Phần mềm đọc sóng não giúp nữ nghệ sĩ violin chơi đàn sau 27 năm bị liệt

ND Minh Đức
8/2/2016 23:42Phản hồi: 18
Phần mềm đọc sóng não giúp nữ nghệ sĩ violin chơi đàn sau 27 năm bị liệt
Bằng một phần mềm đọc sóng não hoàn toàn mới, các nhà khoa học đã giúp cho nữ nghệ gĩ violin bị liệt 27 năm trong một tai nạn xe hơi có thể chơi nhạc một cách chuyên nghiệp theo thời gian thực bằng suy nghĩ của bà. Thật tuyệt vời cho cả âm nhạc lẫn khoa học.

Rosemary Johnson là một nghệ sĩ violin đầy hứa hẹn và từng là một thành viên của dàn nhạc Opera quốc gia xứ Wales. Tuy nhiên, một vụ tai nạn xe hơi hồi năm 1988 đã khiến bà bị hôn mê suốt 9 tháng, đồng thời não của bà đã bị tổn thương khiến khả năng nói chuyện và cử động đã bị mất đi hoàn toàn. Tuy nhiên, với sự phát triển của khoa học sau gần 3 thập kỷ, các nhà khoa học đã tạo ra một phần mềm đọc sóng não với tốc độ theo thời gian thực, giúp Johnson có thể chơi nhạc lại một lần nữa.

Violinist_Rosemary_3568989b.jpg
Ảnh chụp năm 19 tuổi của nữ nghệ sĩ violin Rosemary Johnson

Eduardo Miranda, nhà khoa học tại Trung tâm nghiên cứu âm nhạc máy tính thuộc Đại học Plymouth cho biết: "Đây là một bước tiến rất lớn. Lần đầu tiên thử nghiệm với Rosemary, chúng tôi đã rơi nước mắt trước thành công này. Chúng tôi có thể cảm thấy niềm vui sướng của cô ấy khi có thể chơi nhạc lại một lần nữa. Khả năng đó là hoàn toàn khả thi do cô vẫn còn khả năng đọc nhạc rất tốt và đưa ra những lựa chọn rất chính xác trong suy nghĩ."


Violinist_Rosemary_3568781b.jpg

Nghệ sĩ Miranda ngồi trước màn hình để tập trung đọc nốt nhạc, người khác sẽ giúp bà chơi đàn

Phần mềm được phát triển trong suốt 10 năm qua bởi các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Plymouth và nó hoạt động cùng với một chiếc mũ điện não đồ (EEG) gắn lên đầu bệnh nhân. Chiếc mũ này sẽ ghi nhận sóng não từ bệnh nhân, sau đó chuyển về phần mềm trong máy tính để xử lý. Với hệ thống này, bệnh nhân có thể chọn nốt nhạc và cách trình diễn trong tâm trí họ bằng cách tập trung nhìn vào những màu sắc khác nhau trên một màn hình máy tính.

Miranda cho biết thêm: "Thành công lớn nhất của dự án là có thể chơi được nhạc mà không cần chuyển động. Cô ấy về cơ bản có thể điều khiển một nhạc sĩ khác để chơi thay cho cô ấy. Đó không hẳn là công nghệ đọc suy nghĩ nhưng chúng tôi có thể huấn luyện ai đó sử dụng tín hiệu não để kiểm soát mọi thứ." Được biết cùng vớ nhạc sĩ Johnson còn có thêm 3 bệnh nhân khác cũng tham gia thử nghiệm lần này.

Violinist_Rosemary_3568780b.jpg
Những nghệ sĩ bình thường chơi đàn hộ theo lệnh của các bệnh nhân

Kết quả sau thử nghiệm, các đoạn nhạc đều được chơi theo thời gian thực, nghĩa là gần như không có độ trễ giữa suy nghĩ và đáp ứng ở bên ngoài. Đồng thời các nhà nghiên cứu còn ghi nhận được sự khác nhau theo phong cách chơi nhạc giữa các bệnh nhân và điều đó đều được thể hiện qua các người nhạc sĩ chơi hộ. Cùng nhau, nhóm 4 bệnh nhân này đã thành lập nên dàn nhạc The Paramusical Ensemble, đồng thời đã thâu một đoan nhạc họi là Activating Memory.

Được biết đây không phải là lần đầu tiên công nghệ đọc sóng não người được áp dụng cho người khuyết tật. Cách đây không lâu người ta cúng sử dụng công nghệ tương tự để giúp một phụ nữ bị liệt có thể lái được máy bay, một bệnh nhân tại Mỹ đã có thể đi lại bằng ách dùng sóng não điều khiển chân giả,... và thậm chí, các nhà khoa học còn phát triển cả một phần mềm dịch và dự đoán suy nghĩ con người theo thời gian thực.

Tham khảo Thetelegraph, SA
18 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Thuyết âm mưu: nhỡ đâu cái phần mềm chẳng làm được trò gì, toàn mấy ông diễn với nhau. Giống vụ thuyết âm mưu với Stephen Hawking: ông này mất điều khiển hoàn toàn, có một ekip gắn máy móc dây nhợ lằng nhằng rồi phán gì cứ bảo là của Stephen Hawking 😁

HAVE FUN, đầu năm không war.
@Thích tiểu nhân Hàng fake
trionah
ĐẠI BÀNG
8 năm
@Thích tiểu nhân Hay, Tào tháo cũng hay nghĩ vậy.
@Thích tiểu nhân LOL! :D
Mà tui thắc mắc! Chả biết sao thím card out luôn ko thấy xuất hiện nhỉ?
4phuong.vn
ĐẠI BÀNG
8 năm
@Fbiprohj Ơn giời că.c (card) đây rồi 😃
Thuyết âm mưu của bác bác chỉ toàn là những điều hoang tưởng của mấy kẻ tâm thần muốn thấy mình nguy hiểm.
traitay95
TÍCH CỰC
8 năm
Vậy là mai mốt thường thường cũng chơi đc ỏrgan
manh11k
ĐẠI BÀNG
8 năm
Chơi đc hay ko còn phụ thuộc vào mấy ông chơi lại khi nhìn vao manf hình máy tính. Cơ bản thì làm sao biết đc bà ấy chơi hay mấy ông này chủ động chơi.
@manh11k Bà này nghĩ đến nốt nhạc nào thì nó mới hiện lên màn hình của người chơi.
moly0212
ĐẠI BÀNG
8 năm
@manh11k Đây là người ta cố tính làm vậy (cố tình làm ra là có người thật chơi hộ những nốt nhạc bà ý nghĩ), chứ nếu thích thì 1 phần mềm đơn giản khác có thể đánh trực tiếp nốt nhạc bà ý nghĩ và thành cả bản nhạc mà không cần ai giúp.........họ có tình cho nghệ sĩ lành lặn đánh hộ vì nhiều lý do như nhân văn, nghệ sỹ nuôi nấng giấc mơ nghệ sỹ khác, rồi để thành lập được "live show", chứ cho máy đánh luôn nốt nhạc đó thì lại không hay, không thật và không cảm động bằng
nghe đến thuyết âm mưu cảm thấy hoang mang
Lúc làm tình thì sao nhỉ
thailevi
TÍCH CỰC
8 năm
Cứ như ông Stephen Hawking vậy.
fu09fjtnhj
TÍCH CỰC
8 năm
Stephen Hawking mất 1 phút để có thể nói đc 6 từ bằng chiếc máy của intel. tuy ông ấy liệt toàn thân nhưng vẫn cử động đc vài ngón tay để điều khiển, chọn từng từ một trong từ điển để hình thành một câu nói, để nói đc 1 câu rất vất vả
Stephen Hawking còn phải sài đồ điều khiển vật lý nữa là , huống chi người này đc sài đồ điều khiển bằng trí não, chắc lại lấy nguồn lung tung không kiểm duyệt rồi 😃
các bác "trên bảo dưới ... éo chịu nghe" thích điều này.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019