Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Những phần cứng rất thành công mà Microsoft từng sản xuất

cuLong
18/7/2012 14:16Phản hồi: 82
Những phần cứng rất thành công mà Microsoft từng sản xuất
Có lẽ ai trong chúng cũng đều nghĩ Microsoft là một công ty phần mềm, và là tập đoàn phần mềm lớn nhất Thế giới, tuy nhiên sự thực không hẳn vậy. Microsoft trong suốt 37 năm hoạt động của mình đã có đến 32 năm từng thiết kế và bán các sản phẩm phần cứng. Và việc bán phần cứng cũng đem lại cho Microsoft những nguồn thu đáng kể trong tổng doanh thu của họ. Bạn cũng nên biết rằng số lượng chuột mang thương hiệu Microsoft ngang bằng với số lượng sản phẩm phần mềm mà Microsoft từng bán, hoặc máy chơi game XBox của họ được ưa thích khắp mọi nơi trên TG.

Qua nhiều năm phát triển, Microsoft không chỉ bán các thiết bị ngoại vi như chuột và bàn phím mà mở rộng ra nhiều lĩnh vực như tay cầm máy chơi game, webcam, router internet, điện thoại không dây, loa, máy nghe nhạc, điện thoại di động, máy chơi game và rất rất nhiều sản phẩm khác. Và gần đây nhất, Microsoft chính thức bước vào thị trường máy tính bảng với sản phẩm Surface.

Đó là những gì người ta nghĩ đến khi nói về các sản phẩm phần cứng mà Microsoft từng sản xuất. Tuy vậy, một điều thú vị nữa là Microsoft cũng đã từng sản xuất rất nhiều các linh kiện mở rộng (gắn thêm) cho các dòng máy tính trong suốt những năm 80 của thế kỉ 20, bắt đầu với chiếc SoftCard cho máy tính Apple II vào năm 1980.

Bài viết này nhằm mục đích hồi tưởng lại một mảng kinh doanh mà Microsoft đã từng tham gia và thành công, bao gồm 10 sản phẩm phần cứng từng được họ sản xuất và bán rộng rãi vào những năm 1980, vốn không nhiều người trong chúng ta hiện nay biết hoặc còn nhớ đến.

1. Microsoft SoftCard (1980)


Chiếc board mở rộng Microsoft SoftCard là một loại board mạch dành riêng cho máy tính cá nhân Apple II (ra mắt năm 1977) được bán ra đầu tiên năm 1980. Nó chứa CPU Zilog Z80 giúp cho máy Apple II có thể chạy được hệ điều hành CP/M và các ứng dụng đi kèm nền tảng này (nếu bạn không biết Z80 và nền tảng CP/M là gì, hãy liên tưởng rằng nó tương tự liên minh WinTel ngày nay – Windows và Intel).

Bo mạch mở rộng SoftCard này bán rất chạy và trở thành sản phẩm phần cứng nổi tiếng nhất của Microsoft lúc bấy giờ, trước khi sản phẩm chuột máy tính đầu tiên của hãng ra đời 2 năm sau đó. SoftCard đánh dấu bước đi đầu tiên của Microsoft vào thị trường phần cứng máy tính.

2. Microsoft RAMCard cho máy Apple II (1980)

RAMCard là một phụ kiện mở rộng cho chiếc board SoftCard Z80 được nói ở trên. RAMCard sẽ gắn vào 1 trong 3 khe mở rộng của máy Apple II và cung cấp 16KB bộ nhớ RAM mở rộng (tổng cộng sẽ là 56KB – một con số vô cùng nhỏ so với dung lượng RAM nhiều gigabyte rất phổ biến hiện nay) cho các ứng dụng trên nền tảng CP/M chạy trên board SoftCard. Các ứng dụng truyền thống của máy Apple II như VisiCalc có thể tận dụng lượng RAM mở rộng này và tăng hiệu năng làm việc.

3. Microsoft RAMCard cho máy PC của IBM (1982)

Chiếc RAMCard của Microsoft thiết kế cho cho máy PC của IBM thì có tính năng khác với chiếc RAMCard dành cho Apple II vừa nói ở trên, nó đóng vai trò vừa mở rộng bộ nhớ và vừa làm ổ cứng thể rắn (tương tự SSD) cho máy. Kết hợp với ứng dụng RAMDrive của Microsoft, chếc card này có thể giả lập một ổ đĩa và cung cấp tốc độ hoạt động nhanh hơn nhiều (lên tới 50 lần theo mẫu quảng cáo), sản phẩm này chính là tiền thân của các ổ SSD ngày nay. Chiếc RAMCard cho máy IBM PC có nhiều dung lượng từ 64KB đến 256KB, một dung lượng khá dư dả vào thời đó. Được biết ở thời điểm này, đĩa mềm chuẩn cho máy IBM PC chỉ có dung lượng 360KB.

4. Microsoft SystemCard (1983)

Microsoft bắt đầu bổ sung nhiều linh kiện mở rộng cho máy IBM PC vào năm 1983 với việc giới thiệu chiếc SystemCard, một card mở rộng dùng giao tiếp chuẩn ISA. Chiếc card mở rộng này đóng vai trò của ít nhất 4 chiếc card có các tính năng độc lập lại làm một, giúp tiết kiệm các khe cắm ISA.

Quảng cáo



Tương tự với RAMCard, SystemCard giúp mở rộng dung lượng ổ RAM từ 64KB đến 256KB, đồng thời tích hợp một cổng máy in, một bộ spooler cho máy in (giúp sắp xếp tuần tự các lệnh in gửi tới máy in), một cổng RS232 tuần tự và một con chip đồng hồ theo thời gian thực .

5. Microsoft Premium SoftCard IIe (1983)

Năm 1982 hãng Apple ra mắt máy tính Apple IIe, một bản nâng cấp cho dòng máy Apple II rất thành công của hãng. Một năm sau, Microsoft cũng đã tung ra chiếc board mở rộng SoftCard mới nhằm tận dụng những cải tiến của phần cứng máy Apple IIe (như độ phân giải màn hình cao gấp đôi, RAM lớn hơn, và chuẩn giao tiếp mới). Tên gọi của chiếc board mới là Premium SoftCard IIe, mặc dù không tạo ra nhiều tác động lớn như chiếc board thế hệ đầu tiên nhưng vẫn thu hút nhiều chú ý từ cộng đồng người dùng máy Apple IIe.

6. Microsoft PCjr Booster kèm chuột (1984)

Vào năm 1984, Microsoft ra mắt PCjr Booster, một bộ mở rộng cho máy tính IBM PCjr giúp nâng cấp 192KB bộ nhớ RAM và một con chuột máy tính mang thương hiệu Microsoft. Với PCjr booster, máy tính IBM PCjr có tổng cộng 256KB bộ nhớ, giúp tăng cường hiệu năng xử lý các ứng dụng một cách đáng kể so với bộ nhớ mặc định chỉ 64KB (nếu bây giờ máy tính của bạn có 6GB RAM, tức là bạn đang có gấp 100 ngàn lần dung lượng RAM của gần 30 năm trước).

7. Microsoft MacEnhancer (1985)

Quảng cáo



Mặc dù nghe có vẻ rất lạ tai vào thời điểm này, nhưng vào những năm 1980 Microsoft là một trong những phe ủng hộ rất mạnh mẽ cho nền tảng Macintosh của Apple. Do đó, Microsoft đã tung ra rất nhiều bộ linh kiện mở rộng cho dòng máy này, MacEnhancer là một trong số đó. MacEnhancer sẽ gắn vào cổng máy in hoặc cổng modem của máy Mac giúp mở rộng thêm một cổng parallel và 2 cổng serial. Cộng đồng người dùng rất thích thú với sản phẩm này và chế ra custom firmware cho nó, giúp MacEnhancer có thể sử dụng với rất nhiều máy in, modem và nhiều phụ kiện khác vốn chỉ dành riêng cho máy PC của IBM mà thôi.

8. Microsoft InPort (1986)

Vào năm 1986, Microsoft công bố chuẩn giao tiếp cho chuột máy tính mới, gọi là InPort. Giao tiếp này thiết kế cho mạch tích hợp riêng của Microsoft (gọi là InPort Graphics Input Chip) cùng với đầu nối 9 chân khá nhỏ gọn (được dùng phổ biến với các loại chuột serial về sau) giúp giảm giá thành cho chuột máy tính nói chung, do chip InPort đã chuyển hầu hết dữ liệu xử lý cho PC thay vì bản thân chuột xử lý.

Ngay sau đó Microsoft cũng giới thiệu card giao tiếp InPort và chuột sử dụng giao tiếp này, đồng thời tự sản xuất cả chip và các socket và cung cấp cho tất cả các nhà sản xuất thiết bị ngoại vi khác dưới dạng OEM, một điều khá lạ so với cách hoạt động của Microsoft ngày nay. Tuy nhiên chuẩn InPort này không tồn tại được lâu, và bị chuẩn PS/2 của IBM thay thế sau đó (hiện nay cổng PS/2 vẫn còn được dùng để cắm chuột và bàn phím trên máy tính để bàn).

9. Board tăng tốc Microsoft Mach 10 (1986)

Khi Microsoft giới thiệu Windows 1.0 vào cuối năm 1985, hãng đã gặp phải một thực trạng là đa phần máy IBM PC trên thị trường không đủ mạnh để chạy Windows một cách trơn tru. Do đó hãng đã giới thiệu board tăng tốc Mach 10, giúp tăng gần gấp đôi tốc độ cho các máy PC và PC XT của IBM vốn được trang bị CPU 8088 (tốc độ 4,77MHz). Chiếc board Mach 10 bao gồm một CPU rất mạnh thời đó là 8086 có xung nhịp 9,54MHz và một giao tiếp InPort chỉ trên một board duy nhất.

10. Board tăng tốc Microsoft Mach 20 (1988)

Tương tự với Mach 10, chiếc board tăng tốc Mach 20 cũng giúp cho các máy PC dùng chip 8088 chạy các phần mềm ứng dụng nền tảng Windows được trơn tru hơn, cụ thể là Excel và Microsoft OS/2 (một hệ điều hành có giao diện đồ họa đã từng được định hướng thay thế Windows).

Board Mach 20 cắm vào khe cắm chuẩn ISA của máy IBM PC và cung cấp cho hệ thống một CPU 80286 (tốc độ 8 MHz), một khe cắm cho bộ xử lý 80287 và một giao tiếp chuột InPort. Microsoft cung cấp thêm khả năng nâng cấp RAM gắn vào phía sau board Mach 20 và giúp tăng cường thêm tối đa 3,5MB RAM nữa. Đồng thời cung cấp thêm khả năng nâng cấp ổ cứng cho phép các máy IBM PC đọc được ổ đĩa mềm.

MS vẫn tiếp tục sản xuất và kinh doanh phần cứng từ sau năm 1988, nhưng sau chiếc board tăng tốc Mach 20, công ty này đã chuyển hướng sang tập trung phần lớn vào các thiết bị ngoại vi nhập liệu và các phụ kiện gắn ngoài khác cho PC, và trên hết là mảng phần mềm vốn rất thành công là HĐH Windows và Office. Có thể nói, Microsoft từng rất thành công với những sản phẩm linh kiện mở rộng rất ấn tượng vào thời điểm những năm 80 của thế kỷ trước.

82 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

cái này thiếu xbox và loạt phụ kiện rất nổi tiếng của Microsoft Hardware nhỉ😃
Votas
ĐẠI BÀNG
12 năm
@sonlazio Bài này chỉ để hồi tưởng lại những thứ trong quá khứ thôi mà bạn.
mrphan
TÍCH CỰC
12 năm
RAMCard sẽ gắn vào 1 trong 3 khe mở rộng của máy Apple II và cung cấp 16KB bộ nhớ RAM mở rộng (tổng cộng sẽ là 56KB – một con số vô cùng nhỏ so với dung lượng RAM nhiều gigabyte rất phổ biến hiện nay)

Đúng là 1 con số vô cùng nhỏ bé ấn tượng. 😃
photokts
TÍCH CỰC
12 năm
@mrphan mà thời đó là lớn đấy 😁
@mrphan 16*1024*8=131072

Chính xác là 131072 ô nhớ. Không phải ngày đó ít mà là do ngày nay quá nhiều. 131072 ô nhớ, nếu mỗi giây bạn đếm một ô thì phải mất 1 ngày rưỡi liên tục để đếm 😔
zoozoo88
TÍCH CỰC
12 năm
@mrphan PC đầu tiên mình dùng có 48 Mb ram, khủng thời nó đấy (1997)
zellint
ĐẠI BÀNG
12 năm
@mrphan hồi xưa anh Gates chẳng tuyên bố con người sẽ ko bao cần dùng tới 1MB Ram mà 😃)
nhìn những bo mạch sản xuất trước kia to và thô thế! bo mạch bây giờ nhỏ gọn nằm trong 1 con ic! đúng là công nghệ
kimanbn
TÍCH CỰC
12 năm
Xbox, Arc touch, Kinect, Surface và sắp tới là Surface tablet
mr dinh
TÍCH CỰC
12 năm
ông ms mà lao vào mảng sản xuất máy tính thì lắm kẻ chạy theo hít khói.
bantot
ĐẠI BÀNG
12 năm
Một series các con chuột của Microsoft đâu rồi?
chuột, xbox, kinect đâu rồi?
grandholy
ĐẠI BÀNG
12 năm
giờ đang dùng mouse IE 3.0 do M$ sản xuất 😃
Toàn đồ cổ thế, xbox đâu, chuột ie đâu, bàn phím nữa 😆
đã nói là chỉ nhắc đến những mảng phần cứng mà ít người biết đến trong khoảng năm 1980s thôi mà 😃
còn xbox, chuột, bàn phím thì ai ai cũng biết rồi
Phần cứng thì có mỗi xbox là nổi tiếng thôi. Còn mấy thứ khác chưa bh dc nhìn thấy.

Sent from my LT22i using Tinhte.vn
Đúng là M$...
van_doan
TÍCH CỰC
12 năm
nên đổi tên tile là :những phần cứng cổ nhất mà MS từng sản xuất😁.mấy cái nổi tiếng thì chẳng thấy đâu😔
lạ lẵm so với mình quá 😁
Có thể tương lai phần cứng là mục tiêu phát triển công nghệ của MS sau khi quá thành công về phần mềm. MS Vua của tất cả ông Vua công nghệ có thể nói như vậy😃
Tiêu biểu là Surface tablet.
Đợt này MS đang là hot boy, người người xem tin, nhà nhà xem tin, trang nào có tin về MS cũng được nhiều người đọc, thix thế, he he
@hiphopboy8x đơn giản thôi, vì ms gần như là cụ tổ khai thiên lập địa mà.
hieubf
TÍCH CỰC
12 năm
@Tấn Mạnh MS cũng là đấng cứu rỗi của kha khá kha khá 😃
@Tấn Mạnh trên các diễn đàn công nghệ giờ đừng nên nêu ai trước ai sau vì sẽ có các Fan " cuồng tính vào giành phần trước gây bất hòa cãi cọ " ! hi !

mình khoái con chuột máy tính có 2 con mắt to kìa ! nhìn hầm hố quá !
dự đây là phần 1, lót gạch chờ phần 2 thôi
giờ mới biết thêm nhiều từ MS

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019