Những điều bạn cần biết về tần số quét thật và tần số quét ảo của TV

agp8x
25/11/2015 9:20Phản hồi: 102
Những điều bạn cần biết về tần số quét thật và tần số quét ảo của TV
Thế nào là tần số quét thật, thế nào là tần số quét ảo? Trong bài viết này mình sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về 2 khái niệm này cũng như tầm quan trọng của nó đối với chất lượng hình ảnh của TV. Nếu bạn là một trong rất nhiều người chỉ cần nhìn tên đã đi đến kết luận, chắc chắn bài viết này sẽ đem lại cho bạn khá nhiều điều bất ngờ.

Thế nào là tần số quét?


Tần số quét là số lượng khung hình mà mắt bạn nhận được từ thiết bị trình chiếu (TV, màn hình máy tính, máy chiếu,…) trong vòng một giây được tính bằng đơn vị Hz. Ví dụ như 1 TV có tần số quét “thật” là 60 Hz có nghĩa là nó có thể hiển thị 60 khung hình/giây.

3544162_Android_TV-15.jpg

Mặc dù khoa học đã chứng minh rằng cơ chế hoạt động của mắt người rất phức tạp và tốc độ khung hình/giây chỉ là một trong những yếu tố chi phối cảm giác “mượt”, quy luật chung hiện tại vẫn là tần số quét càng cao càng tốt. Đó là lý do mà các dòng TV LCD/LED cao cấp thường đạt đến tần số quét lên đến 100/120 Hz, thậm chí là 200/240 Hz.

Tần số quét thật trên TV LCD

Tính đến thời điểm hiện tại, gần như không còn bất kỳ nhà sản xuất nào công bố tần số quét thực của TV. Không khó để nhận ra lý do vì sao mà họ lại làm như vậy. Mặc dù công nghệ phát triển vượt bậc và chất lượng hình ảnh (màu sắc, độ nét,…) đã có những bước tiến lớn; tần số quét của TV đã chững lại trong vòng 7 năm gần đây. Vào khoảng 2008, chúng ta đã thấy sự xuất hiện của các dòng TV LCD có tần số quét thật 240 Hz và đó cũng là con số tối đa mà công nghệ hiện nay cho phép trên TV FullHD. Thậm chí với sự ra đời của TV 4K, tần số quét thật cao nhất mà các hãng đạt được chỉ còn lại 120 Hz. Dĩ nhiên chất lượng hình ảnh vẫn được cải thiện qua từng năm, nhưng rõ ràng về mặt quảng bá thì tần số quét không phải là ứng cử viên sáng giá.

3430055_W800C-4.jpg
Sony W800C có tần số quét thật là 100 Hz

Trái với nhiều người lầm tưởng, tần số quét thật của TV khác với định nghĩa tần số quét mà chúng ta thường hiểu. Tần số quét thật của TV là số lượng khung hình/giây được kiểm soát bởi tấm nền của TV. Nói một cách đơn giản hơn, đây là số lượng khung hình đặc trưng mà mắt bạn nhìn thấy được trong một giây. Chẳng hạn như một TV có tần số quét thật là 120 Hz thì đồng nghĩa với nó có thể chiếu 120 khung hình “khác nhau” trong vòng 1 giây.

Refesh-4.jpg
Thử tính năng nội suy bằng video Youtube 30 fps và đẩy hiệu ứng lên (có tên là Smoothness đối với TV Sony 2015, Auto Motion Plus đối với TV Samsung và Trumotion đối với TV LG), bạn sẽ dễ nhận thấy các khung hình được chèn thêm

Trên thực tế, TV sử dụng cơ chế nội suy (interpolation) để đồng bộ tốc độ khung hình của nội dung (Blu-ray 24 hình/giây blu-ray, PC 60 hình/giây) với tần số quét (50/60/100/120/200/240 Hz) nên sẽ gây ra hiện tượng “soap opera effect”, đôi lúc khiến hình ảnh mượt một cách thiếu tự nhiên. Tuỳ theo gu mỗi người, bạn có thể hoặc không thích yếu tố này nhưng việc tần số quét thực càng cao giúp hiển thị các cảnh chuyển động càng mượt là điều không thể phủ nhận. Nếu bạn quyết định không sử dụng tính năng nội suy, điều này sẽ biến tần số quét cao trở nên vô nghĩa.

Tần số quét ảo trên TV LCD


Thay vì sử dụng tần số quét thật, mỗi hãng TV đều có một cái tên mỹ miều dành cho tần số quét ảo của riêng mình như: Motion Rate (Samsung), TruMotion (LG), Motionflow (Sony),… Với những con số cao tít mù như 800, 960 hay 1440; rõ ràng là mức độ hiệu ứng của nó khi quảng bá là tốt hơn nhiều so với 60/120 Hz bèo bọt của tần số quét thật.

Quảng cáo


Refesh-1.jpg
Sony không công bố tần số quét thật mà chỉ công bố tần số quét ảo Motionflow

Tuy nhiên nếu nghĩ rằng đó là những con số nhà sản xuất chém gió cho vui thì bạn đã lầm to. Sự cường điệu trong quảng bá là điều hiển nhiên nhưng trong thời buổi hiện nay, nhưng nếu một thương hiệu lớn quảng bá lừa đảo thì rất dễ bị ăn kiện. Trên thực tế, tần số quét ảo thực chất chính là tần số quét mà chúng ta thường hiểu: số lượng khung hình thực tế mà mắt nhận được từ TV.

lcd2.jpg
Nguyên tắc hoạt động của màn hình LCD - ảnh www.bit-tech.net


Để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ tìm hiểu một chút về cơ chế hiện thị của TV LCD hiện nay. TV LCD và tất cả các thiết bị sử dụng công nghệ LCD đều hiện thị hình ảnh bằng cách dùng tấm nền tinh thể lỏng (LCD) để phân cực ánh sáng từ đèn nền ra màu sắc mong muốn. Nói một cách đơn giản, tấm nền LCD được điều khiển để hình thành một khung hình nhưng phải có ánh sáng từ đèn nền xuyên qua thì chúng ta mới thấy được khung hình hiển thị. Do giới hạn về công nghệ, lớp tinh thể lỏng này chỉ có thể chuyển đổi một số lần nhất định trong vòng 1 giây, và đó chính là tần số quét thật. Chẳng hạn tấm nền tinh thể lỏng chuyển đổi được 120 lần thì TV đó có tần số quét thật là 120 Hz. Vậy thì làm sao để tăng số lượng khung hình mà mắt người nhìn thấy trong vòng một giây khi mà tấm nền đã đạt đến giới hạn? Câu trả lời là sử dụng đèn nền. Trong đó 2 phương pháp phổ biến nhất là backlight scanning (quét đèn nền) và BFI (chèn khung hình đen/tắt đèn nền).

picture-motionflow-200.jpg
Phương thức hoạt động của chế độ quét đèn nền Motionflow của Sony - ảnh www.sony.com.sg
Phương pháp quét đèn nền thay vì toàn bộ đèn nền sẽ sáng để hiển thị một khung hình thông thường, nó sẽ sáng lần lượt từng phần để chia một khung hình ra thành nhiều khung hình chưa hoàn chỉnh rồi lần lượt hiển thị. Chẳng hạn như Sony W800C sử dụng tấm nền 100 Hz (tần số quét thật) và có MotionFlow là 800 (tần số quét ảo), giả sử Sony sử dụng 100% chế độ quét đèn nền (thực tế thì con số 800 là kết hợp cả BFI) thì mỗi khung hình sẽ được chia làm 8 khung hình không hoàn chỉnh (100 x 8 = 800). Trong một giây mắt bạn sẽ thấy được 800 khung hình nhưng thật sự thì chỉ có 100 khung hình gốc. Điều thú vị là dù hiển thị với tốc độ khung hình cao như vậy, hiệu quả của phương pháp này mang lại đối với sự rõ ràng của cảnh chuyển động là không cao vì số lượng khung hình gốc vẫn không đổi. Thay vào đó, nó đem lại sự dễ chịu khi xem nhờ tốc độ khung hình cao, khiến chúng ta không cảm nhận được sự chớp tắt liên tục của màn hình. Phương pháp này chủ yếu sử dụng trong các dòng TV đắt tiền, kết hợp thêm với BFI để giúp “cấp số nhân” tần số quét của TV.

Quảng cáo



Refesh-3.jpg
Đối với TV Sony, khi tăng tối đa chế độ Clearness (kết hợp cả BFI lẫn quét đèn nền) thì độ sáng sẽ giảm xuống đáng kể và TV sẽ cảnh báo về hiện tượng nháy hình (flicker)

Phương pháp thứ 2 là BFI chèn vào giữa các khung hình thông thường các khung hình đen “tuyệt đối”. Nó cho phép đánh lừa xử lý của não bộ và giúp cho hình ảnh chuyển động được rõ nét hơn. Nhà sản xuất thường lợi dụng phương pháp BFI để “tăng gấp đôi tần số quét” của mình trên các dòng TV giá rẻ. Chẳng hạn như một TV được quảng cáo có tần số quét ảo 100 Hz nhưng thực tế nó chỉ có thể hiển thị 50 khung hình thật/giây và giữa những khung hình này là những khung hình đen do tắt đèn nền (50 khung hình đen). BFI đơn giản hơn phương pháp quét đèn nền và hiệu quả cũng cao hơn. Tuy nhiên nó có nhược điểm lớn là độ sáng của màn hình sẽ giảm xuống đáng kể. Đó là lý do mà bạn sẽ thấy một số dòng TV cao cấp có độ sáng đèn nền tối đa rất cao để bù lại cho chế độ BFI. Thậm chí ở một số dòng TV cấp thấp, lạm dụng chế độ BFI có thể khiến độ sáng của TV xuống đến mức không chấp nhận được. Ngoài ra, do chèn khung hình đen quá nhiều sẽ tạo ra hiện tượng nháy, khiến mắt bị mỏi khi xem trong thời gian dài.

Refesh-2.jpg
Bạn có thể tự test bằng cách dùng camera điện thoại hướng vào màn hình (đặt ở chế độ chụp hình tĩnh), thay vì hình ảnh thông thường bạn đôi lúc sẽ thấy nó đen một phần (quét màn hình) hoặc đen toàn bộ (chèn khung hình đen)

Tóm lại, tần số quét ảo không hẳn là không có tác dụng, tuy nhiên lợi ích của nó đối với chất lượng hình ảnh là không ấn tượng như con số mà nhà sản xuất công bố. Đó là chưa kể những nhược điểm khi lạm dụng chúng.

Ý nghĩa của tần số quét thực và ảo trong việc lựa chọn TV

3430056_W800C-7.jpg

Nói cho hoành tráng nhưng sự thật là không nhiều như chúng ta nghĩ. Đối với các dòng TV 2015, 60 Hz và 120 Hz là những tần số quét thực phổ biến. Nếu bạn chọn 120 Hz thì về mặt hiển thị cảnh chuyển động là gần như đảm bảo. Tần số quét ảo càng cao dĩ nhiên là càng tốt, tuy nhiên bạn cần phải biết cách điều chỉnh để đem lại hiệu quả nhất, còn không thì nó trở nên vô nghĩa.

TV 120 Hz luôn có tần số quét cao ảo cao hơn TV 60 Hz cùng hãng nên bạn không sợ nhầm lẫn khi lựa chọn. Trong trường hợp so sánh TV khác hãng, bạn có thể sử dụng bảng nghiên cứu tần số quét thật của trang rtings.com. Và dừng quên một nguyên lý cơ bản, TV càng đắt tiền thì tần số quét sẽ càng cao.
102 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

mới lấy con LG 49UF850T 4K3D hôm nay thấy ghi tần số 200 xem cũng ok dồi hihi cũng đắn đo con sonny 50 này với LG cuối cùng vẫn chọn em LG
leiteblack
ĐẠI BÀNG
8 năm
@binhalibaba123 con LG của bác sao r, e tính mua con 49UH850T, mà lên trải nghiệm xem đá banh ko có mượt, trái banh cứ bị mất, mà 3d đã quá, bác tư vấn với
em đang tính mua tivi cho gia đình kinh phí chỉ tầm 15 triệu.anh em tư vấn với màn hinh tầm 43ich.hichic ra shop thấy sony và lg liền khó lựa chọn quá😔
@vanlinh2905 Không bật tivi không biết nó nứt, màn đẹp long lanh, bật lên đen 1 góc, e bóp mạnh góc khác xem nó có nứt vỡ dễ dàng không mà chẳng sao, như vậy để vỡ được panel phải ném mạnh cái gì đó vào màn hình, tạo ra vô số vết rạn quanh 1 điểm tác động, còn vỡ kiểu 1 đường duy nhất thì quá khó.
@alexdang28 Mình mua của HC, chắc cũng không phải lởm, chỉ sợ sony giờ linh kiện lởm nên nó mới nứt, gọi điện bọn bảo hành SONY nó khẳng định luôn, "dù anh chẳng làm gì, tivi nó tự nứt anh cũng không được bảo hành trường hợp nứt panel", chất lượng và hậu mãi SONY giờ vậy đó.
khim1152012
ĐẠI BÀNG
8 năm
@hoadaorung24 Cũng thấy 1 trường hợp bảo tv sony bị hư màn, đem BH mới biết k được, vì đã nứt màn bên trong,
@hoadaorung24 Bác viết thư phản ánh gửi lên giám đốc của hãng xem sao, sony 2 năm về trước bảo hành chu đáo, bị chết panel có sọc hãng đổi cái mới, cũng do nhân viên bảo hành hãng ở VN gần đây làm ăn lởm khởm.

http://sonyfan.vn/diendan/threads/20335/
tươi vui
ĐẠI BÀNG
8 năm
Cái này hay nè. Cảm ơn thớt
TTris
TÍCH CỰC
8 năm
Hồi đó ngu bỏ bà. Tăng cao sợ hư màn nên cứ để thấp nhất...
fractal
ĐẠI BÀNG
8 năm
Theo m hiểu, tần số quét thật phải chia đôi. Vì trong cùng 1 đơn vị thời gian, không đồng thời có dòng quét phải và dòng qiets trái (ngang), từ trên xuống và từ dưới lên (dọc). Mỗi hình ảnh sẽ được chia làm 2 lần hiển thị sếp chồng lên nhau. Màn 60hz chỉ hiển thị 30 hình/giây
@thaituanngoc Cái này là bạn sai hoàn toàn nhé. Hầu hết Tv CRT đều hiển thị theo kiểu interlace (chia 1 khung hình ra làm 2 phần rồi hiển thị lần lượt), đến gần những đời cuối cùng thì mới hỗ trợ progressive (hiển thị nguyên 1 khung hình hoàn chỉnh). Chính vì vậy mà các HDTV sau này có thuật ngữ deinterlace khi sử dụng với những nguồn phát như DVD hay truyền hình analog (ăn-ten), nghĩa là chuyển đồi từ video dạng interlace (480i, 720i, 1080p) sang progressive (480p, 720p, 1080p). Nếu bạn không tin, cứ kiếm 1 chiếc TV CRT bất kỳ rồi chỉ camera của máy ảnh vào, nó sẽ nháy sọc sole chạy liên tục do hiển thị theo phương thức interlace. Trong khi đó TV LED đời mới thì không có hiện tượng này do nó hiển thị nguyên 1 khung hình hoàn chỉnh (trừ khi bạn sử dụng các tính năng của tần số quét ảo) 😁
@agp8x cho mình hỏi chút về vấn đề của mình..
mình cũng dùng 43w800c từ đợt đầu.. chủ yếu là vi cái tần số quét của nó..
mục đích của mua là cắm vào PC qua HDMI thay màn hình máy tính
vậy
- tần số quét khi mình xem trên trang web hay chơi game hay làm bất cứ cái gì có đạt 120hz k
- Nếu không đạt thì mình phải chơi qua thiết bị gì mới đạt ( vì thấy 1 số luồng thông tin là hdmi chỉ tải đc 60hz)
- và cái Smoothness trong tivi sony làm mục đích gì... mình chưa hiểu rõ lắm.. nên chỉnh cao hay thấp và có tác dụng gì
ngóng sự giúp đỡ của bạn
@hoadaibac Mặc dù tấm nền có tần số quét 100 Hz (phiên bản ở Việt Nam chỉ lên 100 Hz, 120 Hz là của thị trường Mỹ), tín hiệu đầu vào HDMI của TV chỉ giới hạn ở 60 Hz thôi. Vì vậy sẽ không có bất cứ nội dung nào từ máy tính của bạn hiển thị ở tần số quét thật 100/120 Hz. Đây là giới hạn phần cứng nên không có cách nào vượt qua được cả.

Tuy nhiên thực tế thì TV vẫn sẽ nội suy từ 60 Hz (60 hình/giây) của tín hiệu đầu vào sang 100 Hz (100 hình/giây). Tuỳ theo nội dung là bạn vẫn sẽ cảm thấy độ mượt nhưng sẽ có nguy cơ bị hiện tượng rác hình. Chẳng hạn với những nội dung dễ nội suy như phim ảnh, video clip thì không sao nhưng những nội dung tương tác như game thì sẽ rất dễ bị.

Smothness trên TV là dùng để chỉnh độ mượt cho các cảnh chuyển động. Bạn có thể xem hướng dẫn của mình để thiết lập nó cho phù hợp nhất với nhu cầu: https://tinhte.vn/threads/tinh-nang-motionflow-tren-tv-sony-va-cach-dieu-chinh-no-cho-phu-hop-voi-ban.2530524/
khongmacca
TÍCH CỰC
6 năm
@agp8x Mình đang muốn mua 1 tivi để xem bóng đá. Bạn tư vấn giúp mình nên mua dòng nào ở thời điểm hiện tại nhé, tầm trung thôi đừng đắt quá, thấy mấy cái LG nhưng tần số quét chỉ có 50Hz sợ xem bóng đá bị giật...
Thanks bạn nhiều!
bữa trước thấy sony có quảng cáo em smart tv android 43w800c dùng được 3D thụ động. cơ mà đi triển lãm sony show 2015 thì không thấy bóng cái kính nào để thưởng thức thử chất lượng 3D xem sao. thấy em 43w830c là dòng 4k đắt hơn có hơn 2tr và cũng có 3D thụ động không biết sao. anh em rành món này tư vấn giúp mình với
@Trai công nghệ W8300 ko có 3d chỉ có 4k. còn 3d thụ động chủ động thì google xem ưu nhược. w800c là ngon r. dưới 50" ko nên chơi 4k
thehuypc
ĐẠI BÀNG
8 năm
@Trai công nghệ Em 43w800c là 3D chủ động bạn ơi!
https://www.dienmayxanh.com/kinh-nghiem-hay/top-5-tivi-3d-gia-re-dang-mua-675088
@thehuypc vậy xem 3D dùng kính đc hả bác?
thehuypc
ĐẠI BÀNG
8 năm
@Trai công nghệ Bạn nói nó bị ngược rồi, phải là : Dùng kính mới xem được 3D
@thehuypc vâng. dùng kính cũng đc nhưng 3d ngon thì ok ạ
thấy dòng này có 3D thụ động hay chủ động. bác nào đã dùng cho em chút ý kiến. đang máu và phân vân em w800c và w830c. chỉ khác mỗi full HD và 4k cũng như cái giá ạ
@hackieuhay không cần card đến mức đó đâu , chỉ cần amd r9 390 (300$) là cũng cân được đa số game rồi
@hackieuhay Game nay amd 390 troi ngon lanh ma.
hoacuclon
TÍCH CỰC
8 năm
con SONY mua lâzđa được không ae?
alexdang28
ĐẠI BÀNG
8 năm
@lam251092 Mình mua ở tiki, lazada nó lấy hàng từ nhiều nguồn không tin tưởng được,với lại lazada chỉ giao tivi khu vực phía bắc😃
hoacuclon
TÍCH CỰC
8 năm
@alexdang28 Tphcm vẫn giao mà bác?
suzuki100602
ĐẠI BÀNG
8 năm
@lam251092 Mình mua của Thế Giới Di Động con W700c (Điện Máy), Nó nhập từ Malayxia. Lúc mua 12t8
Khá là hài lòng, Mua từ đầu 5 xong, tới giữa 5 có W800c, dễ điên thiệt, Nhưng nhìn lại giá của W800c thì cũng đỡ chạnh lòng.
chơi thì chỉ có 144Hz mà xúc thôi.


Một trong những cách quảng bá đồ điện tử mà mọi nhà sản xuất đều sử dụng là đưa ra những thông số thật ấn tượng. Gần như mọi công ty đều tuân theo một quy luật: luôn cố gắng phóng đại hoặc làm cho thông số sản phẩm của mình nghe càng lớn càng tốt.




Samsung JS8500, một TV 4K có tần số quét thực 120 Hz


Vấn đề là thông số không thực sự phản ánh chất lượng của sản phẩm. Có thể bạn chưa quên "cuộc đua megapixel" trong ngành máy ảnh, khi các nhà sản xuất chạy đua với nhau để đưa ra những chiếc máy ảnh với độ phân giải cao nhất có thể. Nhưng chúng ta đều biết rằng độ phân giải cao chưa đủ để đảm bảo chất lượng ảnh chụp.

Điều tương tự cũng đúng với thế giới TV. Kích thước và độ phân giải là hai thông số quan trọng (và cũng là những điều bạn sẽ được nghe quảng cáo đầu tiên) của chiếc TV. Nhưng chất lượng hiển thị còn phụ thuộc nhiều yếu tố như độ tương phản, khả năng hiển thị màu... Những thông tin không dễ nắm bắt.

Tần số quét và lợi ích


Vậy tần số quét là gì? Hiểu đơn giản thì đó là số lần TV thay đổi hình ảnh trong 1 giây. Với TV thế hệ trước (không phải plasma), tần số quét phổ biến là 60 lần/giây, hay 60 Hz. Nếu hình ảnh trên TV có thể thay đổi càng nhanh tức là tần số quét của TV càng cao.

Vậy nó có vai trò như thế nào? Tần số quét liên quan đến một hiện tượng chung mà mọi TV đều gặp. khi vật thể trong khung hình chuyển động, hình ảnh sẽ bị mờ đi một chút, trông không được sắc nét so với khi đứng yên. Đây là hiện tượng "bóng mờ chuyển động" (motion blur) vốn không thể tránh được, dù TV có sử dụng công nghệ LCD hay OLED.



Hình ảnh ở góc phải bị mờ hơn do gặp hiện tượng motion blur


Thực tế, nguyên nhân của hiện tượng này nằm ở khác biệt giữa cách hiển thị của TV và suy nghĩ của bộ não. TV thực chất chỉ hiển thị một loạt ảnh "tĩnh", cứ 1/60 giây (60 Hz) nó lại hiển thị một khung hình tĩnh khác. Còn bộ não nhìn nhận sự chuyển động là liên tục. Nên khi quan sát chuyển động, bộ não chúng ta sẽ tự động tính toán hướng và vị trí mà vật thể sẽ chuyển động ngay tiếp theo, từ đó cảm nhận thấy hình ảnh bị mờ. Vì sự chuyển động trong não là "liên tục" còn trên TV là "gián đoạn".

Các hướng khắc phục


Giải pháp để giảm hiện tượng motion blur là giảm thời gian hiển thị của mỗi khung hình xuống (tương đương với tăng số khung hình hiển thị trong một giây lên), tức là tăng tần số quét. Tất nhiên khi gấp đôi số khung hình, khung hình đó phải hiển thị nội dung khác với các khung hình có sẵn. Hiện có hai cách để làm điều này.



Cách thức thứ nhất được gọi là nội suy khung hình (frame interpolation). Trong đó chip xử lý của TV tạo ra một khung hình "đệm" nằm giữa khung hình trước và khung kế tiếp, vốn là hình ảnh ghép nối từ cả hai khung hình. Phương pháp này khiến cho bộ não người xem cảm thấy hình ảnh chuyển động mượt mà hơn. Tuy nhiên nếu như nội suy quá đà thì bạn có thể gặp một hiện tượng gọi là "soap opera", khi hình ảnh chuyển động quá nhanh khiến cho ta cảm thấy nó không tự nhiên.


Hiệu ứng Soap Opera


Phương pháp thứ hai được gọi là chèn khung hình đen (black frame insertion). Ở phương pháp này, TV sẽ chèn toàn bộ hoặc một phần khung hình bằng màu đen, từ đó khiến cho hình ảnh không "tĩnh" như trước và bộ não chúng ta không nhận thấy nó bị mờ đi. Tuy nhiên nếu số khung hình đen được chèn quá nhiều thì có thể dẫn đến hiện tượng nháy hình, độ sáng TV cũng bị giảm.



Phương pháp chèn khung hình đen


Để áp dụng được 2 cách thức trên, bạn cần phải có tần số quét tối thiểu 120 Hz. Vì nếu áp dụng chúng với TV 60 Hz, nhiều hình ảnh sẽ bị mất đi và bạn sẽ dễ nhận ra hình ảnh bị nhấp nháy liên tục (do thời gian hiển thị một khung hình tới 1/60 giây). TV có tần số quét 120 Hz (hoặc hơn) sẽ đảm bảo có thể chèn thêm khung hình vào mà chất lượng hình ảnh vẫn đảm bảo ở mức 60 hình/giây.



Tần số quét cao hơn sẽ giúp những hình ảnh chuyển động nét hơn


240 Hz chỉ là giá trị "ảo"


Tiếp tục suy nghĩ như vậy, nếu tần số quét tăng lên 240 Hz thì sẽ quá tuyệt đúng không? Chắc chắn rồi, chỉ có điều bạn không thể tìm được một TV 4K có tần số quét 240 Hz. Vô lý, chẳng phải các nhà sản xuất đều quảng cáo TV Ultra HD của họ với con số 240 Hz hay sao? Rất tiếc, đó chỉ là cách mà nhà sản xuất (cố tình) khiến bạn hiểu nhầm.



Với phần lớn TV 240 Hz hiện nay, hình ảnh thực chất là 120 Hz được nhân đôi hoặc chèn thêm khung hình đen


Một TV đạt tần số quét 240 Hz "thật" cần phải hiển thị được 240 hình ảnh khác nhau trong một giây. Tất nhiên nếu trong một giây TV hiển thị 120 hình, còn 120 hình còn lại là màu đen thì nó cũng có thể tạo hiệu ứng hình ảnh gần giống như TV 240 Hz, nhưng nội dung nó hiển thị thực tế vẫn chỉ là 120 hình/giây.



Thực chất công nghệ Clear Motion của Samsung


Cách dễ nhất để biết tần số quét mà nhà sản xuất đưa ra có phải thông số thật hay không là xem cách họ đặt tên sản phẩm. Nếu như phía trước tần số quét có một dòng chữ (như TruMotion 240 Hz) thì rất có thể đây không phải là tần số quét thật.

Dưới đây là bảng thông số nhà sản xuất đưa ra và tần số quét thật do CNET tổng hợp.



Trong bảng này, hầu hết công nghệ mà các hãng áp dụng (TruMotion, Image Motion, AquoMotion, Motion Rate, MotionFlow hay Clear Action) đều sử dụng phương pháp chèn khung hình đen để tăng tốc độ khung hình. Trong thực tế, những TV tốt nhất tần số quét cũng chỉ dừng ở mức 120 Hz.

Do đó, ở thời điểm hiện tại nếu như chọn mua một chiếc TV 4K, hãy hài lòng với tần số quét 120 Hz (thực) và yên tâm là chiếc TV của bạn sẽ không hiển thị hình ảnh kém hơn một chiếc TV khác được gắn "mác" 240 Hz đâu.
2323293
ĐẠI BÀNG
8 năm
@tuyen_kientruc2013 Cái bảng CNET này mà đúng thì con Sharp LC-70LE660X nhà tôi tần số quét của nó là 400Hz là thật cơ á 😕
GragonV
CAO CẤP
8 năm
Ghét cái soap opera effect 😃, hồi trước TV nhà thấy ảo ảo mà k biét giải thích sao cho Bố Mẹ hiểu 😃)
dạo qua 1 vòng thị trường thì tiêu chí đầu tiên khi chọn mua tivi là Sony, bất kể các yếu tố khác thế nào. Thiết kế đẹp hơn hẳn nhất là viền và chân, và dòng sony chân có thể làm giá treo luôn thì phải
Thế tôi có một thắc mắc như sau thì ai giải đáp cho tôi thông suy nghĩ cái nhé :



Tại trang web này có bảng tra tần số quét thật và tần số quét ảo của tivi Panasonic
Backlight Scan (2014) năm 2015 như sau :


http://www.rtings.com/tv/learn/fake-refresh-rates-samsung-clear-motion-rate-vs-sony-motionflow-vs-lg-trumotion


thì nếu tôi chỉnh tần số quét ảo của tivi Panasonic Backlight Scan (2014) năm 2015 từ 4200 Hz xuống còn 240 Hz (nhất là nhớ là tần số quét ảo của tivi Panasonic Backlight Scan (2014) năm 2015 đấy nhé) thì với vô số vị chư Phật đã đắc đạo thì có 80 tướng tốt như sau : (http://tinhhoa.net/bat-thap-chung-hao-80-tuong-tot-cua-mot-vi-phat-2.html ) thì các Ngài đó vốn có “ Mắt trong, lòng đen lòng trắng phân minh “ giống tôi mà thôi nhưng mắt tôi lại giống với mắt người bình thường là nhìn hình ảnh trên tivi đó có tần số quét ảo thấp nhất là 240 Hz thì không rõ nét, không trông thấy vi khuẩn bằng mắt thường …. mà trong khi đó thì vì vị Phật đó đã đắc đạo rồi nên họ có “thiên nhãn thông” mà nhìn thấy vi khuẩn trong nước, vẫn trông rõ mười mươi được các đối tượng được chiếu trên tivi Panasonic Backlight Scan (2014) năm 2015 với tần số quét ảo thấp nhất là 240 Hz …. là sao bạn nhỉ ???? Vậy tại sao với đức Phật thì tần số quét thật hay ảo là không có giá trị gì với ngài nhỉ ( kiểu gì cũng rõ ràng hình ảnh hết cả) ????

Liệu con người trong tương lai có thể phải bỏ tần số quét ảo đi không vì với đức Phật là không có ý nghĩa gì cả mà ???

Bạn nào biết xin chỉ giúp ???

Xin cảm ơn !!!!
ÔI... Và dừng quên một nguyên lý cơ bản, TV càng đắt tiền thì tần số quét sẽ càng cao.....RÕ CHUẨN...
duyhai123
ĐẠI BÀNG
8 năm
Làm sao để tra thông tin tần số quét thật của tv, bảng trên ít thông tin quá
hellwalker
ĐẠI BÀNG
8 năm
Không sử dụng tính năng nội suy tần số quét cao vẫn có ý nghĩa với nội dung có khung hình /s cao.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019