Nhiếp ảnh là gì? Máy ảnh lừa dối hay con mắt người là kẻ nói dối?

tuanlionsg
3/2/2017 6:38Phản hồi: 39
Nhiếp ảnh là gì? Máy ảnh lừa dối hay con mắt người là kẻ nói dối?
Mấy ngày tết, luẩn quẩn nghĩ nhiều về nhiếp ảnh tư liệu, đường phố... về hiện thực của một kinh nghiệm và hình ảnh của sự ảo tưởng, bỗng dưng tự hỏi lại bản thân nhiếp ảnh là cái gì? Mới đây mình có trao đổi với anh em về thị giác con người & hình ảnh của máy ảnh, ta thấy chúng khác nhau thế nào thì nhiếp ảnh cũng khác với mọi hình thức tạo hình và các bức ảnh cũng khác với thế giới thực đã tạo ra chúng như vậy. Ai cũng biết nhiếp ảnh phụ thuộc vào ánh sáng cả! Cái từ "photography" do ông John Herschel (Anh) dùng lần đầu năm 1839 theo gốc Latin cũng có nghĩa là "vẽ bằng ánh sáng".

henri bresson-camera.tinhte.vn-.jpg
Valencia, Spain, 1933, Henri Cartier Bresson​

1. Nhiếp ảnh là gì?


Ta hay nói nhiếp ảnh là "vẽ bằng ánh sáng". Ánh sáng "vẽ" bằng cách biến đổi một số yếu tố nào đó của các vật liệu nhạy cảm với ánh sáng (sensor / film). Chính ánh sáng tác động vật lý để tạo hoặc tái tạo hình ảnh. Nên hai yếu tố: ánh sáng & cái sensor / film cảm quang tác động đến đặc tính của nhiếp ảnh.

Đặc tính của nhiếp ảnh là:

  • Sắc độ liên tục. Đó là khả năng ghi nhận những thay đổi từ nhạt đến đậm, từ trắng qua đen, mà không để lộ ra những bước chuyển tiếp. Nó tạo ra vô hạn giá trị sắc độ xám nhờ phản ứng với ánh sáng. Trừ video ra thì không có phương tiện tạo hình nào có thể so sánh được với nhiếp ảnh ở phương diện này.
  • Chi tiết tối đa. Hình ảnh từ máy ảnh được tạo qua ống kính, thu gom và hội tụ các tia sáng, tạo ra hình ảnh chi tiết, giúp chuyển tải "lượng thông tin" hình ảnh cho người xem.
  • Khả năng sao chép vô hạn. Đó là đặc tính quan trọng quan trọng trong truyền tải thông tin và có thể làm biến đổi văn hoá, lưu trữ.

CySRBDzXAAMUdoh.jpg-large.jpg

2. Nhiếp ảnh bắt nguồn từ hiện thực


Chỉ cần xem qua các bức ảnh chụp, chúng ta "có thể tin" rằng nhiếp ảnh bắt nguồn từ hiện thực. Mức độ "giống thực" đó cho phép ta dùng hình ảnh để thay thế cho chính vật thể ngoài thực. Đó chính là nguyên nhân chính để chúng ta chụp ảnh, trừ phi người chụp cố tình hoặc do không biết mà dàn dựng hay sắp xếp phi lý với hiện thực.

Chúng ta thống nhất với nhau rằng: khi bức ảnh trông giống với thực thể cái mà nó ghi hình để mô tả thì bức ảnh đó mang "tính tái hiện". Một bức chân dung, quảng cáo, tĩnh vật... đều là những hình ảnh mang "tính tái hiện". Ảnh loại này phục vụ cho nhu cầu tham khảo, lưu giữ dưới nhiều hình thức, một nhu cầu nhất thiết trong xã hội hiện đại.

Nhờ tính chất "chụp bắt hiện thực" rất tốt, hình ảnh giúp chúng ta nhớ lại những sự việc / sự vật đã thay đổi. Nhiếp ảnh cô lập từng khoảnh khắc thời gian, trong một góc nhìn, nhấn mạnh một hiện tượng, lưu giữ hồi ức con người. Đôi khi bức ảnh có tác động mạnh hơn đến ta còn hơn cả chính sự kiện tạo ra bức ảnh. Chẳng hạn vào siêu thị, đôi khi ta hoài nghi hiện thực khi hiện thực không giống bức ảnh tái hiện trong mẫu quảng cáo. Món hàng chúng ta xem giống mẫu quảng cáo đến mức nào. Hiện thực chỉ trở thành sự thật ở mức độ mà nó giống với ảnh chụp!

henri bresson-camera.tinhte.vn--4.jpg
Martine (phu nhân Henri Cartier-Bresson) - 1968​

3. Chụp ảnh là cách tạo ra ảo tưởng

Con người có thể hoán đổi thực thể và hình ảnh, một người chụp ảnh có thể phủ lấp bức ảnh của họ một sự thật giả tạo nào đó.
  • Thứ nhất là cái máy ảnh có thể thu gọn lại một khoảng thời gian dài thành một khoảnh khắc tức thì, trong khi thực tế phải mất nhiều phút hay nhiều giờ để diễn ra. Máy ảnh có thể ghi nhận nhiều hơn cảm nhận của người chụp.
  • Thứ hai, máy ảnh có thể làm giãn nở một khoảnh khắc trở thành một hiện thực chỉ nhìn thấy được trong hình ảnh. Với đặc tính sắc độ liên tục và chi tiết tối đa giúp cho bức ảnh khác biệt hoàn toàn mọi loại hình ảnh khác, có sức thuyết phục nhất.
Nếu sử dụng có trách nhiệm, nhiếp ảnh sẽ là một chứng nhân của công bằng và sự thật. Ngược lại, sử dụng vô trách nhiệm, nhiếp ảnh chỉ là một công cụ tuyên truyền. Nhiếp ảnh tự thân mang một trách nhiệm cho những ai tạo ra hình ảnh toàn sự việc thật, vì người ta dễ dàng chấp nhận những bức ảnh như vậy là sự thật.

Quảng cáo



henri bresson-camera.tinhte.vn--8.jpg
Lydia Delectorskaya, Henri Cartier Bresson
4. Nhiếp ảnh & hình thức tạo hình khác

Bức tranh được tạo ra, bức ảnh được chụp bắt.
  • Một hoạ sĩ muốn tạo ra một ảo tưởng của hiện thực phải phác thảo hình lên một không gian rồi thêm vào đó màu sắc, chi tiết. Họ phải tưởng tượng hình ảnh của họ là những mảnh rời rạc, tổng hợp lại, thêm bớt chỉnh sửa, khung hình dần dà trở thành hoàn chỉnh.

  • Một người chụp ảnh lại được "vẽ" bằng vị trí đặt máy, tiêu cự ống kính... và họ không phải thêm cho đủ chi tiết như hoạ sĩ, mà ngược lại họ dùng kỹ thuật để loại bỏ những chi tiết nào mà thấy không cần. Người chụp ảnh chắt lọc sự quan trọng từ sự hỗn độn và tạo ra trật tự cấu trúc cho khung hình, ngược lại với hội hoạ.
henri bresson-camera.tinhte.vn--5.jpg
Spanish Civil War - Henri Cartier Bresson​

5. Nhiếp ảnh là một kinh nghiệm

Quảng cáo


Một điều rất quan trọng đó là: bức ảnh được tạo ra từ hiện thực nội tại của tâm tư và cảm xúc, hay từ thực tế của sự việc hay sự vật của thế giới ngoài đời thực. Nhiếp ảnh trở nên như một kinh nghiệm về vạn sự của người chụp.

Chúng ta đọc một đoạn về con mắt tâm tưởng của Henri Cariter Bresson (1908-2004):
"Nhiếp ảnh dàn dựng sắp xếp không liên quan đến tôi. Với tôi, chiếc máy ảnh là một tập ký hoạ, một công cụ của trực giác và tự phát, là người chủ của khoảnh khắc, cùng một lúc vừa phải hoài nghi vừa phải quyết định. Để "đem lại ý nghĩa" cho thế giới này, ta phải thấy mình tham gia vào điều mà ta đang đóng khung trong ống ngắm. Thái độ này đòi hỏi sự tập trung, khả năng tư duy, óc nhạy cảm... bằng khả năng điều khiển thiết bị, đạt tới sự đơn giản trong việc ghi hình. Chụp ảnh là nìn thở khi mọi sự đều tập trung vào hình dạng của hiện thực đang trôi vào dĩ vãng. Ngay trong khoảnh khắc ấy, việc làm chủ một hình ảnh trở nên một niềm vui hân hoan cực độ cả về thể xác lẫn tình thần".

henri bresson-camera.tinhte.vn--6.jpg
New York, 1947, Henri Cariter Bresson
Nhiếp ảnh dựa trên hiện thực nhưng không nhất thiết phải tái lập hiện thực. Nó mang đặc tính "tín hiệu học", chẳng hạn cái đèn đỏ tự thân chỉ là cái đèn đỏ chẳng có ý nghĩa gì, nhưng nếu trong không gian và thời gian nhất định nào đó, nó mang một hiệu lệnh. Hoặc phức tạp hơn, con rắn dưới chân tượng Đức Mẹ trước nhà thờ Đức Bà Sài Gòn tự thân dưới mắt nhiều người chỉ là một hình tượng, nhưng nó lại có ý nghĩa thế giới lừa bịp của ma quỷ đã bị đạp dập đầu dưới chân một "Eva mới" trong Thánh Kinh.

Có vô số những bức ảnh không hề giống với những sự vật tồn tại trước ống kính thường được gọi là ảnh trừu tượng hay không mang tính tái hiện. Chúng đòi hỏi một khả năng tâm tư hay trừu tượng cảm xúc người xem, đồi hỏi một không gian tưởng tượng riêng tư, phản ánh một ý kiến riêng, quan điểm riêng, hay ý tưởng nào đó. Những bức ảnh ấy đóng vai trò như chiếc gương soi hơn là một khung cửa sổ, kích động phản ứng nhiều người xem khác nhau.

henri bresson-camera.tinhte.vn--7.jpg
Henri Cartier-Bresson​

6. Nhìn bằng con mắt nhiếp ảnh


Đó là câu nói của bậc thầy nhiếp ảnh Edward Weston (1886 - 1958).
Khi tập trung vào một hiện thực hay quan sát một sự kiện, xác định xem ta muốn tạo ra hình ảnh nào từ thực tại đó, hình thành một hình ảnh trong tâm trí trước khi bấm máy. Có nhiều bức ảnh được tạo từ ngẫu nhiên, duyên may, nhưng phải công bằng mà nói nó được tạo từ những người chụp có khả năng "thấy" và "hình dung" trước hình ảnh sẽ ra sao khi họ bấm nút chụp. Không phải cứ giơ lên bấm, may mắn, với cái máy đồ sộ công nghệ là có ảnh để đời!

Từ cái máy đến bức hình, từ kỹ thuật chụp đến nghệ thuật tạo hình... thể hiện mối tương quan của kinh nghiệm nhiếp ảnh. Nhưng cũng phải công nhận công nghệ càng ngày giúp ta thoát khỏi sự bận tâm giới hạn của thiết bị để tha hồ bay bổng với trí tưởng tượng và sáng tạo.

Một hiện thực có thể được chứa đầy nơi một hình ảnh hay không, có một tác động ý nghĩa với người xem hay không, tuỳ thuộc vào đôi mắt của người chụp. Nếu cái ống kính là con mắt để thấy, thì con mắt của ta là con mắt của kinh nghiệm và cảm nhận hiện thực. Một bức ảnh là một khoảnh khắc vĩnh cửu. Mọi bức ảnh ta chụp đều chụp chính ta!

henri bresson-camera.tinhte.vn--3.jpg
Sumatra, Indonesia, 1952, Henri Cartier Bresson

Nguồn ảnh minh hoạ: Allphotobangkok
39 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

tuco
Trứng
7 năm
cám ơn anh, thời gian đầu chụp ảnh em cứ băn khoăn sao mắt mình nhìn với ảnh mình chụp lệch nhau vậy 😃
cả 2 điều lừa đảo!
anti-fan
TÍCH CỰC
7 năm
Nhiếp ảnh là ảo ảnh, giống như phim được hư cấu vậy. Người xem sẽ bước vào thế giới khác, lạ lùng, kỳ cục, không còn chân thực nữa.

Chụp mà để nguyên gốc thì nhiếp ảnh gia cũng hiếm khi chụp đẹp được.
sdawhai1
TÍCH CỰC
7 năm
@anti-fan Đúng rồi, mình chụp đưa ảnh gốc cho bạn xem lúc nào cũng bị nói là ảnh tối vậy, nhợt nhạt vậy. Tức quá edit ngay bằng snapseed kéo sáng với độ tương phản lên một xí là khen sao m chụp đẹp vậy, ảnh vậy mới đáng xem :p
@anti-fan Câu sau sai bét nhè 😁
Police01267
ĐẠI BÀNG
7 năm
Maý ảnh lừa người chụp ,người chụp lừa người xem:p
@Police01267 Và Người Xem lừa chính mình rồi truyền cho thằng hàng xóm xem để nó lừa cô dì,chú bác,cậu mợ nhà nó xem để rồi nhận ra là Tất cả đều bị lừa một cách trắng trợn 😁
o0masieu0o
ĐẠI BÀNG
7 năm
Có câu thế này: "Đi du lịch mà theo mấy ông nhiếp ảnh thì vỡ mồm"
ai cũng mún thấy hình ảnh đẹp chả ai mún tạo ra 1 sản phẩm lỗi và xấu cho nên photoshop hay light room mới có đất diễn ! nó cũng giống như 1 chân lý hiển nhiên: con người thích nghe những lời nói dối tốt đẹp về mình và ghét nghe những sự thật phũ phàng

Nghệ thuật là ánh trăng lừa dối thế giới !
nghệ thuật là ánh trăng lừa dối
Các bác cứ quan niệm thế này là đúng
Ngoài thì đổ nát hoang sơ, vào tay nhiếp ảnh nên thơ trữ tình
Cũng giống như mấy phần mềm chụp ảnh đẹp đăng fb zl vậy, trên hình lộng lẫy kiêu sa, ngoài đời thì hoá con "ma cà rồng"
cả hai đều là để tạo cho người xem xúc cảm, còn lừa dối hay ko ko quan trọng




https://.........../r1/1.png https://.........../r2/1.png https://.........../r3/1.png
gamohnvn
TÍCH CỰC
7 năm
Mình nghĩ ban đầu, Nhiếp ảnh có một mục đích nữa là lưu giữ lại một khoảnh khắc nào đó của Vật chất trong qua trình thay đổi do không gianthời gian. Không biết nghĩ vậy có ổn không ;)
vinhan73
TÍCH CỰC
7 năm
@gamohnvn Mình rất đồng quan điểm với ý này.
Với lại trăm người trăm ý - đâu có làm thoả mãn được hết.


Nhiếp ảnh ( nghệ thuật hay không nghệ thuật / đẹp hay xấu ) cũng chỉ thể hiện được 1 lớp / 1 góc cạnh của vấn đề, chủ thể hay 1 khoảnh khắc thời gian


==>> ai đã xem được góc đẹp rồi mà vẫn chưa thoã mãn vì nó chưa đầy đủ với quan niệm của mình thì tự tới chỗ đó mà xem thêm thôi
Đàn ông luôn bị con mắt mình đánh lừa
Nhìn bên ngoài trắng trêo đẹp đẻ
Bên trong....ghẻ ko
tnk24
ĐẠI BÀNG
7 năm
@fanclubcongnghe 😁:D
Tuấn Hugo
ĐẠI BÀNG
7 năm
Người nghệ sĩ nói dối để nói lên sự thật 😁
Nếu không biết cách xử dụng đúng thi máy ảnh bi " lừa sáng"... máy ảnh không lừa minh mà minh có thế lừa máy ảnh... để nó làm viêc tốt cho minh
ẢNH ĐEN TRẮNG LÀ LỪA ĐẢO VÌ MÌNH NHÌN RA MÀU,
ẢNH UP FACE LÀ LỪA ĐẢO VÌ PHOTOSHOP
ẢNH DÀN DỰNG LÀ LỪA ĐẢO
MÁY ẢNH CHỤP KHÔNG ĐÚNG NHƯ MẮT NHÌN LÀ LỪA ĐẢO
anti-fan
TÍCH CỰC
7 năm
@bomduc Mắt mỗi người nhìn một kiểu cũng là lừa đảo lẫn nhau.

Thế giới chẳng có gì là thật, chỉ là ảo ảnh được phản ánh bởi một ảo ảnh khác mà thôi.

Cuộc sống đã là ảo, diễn đàn, facebook là ảo của ảo.

Sống ảo bao giờ cũng sướng hơn sống thật bởi vì ảo dễ tạo hơn thật
duyanh1607
TÍCH CỰC
7 năm
@bomduc thế theo bạn đàn bà ko đuoc trang điểm. vaý vóc cứ mặc trần truống mới đúng sự thật à ? :p:p:p:p:p:p:p:p:p:p
@duyanh1607 Đúng thế 😆
Nhiếp ảnh là ánh trăng lừa dối. 😁
Mình chưa thật sự hiểu mấy... Nhưng thấy bài viết rất hay. Hy vọng thời gian không xa mình sẽ hiểu nó.
conbaky
ĐẠI BÀNG
7 năm
Bài hay quá ! Mà bác chủ có vẻ là fan ruột của HCB 😁

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019