Phát triển vật liệu tráng phủ giúp tăng độ bền cho dao phẫu thuật, chống bám máu, vi khuẩn, nấm,...

ND Minh Đức
22/12/2015 16:53Phản hồi: 16
Phát triển vật liệu tráng phủ giúp tăng độ bền cho dao phẫu thuật, chống bám máu, vi khuẩn, nấm,...
Các nhà khoa học tại Harvard đã tạo nên một loại vật liệu phủ có thể bám ngay lập tức vào các bề mặt thép, ngăn chặn hầu hết các chất lỏng, vi sinh vật,... bám vào và thậm chí là tăng cường độ cứng nếu phủ lên thép. Ban đầu lớp phủ này được phát triển để ứng dụng cho dao phẫu thuật nhằm chống dính máu, tăng độ bền và độ an toàn khi sử dụng, nhưng bây giờ nhóm phát triển tin rằng nó còn có thể áp dụng rộng rãi hơn, từ đồ dùng trong nhà cho tới các thiết bị cấy ghép, phương tiện giao thông,...

Thép gần như là một "siêu nhân" trong thế giới vật liệu với các đặc tính bền vững, dễ uốn dẻo, đàn hồi và có mức độ chống ăn mòn được đánh giá cao. Nhưng cũng giống như hầu hết các loại vật liệu khác, thép cũng không phải là bất khả chiến bại. Khi cho tiếp xúc với một số loại chất lỏng đặc biệt, điển hình như máu, nó có thể bị ăn mòn, bị ô nhiễm và gây nhiễm trùng cho bệnh nhân. Do đó, cuối cùng thì vẫn phải bị thải bỏ.

Một cách để tránh vấn đề đó là phủ lên bề mặt thép của những con dao mổ bằng các loại hóa chất chống bám bẩn. Nhưng nhiều loại lớp phủ tốt thì lại độc hại về mặt môi trường, cơ chế chống bám bẩn vẫn còn yếu, chưa thật sự bám tốt vào bề mặt cần phủ,... Nhằm khắc phục điều này, các nhà khoa học tại Harvard tuyên bố đã phát triển thành công một dạng vật liệu phủ mới từ vonfram ôxít dạng xốp nano (TO) có thể bám cứng vào bề mặt thép và ngay lập tức đẩy lùi các loại chất lỏng như máu, vi khuẩn và tảo,... Thêm vào đó, lớp phủ này có thể sẽ giúp cho thép bền vững hơn trước đây.

dao_khong_phu.gif
Để biểu diễn khả năng của loại lớp phủ mới nói trên, các nhà nghiên cứu đã thử phủ nó lên trên một con dao mổ bình thường và nhúng nó vào máu. Đối với con dao không có phủ TO, máu sẽ dính vào dao và bám trên đó (đưa vào lọ nước sẽ thấy chuyển màu đỏ như bên dưới).

dao_phu_ITO.gif
Ngược lại, đối với con dao đã phủ một lớp TO, máu không thể bám vào lưỡi dao được và khi đưa vào lọ nước, vẫn sạch trong bình thường. Nhóm nghiên cứu tiết lộ họ đã sử dụng kỹ thuật điện di (electrodeposition) nhằm đơn giản là tráng một lớp mỏng kim loại lên một kim loại khác. TO là một thành viên trong nhóm chất mạ SLIPS, nghĩa là slippery liquid-infused porous surfaces (tạm gọi là bề mặt xốp trơ với chất lỏng) với khả năng đẩy lùi các loại chất lỏng và nhân tố sinh học.

Nhóm nghiên cứu cho biết loại vật liệu này không chỉ áp dụng trong y học như dao mổ, thiết bị cấy ghép,... mà còn có nhiều tìm năng thương mại hóa như làm vòi in cho máy in 3D, các vật dụng trong nhà, cho tàu biển và các thiết bị giao thông khác,... Sắp tới, họ sẽ kiểm tra phạm vi hoạt động của loại lớp phủ này với nhiều loại chất lỏng và nhân tố sinh học khác nhau, đồng thời thử nghiệm thời hạn sử dụng của nó nhằm tăng cường tính khả thi khi thương mại hóa sau này.

Tham khảo Harvard, Nature, TI
16 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

shakimaru
TÍCH CỰC
8 năm
áp dụng vào làm kiếm chém cái máu không bám kiếm.... kiếm sĩ đạo thích điều này.
vthuy
ĐẠI BÀNG
8 năm
công nghệ nano đang phát huy tác dụng. đem dùng cho vào sinh hoạt hằng ngày sẽ tiện hơn, như bên nhật làm sushi chẳng hạn
concuada
ĐẠI BÀNG
8 năm
Ầy, các doanh nghiệp sản xuất vật tư y tế không thích điều này
Nếu gọi là "siêu nhân" trong thế giới vật liệu thì có 1 thằng nữa, đó là nhôm và bà con của nó. 😁

Riêng về dao mổ thì tại sao không làm luôn bằng bạc nhỉ? Về tính sát khuẩn của bạc thì khỏi nói rồi. Gần đây có thêm công nghệ nano bạc nữa, trong mấy miếng băng dính cao cấp ấy.
Ngày xưa có đọc 1 bài viết, nói về thời trung cổ. Trong 1 đoàn quân, mắc bệnh dịch tả, toàn lính bị, trong khi sĩ quan thì gần như không. Điều tra mới thấy là do sĩ quan ăn uống bằng đồ bạc (cốc chén đĩa) nên thoát nạn. :p
@LRA vàng bạc nó mềm, không có mài bén được chứ sao :v
@nguyenvantrung241090 Tất nhiên không phải bạc thuần. Phải làm cách nào đó cho nó "cứng" hơn chứ. :p
Hoặc phủ 1 lớp nano bạc chẳng hạn.
Bữa trước có ông nào đấy đề xuất cho nano bạc vào kháng sinh, sẽ tăng hiệu quả sát khuẩn lên cả mấy trăm lần. Mà do công nghệ này còn đắt nên chưa phổ biến được.
@LRA Tự trả lời luôn rồi đó: "đắt" trong khi ngành y tế đang cố giảm chi phí càng nhiều càng tốt
kuty
ĐẠI BÀNG
8 năm
@LRA Bạc lại không đủ độ cứng cần thiết và dễ bị mài mòn
Anh-Vui
ĐẠI BÀNG
8 năm
Dùng dao mổ gọt bút chì cho đẹp.
Thêm chip chống bỏ quên trong khi mổ nữa cho bệnh nhân họ nhờ
công nghệ phát triển phẫu thuật cũng an toàn hơn nhiều
dao mổ sử dụng 1 lần rồi bỏ bạn ơi, nên cần gì tính sát khuẩn. Và không phải bạc lúc nào cũng là số 1 trong vài vị trí lành thương, chưa kể vấn đề đó đã được giải quyết bằng chỉ khâu dưới da (có các loại sử dụng bạc phủ nano). Dao mổ chỉ cần 3 thứ: cứng đủ để mài cực kì bén (cắt không dùng lực), vô trùng hoàn toàn (không có cả vi khuẩn và bào tử), đủ rẻ để dùng 1 lần rồi bỏ (vô trùng lần 2 với các phương pháp vô trùng thông dụng sẽ làm giảm độ bén của lưỡi)
À riêng thằng cán dao mổ thì vô trùng thoải mái nhé. Cái đó xài đi xài lại được.
Phủ mặt trong bể cá... Đỡ phải vệ sinh hằng ngày
rickstei
TÍCH CỰC
8 năm
electrodeposition là kỹ thuật mạ điện chứ nhỉ? Điện di là kỹ thuật trong sinh học mà?!
Công nghệ tuyệt vời, các bác sỹ ngày càng được trang bị những công cụ hỗ trợ tân tiến, hi vọng cứu giúp được nhiều bệnh nhân hơn 😃
Mr Do
TÍCH CỰC
8 năm
Một lần tai nạn mình thấy 1 a khám nghiệm tử thi tại hiện trường cầm con dao mổ bé xíu đó rạch nhẹ nhàg như làn khói mũi dao lướt nhẹ tới đâu xương tuỷ lòi đến đó, nghĩ tới h còn lạnh sốg lưng khi thấy mấy con dao mổ 😕😕

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019