Nội dung buổi workshop NACB 2: hiểu về máy ảnh, cách cầm máy, tiêu cự, khẩu độ, chống rung...

Non@me
9/3/2017 15:11Phản hồi: 26
Nội dung buổi workshop NACB 2: hiểu về máy ảnh, cách cầm máy, tiêu cự, khẩu độ, chống rung...
Camera Tinh Tế xin mời các bạn xem lại một số nội dung tóm lược lại về buổi chia sẻ Nhiếp ảnh cơ bản buổi thứ 2 của anh Trị _ @konica_baby vào tối hôm qua 08/03/2017 trong buổi workshop Camera Tinh Tế tổ chức định kỳ vào tối thứ tư hằng tuần. Để các bạn ở xa hoặc không thể đến dự được có thể cùng học hỏi và trao đổi.
CameraTinhte_Workshop a Tri P.2_DSC_4972.jpg
Nội dung buổi workshop này là hệ thống lại các kiến thức cơ bản cần thiết trong nhiếp ảnh, giúp chúng ta cũng nên dành thời gian hiểu rõ, nắm chắc kiến thức thiết yếu nhất về thiết bị ghi hình, về cách vận hành hiệu quả, về lựa chọn mua thêm các phụ kiện cho đúng nhu cầu... Rồi, từ đó mới bàn tiếp đến các kỹ thuật chụp, chủ đề chụp, khai thác chủ đề hay tư duy chụp ảnh...

Chúng ta sẽ có 5 tuần về kiến thức cơ bản trong tháng 3: 3 buổi đặc biệt cơ bản vào 3 tối thứ Tư đầu tiên trong tháng nói về thiết bị và kỹ thuật, gần như bao gồm tất cả kiến thức nhiếp ảnh cơ bản, thiết bị, kỹ thuật, vận hành máy ảnh. Trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến các loại thiết bị, cách sử dụng, thiết lập... Buổi thứ 4 và thứ 5 trong tháng này là nói về ánh sáng, thiết bị đèn, đèn flash, tất tần tật về đèn flash… Nói chung là các bạn nên có cái nền cơ bản cho vững rồi muốn xây gì thì xây.
Các bạn có thể xem lại toàn bộ video của buổi chia sẻ của anh qua video sau:

Nội dung chính của buổi nói chuyện Nhiếp Ảnh Căn Bản (Phần 2) này:
  • Cầm máy thế nào cho đúng
  • Các nút bấm trên máy ảnh, công dụng
  • Cách dùng các nút bấm, phân biệt
  • Các chi tiết của ống kính: Tiêu cự, khẩu độ,...
  • Các chế độ lấy nét: Lấy nét tự động, lấy nét thủ công,....
  • Các chế độ đo sáng: Đo sáng điểm, đo sáng trung tâm, toàn cảnh,...
  • ISO/ASA là gì
  • Màn trập là gì, tốc độ màn trập
  • Các công nghệ liên quan: Chống rung, khử nhiễu
CameraTinhte_Workshop a Tri P.2_DSC_4896.jpg

Hãy cầm - giữ máy ảnh đúng cách!
Cái cơ bản nhất là các bạn phải hình dung được cách cầm máy ảnh đúng cách, nếu cầm sai cách sẽ không tốt, sẽ ảnh hưởng tới thói quen và chất lượng hình ảnh

Vậy cầm, giữ máy ảnh đúng cách là như thế nào?
  • Việc đầu tiên là đeo sợi dây máy ảnh vào cổ để tránh tình trạng rơi rớt máy ảnh khi đang thao tác chụp
  • Nơi đặt tay cho chắc, vững: anh Trị chỉ ra cho các bạn biết được quan niệm sai thường thấy mà những người mới chơi ảnh hay mắc phải và chỉ ra như thế nào là cách cầm đúng, cách cầm để tay chịu được trọng lượng máy, cách cầm như thế nào để tiện thao tác, không phải cứ phải cầm chắc là tốt,… lòng bàn tay chịu trọng lượng máy ảnh, cách để khỉu tay như thế nào…
  • Cách cầm để thao tác nhanh hơn: tay cầm như thế nào để xoay tiêu cự ống kính và chỉnh các vòng xoay chế độ trên máy ảnh được nhanh
  • Cách dùng vòng cao su của eyecup trên máy ảnh làm điểm tựa vững để khi thao tác chụp vững hơn, đỡ bị rung động
  • Khi chụp bố cục khung ngang và khung hình đứng như thế nào
CameraTinhte_Workshop a Tri P.2_DSC_4894.jpg
Để có được bức ảnh đúng nét, bạn phải cầm máy chính xác. Việc cầm máy chính xác cho tỉ lệ chụp trúng ảnh cao hơn, lia máy nhanh hơn và không bị lúng túng khi chuyển cảnh. Tuy nhiên việc cầm máy đúng cách vẫn chưa được các bạn mới chơi chú trọng nhiều.

Cầm máy ảnh không đúng cách tác hại gì ?
  • Sẽ có một số ảnh không đạt do bị mờ nhòe, nếu ta cầm tốt sẽ không bị
  • Tự thân bị lúng túng là nguyên nhân gây mất tập trung khi chụp: ví dụ như khi ta phân vân cách cầm máy khi chụp đứng và ngang
  • Thao tác có thể bị chậm hơn và bị trễ khoảnh khắc. vd khi chuyển máy qua bố cục đứng, nếu cầm ngược tay hoặc cầm máy sai sẽ dẫn đến việc cầm ko vững, không đón đầu đc khoẳng khắc, dẫn đến việc bị trễ đi khoảng khắc đó
  • Các bạn thường cầm sai cách dẫn đến 1 số trường hợp khi chụp xong phát hiện ảnh bị nghiên, mặc dù khi ngắm chụp ngay thẳng hết do tác động lực khi ta bấm máy
CameraTinhte_Workshop a Tri P.2_DSC_4914.jpg
Máy ảnh và các nút chức năng chính: Khi đã biết cầm máy, chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về máy ảnh, cấu trúc vật lý và các nút bấm
  • Các lưu ý về nút chỉnh để thuận tiện với từng người: nút chỉnh độ cận độ viễn của từng người, không nên chỉnh bậy khi mượn máy của người khác…
CameraTinhte_Workshop a Tri P.2_Screen Shot 2017-03-09 at 10.40.19 AM.jpg
  • Các nút chính trên máy ảnh được phân chia theo chức năng theo hai màu chính là nút màu trắng và nút màu xanh:
    • Màu trắng: phần chụp ảnh: các chế độ lấy nét, cân bằng trắng…
    • Màu xanh: xem và duyệt lại ảnh: xem ảnh, xóa ảnh, phóng to thu nhỏ…
  • Các nút thông dụng trên các máy ảnh và chức năng tương ứng
CameraTinhte_Workshop a Tri P.2_Screen Shot 2017-03-09 at 10.40.22 AM.jpg
  • Cách tháo lắp ống kính: cách gắn và lưu ý về các đặc điểm riêng như chấm trắng/ đỏ của Canon…
  • Các lưu ý về các điểm khác nhau giữa các hãng khác nhau
CameraTinhte_Workshop a Tri P.2_Screen Shot 2017-03-09 at 10.40.27 AM.jpg
Độ nhạy sáng: thường được gọi là ASA hoặc ISO: độ nhạy sáng là độ nhạy của vật liệu bắt sáng,
  • Công dụng của độ nhạy sáng: nếu chụp ngoài nắng thì sử dụng độ nhạy sáng thấp, khi chụp trong điều kiện thiếu sáng, ánh sáng yếu thì phải tăng độ nhạy sáng lên.
  • Anh nói thêm vì sao có ký hiệu ASA hoặc ISO
  • Các mức ISO/ASA thường thấy:
Auto …Lo 1 - 50 – 100 – 200 – 400 – 800 – 1600 – 3200 – 6400 – 12.800 – 25. 600 …. H1​

Quảng cáo


CameraTinhte_Workshop a Tri P.2_DSC_4922.jpg
Định dạng ảnh: có người chụp JPG, có người chụp RAW
  • JPEG: là định dạng ảnh nén, thường dùng để xem và tương thích trên hầu hết các thiết bị
  • Các size ảnh: L - M - S
  • RAW : Định dạng thô, không nén, ta có thể tùy chỉnh nhiều hơn về sau này, phải dùng phần mềm riêng mới có thể xem được, phần mềm đó không thông dụng

CameraTinhte_Workshop a Tri P.2_DSC_4923.jpg
Thang đo sáng và bước chia 1/3
  • Cách xem và hiểu được thang đo sáng trên máy ảnh, cách hiểu được ảnh đúng sáng, thiếu sáng và dư sáng,
  • Nắm, hiểu được cách chia bước 1/3 trên máy ảnh: khẩu độ, tốc độ, ISO

CameraTinhte_Workshop a Tri P.2_DSC_4931.jpg
Các chế độ lấy nét thường thấy trên máy ảnh: Việc chọn chế độ lấy nét phù hợp sẽ giúp tránh tình trạng out nét.

CameraTinhte_Workshop a Tri P.2_DSC_4926.jpg
Các chế độ lấy nét tự động: AF - Auto Focus _ Lấy nét tự động. Các cách chọn lấy nét tự động và sự khác nhau thường thấy trên các chế độ khác nhau của các hãng như Nikon và Canon… Cách chọn cách lấy nét theo từng trường hợp để cho ra ảnh đúng theo ý mình nhất
  • AF-S – One shot = lấy nét một lần - kích hoạt lấy nét khi nhấn nửa nút chụp dành cho khi chụp từng tấm.
  • AF-A – Ai Focus = Nếu máy ảnh đang đặt ở chế độ tự động chọn điểm lấy nét, và chế độ canh nét là Ai AF Focus, khi nhấn nửa nút chụp thì máy ảnh sẽ tự động canh nét theo chủ đề nếu chủ đề di chuyển.
  • AF- C – Ai Servo= khi nhấn nửa nút chụp, máy ảnh sẽ lấy nét liên tục vào chủ đề thường dùng khi chủ đề chuyển động, kết hợp với chế độ chụp liên tiếp.
Lấy nét chỉnh bằng tay: MF - Manual Focus _ lấy nét tay: các bạn thích xoay vặn lấy nét tay, và khi nào sử dụng lấy nét tay và khi nào phải bật chuyển qua lấy nét tay để cho ảnh tốt hơn

Quảng cáo


  • Sử dụng lấy nét tay trong trường hợp nào? Máy ảnh sẽ không hiểu được mình muốn lấy nét ở đâu: ví dụ như khi ta chụp một con chim trong lồng thì khi cho máy tự động lấy nét, máy sẽ mặc định lấy nét cái lồng chứ không lấy nét chim, như vậy ta phải chuyển qua lấy nét tay mới có thể lấy nét được theo ý mình
  • Lấy nét bằng tay có chính xác không? cách chỉnh qua live view và phóng to ảnh lên, sau đó vặn vòng lấy nét cho đến khi chủ thể đạt độ nét mong muốn để có thể lấy nét chính xác hơn theo ý đồ người chụp.
  • Lấy nét bằng tay chính xác bằng cách nào? Các điểm khác nhau trong việc hỗ trợ lấy nét tay của các hãng
CameraTinhte_Workshop a Tri P.2_Screen Shot 2017-03-09 at 10.40.42 AM.jpg
Các chế độ đo sáng:
  • Nguyên tắc về các chế độ đo sáng của các hãng là tương tự nhau.
  • Cách phân biệt ký hiệu các chế độ đo sáng và khi nào nên sử dụng các chế độ đó: Việc đo sáng còn phụ thuộc vào chế độ đo sáng phù hợp: Đo sáng Ma Trận, đo sáng trung tâm và đo sáng điểm…
  • Anh hướng dẫn cách nhanh để chọn chế độ đo sáng phù hợp theo các chế độ đo sáng: quy tắc từ nhỏ đến lớn: chụp chủ đề bao lớn thì sẽ sử dụng chế độ đo sáng như vậy.
CameraTinhte_Workshop a Tri P.2_DSC_4940.jpg
Tiêu cự của ống kính:
  • Tiêu cự của ống kính là gì? Chọn tiêu cự bao nhiêu? Tiêu cự đó chụp được thứ gì?
CameraTinhte_Workshop a Tri P.2_Screen Shot 2017-03-09 at 10.40.48 AM.jpg CameraTinhte_Workshop a Tri P.2_Screen Shot 2017-03-09 at 10.40.53 AM.jpg
  • Anh cho các bạn thấy nguyên tắc hoạt động chung của máy ảnh qua sơ đồ hoạt động chung của DSLR và Mirrorless
  • Anh giải thích và cách hiểu đúng các ký hiệu trên ống kính như tiêu cự, khẩu độ…
  • Sự khác nhau của hiệu ứng giữa ống kính tiêu cự dài và ngắn
  • Các phân biệt các chiều dài tiêu cự nhanh qua sơ đồ mô tả chiều dài tiêu cự liên quan đến góc thu ảnh:
  • Bảng liên quan giữa chiều dài tiêu cự và tên gọi tiêu cự ống kính: tiêu cự được tính tương đương tiêu cự trên Fullframe
    • Tiêu cự nhỏ hơn 20mm: Ống kính góc cực rộng: thường dùng chụp các thể loại ảnh kiến trúc
    • Tiêu cự từ 24mm - 35mm: Ống kính góc rộng: thường dùng chụp ảnh phong cảnh
    • Tiêu cự từ 35mm-70mm: Ống kính Normal: thường dùng chụp ảnh đường phố, đời thường và ảnh tư liệu…
    • Tiêu cự từ 80mm-135mm: Ống kính tele trung bình (Medium Telephoto): thường dùng cho thể loại ảnh chân dung
    • Tiêu cự từ 135mm-300mm: Ống kính tele: Thường dùng chụp các thể loại ảnh tầm xa như ảnh thể thao và ảnh động vật hoang dã
    • Tiêu cự lớn hơn 300mm: Ống kính siêu tele (Super Telephoto): thường dùng chụp ảnh hoang dã_wildlife

CameraTinhte_Workshop a Tri P.2_DSC_4944.jpg
Khẩu độ là gì?
  • Máy ảnh gồm hai phần là thân máy và ống kính, vậy khẩu độ là gì? nó nằm ở đâu? Trong hầu hết các trường hợp thì khẩu độ sẽ nằm trong ống kính, có những lá thép có thể khép nhỏ hợc mở lớn cho ánh sáng đi vào phim hoặc cảm biến.
  • Khẩu độ có thể mở lớn và khép nhỏ
  • Cách tính khẩu độ, trị giá F được tính bằng cách nào: Lấy tiêu cự chia cho đường kính khi mở lớn nhất của ống kính. Ví dụ: F: 50 mm / 25mm = 2
  • Các dãi khẩu độ thông thường: 1.4 - 2 - 2.8 - 4 - 5.6 - 8 - 11 - 16 - 22
CameraTinhte_Workshop a Tri P.2_DSC_4946.jpg
  • Sự liên quan giữa khẩu độ lớn, khẩu độ nhỏ và ứng dụng để chụp cái gì?

CameraTinhte_Workshop a Tri P.2_DSC_4954.jpg
Tốc độ vận hành của màn trập là gì?
Tốc độ” thường được tính bằng “Giây” – Sec.​
Dãy tốc độ vận hành của màn trập
  • B ... 4” - 2” - 1 – ½ - ¼- 1/8 – 1/15 – 1/30 – 1/60 – 1/125 – 1/250 – 1/500 – 1/1000 – 1/2000 – 1/4000 – 1/8000.
  • B: Tốc độ chụp chậm tùy ý.
CameraTinhte_Workshop a Tri P.2_Screen Shot 2017-03-09 at 10.41.19 AM.jpg
Như vậy:
  • Cái gì/ khi nào thì chụp chậm?
  • Cái gì/ khi nào chụp nhanh?
CameraTinhte_Workshop a Tri P.2_Screen Shot 2017-03-09 at 10.41.26 AM.jpg
Và đó là lý do ta cần chân máy ảnh + dây bấm mềm
Vì sao bạn cần chân máy? Vì nó đem lại nhiều lợi điểm trong việc chống rung, thoải mái thao tác. Đặc biệt là khi chụp ảnh phơi sáng với tốc độ màn trập chậm


Nói đến việc chống rung, máy ảnh hiện nay có nhiều công nghệ để giảm rung cho máy. Tuỳ vào mục đích sử dụng mà bạn sẽ cần chế độ này hoặc không.
  • Các ký hiệu của cơ chế chống rung của các hãng: IS – VR – VC ….
CameraTinhte_Workshop a Tri P.2_Screen Shot 2017-03-09 at 10.41.28 AM.jpg
  • Trên lý thuyết của các hãng có thể chống rung được 4stop từ: ½ - ¼- 1/8 – 1/15 – 1/30 – 1/60 – 1/125 – 1/250
Ví dụ chụp tĩnh vật, trong điều kiện bình thường ổn định, đủ sáng thì chúng ta sẽ không cần công nghệ chống rung. Chỉ cần đặt tốc độ cho phù hợp. Ví dụ như chụp chai nước, bạn có thể đặt lên một mặt phẳng cố định và chụp. Bản thân chai nước không di chuyển nên việc rung nhoè sẽ hạn chế hơn.

CameraTinhte_Workshop a Tri P.2_Screen Shot 2017-03-09 at 10.41.31 AM.jpg
Nhưng nếu chủ thể chuyển động nhanh, và di chuyển nhiều hướng phức tạp thì bạn sẽ cần bật chống rung để giữ cho chủ thể trong ảnh được ổn định, dù xung quanh có hơi nhoè.

CameraTinhte_Workshop a Tri P.2_Screen Shot 2017-03-09 at 10.41.33 AM.jpg
Anh Trị cho biết việc chống rung là cần thiết ở nhiều tiêu cự. Dù có là tiêu cự ngắn, chụp góc rộng thì vẫn cần có chống rung trong nhiều trường hợp cụ thể. Khi chụp tele, mọi chi tiết đều phóng to và sự rung động kèm tác động của nó sẽ được phóng to. Vì thế chụp xa thì cần chống rung.

Trước đây người ta cho rằng góc rộng thì không cần chống rung, nhưng thực tế vẫn cần cho nhiều tình huống lia máy, chụp khi di chuyển,... Vì thế nhiều nhà sản xuất ống kính hiện nay bắt đầu tích hợp công nghệ chống rung cho những ống kính góc rộng.

Công dụng của chống rung và chụp tốc độ chậm
CameraTinhte_Workshop a Tri P.2_Screen Shot 2017-03-09 at 10.41.44 AM.jpg

Do thời gian không được nhiều nên hẹn các bạn ở buổi chia sẻ kiến thức cơ bản 3 vào tối thứ 4 tuần sau.

Nếu các bạn chưa xem về buổi offline phần 1 thì có thể tham khảo các bài viết sau:
  1. Hình ảnh offline nhiếp ảnh thứ 4 hàng tuần với chủ đề: Nhiếp ảnh căn bản (Phần 1) - anh Hồ Văn Trị
  2. Nội dung buổi workshop NACB 1: Tìm hiểu máy ảnh, vận hành máy ảnh, các kỹ thuật sử dụng máy ảnh ...
Cám ơn các bạn đã theo dõi.
26 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

hero229
ĐẠI BÀNG
7 năm
Hay quá! Thank bạn. Nhưng học chụp ảnh có vẻ phức tạp ghê. Mãi vẫn không chụp đẹp được.
VietT
TÍCH CỰC
7 năm
@hero229 Cũng k phức tạp lắm đâu bạn. Các kiến thức cơ bản về khẩu - tốc - ISO - các chế độ chụp...ban đầu hơi rối nhưng cầm máy chừng 1 tuần là bạn sẽ quen vì về cơ bản những điều này cũng giống như mới tập chạy xe gắn máy vậy: phải xuống ga lúc vô số 1, rồi lên ga từ từ, rồi lại giảm ga lúc vô số 2, tay hoặc chân phải chuẩn bị thắng nếu cần thiết...(biết chạy rồi thì đơn giản nhưng bạn cứ nhìn mấy người mới tập xe lần đầu là biết nó phức tạp tới cỡ nào 😃 )

Còn về việc chụp đẹp hay ko thì cái này là tùy theo mắt nhìn của mỗi người chụp nữa (cơ bản về vẽ thì ai cũng vẽ đc, quẹt quẹt vài nét cũng gọi là vẽ rồi, tô khối, đánh bóng...cũng có thể đi học. Nhưng quan trọng là vẽ cái gì & nó có tạo cho người xem cảm giác "giống thật" hay ko thì k phải tất cả người biết vẽ cũng làm đc ;) ).
Ai cũng có thể lấy nét, canh sáng (có thang đo sáng của máy nó cho biết có đủ sáng hay ko rồi) nhưng để bắt đc góc "đẹp" (mình dùng từ này trong ngoặc kép vì nó là vô chừng & tùy theo cảm nhận của từng người nữa) thì...hên xui ;)

Mình ghét nhất là mấy cha cứ suốt ngày: ảnh đẹp là phải có bố cục đúng tỉ lệ (tỉ lệ 2/3, tỉ lệ vàng gì gì đó...) nhé, ko cháy (dư sáng thì nói dư sáng đi, cháy cháy là cái quái gì 😃) ) nhé, k mất chi tiết nhé, k rung nhé...Với mình thì mấy cái đó chỉ là tiêu chí để đánh giá 1 tấm hình chụp rõ ràng, đủ tương phản & nó mô phỏng gần đúng với khoảnh khắc mà mắt người chụp thấy vào lúc nút chụp đc bấm. Nếu chỉ như vậy thì cứ việc để chế độ Auto mà "quất" vì máy nó sẽ làm tốt hơn chúng ta nhiều lần trong việc cân bằng các thông số.

Thay vì vậy thì cứ cầm máy lên, nhìn vào View Finder, nheo mắt lại, xoay vòng nét của lens theo ý thích rồi bấm nút thôi. Chúng ta đang tận hưởng cảm giác "trò chơi của thị giác" (còn chụp vì công việc hay kinh doanh thì ko bàn 😃 ) mà đúng ko? Rất nhiều lần mình gặp vài pha gọi là "ảnh lỗi" lúc chụp nhưng về mở file ra thì lại...k thể ngờ tới !
Vd là tấm ảnh bên dưới mình vô tình bấm lúc cầm 1 máy lạ & chưa quen với các thông số nên nó vừa rung lại dư sáng do mình vô tình giật camera lúc bấm nút. Vậy mà về mở ra nó cũng khá là "lạ" 😃 Nếu mình cố tình làm cách nào đó có thể thấy rõ mặt model & sáng hơn 1 chút nữa (có thể là dùng miếng hắt sáng chăng?) thì chắc đây cũng đã là 1 shoot "ko phải dạng vừa đâu" rồi ;) Tiếc là k bao giờ có thể chủ động chụp lại giống y chang vậy nữa! Đó mới là sự thú vị nhất của trò chơi này
DSC_0083.jpg
@VietT có thể chụp hình thể loaị : kinh dị được rồì đấy..😃😃😃😃
Mong sớm có buổi offline giao lưu ảnh ọt như vậy ở Hà Nội
(Sent from CRAZYSEXYCOOL1981 using Blackberry PASSPORT.se)
Sao cứ đánh vài chữ tiếng Việt lại thọt chữ tiếng Anh vô chi vậy? Để chứng tỏ ta rành sanh ngữ à?
thangcoi123
ĐẠI BÀNG
7 năm
@coc_xxx thuật ngữ chuyên môn nhiều lúc không dịch đúng nghĩa tiếng việt được nên phải để vậy .
wormwon
TÍCH CỰC
7 năm
@coc_xxx THật dịch ra tiếng Việt thì tôi không hiểu là đang nói đến cái gì luôn :v
4 năm rồi tinh tế vẫn mãi lòng vòng tìm hiểu máy ảnh, cơ bản nhiếp ảnh, khái niệm bố cục các kiểu =)) và mãi ko có nâng cao chỉ tiếp tục cơ bản ^^
softwind
ĐẠI BÀNG
7 năm
@phamnguyenvietnguyen lúc nào cũng có người mới chơi và họ cần tìm hiểu cơ bản.
hero229
ĐẠI BÀNG
7 năm
@softwind Và có thể loại cơ bản mãi như mình không chịu tiến bộ.
@softwind Sao ko gom những bài cơ bản đó vô 1 mục và người mới chơi tìm đọc ... cứ viết đi viết lại thế này đâu phải là ý hay
hacrot3000
TÍCH CỰC
7 năm
@phamnguyenvietnguyen sai rồi, phải nói sao mấy chục năm rồi mà vẫn có người lòng vòng tìm hiểu máy ảnh, cơ bản nhiếp ảnh ...

Không rõ bạn đã rành nhiếp ảnh đến cỡ nào nhưng chắc cũng chưa đủ trình đứng dạy người khác đâu
Dài quá, đánh dấu lúc nào rảnh đọc
duc90
TÍCH CỰC
7 năm
Ảnh đẹp tóm gọn lại gồm có :

Tốc trập, Khẩu độ, Tiêu Cự, Iso, Dof, Đo sáng, Focus, Bố cục, Cân bằng trắng, Máy xịn, Lens tốt, Mẫu đẹp, Cảnh đẹp, Hậu kỳ.


Mỗi yếu tố biến thiên sẽ cho ra bức ảnh khác nhau. Bức ảnh đẹp là bức ảnh cho ra gần với yếu tố lý tưởng nhất. Phán vui thôi nhé 😁:D:D
OxJade
TÍCH CỰC
7 năm
Ảnh đẹp ngoại trừ có đầu óc sáng tạo con mắt nghệ thuật bẩm sinh thì phải đi nhiều để chụp,chứ đã ko có khiếu bẩm sinh mà cũng ko đi ra ngoài chỉ quanh quẩn ở nhà khó mà lên tay
le.cong.binh
ĐẠI BÀNG
7 năm
Cám ơn Thầy @konica_baby nhiều, em đang rất mong đến ngày thứ 4 tới để thêm được những kiến thức thực tế hơn từ các tác phẩm của Thầy.
Hay quá, ước gì ở gần để được tham dự.
le.cong.binh
ĐẠI BÀNG
7 năm
@konica_baby: Em đang dùng Canon PowerShot G1X Mark 2 (ống kính build in), Thầy cho em hỏi là:

1. ống kính zoom 24-120mm và sensor 1.5″ (18.7 x 14 mm), sensor này gần bằng APS-C nếu vậy lấy tỉ lệ crop 1.5 để nhân tiêu cự để tính tương đương với FF là đúng hay sai?

2. em tiết kiệm pin bằng cách tắt màn hình sau 1 phút không dùng vậy khi đó sensor có hoạt động không? cách tiết kiệm này có hại cho sensor không?
rebaroniii
ĐẠI BÀNG
7 năm
Tiêu cự là gì mà cũng hỏi, ngày xưa cô giáo dạy Vật Lý cấp 2 đi lấy chồng à :p
Alias_X
ĐẠI BÀNG
7 năm
@rebaroniii em đố bác tiêu cự của lens canon EF 11-24F4L ở 11mm nằm tại đâu đó 😆
Tuy là cơ bản nhưng lâu lâu ôn lại như vầy cũng hay 😃 E nghĩ việc nắm bắt & thành thục các thông số máy ảnh chắc cũng có lúc sẽ đạt một mức hữu hạn nào đó, còn lại là tư duy vận dụng vào tình huống chụp .. có điều cái tư duy này chắc do mình tự thực hành mà ra chứ e cũng chưa biết phải học ở đâu ! :rolleyes:o_O

À tiện thể cho e hỏi sao điện thoại e có lúc màn trập đóng ở các mức 1/8 - 1/16 - 1/32s nhưng lên nhanh chút thì y như bình thường 1/125 - 1/250s ..v.v ... Không hiểu tại sao lại như vậy ạ ??? Cái đó là do lập trình trong OS hay do cấu tạo thấu kính nó như thế =.= Help meee
Thật ra mấy cái lý thuyết cơ bản này đọc đi đọc lại cũng thế. Đọc 1-2 lần thôi vì đằng nào đọc mãi cũng ko thấm dc. Tốt nhất cứ vác máy lên và đi. Chụp tới đâu học tới đó. Tìm hiểu kỹ về từng thể loại ảnh trước khi đi. Lúc đó may ra mới hiểu dc. Rồi quen vài năm thì mấy cái cơ bản này ko học cũng tự nhớ thậm chí từ đó suy ra kha khá cách chụp mà khỏi phải hỏi người này người nọ
blackbell
ĐẠI BÀNG
7 năm
Rất hay, rất bổ ích. Cám ơn a Trị, cám ơn a Tuấn, cám ơn Tinh tế, cố gắng phát huy thêm nữa các anh nhé.
conga012345
ĐẠI BÀNG
7 năm
tinh tế bị một cái là mình không biết bài này ơ mục nào, đến lúc home page nhiều bài quá, muốn xem ko biết tìm ơ đâu?
Cảm ơn bác Konica_baby và Tinhte, em ngồi xem clip buổi 2 này đến 2h sáng mới đi ngủ, chỉ mong có luôn của buổi 3 để học cho nóng sốt.
Bác nào giải đáp giúp em câu hỏi trên ạ?

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019