Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Những điều chưa biết về phòng thí nghiệm MIT Media Lab

bk9sw
11/3/2010 15:23Phản hồi: 24
Những điều chưa biết về phòng thí nghiệm MIT Media Lab
Chúng ta từng biết đến MIT qua các phát minh mới như: Biến nhiệt năng thành điện năng, 5 Công nghệ tích hợp cả multitouch và nhận dạng chuyển động, xe lăn biết nghe lệnh bằng giọng nói, giới thiệu giải pháp ắc quy cho lưới điện mặt trời, Thử nghiệm công nghệ laser mới cho các máy quét an ninh tại sân bay... MIT là viết tắt của Học Viện Công Nghệ Massachusetts (Massachusetts Institute of Technology). Mới đây MIT vừa đầu tư 90 triệu USD để xây mới, mở rộng phòng thí nghiệm của mình. Điều này đồng nghĩa với việc trong tương lai công nghệ sẽ đến gần hơn nữa với cuộc sống của chúng ta. Mời các bạn xem tìm hiểu thêm về phòng thí nghiệm mới này của MIT.

Phòng thí nghiệm MIT Media Lab nổi tiếng là nơi bắt nguồn các dự án công nghệ độc đáo và không tưởng phục vụ cho con người. Giờ đây, tòa nhà đã được mở rộng thêm một phần nữa với chi phí lên tới 90 triệu USD và có thể nói kiến trúc tại phân khu này đã hòa hợp với sự lôi cuốn đến kì lạ từ những gì ẩn chứa bên trong.

Nếu không có cơ hội đến tham quan và khám phá MIT Media Lab ở Cambridge, bang Massachusetts. Bức ảnh bên dưới sẽ cho thấy tòa nhà này ban đầu trông như thế nào, bao gồm cả khu vực mở rộng lúc đang được xây dựng và tổng thể công trình sau khi hoàn thành.


MIT Media Lab và phần mở rộng đang được xây dựng


Tổng thể tòa nhà sau khi hoàn tất

Kiến trúc Tetris:


Những cầu thang với sắc màu tươi tắn chia cắt hội trường trung tâm MIT

Đây là thành quả lao động của kiến trúc sư nổi tiếng, người chiến thắng tại giải thưởng kiến trúc Pritzker, Fumihiko Maki và các cộng sự hợp tác cùng ông. Maki mô tả: Phân khu mới có 6 tầng bao gồm nhiều phần mở rộng, mỗi phần tượng trưng cho một bộ phận chức năng liên kết với nhau trông giống như một trò chơi Tetris (trò chơi xếp gạch) khổng lồ. Từ ban công văn phòng, chúng ta có thể quan sát những phòng thí nghiệm ngoài trời và không gian làm việc. Dãy cầu thang đầy màu sắc sẽ phân chia hội trường trung tâm và việc vận dụng các màu đỏ, xanh, vàng được lấy cảm hứng từ bức tranh Composition with Yellow, Blue and Red (Sự pha trộn giữ sắc vàng, xanh và đỏ) của họa sĩ người Hà Lan Piet Mondrian.

Bên cạnh màu sắc, điểm đập vào mắt khách tham quan trước khi họ bước qua cửa là những tấm kính thủy tinh. Ngoài ra, để tránh bao phủ toàn bộ mặt ngoài tòa nhà bằng kính, Maki thay thế bằng một loại tấm thông khí bằng tre lấy ý tưởng từ những bức mành che của Nhật. Cuối cùng, ông kết hợp giữa thủy tinh và các ống nhôm để phủ lên phần bên ngoài còn lại. Với liệu pháp trên, tòa nhà sẽ trở nên đẹp hơn, tiết kiệm năng lượng hơn và thiết thực hơn. Sự hòa trộn này sẽ tạo nên một không gian làm việc lý tưởng.


Mặt ngoài tòa nhà được bao phủ bởi các bức mành​

Từ đường phố, đặc biệt vào ban đêm, người đi đường có thể nhìn thấy các hoạt động bên trong tòa nhà. Dựa trên cách thức thực hiện các bức tranh của họa sĩ người Pháp George Seurat, MIT Media Lab cũng được thiết kế theo phong cách tương tự. Nhưng không chỉ là kiến trúc, tại khu thí nghiệm có diện tích hơn 15.143 m2 với giá trị lên đến hàng triệu USD này, thứ có thể thay đổi cả thế giới trong tương lai mà chúng ta mong đợi là gì?

[boxl=400]Học viện công nghệ MIT (Massachusetts Institute of Technology) là một hệ thống bao gồm 6 trường đại học bao gồm: ĐH Kiến trúc và quy hoạch; ĐH Kỹ thuật; ĐH Khoa học xã hội, nghệ thuật và nhân văn; ĐH Quản lý Sloan; ĐH Khoa học; ĐH Khoa học và công nghệ y tế Whitaker, với tổng cộng 32 học viện tập trung vào các nghiên cứu khoa học, công nghệ. MIT Media Lab là một bộ phận của trường đại học kiến trúc và quy hoạch thuộc MIT chuyên về các lĩnh vực như đa phương tiện và công nghệ. Media Lab bắt đầu được phổ biến rộng rãi từ những năm 1990 với việc xuất bản 2 tạp chí nổi tiếng là Wired và Red Herring. Đây là một sê ri ẩn bản giới thiệu những phát minh thực tế trong các lĩnh vực như truyền thông không dây, cảm biến, trình duyệt web và world wide web. Gần đây, Media Lab đã bắt đầu chú trọng vào thiết kế sản phẩm nói chung cũng như các công nghệ đáp ứng nhu cầu xã hội nói riêng.[/boxl]Trước đây, MIT Media Lab từng là nơi chứng kiến sự khởi nguồn của trò chơi điện tử nổi tiếng Guitar Hero, sự ra đời của công nghệ e-ink, sự thành lập của tổ chức OLPC với chiếc máy tính cho trẻ em XO-1 và hệ thống đồ chơi sáng tạo Lego Mindstorms hiện vẫn tiếp tục được phát triển. Theo giám đốc Frank Moss, "Media Lab sẽ giúp phân tích sâu vào những tác động to lớn của công nghệ đến các ngành công nghiệp, xã hội và kinh doanh." Còn đối với cư dân mạng hay những người đam mê công nghệ, điều này đồng nghĩa với việc nghiên cứu người máy, chân tay giả, trí tuệ nhân tạo và môi trường thực tế ảo.

Quảng cáo






Fluid Media:


Vào ngày khai trương trở lại của MIT Media Lab, nhiều bộ phận nghiên cứu sẽ được giới thiệu đến khách tham quan chẳng hạn như: Bộ phận thí nghiệm sinh cơ học, các bộ máy nhận thức, phân tử, bề mặt thể lỏng, robot cá nhân, những thành phố thông minh và sinh học thần kinh nhân tạo. Tuy nhiên, có thể nói phòng nghiên cứu Fluid Media là nơi lý thú nhất. Rất nhiều sáng chế sẽ được trưng bày tại đây như các miếng dán tường phát sáng, các kết cấu thông minh, các thiết bị máy tính có thể may vào vải hay quần áo và các sản phẩm 3D với giá rẻ.


"Vườn trẻ":

Quảng cáo



Media Lab cũng có một khoảng không gian mở dành cho các bạn sinh viên, học sinh ở mọi độ tuổi và đương nhiên, khu vực này cũng được thiết kế phù hợp nhằm mục đích khuyến kích phát triển kỹ năng đối thoại xã hội và tiến đến thành thạo. Theo Moss, không khí ở đây "cực kì vui nhộn" đặc biệt trong một ngôi nhà vốn được coi là buồn tẻ như vậy. Căn phòng này là nơi sản xuất và trưng bày các sản phẩm chân tay giả cho những người lính bị thương tật trong chiến tranh, nó còn giúp trẻ em tìm hiểu về người máy với những phần mềm và mô hình trò chơi Lego. Bên cạnh đó, các nhà khoa học đã chế tạo một loại cọ đặc biệt với khả năng thu nhận màu sắc từ vật thể xung quanh để các em có thể vẽ nên những bức tranh tuyệt đẹp trên màn hình.



Mặc dù vậy, không khí thoải mái và vui vẻ lan tỏa trong căn phòng này là những gì Moss nói sẽ thay đổi tương lai của chúng ta. Ông và những người khác đã có được niềm vui khi làm việc tại đây với những ý tưởng và các cuộc thí nghiệm để rồi tương lai sẽ trở nên thú vị hơn.

Nguồn: Gizmodo
24 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Hay, MIT - đỉnh cao của đào tạo và nghiên cứu IT 😁

Nhưng mà thông tin trong bài có 1 số thông tin chưa chính xác: MIT là 1 trường đại học tổng hợp (giống như Đại học quốc gia HN hay Đại học Bách Khoa HN đó), bao gồm nhiều trường nhỏ (bên US gọi là School) như trường về khoa học, về công nghệ, về kinh doanh,...và không có một trường cao đẳng nào.
Trường "cao đẳng" trong bài viết có lẽ ám chỉ đến Whitaker College of Health Sciences and Technology. Người dịch bài này đã dịch college là "cao đẳng". Điều này không đúng vì ở Mỹ colllege, university đều là đại học hết. Cao đẳng là "community college" cơ.
Trường đại học Whitaker về khoa học và công nghệ sức khỏe này thực ra là một trường liên kết giữa trường đại học Marvard và học viện MIT (Harvard–MIT Division of Health Sciences and Technology).😃
MIT là viện công nghệ chưa bao giờ có vị trí thứ 2. Nó chỉ đứng đầu thôi. Chưa có bất kỳ trường đại học hay viện công nghệ trên thế giới nào có thể so sánh với nó.

Mà ở MIT, IT (công nghệ thông tin) hầu như là 1 cái gì quá dễ. Nó nghiên cứu sâu hơn là Khoa Học Máy Tính (Computer Science). Nó làm mấy thứ đại loại như bài viết trên vừa đề cập. Chứ ai mà dạy lập trình trong MIT, mặc định mấy cụ đó phải bik là cái gì. :D:D
winxp2007
TÍCH CỰC
14 năm
ủa, mình tưởng Harvard đứng đầu chứ?
nước ngoài đầu tư cho nghiên cứu ghê thật, bảo sao mấy người giỏi nước mình học xong chả muốn về vn làm việc nữa, nếu là mình chắc cũng thế 😔
à Viện MIT đứng đầu về công nghệ, Khoa học kỹ thuật. Harvard thì về lĩnh vực khác. Như Luật, kinh tế, Y, v.v.....

Tuy nhiên, để xếp hạng một trường đại học (Harvard tên đầy đủ là Viện Đại Học Harvard) ngừoi ta căn cứ vào rất nhìu yếu tố, và chất lượng giáo dục chỉ là 1 trong số đó. Harvard nhìn chung giỏi, nhưng ko phải cái gì cũng nhất. Ví dụ về Kinh tế, Harvard đứng thứ 3. Tuy nhiên, Harvard chẳng có cái nào ko xuất sắc cả.

có nhìu DH rất nổi tiếng cũng ko thua gì Harvard. Là Stanford, Yale, Princeton v.v.........
Thực ra trong lĩnh vực kinh tế thì MIT cũng rất có tiếng, cũng có rất nhiều GS kinh tế giỏi và đạt được giải Nobel công tác tại đó, tiêu biểu là GS Paul Samuelson, người đặt viên gạch cho việc tổng hợp các trường phái kinh tế vi mô và vĩ mô 😁. Ai đã từng đọc sách của GS này sẽ hiểu, ông ta dùng những cái đơn giản nhất để giải thích cho những cái phức tạp mà ai đọc cũng phải hiểu :D

MIT cũng là trường đáng để theo học chuyên ngành kinh tế.................
ufok26
ĐẠI BÀNG
14 năm
đúng vậy mà ở Việt nam một số nơi cũng gọi thế mà. Ví dụ như trường mình đã học là Science colllege of Hue university đấy!
cảm ơn các bạn đã góp ý, mình đã sửa lại để thông tin chính xác, kịp thời, rất mong nhận được những đóng góp từ các bạn.
maru
TÍCH CỰC
14 năm
- Đầu tư phòng thí nghiệm vài triệu $ thì bạn tưởng tượng nôm na rằng 10 năm bạn mới được mút một miếng thịt gà thì các trường ĐH ở VN đến bao giờ mới như người ta.
Chính xác, tớ học ở Nông Lâm ngành CNTT, mang tiếng là đại học chính quy, thế nhưng chuyên ngành mạng máy tính của Dh Nông Lâm ko có lấy nổi 1 cái router. Mình, và 2 người bạn khác, làm đồ án về IPv6 và IPv4, phải chạy xuống đại học Lạc Hồng ở Đồng Nai mà thực hành (vì thầy này cũng dạy ở đó)

Đúng nghĩa cùi bắp. Thử hỏi như thế làm sao dân mình làm dc chuyện gì
ngocbinhccn
ĐẠI BÀNG
14 năm
Vn mình còn nghèo, vả lại,, việc đóng học phí của mình cũng ít mình, đành, phải vậy
việt nam chưa làm đã muốn " biển thủ" . lấy đâu ra. tư tưởng cá nhân chắc là việt nam không đối thủ
ken0106
TÍCH CỰC
14 năm
hic, trường này có liên kết vời trường em (Bách Khoa TpHCM), nhưng mà chưa có ai được cử đi học cả, do học phí quá đắt đỏ. Hic. Giang hồ hùa nhau đi học Illinois hết trơn. Hic. MIT là mơ ước đời đời của dân kỹ thuật. Hic
chuẩn ko cần chỉnh................
conan90
ĐẠI BÀNG
14 năm
tôi nghĩ là học phí chỉ là một phần thôi.
Vì nếu đủ khả năng để học ở MIT thì bạn sẽ chẳng phải lo gì về vấn đề học phí đâu. Ví dụ như học bổng VEF sẽ chi trả 1 phần học phí cho bạn rồi. Phần còn lại sẽ được trường bên đó gián tiếp trợ giúp.
RMIT ở Việt Nam nghĩa là Replica MIT hả các bạn?
RMIT là tên một trường đại học bên Úc, chứ đâu có liên quan gì tới MIT đâu. RMIT (The Royal Melbourne Institute of Technology University) Viện Công nghệ Hoàng gia Melbourne.
MIT ở việtnam sau khi lột vỏ và xơ bán 5 nghìn 1 bịch.....................:eek:
Thật ra IT là từ dùng phổ biến ở châu Á còn Computer Science là từ dùng phổ biến bên Mỹ. 2 từ này đều ám chỉ chung 1 lĩnh vực khoa học là tất cả liên quan đến nghiên cứu và phát triển các hệ thống tính toán.
Mà chính những trường đỉnh cao thế này sv của nó lập trình càng trâu đó. Và lập trình được dạy rất bài bản luôn, cực kỳ kỹ. Cái hơn của sv MIT so với sv BKHN (tớ là cựu sv BKHN) tớ nghĩ là ở khoản an hiểu tận tường và cực kỳ sâu về hệ thống. Tất nhiên tư duy của mấy đứa học MIT thì khỏi bàn rồi, nơi tập hợp toàn những thằng "khùng" mà ;)


Trường MIT giàu lắm nên mới có điều kiện đầu tư gần 100 triệu $ cho 1 cái lab thế này.
Trường tớ (Washington University in St. Louis - 1 trong 15 trường giàu có nhất nước Mỹ) cũng đang đầu từ trên 200 triệu $ vào School of Engineering của tớ. $ 200 triệu cho 4 khoa trong School of Engineering đã là 1 con số khổng lồ rồi mà MIT đầu tư gần $ 100 triệu cho 1 cái lab. 🆒

$ 100 triệu là đủ mở mới 1 trường đại học tươm tất rồi :shocked7fl:

VN mình còn nghèo cứ phải từ từ mới được. Bạn hok bít đấy ở VN bộ GD cũng đầu tư nhiều lắm nhưng khổ nhiều trường không có đủ trình độ để tiếp thu sự đầu tư đấy. Hiện tượng trả lại tiền cho bộ cũng khá phổ biến đấy.:eek4wd:

ĐH Illinois (nếu bạn nói trường ở Urbana) là một trong trường về kỹ thuật hàng đầu ở Mỹ (tớ nhớ không nhầm xếp hạng thứ 5 hay 6 gì đó toàn Mỹ về học sau đại học).
Nói chung cứ top 10 ở Mỹ là tớ thấy đỉnh cao. Các trường trong top 10 thật ra đều rất mạnh. Học thành tài hay không là phụ thuộc vào mình thôi à.:laugh8kb:

Đúng rồi, các trường giàu như Harvard hay MIT thì chỉ cần mình chứng minh là mình rất giỏi thì họ sẵn sàng đầu tư cho mình học tập free luôn. Quan trọng là phải chứng minh được khả năng thôi.😃
KeithChen2
ĐẠI BÀNG
14 năm
Kiến trúc mang đậm phong cách Nhật bản. Nhìn hơi giống tòa nhà HITC ở cầu giấy (cũng của Jap):wink0st:
Mình có 1 thằng bạn đang làm postdoc ở MIT và 2 đứa em mới vào MIT
Công nhận chúng nó khủng thật
Mình cũng yêu thích ngành kinh tế của MIT.Chỉ mong có dịp được qua đó tham quan học hỏi tí.Chứ chẳng dám mơ được làm học viên MIT vì biết mình không có khả năng.
Hồi xưa cứ tưởng là trường berkerly mới là số 1. Hồi học, thầy nói là MIT là số 1 thì 0 tin. Sau này, thủ tướng Phan Văn Khải qua thăm Mỹ cũng thăm MIT.
Mình lúc trước có vô diyaudio.com thì thấy đa số trong đó hoặc số người khoái audio thì toàn học berkerly. HÌnh như MIT 0 khoái nghiên cứu audio 😁
Cũng tùy ngành bạn ạ. VD như ngành CS thì Jiaotong nó đánh giá Stanford cao hơn MIT 1 tý. Một số field nhỏ trong CS chẳng hạn thì MIT không phải là trùm. VD như về system thì nhất là UC-Bekerley, Software Engineering thì trùm là CMU... Nhưng đúng là về thương hiệu thì về kỹ thuật thì có thể nói MIT là nhất.

Bây giờ có hợp tác với MIT hả bạn? Chương trình thế nào? Còn UIUC có phải chương trình tiên tiến về điện tử ko? UIUC tuy không như MIT hay Stanford nhưng cũng là niềm mơ ước của nhiều người.

VEF chủ yếu cho người học PhD. Nhưng hình như MIT không còn là hợp tác với VEF nữa.

Trường này của Úc (ở bên đó cũng thuộc loại ranked thấp thôi), nhưng lúc lập ra không biết có dụng ý gì không. Ở Ấn Độ hệ thống IIT rất mạnh. Hình như có 7, 8 trường gì đó (đều là công lập cả). Rất nhiều người Ấn làm PhD ở trường top của Mỹ và phương Tây (trong đó có MIT) xuất thân từ các IIT này. Còn NIIT là do tư nhân mở (tên cũng làm người khác lầm tưởng) chỉ đào tạo thợ code.

Mình thấy CS hướng về lý thuyết còn IT thì về ứng dụng. Ngày xưa mình cũng ôm mộng trường top (trong đó có MIT) này nọ, nhưng mình không giỏi, cũng không giàu, chỉ học chỗ làng nhàn. Mình có đọc mấy tài liệu của MIT trên mạng, thấy dạy toán và algorithm rất kỹ. Còn về khoảng system mình không có coi, vì mình rất ngán phần này. Nhưng nói chung có lẽ các trường Mỹ dạy system kỹ hơn VN.
đại học VN chỉ cần bằng 1/10 cũng dzui rùi, hy vọng VN đầu tư giáo dục nhiều hơn 1 chút, đặc biệt trước tiên là bỏ bớt mấy khoảng hành sinh viên mình cái đã

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019