnh mức phóng đại của bức ảnh bằng một chú kiến vàng lớn như con ong chúa. Vật thể làm mẫu so sánh nên thuộc loại hình ảnh quen thuộc, dễ hình dung kích thước như con người, ôtô, que diêm, cái bút… Có thể dễ dàng nhận thấy hiệu quả của thủ pháp so sánh khi xem những thước phim hoạt hình kinh điển về người khổng lồ, tí hon. Tay máy khi đứng trước bối cảnh hoành tráng hay vật thể quá lớn, anh ta dễ bị ngợp tới mức quên mất là cần một vật thể so sánh. Kết quả là bức ảnh sẽ còn cảm xúc mà anh ta đã trải nghiệm, mọi thứ sẽ chỉ giống như cảnh trên bàn hay những món đồ chơi của trẻ con.

Điểm nhấn màu.

3 - Tạo sức hút cho điểm nhấn của bức ảnh

Vùng trọng tâm hay điểm nhấn của bức ảnh được thể hiện bằng kỹ thuật tạo độ tương phản, hay đường dẫn hướng. Theo nguyên lý thị giác thì điểm tương phản nhất trong khuôn hình sẽ thu hút thị giác, vùng xẫm sẽ nặng và hút mắt hơn khoảng n*** trắng. Mặt khác, ánh mắt người xem cũng sẽ di chuyển theo hướng chiếu của tia sáng trong khuôn hình, tức là đi từ chỗ nhạt nhất đến chỗ đậm nhất. Những đường cong, nét chéo kết thúc tại điểm nhấn sẽ dẫn ánh mắt người xem đến đó. Tuy nhiên, chúng cũng có thể gây hậu quả phân tán và khó hiểu nếu chỉ lệch hướng tới chủ đề chính.

Trong bố cục cổ điển, điểm mạnh của bức ảnh thường được đặt ở toạ độ giao nhau của đường 1/3 dọc và 1/3 ngang bức ảnh (gần 4 góc khuôn hình). Cách sắp xếp này đặc biệt phù hợp với cỡ phim 35 mm. Nhiếp ảnh hiện đại không bị lệ thuộc vào những công thức cổ điển. Thậm chí, những tay máy cách tân còn cố tính đặt chủ đề vào những vị trí oái oăm và điều đó lại gây sự chú ý và ấn tượng về bức ảnh. Thực ra, những tay máy này phải rất hiểu về Tỷ Lệ Vàng để có thể làm điều ngược lại và tạo nên hiệu quả thú vị. Giá trị cao nhất mà nhiếp ảnh hiện đại nhắm tới không hoàn toàn là cái đẹp, mà là cảm xúc và ấn tượng.

Bố cục đường dẫn.

Quảng cáo



4 - Đặc tính về cân bằng và trạng thái

Sự cân bằng trong bức ảnh sẽ quyết định trạng thái tĩnh hoặc động của nó. Nếu thủ pháp sử dụng đường chân trời nằm ngang chính giữa bức ảnh nhằm tạo nên cảm xúc tĩnh lặng, thì khi đặt nghiêng, đưa lên cao hay hạ xuống thấp sẽ cho hiệu quả động. Bức ảnh nhiều trời ít đất thì tạo cảm xúc nhẹ nhõm thanh cao. Còn khi đảo tỷ lệ này, những hiệu quả sẽ ngược lại. Mắt người xem có một đặc tính là bị thu hút theo hướng chuyển động của chủ đề. Do vậy, trong bố cục cổ điển các chuyển động phải hướng vào trong bức ảnh. Nhưng các nhiếp ảnh gia hiện đại lại không muốn người xem thấy ngay mọi thứ, họ đòi hỏi sự quan sát và suy ngẫm về thông điệp của bức ảnh, nên họ có thể không tuân thủ quy tắc này.

Sự cân bằng cũng bị chi phối bởi màu sắc, một chấm vàng tươi bên phải sẽ nặng bằng cả một mảng nhạt trắng. Cách lấy một diện tích nhỏ có sức hút mạnh để tạo ra sự cân bằng với một mảng lớn nhẹ nhõm hơn sẽ tạo ra trạng thái cân bằng động - một bố cục khá phổ biến trong nhiếp ảnh.



5 - Chụm vào tản ra

Việc sử dụng hình tròn hay những đường cong kín tạo nên sức hút khá mạnh và gây hiệu ứng hợp nhất - phương pháp thể hiện tốt những hiện thực đơn lẻ như bông hoa, mạng nhện… Khi được sử dụng hợp lý, bố cục này sẽ hướng sự chú ý vào giữa tâm của nó. Mục tiêu hợp nhất vào điểm mạnh còn có thể được thực hiện bởi nhiều đường dẫn hướng tới đối tượng chính (ví dụ: nút giao thông). Không cần phải là những nét dẫn thực thể, ánh mắt tập trung của các sinh vật trong khuôn hình cũng sẽ định hướng sự quan sát của người xem ảnh.

Thủ pháp bố cục phân tán thường được dùng để diễn giải những nội dung trừu tượng như: giận dỗi, làm ngơ, đa dạng, hỗn loạn… Đi liền với kỹ thuật này là ống kính góc rộng, bao quát nhiều cụm đối tượng mạnh tương đương. Ví dụ, bức hình chụp từ trên xuống một trung tâm giao dịch chứng khoán, hay một cái chợ ngoài trời đông đúc.

Tận dụng nét lượn chữ S.

6 - Phản ánh chiều sâu không gian

Là một thủ pháp rất hiệu quả để khắc phụ bản chất phẳng dẹt của bức ảnh. Một bố cục khéo léo có thể làm khuôn hình trở nên sâu hút, cũng có thể khiến chủ đề nổi bật hình khối trên một bối cảnh mờ nhoà. Nhiều khi một bức ảnh nét suốt từ cận cảnh tới vô cự không tạo cảm giác sâu bằng bức macro nét cạn, chính phần vật thể bị mờ lại tạo cảm giác về hình khối và chiều sâu không gian. Một bức ảnh bố cục tốt có thể bao gồm nhiều lớn không gian với các tone màu và cường độ chiếu sáng khác nhau. Kỹ thuật phổ biến là sử dụng cận cảnh làm khuôn hình, nhưng nếu không tìm được những mẫu khung đặc biệt thú vị thì bức ảnh khó mà thoát ra khỏi sự nhàm chán.

đọc trên sohoa (Theo Nghe Nhìn), có sắp xếp lại

Những nguyên tắc bố cục cổ điển (Tỷ Lệ Vàng):

- Đường chân trời ở 1/3 hoặc 2/3 chiều cao bức ảnh.
- Mỗi khuôn hình chỉ có một điểm mạnh, điểm này không đặt giữa ảnh mà phải ở toạ độ 1/3 rộng x 1/3 cao.
- Hướng ánh mắt người xem từ ngoài vào trong bức ảnh.
- Tận dụng nét lượn chữ S nếu có trong bối cảnh.
97 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Ai trong chúng ta cũng đều thích cái đẹp và hơn thế nữa chúng ta đều muốn mình tạo ra cái đẹp. Và một tác phẩm ưng ý, một tác phẩm đẹp là ước muốn không chỉ của các nhiếp ảnh gia mà của mọi người khi cầm máy ảnh để chụp ảnh.

Để trở thành một nhiếp ảnh gia với các bức ảnh để đời quả lá khó, nhưng để có được những bức ảnh đẹp thì cũng không khó lắm nếu ta nắm được các nguyên tắc nhiếp ảnh cơ bản nhất.

Xin giới thiệu với các bạn bố cục cơ bản trong nhiếp ảnh. Các nhiếp ảnh gia, nhà báo... trước khi có những tấm ảnh đẹp, để đời thì chắc chắn trong đầu họ cái bố cụ này đã nằm sẵn từ lúc nào.

Mời bác bạn xem tấm hình sau:





Quan sát hình trên ta thấy:
Hai dòng kẻ dọc và ngang chia hình thành 3 phần bằng nhau và gặp nhau tại 4 điểm.
Trong nhiếp ảnh ta gọi 4 đường đó là 4 đường mạnh và 4 điểm đó là 4 điểm mạnh. Hai đường nằm ngang còn gọi là hai đường chân trời.
Trong khi chụp hình người chụp phải cố gắng đưa chủ đề cần chụp vào gần hoặc trùng các đường mạnh, điểm mạnh trên.
Đây là bố cục căn bản nhất, bất cứ người chụp ảnh nào cũng cần phải ghi nhớ trong đầu để mỗi khi nhìn, ngắm chụp đều lôi ra để áp dụng.
Và dĩ nhiên là trong cả hội họa, điện ảnh, kiến trúc thì đây cũng là bố cục cơ bản nhất.

ví dụ:


Ngoài ra ta còn gọi hai đường ngang là hai đường chân trời. Khi chụp ảnh phong cảnh có đường chân trời thì ta đặt đường chân trời nằm gần hoặc ngay tại hai đường trên tùy ý đồ thể hiện của ta.
Ví dụ: Khi muốn thể hiện sự bao la của bầu trời, thì ta chọn đường dưới là đường chân trời.


Thêm cùng bác Cuhiep:
Bố cục trong nhiếp ảnh cũng giống như trong hội họa và kiến trúc theo các nguyên tắc bố cục cổ điển -Tỷ lệ vàng -như minh họa của Cuhiep:
1.Đường chân trời ( đường tầm mắt) ở 1/3 hoặc 2/3 chiều cao bức ảnh.
2.Mỗi khuôn hình chỉ có một điểm mạnh (điểm nhấn, chủ thể).
3. Điểm mạnh này không đặt giữa ảnh mà phải ở toạ độ 1/3 rộng x 1/3 cao trong khuôn hình.
4.Hướng ánh mắt người xem từ ngoài vào trong bức ảnh
5.Tận dụng nét lượn chữ S trong bối cảnh (nếu có)
(4-5: áp dụng luật xa gần nhằm tăng chiều sâu của bức ảnh).
1 bức ảnh là gì? Đó là 1 câu chuyện bạn muốn kể lại cùng những người xem ảnh. Vậy câu chuyện là gì? Là 1 lọat các câu liên kết với nhau. Ảnh cũng vậy. để tạo 1 bức ảnh, bạn không chỉ đơn thuần đưa máy lên chụp để có cái gì đó trong ảnh. Mà ấn tượng đầu tiên của người xem ảnh sẽ là sự cân bằng trong bố cục của ảnh.

Để tăng khả năng diễn đạt của bức ảnh, bạn có thể áp dụng các nguyên tắc bố cục ảnh trong quá trình chụp hoặc trong quá trình xử lý.
Có 3 nguyên tắc chính trong bố cục ảnh.

  • Nguyên tắc 1/3: đã được nêu trong các bài viết trước
  • Nguyên tắc tỉ lệ vàng
  • Nguyên tắc đường chéo

Nguyên tắc tỉ lệ vàng (Golden Section rule)

Qua quan sát, người ta phát hiện ra rằng trong có 1 số điểm trong 1 bố cục ảnh thu hút sự tập trung của người xem ảnh hơn so với những điểm khác. Tương tự như vậy, rất nhiều vật trong tự nhiên cũng như vật do con người tạo ra theo 1 tỉ lệ nhất định tạo cho người xem cảm giác dễ chịu, thoải mái. Leonardo Da Vinci đã nghiên cứu rất kỹ nguyên tắc tạo nên sự hài hòa và đẹp và đặt tên cho nó là Tỉ Lệ Vàng. Thật ra từ trước khi Leonardo đưa ra khái niệm Tỷ lệ vàng này, người Babylon, Ai cập và Hy lạp cổ đã áp dụng con số này rất phổ biến trong các công trình kiến trúc hoặc các tác phẩm nghệ thuật (bạn có thể xem thêm tác phầm Da Vinci Code của Dan Brown để xem cách kiến giải của ông về vấn đề này – ND)

Để cảm nhận cụ thể hơn về những điểm đặc biệt theo nguyên tắc bố cục của Tỷ lệ vàng, hãy tưởng tượng 1 bức ảnh được chia thành 9 phần không đều nhau bằng 4 đường thằng. Mỗi đường được vẽ sao cho tỷ lệ giữa chiều rộng của phần diện tích nhỏ hơn của bức ảnh và chiều rộng của phần có diện tích lớn hơn bằng đúng tỷ lệ giữa chiều rộng của phần có diện tích lớn hơn và chiều rộng của cả bức ảnh. 4 giao điểm của 4 đường thẳng nói trên được gọi là 4 điểm vàng của bức ảnh.




Nguyên tắc đường chéo


Mỗi cạnh của 1 bức ảnh đều được chia làm 2 phần đều nhau và mỗi phần nhỏ lại tiếp tục được chia thành 3 phần đều nhau. Làm tương tự cho cạnh kế bên, ta sẽ nối điểm mốc trên để tạo thành 1 khung dọc theo đừơng chéo của khung ảnh. Theo nguyên tắc bố cục này, các thành phần quan trọng của bức ảnh nên được đặt trong khung vừa được xác định ở trên để tạo sự chú ý tốt nhất của người xem ảnh.





Những thành phần dạng đường thẳng như con đường, dòng nước, hàng rào khi đặt theo đường chéo sẽ tạo cho bức ảnh tính động (dynamic) cao hơn nhiều so với khii đặt chúng theo chiều ngang.





(Sưu tầm và lược dịch)
anh Bình lại khiêm tốn rồi,anh post vài tấm hình lên ví dụ xóa mù cho em với 😁
@sheva: nếu là DSLR anh có thể dùng hệ thống các điểm focus.

còn với dùng máy compact và ngắm qua màn hình LCD thì, nếu em nhớ không lầm, rất nhiều dòng máy có chế độ hiển thị LCD với các đường và điểm mạnh như trên. anh bấm nút display vài cái xem sao 😁
Bai viết ngắn gọn dễ hiểu! Cám ơn bác nhìu nhé!!!!
fallingstar
ĐẠI BÀNG
16 năm
Hoặc có thể tìm mục show grid line :p
Hay quá! các bác tiếp đi ạ, hướng dẫn kèm hình như thế này rất trực quan đấy ạ
cảm ơn bài viết của bác ah, vào box này thấy hữu ích quá
Rất hay!Cảm ơn bác chủ topic đã post lên cho anh em tham khảo và học hỏi thêm nhé!😁:D:D:D
doanhkhoi
TÍCH CỰC
15 năm
Bài viết hay quá, từ trước đến giờ chụp bằng compact cứ thấy cái gì đẹp đẹp là đè nó ra cho dzô giữa hết :laugh8kb: giờ mới biết đi dọc đường biên sẽ tuyệt hơn :biggrin9gp:
bài viết rất hay,có thêm kinh nghiệm chụp hình rồi hihi
Các nguyên tắc bố cục khác cho ảnh

1 bức ảnh là gì? Đó là 1 câu chuyện bạn muốn kể lại cùng những người xem ảnh. Vậy câu chuyện là gì? Là 1 lọat các câu liên kết với nhau. Ảnh cũng vậy. để tạo 1 bức ảnh, bạn không chỉ đơn thuần đưa máy lên chụp để có cái gì đó trong ảnh. Mà ấn tượng đầu tiên của người xem ảnh sẽ là sự cân bằng trong bố cục của ảnh.

Để tăng khả năng diễn đạt của bức ảnh, bạn có thể áp dụng các nguyên tắc bố cục ảnh trong quá trình chụp hoặc trong quá trình xử lý.
Có 3 nguyên tắc chính trong bố cục ảnh.

  • Nguyên tắc 1/3: đã được nêu trong các bài viết trước
  • Nguyên tắc tỉ lệ vàng
  • Nguyên tắc đường chéo

Nguyên tắc tỉ lệ vàng (Golden Section rule)

Qua quan sát, người ta phát hiện ra rằng trong có 1 số điểm trong 1 bố cục ảnh thu hút sự tập trung của người xem ảnh hơn so với những điểm khác. Tương tự như vậy, rất nhiều vật trong tự nhiên cũng như vật do con người tạo ra theo 1 tỉ lệ nhất định tạo cho người xem cảm giác dễ chịu, thoải mái. Leonardo Da Vinci đã nghiên cứu rất kỹ nguyên tắc tạo nên sự hài hòa và đẹp và đặt tên cho nó là Tỉ Lệ Vàng. Thật ra từ trước khi Leonardo đưa ra khái niệm Tỷ lệ vàng này, người Babylon, Ai cập và Hy lạp cổ đã áp dụng con số này rất phổ biến trong các công trình kiến trúc hoặc các tác phẩm nghệ thuật (bạn có thể xem thêm tác phầm Da Vinci Code của Dan Brown để xem cách kiến giải của ông về vấn đề này – ND)

Để cảm nhận cụ thể hơn về những điểm đặc biệt theo nguyên tắc bố cục của Tỷ lệ vàng, hãy tưởng tượng 1 bức ảnh được chia thành 9 phần không đều nhau bằng 4 đường thằng. Mỗi đường được vẽ sao cho tỷ lệ giữa chiều rộng của phần diện tích nhỏ hơn của bức ảnh và chiều rộng của phần có diện tích lớn hơn bằng đúng tỷ lệ giữa chiều rộng của phần có diện tích lớn hơn và chiều rộng của cả bức ảnh. 4 giao điểm của 4 đường thẳng nói trên được gọi là 4 điểm vàng của bức ảnh.




Nguyên tắc đường chéo


Mỗi cạnh của 1 bức ảnh đều được chia làm 2 phần đều nhau và mỗi phần nhỏ lại tiếp tục được chia thành 3 phần đều nhau. Làm tương tự cho cạnh kế bên, ta sẽ nối điểm mốc trên để tạo thành 1 khung dọc theo đừơng chéo của khung ảnh. Theo nguyên tắc bố cục này, các thành phần quan trọng của bức ảnh nên được đặt trong khung vừa được xác định ở trên để tạo sự chú ý tốt nhất của người xem ảnh.





Những thành phần dạng đường thẳng như con đường, dòng nước, hàng rào khi đặt theo đường chéo sẽ tạo cho bức ảnh tính động (dynamic) cao hơn nhiều so với khii đặt chúng theo chiều ngang.





(Sưu tầm và lược dịch)
Bài viết hữu ích cho a e mới tập tễnh vào nghề hihi, thanks các bác đã góp ý ...
Viết tiếp đi các bác, đang thích thú về cách đưa chuyện của các bác đây
hay quá cám ơn các bác đã chỉ giáo.
Bổ sung thêm vài ý nhỏ
Chụp từ trên xuống: thể hiện sự thanh bình, dịu dàng,nhỏ nhắn...
Chụp từ dưới lên : thể hiện sự mạnh mẽ, uy nghi, cao cả...
Đường chân trời phải thẳng ngang tấm hình, không được nghiêng lệch trừ trường hợp cố ý phá bố cục, ví dụ như chụp cảnh con thuyền đang trong bão tố để nhấn mạnh sự sóng gió.
cám ơn bạn,tiếp đi,cho anh em newbe có dịp học hỏi

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019