Nợ linh mục Alexandre de Rhodes lời tri ân

18/3/2017 5:34Phản hồi: 4
Nợ linh mục Alexandre de Rhodes lời tri ân

Ảnh: Alexandre de Rhodes

Sau khi đọc bài “Xứ sở này nợ ông ấy lời tri ân” của Ls Đặng Đình Mạnh, tôi rất đồng ý với câu kết bài viết của tác giả "Tôi tin rằng, xứ sở này nợ ông ấy lời tri ân !" khi bàn về công lao của linh mục Alexandre de Rhodes trong việc cải tiến và khai sinh nên quốc ngữ Việt Nam.

Chỉ tiếc là chữ quốc ngữ sau khi được định hình từ năm 1651 đến nay vẫn chưa được tiếp tục cải tiến lần nào nữa cho hoàn hảo hơn; khi mà chữ Nhật hay chữ Trung Hoa thì chúng vẫn được cải tiến và giản thể cho gọn và hoàn hảo hơn trong những thập niên qua.

Năm 1976, tình cờ tôi mượn ở thư viện cuốn sách “Vấn đề cải tiến chữ quốc ngữ”, Nxb Văn Hoá, Hà Nội, 1961. Đọc mục lục, tôi ngạc nhiên lắm, vì theo hiểu biết của tôi khi ấy thì chữ quốc ngữ đã hoàn thiện rồi, sao lại có cả một hội nghị bàn về cải tiến chữ quốc ngữ do Viện Văn Học tổ chức tại Hà Nội năm 1960 ?

Cuốn sách này trình bày những điều bất hợp lý của chữ quốc ngữ, các đề nghị cải tiến chữ quốc ngữ đã có từ trước cho đến thời điểm ấy, v.v.

Đọc sách ấy, tôi hiểu chữ quốc ngữ còn một số hạn chế. Tôi suy nghĩ có cách nào viết hợp lý và gọn hơn không? Tôi đã nghĩ ra cách tốc ký có hệ thống 52 vần, vốn có 3 hoặc 4 mẫu tự, giảm xuống còn 2 mẫu tự cho mỗi vần.

Mấy năm gần đây, khi thấy người Việt ‘chat’ trên mạng hoặc viết tin nhắn ở ĐTDĐ, họ tốn thời giờ nhiều hơn khi phải viết nguyên các chữ có vần 3 hoặc 4 mẫu tự mà trước đây tôi đã nghĩ ra cách tốc ký mỗi vần chỉ còn 2 mẫu tự. Tôi bèn viết bài “Tốc ký chữ Việt” cách đây 10 năm.
Xin xem bài ở http://chuvietnhanh.sourceforge.net/TocKyChuViet.htm
hoặc ở https://tinhte.vn/threads/cach-toc-ky-chu-viet.2384476/

Cách tốc ký chữ Việt | Viết bởi Chữ Việt Nhanh

Chữ Việt Nhanh: kiểu chữ Việt cực ngắn (Tên cũ: Cách tốc ký chữ Việt) Trần Tư Bình A. Dẫn nhập B. Đề xuất ghi gọn C. Bảng tóm tắt D. Lời cuối A. DẪN NHẬP Chữ Quốc ngữ được các linh mục châu Âu sáng chế vào đầu thế kỉ 17 để việc truyền đạo của…
tinhte.vn


Nay xin phép được giới thiệu bài “Tốc ký chữ Việt” ở đây như một lời tri ân kính gởi đến các vị linh mục dòng Tên và linh mục Alexander de Rhodes.

Viết xong bài “Tốc ký chữ Việt”, tôi đã gởi bài lên diễn đàn của một số mạng trong và ngoài nước, trong đó có diễn đàn của mạng WinVNKey (winvnkey.sf.net).

Tiến sĩ Ngô Đình Học, tác giả bộ gõ WinVNKey, đã tích hợp cách tốc ký vào WinVNKey, tạo ra một phương pháp mới gõ tắt chữ Việt: gõ chữ tốc ký mà máy vi tính vẫn hiện ra chữ Việt trọn vẹn, ước tính bạn có thể tiết kiệm gần 40% thời gian gõ.

Xin xem hướng dẫn ở bài “Phương pháp mới gõ tắt chữ Việt với WinVNKey” https://tinhte.vn/threads/phuong-phap-moi-go-tat-chu-viet-voi-winvnkey.2384297/

Phương pháp mới gõ tắt chữ Việt với WinVNKey | Viết bởi Chữ Việt Nhanh

Phương pháp mới gõ tắt chữ Việt với WinVNKey Trần Tư Bình & Ts. Ngô Đình Học Nghiền ngẫm 40 phút, tiết kiệm gần 40% thời gian gõ A. Giới thiệu B. Phương pháp gõ Tubinhtran C. Cách tải xuống WinVNKey và sử dụng D. Lời cuối A.
tinhte.vn
4 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Cái này dành cho thế hệ sau. Còn mình thì bây giờ đọc cho máy ra chữ rồi sửa những chữ sai cho nhanh
@haipvg Xin hỏi bạn vài câu hỏi như sau:
1) Đọc cho máy ra chữ bằng phần mềm nào vậy?
2) Độ chính xác máy cho ra chữ sẽ đúng được bao nhiêu phần trăm?
3) Và tốc độ sửa sẽ bao lâu vậy?

Cảm ơn bạn.
Tôi vừa hỏi anh bạn có tên là Trần Ba (người Việt gốc Hoa, trước ở VN nay ở hải ngoại, đọc viết rành chữ Hoa phồn thể) câu hỏi như sau:
"Xin hỏi anh Ba, một người Hoa biết tiếng Hoa phồn thể mất bao lâu hoặc học bao nhiêu quy ước để thông thạo tiếng Hoa giản thể vậy? Cảm ơn anh."

Anh trả lời nguyên văn như sau:

"Trong Hán ngữ, Phồn thể và Giản thể không phải là 2 thể chữ khác biệt, đầu tiên có Phồn thể (thể viết đầy đủ), rồi vì muốn viết nhanh bắt đầu sinh ra thể viết "Thảo" thư liên tục và "Ít nét", nó là tiền thân của Giản thể ngày nay, bộ Giản thể do chính phủ China ban hành sau 1949 là dựa trên căn bản đó nhưng có tạo thêm, đối với những người như tôi, học hết chương trình trung học, muốn đọc hiểu Giản thể của Mainland China thì chỉ cần chịu khó ghi nhớ trong vài tháng là đủ, ngược lại người dân China muốn đọc viết Phồn thể thì phải tốn khá lâu.
"Giản Thể" trong chữ Hán ngày nay ngoài bộ của China còn có một bộ của Hong Kong và một bộ của Singapore, nhưng người Hoa hải ngoại đều hiểu được."

Sau đó tôi hỏi tiếp:
"Nếu được, anh Ba cho vài ví dụ chữ giản thể/phồn thể được không anh?"

Anh cho các ví dụ như sau:

"- 禮儀 礼仪 Lễ Nghi
- 階級 阶级 Giai Cấp
- 節目 节目 Tiết Mục
- 國際 国际 Quốc Tế
(Trước là Phồn, sau là Giản)".

Qua các câu hỏi đáp trên, ta thấy một người trung bình như anh Trần Ba, chỉ biết chữ Hoa phồn thể, nay muốn đọc hiểu chữ Hoa giản thể cũng phải cần vài tháng, và ngược lại người dân China muốn đọc viết phồn thể thì phải tốn khá lâu.

Dù khó như vậy nhưng anh Ba và người dân China đã làm được điều này chỉ vì họ muốn.

Còn về chữ quốc ngữ và chữ Việt nhanh thì hai kiểu chữ này khác nhau chỉ 32 quy ước. Do đó, một người bình thường chỉ cần vài giờ là có thể hiểu và nhớ 32 quy ước tốc ký để am hiểu qua lại giữa hai kiểu chữ này nếu họ muốn.

--------
NGUỒN: https://www.facebook.com/fanpageCVN
Đến thời điểm này, bài viết "Nợ linh mục Alexandre de Rhodes lời tri ân" này đăng trên Fanpage Chữ Việt Nhanh đã được:
- 2.5 ngàn lượt Likes,
- 240 lượt share
- 188 comments.
Xin vào xem ở:
https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=1289283047832696&id=695284163899257

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019