Qled của sam sung hay Oled của sony ?

tuanthantt
19/6/2017 5:1Phản hồi: 236
236 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

QLED của samsung ngon hơn oled của sony nhìu
JennyJenny
ĐẠI BÀNG
7 năm
@hoangphi77 Mình thì sài thử LG bao giờ cũng ko biết thế nào.
TV OLED của sony ngon đó bác coi kĩ lại đi
@thanhloan3690 OLed của Sony cũng mua công nghệ của LG thôi chứ có gì mới đâu?
@thanhloan3690 Oled giờ lạc hậu rồi bác ơi, Qled mới là đỉnh cao công nghệ.
nvthoai
ĐẠI BÀNG
7 năm
@thuonggiasieugiau Sony giờ hết nổi tiếng rồi, công nghệ Oled mua lại LG cũng khó mà cạnh tranh nổi với SS nên rút là đúng rồi.
@thanhloan3690 Ngon chổ nào bác dẫn chứng cụ thể đi, chứ Qled em được xem qua rồi, công nhận xem đã mắt lắm.
TV QLED gì chứ xài đồ củ r đi bắt trước tên ngta
@minhlongron QLED là viết tắt của Qualtum Dot LED mà bạn,chứ đợt LG đặt tên tv SUPER UHD cũng khá giống với TV SUHD của SAM SUNG thì sao?
@sieusaobongda Bác này nói hay phết :p
cimitero
ĐẠI BÀNG
7 năm
@minhlongron Có ai bắt chước đâu bác, em chả bênh gì cái thằng Sam nhưng cũng phải công nhận là qled của nó ngon mà
@minhlongron Đồ cũ là sao bác? nó cũng có chấm lượng tử mà
@minhlongron Bắt chước tên ai vậy bạn? Trước giờ cũng có TV QLED rồi à?
SS mới vừa cho ra TV QLED làm cho sony rút lui
Van thao A
ĐẠI BÀNG
7 năm
@minhnhatphan229 Qled gì chứ cũng chỉ là công nghệ chấm lượng tử LCD mà đòi so sánh Oled.
@minhnhatphan229 Nghe nói ông Qled này nhìn phong cách lắm hay bác?
@minhnhatphan229 Chắc nhắm cạnh tranh không nỗi nên lo rút lui thôi. QLED hiện đại quá mà.
bravia 4k của sony chỉ là xài đồ củ của lg thoi chứ mới gì
@quochuyskyo thế thì làm sao cạnh tranh với 2 ông hàn được
bravia 4k của sony phải chịu thua trước TV QLED của ss thoi
@phuthanhle113 Bởi vậy thị trường tivi thì LG hoặc SS thôi.
@loveyou16985 Theo quan điểm tôi vẫn chọn tv samsung hơn, do màu sắc tv rát ổn định rất sắt nét.
trang báo vớ vẩn
Xem tranh, xem ảnh Oled không qua được Qled. Xem phim, bóng đá Qled bám đuôi Oled. Các bạn chọn bên nào?
@songcongnuicoc Em thấy xem bóng bóng từ chiếc màng con Q8 đã đời con cóc luôn, ko biết Oled mạnh cở nào?
sony từ trước tới về màn hình là ko ai sánh đc. ss ở đâu zô mà bày đặt so sánh
chodo8509
ĐẠI BÀNG
7 năm
@Kim Anh lulo hình như công nghệ oled là lg có đầu tiên mà
@quoctoanall Trước kia thì bác nói thế còn nghe được chứ giờ thì ông sony đang xếp sau ông hàn rồi.
@quoctoanall Lúc trước thì có thể chứ giờ là thời của 2 ông Hàn SS và LG đó bác à
@songthan99 Hầu như thị trường TV hiện nay là tv thương hiệu hàn quốc thống lĩnh, như tv samsung qled sx tại samsung việt nam.
TV QLED có chấm lượng tử là cái gì vậy mấy bác. cái đó xài có ngon hk
VietAnh olol
ĐẠI BÀNG
7 năm
@tokinolele đồ dỏm đó bác mua về vác thêm cục nợ thì khổ
@VietAnh olol Bác đã mua xài rồi ah, cho thông tin tv qled mà nhà bác đã đang xài: model qled q 5, q6,... nha Bác
@tokinolele Đây là công nghệ đột phá của Sam Sung, cụ thể là Chấm Lượng Tử (Quantum dot) bao gồm những hạt tinh thể nano giúp hiển thị dãy màu sắc đa dạng. Kết hợp cùng tấm nền 10 bit, TV SUHD mang đến dãy màu sắc phong phú, cực kỳ ấn tượng với độ chân thực và chính xác hoàn hảo. Hơn nữa, công nghệ HDR 1000 tích hợp, tăng cường độ sáng giúp bạn nhìn thấy từng chi tiết cả trong sắc đen sâu thẳm và sắc trắng rực rỡ.
@tokinolele là công nghệ mới nhất của dòng ti vi cao cấp hiện nay đó bác, công nghệ chấm lượng tử được hiểu như sau:
Các chấm lượng tử là các hạt tinh thể nano có khả năng trực tiếp chuyển đổi ánh sáng từ đèn LED màu xanh sang những màu sắc chính với độ bão hòa cao, đem lại sức sống mới cho các màn hình
Công nghệ “quantum dot” tức chấm lượng tử là gọi các hạt có kích thước cực kì nhỏ chỉ từ 2 đến 10 nanomet. Chúng có khả năng tự phát sáng khi được kích thích bởi ánh sáng bên ngoài, và màu sắc chúng phát ra với các bước sóng khác nhau tùy thuộc vào kích cỡ của chúng
TV QLED của samsung thực chất là tv led, lcd thoi chỉ có thêm chấm lượng tử chứ có công nghệ mới gì đâu
@mganga2231 có thêm chút đó nhưng là cả 1 sự khác biệt đấy bạn ạ như chấm nước mắm mà thêm chút ớt tỏi nó khác chứ bạn nhỉ.
@mganga2231 Cái chấm lượng tử mới ăn tiền đó bác.
Mẫu TV chấm lượng tử mới của LG ra mắt tại CES 2015
[​IMG]
Hiện nay các sản phẩm TV màn hình lớn không còn là chuyện hiếm. Cứ mỗi năm, các công ty TV lại ra mắt thêm nhiều model mới với kích thước to hơn, giá hấp dẫn hơn và mới đây nhất là có độ phân giải cao hơn. Thiết kế thô kệch ngày nào cũng được thay thế bởi những ngoại hình bắt mắt, sang trọng và càng lúc càng mỏng đi. Thậm chí LG, Samsung, Sony và nhiều hãng khác còn tạo ra những mẫu TV cong để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.

Mặc dù có tất cả những cải tiến như trên nhưng những chiếc TV LCD vẫn còn một số hạn chế nhất định. Thế nên từ triển lãm CES hai năm về trước, một cuộc đua mới đã nhen nhóm bắt đầu: cuộc đua của chấm lượng tử. Sony đã bắt đầu sử dụng công nghệ mới này trong các sản phẩm của mình từ năm 2013, giờ đây đến lượt Samsung, LG, TCL và một số công ty khác tiếp bước. Chấm lượng tử không chỉ giúp màu sắc và hiệu quả hoạt động của TV tốt hơn mà nó còn giúp TV LCD cạnh tranh được với những công nghệ đối thủ, ví dụ như OLED, trong khi giá thành lại thấp hơn để giúp người tiêu dùng dễ tiếp cận với các TV kích thước lớn.

Chấm lượng tử là gì?

Thực chất chấm lượng tử không phải là một phát minh mới. Nó đã được tìm ra 33 năm về trước bởi nhà khoa học người Nga Alexander Efros và Aleksey Ekimov, cùng với đó là Louis Brus (khi đó Brus đang làm việc trong một dự án ở Bell Labs nhằm cải tiến transitor). Các nhà khoa học này nhận thấy rằng một phản ứng trong dung môi sẽ tạo ra các hạt có kích thước khác nhau, và tùy vào kích thước đó mà họ có thể thu được bất kì màu nào trong dải quang phổ ánh sáng.

[​IMG]
Các lọ đựng chấm lượng tử do công ty Nanoco sản xuất

Quantum dot - QD) là một hạt vật chất có kích thuớc nhỏ (cỡ vài nanomet, xoay quanh khoảng 10nm), nhỏ tới mức việc bỏ thêm hay lấy đi một điện tử sẽ làm thay đổi tính chất của nó theo một cách hữu ích nào đó. Do sự hạn chế về không gian (hoặc sự giam hãm) của những điện tử và lỗ trống trong vật chất (một lỗ trống hình thành do sự vắng mặt của một điện tử; một lỗ trống hoạt động như một điện tích dương), hiệu ứng lượng tử xuất phát và làm cho tính chất của vật chất thay đổi. Khi ta kích thích một QD, QD càng nhỏ thì năng lượng và cường độ phát sáng của nó càng tăng. Vì vậy mà QD là cửa ngõ cho hàng loạt những áp dụng kỹ thuật mới.
Bấm để mở rộng...
Bằng cách tinh chỉnh lại các công thức hóa lý, người ta có thể tạo ra các hạt (còn gọi là các chấm) với khả năng phát ra ánh sáng màu xanh dương, xanh lá, đỏ và nhiều màu khác. Trước đây, dải màu của chấm lượng tử đã tỏ ra cực kì hữu hiệu trong ngành sản xuất pin mặt trời bởi chúng giúp hấp thụ ánh sáng tốt hơn. Còn trong lĩnh vực quang y học, chấm lượng tử khi được pha trộn với nhau sẽ giúp cải thiện các kính hiển vi điện tử.

Hạn chế của TV LCD đèn nền LED

Các màn hình LCD đèn nền LED hiện sử dụng bóng LED xanh dương cường độ cao được phủ một lớp phốt-pho nhằm tạo ánh sáng trắng. Ánh sáng sau đó sẽ đi qua một bộ lọc với ba màu cơ bản là đỏ, xanh dương, xanh lá và kiến tạo nên hình ảnh bạn thấy trên màn hình. Tuy nhiên, thành phần này có tính lọc lựa không cao, ví dụ như filter màu đỏ vẫn cho phép một ít ánh sáng cam đi qua. Khi màu đỏ và xanh không thuần khiết được trộn lại, chúng cho ra hình ảnh với màu trông có vẻ nhợt nhạt. Ngoài ra, màn hình LCD LED cũng có những mảng đen không thật sự đen, độ tương phản cũng không thể bằng được công nghệ OLED.

Đây cũng chính là điểm hạn chế của các màn hình LCD đèn nền LED so với màn hình CRT hay màn hình LCD đèn nền CFCL. Thế nhưng, cả ngành công nghiệp vẫn chấp nhận sử dụng bóng LED làm đèn nền bởi các lợi ích khác hoàn toàn "đè bẹp" hạn chế về mặt màu sắc như đã nói ở trên. Người ta có thể tạo ra những mẫu TV mỏng hơn, sexy hơn, tiết kiệm điện hơn. Một số công ty lớn cũng cố gắng giải quyết tình trạng tương phản thấp bằng kĩ thuật local dimming, tức làm tối đèn nền của chỉ những khu vực đang hiển thị hình ảnh màu đen, tuy nhiên công nghệ này chỉ có mặt trên các mẫu TV cao cấp và giá cao.

Chấm lượng tử giúp ích ra sao?

Trong khi đó, TV "quantom dot" thì sẽ xài các bóng LED không có lớp phủ đặt trong một ống thủy tinh với đầy các chấm lượng tử đỏ và xanh lá. Hai loại chấm này sẽ hấp thụ một phần ánh sáng xanh dương từ đèn nền rồi phát xạ thành màu đỏ và xanh lá thuần khiết. Với phương pháp này, ánh sáng đi qua bộ lọc đỏ sẽ mang đúng màu đỏ, tương tự như thế cho các màu còn lại. Kết quả là chúng ta có được mức độ tái tạo màu chính xác hơn, hình ảnh đẹp hơn so với việc dùng đèn LED tráng phốt-pho.

[​IMG]

Quay trở về với Sony, công ty đầu tiên đưa chấm lượng tử vào thiết bị tiêu dùng. Ý định ban đầu của Sony là dùng các chấm lượng tử để tạo ra những pixel trên màn hình luôn, chúng sẽ phát sáng nhờ vào dòng điện được áp vào thông qua transitor. Mặc dù QD Vision, công ty cung cấp chấm lượng tử cho Sony, đã phát triển được nguyên mẫu của loại màn hình này nhưng trong thực tế thì rất khó để sản xuất ở kích thước lớn, chính vì vậy mà hai công ty mới chuyển sang sử dụng chấm lượng tử ở đèn nền. QD Vision hứa hẹn sản phẩm của mình có thể cung cấp màu sắc giống như màn hình CRT loại tốt và đạt gần đến mức của màn hình OLED.

[​IMG]

Đồng sáng lập và cũng là giám đốc công nghệ của QD Vision, ông Seth Coe-Sullivan, cho biết một trong những hạn chế của chấm lượng tử đó là chúng rất nhạy cảm với nhiệt độ. Ví dụ, khi bóng LED trong các màn hình LCD hoạt động, nhiệt độ quanh chúng có thể tăng lên đến khoảng 100 độ C nên sẽ làm giảm hiệu năng và độ sáng của chấm (riêng độ sáng có thể bị hao hụt đi tối đa 50%). Coe-Sullivan tiết lộ công ty ông đã dành nhiều thời gian tinh chỉnh lại các hóa chất của chấm lượng tử để khiến cho chúng trở nên ổn định hơn ở nhiệt độ cao.

View attachment 900813
Sony dùng số lượng bút chì màu để so sánh khả năng tái tạo màu sắc của màn hình thường và màn hình Triluminos

Và một điều thú vị nữa khiến cho chấm lượng tử trở thành công nghệ tương lai của TV đó là nó có thể được thêm vào các thiết kế TV hiện tại với chi phí không quá cao. Như đã nói ở trên, chấm lượng tử chỉ xuất hiện như một lớp phủ bên trên đèn nền LED, và việc sản xuất như thế chỉ tốn chi phí bằng 1/3 so với việc làm màn hình OLED.

Sự xuất hiện của chấm lượng tử trong các sản phẩm thương mại

Tính đến thời điểm hiện tại, chấm lượng tử đã có mặt trên khá nhiều sản phẩm tiêu dùng cỡ nhỏ, ví dụ như chiếc tablet Amazon Kindle Fire HDX. Asus Zenbook NX500 cũng sử dụng màn hình quantum dot được sản cung cấp bởi công ty 3M. Tin đồn còn nói rằng iPhone 6 sẽ dùng công nghệ này nhưng cuối cùng nó đã không xuất hiện. Nói về cỡ to thì Sony đã đưa chấm lượng tử vào các TV cao cấp của họ từ năm 2013, dòng laptop VAIO Fit 13A cũng bắt đầu được ứng dụng công nghệ này.

Đến CES 2015 năm nay, cuộc chơi lại càng thêm thú vị với sự góp mặt của 1 mẫu TV LCD sử dụng chấm lượng tự đến từ LG và 3 mẫu đến từ Samsung. Trước đây chưa công ty nào từng trình diễn TV chấm lượng tử cả. Vì sao lại như thế? Paul Gagnon, giám đốc mảng nghiên cứu TV của công ty IHS DisplaySearch, chia sẻ rằng việc sản xuất chấm lượng tử dùng cho màn hình lớn không phải là chuyện dễ dàng.

[​IMG]
Asus Zenbook NX500

Thành thật mà nói thì ngoài lý do khó sản xuất, chấm lượng tử dường như chỉ là kế hoạch B của các nhà sản xuất nên chúng mới chậm xuất hiện trên thị trường. Còn kế hoạch A của họ chính là việc kinh doanh TV OLED! Đáng tiếc rằng việc chế tạo tấm nền phát quang hữu cơ này gặp nhiều vấn đề rắc rối, chi phí cao cộng thêm xu hướng di chuyển từ độ phân giải Full-HD lên 2K, 4K càng khiến giá thành của TV OLED trở nên đắt đỏ. Samsung đã thu gọn số lượng TV OLED của họ, Sony cũng dồn nguồn lực cho mảng LCD, chỉ còn mỗi LG là còn nỗ lực với 7 model TV OLED 4K mới được ra mắt tại CES 2015.

Nhưng nói như thế không có nghĩa là màn hình LCD chấm lượng tử sẽ giết chết OLED. OLED vẫn có những lợi thế cao hơn xét về độ rực rỡ của màu sắc cũng như độ tương phản, kèm theo đó là hiệu năng tiêu thụ điện tốt. Vấn đề là ở thời điểm hiện tại và trong tương lai gần, TV OLED vẫn sẽ được bán với giá khá đắt, trong khi TV LCD chấm lượng tử thì mang lại hiệu quả gần với OLED trong khi giá hấp dẫn hơn. Cho đến khi tấm nền OLED cỡ lớn có thể được sản xuất đại trà với chi phí rẻ thì chấm lượng tử sẽ là giải pháp hữu hiệu và kinh tế hơn.

Việc sản xuất chấm lượng tử đang được tích cực nghiên cứu và phát triển cho tốt hơn. Dow Chemical đang lên kế hoạch mở một nhà máy mới tại Hàn Quốc trong nửa đầu năm nay để cung cấp chấm lượng tử cho LG (và những đơn vị sản xuất khác). Họ muốn làm ra các chấm lượng tử mà chỉ cần dùng một lượng rất nhỏ Cadimi, vốn là một kim loại độc hại và đã bị cấm ở nhiều nước, dần dần tiến đến loại bỏ luôn nguyên tố này khỏi quá trình sản xuất. Nanoco, một công ty sản xuất quantum dot, cũng đang bắt tay cùng Dow để hiện thực hóa giấc mơ này.

[​IMG]

Vấn đề còn lại đó là những chiếc TV chấm lượng tử sẽ có giá thấp đến mức nào. Khi chiếc TV LCD chấm lượng tử đầu tiên của Sony ra mắt, nó có giá 4.999$, rẻ hơn so với mức 12.000$ của TV OLED LG nhưng vẫn còn ở mức cao so với mặt bằng chung. Giám đốc Gagnon nhận định rằng điều này sẽ tiếp tục diễn ra trong năm nay, và giá của TV LCD chấm lượng tử sẽ cao hơn khoảng 30% đến 50% so với TV đèn nền LED thông thường. Hi vọng rằng trong nhiều tháng tới hoặc sang năm sau, các TV chấm lượng tử sẽ trở nên rẻ hơn nữa khi mà việc sản xuất đại trà các hạt li ti kì diệu này đạt đến một mức đủ lớn.
TRILUMINOS™ Display là gì?

TRILUMINOS™ Display là công nghệ đèn nền độc đáo của Sony cho phép tạo nên một mảng màu rộng lớn, để mang đến cho người xem những sắc phong phú và tự nhiên. Để làm được điều này, Sony đã sử dụng hoạt động của các chấm lượng tử.

Cụ thể, đền nền màu trắng sẽ được thay thế bằng đèn LED màu xanh giúp phát ra ánh sáng màu xanh, đi qua màng lọc được tạo nên bởi các chấm lượng tử. Sau đó, các chấm lượng tử sẽ phát ra ánh sáng theo từng bước sóng và tạo nên nhiều màu sắc khác nhau trên màn hình.

Tính ưu việt của công nghệ TRILUMINOS™ Display
Việc Sony trang bị công nghệ TRILUMINOS™ Display trên tivi, đã giúp nâng cấp đáng kể chất lượng hình ảnh, nhất là về màu sắc.


Màu sắc mượt mà, sống động như thật
Những công dụng của công nghệ công nghệ TRILUMINOS™ Display trên tivi Sony:

+ Hiển thị được những màu sắc vốn khó tái tạo một cách chính xác như đỏ, xanh lục, xanh lam…

+ Hình ảnh sắc nét, có chiều sâu, không bị mờ, nhờ đó đảm bảo được sự tự nhiên, không có cảm giác giả tạo.

+ Khi xem hình ảnh dưới chất lượng 4K, chất lượng hiển thị sẽ càng thêm sắc nét, sống động như thật.
nabuna123
ĐẠI BÀNG
7 năm
@tuyen_kientruc2013 nhà có con này của lg thì quá chất rồi , ráng đợi km mới hốt nổi thôi
@nabuna123 Bao nhiêu củ vạy bác.
@nabuna123 cứ chuẩn bị trên 100 củ nhé bác, công nghệ oled giờ quá bình thường rồi, công nghệ Qled nhiều ưu điểm hơn khắc phục nhiều khuyết điểm của oled
QLED mạnh hơn OLED ở chỗ là độ sáng và màu sắc nét hơn
Minh Anh Tun
ĐẠI BÀNG
7 năm
@hoanglong33445 mình lại nghe nói Oled sắc hơn Qled đó bạn
deki xêko
ĐẠI BÀNG
7 năm
@hoanglong33445 công nghệ bảng màu ColorPrime Plus của OLED LG cho chất lượng hiển thị chân thật hơn nhiều
chupachup12
ĐẠI BÀNG
7 năm
@hoanglong33445 QlED Bền hơn nữa bác oi.
bản thân em thì thích sony hơn
TV OLED của sony từ trước tới giờ là mạnh nhất r QLED của ss mà có cửa đòi mạnh hơn
@loannguyen13122
@loannguyen13122 nếu tìm hiểu kĩ mọi người sẽ thấy Qled còn tệ hơn cả dòng LED của bác ss sx nữa chứ
@loannguyen13122 Oled của LG thì còn có cửa chứ Sony thì ở cuối cuộc đời
tutran96
ĐẠI BÀNG
7 năm
Làm j có cửa đấu với OLED của lg , vì thật sự hin65 nay cả nước ai cũng biết QLED chỉ dc cái hư danh, chứ sự thật cũng chỉ là LCD cũ mà thui
@VietAnh olol thua ở điểm nào vậy bác? em thấy Qled xài sướng mà
vouz
ĐẠI BÀNG
7 năm
@Sunny76 Bác phán chuẩn như cơm mẹ nấu, người tiêu dùng bây giờ họ thông minh lắm nên không có DN nào dám làm ăn cà chớn, trong khi đây là SS một thương hiệu nổi tiếng trên toàn thế giới làm ăn úy tín nên ko bao giờ họ làm ăn gian dối.
@VietAnh olol Ý kiến cá nhân của bác thôi
@Sunny76 Tự nhiên ai cũng làm điện máy hết nhỉ, kể cũng lạ
mấy bác seeder của ss nói cho quá không à. sp của mình không bằng ai mà lên nói um xùm
nabuna123
ĐẠI BÀNG
7 năm
@baotrandengu người ta cho tiền nên bọn ấy làm theo chứ hiểu gì 😁
phumhung
ĐẠI BÀNG
7 năm
tivi lg oled gây ấn tượng với viền màn hình bằng kính, kích thước tivi mỏng đến khó tin – chỉ 2.57 mm (tức là chỉ bằng đúng 4 chiếc thẻ ATM chập lại), là chiếc tivi mỏng nhất hiện nay được thương mại hoá trên thị trường.
@phumhung Độ mỏng này cũng bằng ông Qled chứ mấy

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019