Quá trình chế tạo siêu tàu sân bay lớp Gerald R. Ford qua ảnh và video timelapse

bk9sw
13/1/2016 11:0Phản hồi: 194
Quá trình chế tạo siêu tàu sân bay lớp Gerald R. Ford qua ảnh và video timelapse
USS Gerald R. FordUSS John F. Kennedy là 2 siêu tàu sân bay mới thuộc lớp Gerald R. Ford-class sắp được trang bị cho Hải quân Mỹ. Vào tháng 3 tới, USS Gerald R. Ford (mã tàu CVN-78) sẽ chính thức đi vào biên chế và nó sẽ thay thế cho hàng không mẫu hạm huyền thoại USS Enterprise (CVN-65) vốn đã hơn 51 năm tuổi. Trong khi đó, USS John F. Kennedy (CVN-79) vẫn đang được chế tạo và dự kiến đi vào hoạt động vào năm 2020.

Theo quy ước đặt tên tàu chiến được cố tổng thống Theodore Rossevelt thiết lập, những hàng không mẫu hạm (mã tàu CV và CVN) sẽ mang tên của những đô đốc hải quân và chính trị gia (thông thường là tổng thống) nhằm vinh danh họ sau khi họ qua đời. Ngoại trừ USS Enterprise, những hàng không mẫu hạm còn lại đều mang tên của các đời tổng thống Mỹ, khởi đầu là USS John F. Kennedy (CV-67).

CVN-78.jpg

Đối với trường hợp của CVN-78, quyết định đặt tên vinh danh vị tổng thống thứ 38 của Mỹ đã được tổng thống Mỹ George W. Bush đề xuất vào ngày 17 tháng 10 năm 2006. Lúc này, Gerald Ford vẫn còn sống và đến tháng 1 năm 2007, sau khi Gerald Ford qua đời (26 tháng 12 năm 2006) thì tham mưu hải quân Mỹ Donald Winter mới chính thức công bố tàu CVN-78 sẽ mang tên USS Gerald R. Ford theo đúng quy ước đặt tên.

CVN-79.jpg

Trong khi đó, CVN-79 là tàu chiến thứ 3 mang tên của một thành viên đã qua đời của gia đình Kennedy và là hàng không mẫu hạm thứ 2 mang tên John F. Kennedy (trước đó là tàu USS John F. Kennedy (CV-67) hay "Big John" thuộc lớp Nimitz, hiện đã được cho nghỉ hưu).


CVN-78 (2).jpg

USS Gerald R. Ford có chi phí chế tạo khoảng 17 đến 18 tỉ USD, trong đó 12,8 tỉ là USD cho chi phí vật liệu và nhân công, 4,7 tỉ USD dành cho công tác nghiên cứu và phát triển theo hợp đồng được ký kết giữa Hải quân Mỹ và nhánh đóng tàu của nhà thầu quân sự Northrop Grumman. Nhánh này sau đó được quỹ đầu tư Huntington Ingalls mua lại vào năm 2011.

CVN-78 (3).jpg

Hình ảnh trên cho thấy sự khổng lồ của USS Gerald R. Ford khi tàu còn nằm trên ụ khô Dry Dock 12 thuộc xưởng đóng tàu Newport News Shipbuilding.

CVN-78 (4).jpg

Hoạt động đóng tàu diễn ra suốt ngày đêm. USS Gerald R. Ford mang nhiều điểm nâng cấp đáng chú ý so với lớp Nimitz, đặc biệt là môi trường sống chất lượng hơn cho các thủy thủ với các khoang ngủ nghỉ im lặng hơn, nhiều khu vực giải trí, luyện tập thể hình và hệ thống điều hòa không khí tốt hơn.

CVN-78 (5).jpg

Mô hình máy tính của USS Gerald R. Ford. Con tàu hoàn chỉnh có chiều dài 337 m, cao 76 m, dầm ngang tàu dài 78 m, lượng giãn nước toàn tải 100.000 tấn.

CVN-78.png
USS Gerald R. Ford có diện tích sân bay 333 x 78 m, chở được hơn 75 máy bay các loại và 4660 thủy thủ.

Quảng cáo


CVN-78 (6).jpg

Mỗi thành phần chế tạo cho tàu thuộc lớp Gerald R. Ford đều được thiết kế 3D kích thước thật bằng hệ thống thực tế ảo Rapid Operational Virtual Reality (ROVR) của Huntington Ingalls. USS Gerald R. Ford là hàng không mẫu hạm đầu tiên được thiết kế bằng công nghệ này.

CVN-79 (2).jpg

Vào ngày 25 tháng 2 năm 2011, Newport News Shipbuilding tổ chức lễ cắt lát thép đầu tiên cho tàu USS John F. Kennedy.

CVN-79 (3).jpg

Theo ước tính của Newport New Shipbuilding, cần đến 2000 tấn kim loại chỉ để hàn các thành phần của tàu với nhau.

CVN-78 (7).jpg

Các công nhân đang siết những con ốc trên một chân vịt của tàu USS Gerald R. Ford bằng một chiếc cần siết lực. Tàu được trang bị 4 chân vịt, dùng 2 lò phản ứng hạt nhân A1B. Các chân vịt sẽ giúp tàu thuộc lớp Gerald R. Ford đạt được tốc độ 35 dặm/giờ (56 km/h), một tốc độ đáng nể đối với một con tàu nặng đến 10.205 tấn.

Quảng cáo


CVN-79 (4).jpg

Newport News Shipbuilding vận hành một xưởng đúc thép riêng và tại đây các công nhân đang đúc những chiếc ống luồng mỏ neo cho tàu USS John F. Kennedy.

CVN-79 (5).jpg

Trong hình là chuyên viên lắp đặt đường ống Trevin Wilson đang làm việc trên tàu USS John F. Kennedy. Các hàng không mẫu hạm thuộc lớp Gerald R. Ford được thiết kế với số lượng đường ống hàn chì giảm thiểu đáng kể. So với các tàu chiến thuộc lớp Nimitz, USS John F. Kennedy có số lượng các van ống dẫn ít hơn 1/3.

CVN-78 (8).jpg

Một thành phần không thể thiếu trên boong tàu sân bay chính là hệ thống phóng máy bay (catapult). Trong hình là hoạt động thử nghiệm hệ thống phóng máy bay điện từ mới của Hải quân mỹ. Trên boong tàu USS Gerald R. Ford, họ đã phóng thử một chiếc xe trượt có trọng lượng tương đương máy bay chiến đấu xuống sông James.

CVN-78 (9).jpg

Cú phóng thành công, hệ thống phóng máy bay điện từ có thể gia tốc cho một vật thể nặng hơn 45 tấn lên vật tốc 201 km/h trên cự ly chưa đến 91 m.

CVN-78 (10).jpg

Cần trục cỡ lớn Big Blue tại xưởng đóng tàu Newport News Shipbuilding đang đưa tháp kiểm soát không lưu lên tàu USS Gerald R. Ford hồi tháng 1 năm 2013.

CVN-78 (11).jpg

Còn đây là một khoang nặng 1026 tấn - thành phần nặng nhất trong số các cấu trúc của tàu USS Gerald R. Ford. Khoang này có kích thước dài 38 m, rộng 38 m, đặt bên dưới boong tàu và nó chứa rất nhiều thứ gồm hệ thống chữa cháy, nhiên liệu phản lực và cả hệ thống phóng máy bay.

CVN-78 (12).jpg

Trong quá khứ, những con tàu chiến thường được chế tạo từ dưới lên trên. Ngày nay, tàu được chế tạo dạng mô-đun lắp ghép. Trong hình, các kỹ sư đang hạ miếng ghép cấu trúc cuối cùng của tàu USS Gerald R. Ford.

CVN-78 (13).jpg

Còn đây là phần dưới mũi tàu của USS Gerald R. Ford, nó có trọng lượng khoảng 680 tấn, đang được hạ xuống bằng cần trục để ghép vào sống tàu.

CVN-78 (14).jpg

Cần trục tại Newport New Shipbuilding đang tiến hành lắp ghép phần trên mũi tàu nặng 787 tấn. Đây là một công đoạn đòi hỏi sự chính xác rất cao.

Susan Ford - con gái của Gerald R. Ford kiêm nhà tài trợ danh dự đã dến thăm con tàu mang tên cha vào năm 2011. Bà cũng theo sát nhiều công đoạn chế tạo của USS Gerald R. Ford và trong hình trên, bà đang giúp một kỹ sư siết lại một thành phần trên boong chính của tàu.

CVN-78 (18).jpg

Bức ảnh chụp từ trên cao cho thấy toàn cảnh con tàu USS Gerald R. Ford trong quá trình hoàn thiện. Tàu đã nằm tại ụ khô Dry Dock 12 trong xấp xỉ 7 năm và sau 25 năm phục vụ, tàu sẽ được đưa trở lại ụ khô này.

CVN-78 (19).jpg

Sơn là một công đoạn quan trọng trong quá trình hoàn thiện mọi con tàu và Newport News Shipbuilding ước tính đã sử dụng gần 760.000 lít sơn và 170 nhân công để sơn toàn bộ USS Gerald R. Ford. Ngoài ra, con tàu này cũng được phủ một lớp sơn tự lành, có thể chống nhiệt và tia cực tím.

CVN-78 (20).jpg

Lễ đặt tên cho tàu CVN-78 Gerald R. Ford diễn ra vào ngày 9 tháng 11 năm 2013. Trong hình, bà Susan Ford đập một chai rượu Bồ Đào Nha thượng hạng vào vỏ mũi tàu.

CVN-78 (21).jpg

USS Gerald R. Ford sẽ gia nhập hạm đội tàu chiến của Hải quân Mỹ vào ngày 16 tháng 3 năm nay. Tại buổi lễ đặt tên, chủ tịch Newport News Shipbuilding - Matt Mulherin công bố: "Con tàu sẽ là nữ hoàng thống trị biển cả trong 50 năm và sẽ là một biểu tượng cho vùng lãnh thổ tối cao của Hoa Kỳ tại bất cứ nơi đâu nó đặt chân đến. Đồng thời, con tàu sẽ tượng trưng cho Gerald R. Ford - người đàn ông là hiện thân của sự liêm chính, danh dự và lòng dũng cảm."

Video Timelapse quá trình chế tạo siêu hàng không mẫu hạm USS Gerald R. Ford (CVN-78)


194 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

BBW
TÍCH CỰC
8 năm
máy đẩy thì đẩy sai, f-35 đáp thì có nguy cơ cháy mẹ sàn tàu =)), 18 tỳ $
thanh phuoc
ĐẠI BÀNG
8 năm
@BBW
Mac18
TÍCH CỰC
8 năm
@BBW phí cả #2 :j
18 tỷ obama kinh thật...1 tên lửa mang đầu đạn hạt nhân có phá được tàu này không ta..vật nặng 45 tấn chạy với vận tốc 201 km/h chưa đầy 91m kinh khủng thật hơn cả siêu xe
ductrung_vu
ĐẠI BÀNG
8 năm
@hoangphithanh cái quan trọng là làm sao để tìm thấy nó, đánh trúng nó khi mà nó di chuyển 56km/h, trong khi cái tp thì nó đứng yên, kè kè bên em nó là 1 đội tàu trang bị tới tận răng hệ thống phòng thủ tên lửa từ xa vài trăm km, và săn sàng làm lá chắn sống cho nó.
Khi mà quyết định dùng đầu đạn hạt nhân để đánh đắm con tàu này, thì đã chuẩn bị tinh thần là đã chôn dân tộc mình luôn.
@Laptop-uytin Hàng không mẫu hạm bản thân nó đâu có sức chiến đấu gì mấy đâu bác. Nó giống như tàu chỉ huy và là sân bay thôi. Sức mạnh tác chiến của hạm đội nằm ở lực lượng tàu bảo vệ xung quanh nó.
@Laptop-uytin Hàng không mẫu hạm bản thân nó đâu có sức chiến đấu gì mấy đâu bác. Nó giống như tàu chỉ huy và là sân bay thôi. Sức mạnh tác chiến của hạm đội nằm ở lực lượng tàu bảo vệ xung quanh nó.
@Laptop-uytin Hàng không mẫu hạm bản thân nó đâu có sức chiến đấu gì mấy đâu bác. Nó giống như tàu chỉ huy và là sân bay thôi. Sức mạnh tác chiến của hạm đội nằm ở lực lượng tàu bảo vệ xung quanh nó.
Mai xách 1 em dư lày về cho con chơi tạm 😁
Khi nào mới in 3D dc con tàu cỡ này nhỉ?:eek:
libieu
CAO CẤP
8 năm
@seaphantom hiện đang in đấy bạn , có điều chưa dc nguyen khối thôi :p
Đất nước Mỹ thật tuyệt vời...
risky99
CAO CẤP
8 năm
Số 1 luôn là Mỹ
"Theo ước tính của Newport New Shipbuilding, cần đến 2 triệu tấn kim loại chỉ để hàn các thành phần của tàu với nhau."
Có vẻ không ổn o_Oo_Oo_O
@tieutuvodanh192 Bác nên "Lau lại kính" đi ah!
Theo ước tính của Newport New Shipbuilding, cần đến 2000 tấn kim loại chỉ để hàn các thành phần của tàu với nhau.
@tieutuvodanh192 Bác nên "Lau lại kính" đi ah!
Theo ước tính của Newport New Shipbuilding, cần đến 2000 tấn kim loại chỉ để hàn các thành phần của tàu với nhau.
@thegioirockviet Bác nên "Đánh răng" đi ah!
AD mới sửa lại sau khi có ý kiến của tui bác ah.
huck23
TÍCH CỰC
8 năm
@tieutuvodanh192 ồ, đơn giản thôi mà 😃 ở xứ họ cũng như xứ mình, đôi khi xây cái nhà vệ sinh tiền tỷ là chuyện bình thường... thì họ làm con tàu dư ra triệu tấn que hàn cũng đâu có chết ai :p:p:p
kungfu9
CAO CẤP
8 năm
Choáng ngợp....các bác đừng có ao ước làm gì cho tốn công nhé:p
kienhai93
ĐẠI BÀNG
8 năm
Thật đáng nể cho 1 cường quốc công nghiệp . Hồi nhỏ làm dc cái mô hình bằng giấy nhình đẹp phết gio làm lại ko được .
kienhai93
ĐẠI BÀNG
8 năm
Thật đáng nể cho 1 cường quốc công nghiệp . Hồi nhỏ làm dc cái mô hình bằng giấy nhình đẹp phết gio làm lại ko được .
culihvc
ĐẠI BÀNG
8 năm
Vn làm cái lượn ra hoàng sa cho khua nó sợ
@culihvc Chưa thấy ai sợ. Nhưng tui sợ bạn rồi. Cho rằng mua nỗi nhưng nuôi nó không nổi đâu. Nào là tiền bạc và trang thiết bị bảo dưỡng...mà chưa chắc nếu có đủ gần ấy thì chưa chắc mình sở hữu được vì nhiều "lý do" lắm heehee
RIM
CAO CẤP
8 năm
Quá hoành tráng và vĩ đại. Những con tàu sân bay của Mỹ xứng đáng được gọi là kỳ quan công nghệ các bác nhỉ 😃
Ngưỡng mộ!
Lực giãn nước 100.000 tấn

Nghe có gió ở đâu đây 😆
chém....
ĐẠI BÀNG
8 năm
@phuoc0vinh_5711 100trieu tan vaiimod
99v9.9999
TÍCH CỰC
8 năm
vĩ đại
Đù 18 tỷ usd thế mà thằng trung quốc 500usd triệu mà đòi so sánh
Binpro1001
ĐẠI BÀNG
8 năm
@Gianglinhnguyenbinh06 Giá thành mỗi nước khac nhau mà! Kiểu như nuôi 1 người ở VN chỉ cho nó ăn mì tôm thì mất khoảng 50k/ngày gồm cả điện nước. Cũng thế, ở Mĩ thì chắc khoảng 20$/ngày = 440k VNĐ
Chiếc này mà đi ngang TS, HS thì tung cẩu sun vòi và khóc tiếng ả rập luôn. 😁
@WesleyNguyen1411 HS TS của Việt Nam đâu phải của Mỹ?
@wukong.afk Ý nói tuần tra hàng hải đó bác. 😃
Ngồi nhà ăn rau muốn đọc báo lề phải thì chỉ biết có vậy!??
Dj RHC3
ĐẠI BÀNG
8 năm
@QLNN Sao kỳ vậy, mình đâu có cmt bên topic này đâu. Mà sao nó ở bên này
rosejaooh
TÍCH CỰC
8 năm
Nhật từng áp đảo Mỹ về mặt này. Hải Quân Nhật trong Thế Chiến 2 từng đc đầu tư đến mức mạnh nhất TG thời điểm đấy. Nên Lục Quân Nhật phải đi buôn thuốc phiện 😁
rosejaooh
TÍCH CỰC
8 năm
@KillChina Chắc khả năng đọc hiểu bạn có vấn đề nên mới bảo mình tôn thờ Nhật vì những cái này hoàn toàn là sự kiện có thật 😁
Và trong năm 1945 Nhật Hoàng ra lệnh đầu hàng nên Lục Quân Nhật mới hạ vũ khí ở Đông Nam Á. Quân Đồng Minh (Anh, Pháp, Quốc Dân Đảng TQ) thực hiện nhiệm vụ giải giáp quân Nhật chứ k có sự kiện nào là "đập cho ... chạy trong nhục nhã".
Mời bạn bổ túc kiến thức lịch sử! :D
KillChina
ĐẠI BÀNG
8 năm
@rosejaooh Mình r lộn. Mình nói tên kia chứ ko nói với bạn, chân thành xin lỗi vì sự nhầm lẫn này.
bishamoon
TÍCH CỰC
8 năm
@knowing7 Thời WW2 chỉ có Anh mới có công nghệ radar, sau này Anh chuyển giao cho Mỹ chứ Nhật, Đức làm gì có mà đòi soi máy bay. Sai lầm của Nhật là tập trung quá nhiều vào battleship trong khi chống ngầm và tàu sân bay lại ít.
knowing7
TÍCH CỰC
8 năm
@bishamoon Về đọc lại tư liệu lịch sử đi radar FuMO các dòng 23,27,200 ,FuMG 65,,,đức type 21,22,11,13 của nhật... và còn rất nhiều , đọc lại đoạn tác chiến điện tử lúc đoàn tàu chiến tuần dương đức vượt mặt radar anh đi , chưa tìm hiể đừng chém gió ,google không tính phí

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019