Quan điểm mới về Vũ Trụ - Tôn Giáo - Con Người

doquangsang
21/8/2013 3:26Phản hồi: 494
Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè trên diễn đàn đã quan tâm thảo luận, phản biện và góp ý. Từ đó giúp tôi nảy sinh thêm các ý tưởng và thấy được những thiếu sót trong nội dung để tôi có thể hoàn thiện tác phẩm này. Với sự hỗ trợ đó của cộng đồng, tôi xin chia sẻ toàn bộ tác phẩm cho những ai quan tâm.

Link tác phẩm trọn bộ:
https://www.dropbox.com/scl/fi/aiq6qis18r10bpibygcit/ZEZRO-V-Ver4-1.pdf?rlkey=lkvde4l6zpr7smqompydbulay&dl=0

ZEZRO (V) Ver4 (1).pdf

Shared with Dropbox
dropbox.com

HOẶC CÁC BẠN VÀO WEBSITE CÁ NHÂN ĐỂ TẬP TRUNG THÔNG TIN VÀ TIỆN THEO DÕI NHỮNG NỘI DUNG CẦN THIẾT: http://www.doquangsang.com
Do Quang Sang
doquangsang.com


Như Albert Einstein đã nói: "Học thuyết là thứ mà không ai tin vào, trừ người tạo ra nó. Thí nghiệm là thứ mà ai cũng tin vào, trừ người tạo ra nó."

Những gì quá mới mẻ và xa lạ thường khó được mọi người chấp nhận ngay, nhất là các lý thuyết thuộc về triết học với tính trừu tượng vốn có. Nhưng tôi vẫn xây dựng ngôi nhà của mình bằng niềm đam mê bất tận và hi vọng truyền được phần nào niềm đam mê đó đến mọi người.


Vì đây là cuốn sách free cho cộng đồng nên tôi mạo muội đưa vào phần thảo luận với mọi người (nhưng chỉ ghi là đọc giả thôi, không ghi tên - vẫn giữ nguyên nội dung vì tôn trọng sự thật). Nếu bạn nào cảm thấy không thích thì cứ nói, tôi sẽ loại bỏ ngay. Vì tôi nghĩ cuốn sách này không chỉ là công sức của riêng tôi mà cũng là của chính các bạn đã dành thời gian đóng góp.

Do đây là tác phẩm đầu tay và tôi nhận thấy còn thiếu một người thầy dẫn dắt thật sự nên việc trình bày không tránh những sai sót, nhất là về phần nội dung.

Qua đây, tôi cũng mong nhận được những phản hồi, góp ý tiếp theo từ mọi người để tôi có thể hoàn thiện tốt hơn tác phẩm trong phiên bản sau.

Xin chân thành cảm ơn!

_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

MỤC LỤC SÁCH

Nội dung
LỜI NÓI ĐẦU
DẪN NHẬP

Quảng cáo


ZEZRO LÀ GÌ
Zezro & Matter
Tính tuyệt đối, Tương đối và Tiệm cận
Bàn về sự tồn tại
Bàn về tự tính
Một số khái niệm cơ bản được hiểu trong thuyết Zezro
Hệ quy chiếu không khối lượng
Vật chất và Ý thức cái nào quyết định cái nào?
KHOA HỌC, TRIẾT HỌC VÀ TÔN GIÁO
VŨ TRỤ SINH RA TỪ ĐÂU?
BẢN CHẤT CỦA VŨ TRỤ
VẬN TỐC ÁNH SÁNG

Quảng cáo


KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN
TÔN GIÁO
BẢN CHẤT VỀ CON NGƯỜI
Triết lý nửa ổ bánh mì
Tôi là ai? Tôi đến từ đâu? Và sẽ đi về đâu?
Linh hồn là gì?
Luân hồi?
Thiên đàngĐịa ngục
Con người trong vũ trụ
Vạn vật trong vũ trụ
CÂU TRUYỆN TRIẾT HỌC
GÓC SUY NGẪM
VẤN ĐỀ TRIẾT HỌC
THẢO LUẬN VỚI BẠN ĐỌC
Thảo luận hơn 10 năm trước
Ý NGHĨA CỦA BIỂU TƯỢNG ZEZRO
TỔNG HỢP BÀI VIẾT KHÁC
Quy luật của Vũ Trụ
Tính không khác trống rỗng
God và Quy luật của Vũ Trụ
Bàn về số 0 và Vô Cùng
Vật chất và Ý thức, cái nào quyết định cái nào?
Hệ quy chiếu không khối lượng
Triết học là bản năng
Cái tôi và tính dị biệt
Thành công là gì?
Quan điểm mới về sự sống
Tình yêu và hướng thiện trong đa quan điểm
Sáng tạo hay tối nhậu
Vạn vật trong vũ trụ chỉ là ảo ảnh
Căn cơ và tham sân si
Nguồn gốc của sự sợ hãi
Cách giảm bớt sự sợ hãi
Sắc tức thị không
Sống và Chết vì niềm tin
Bàn về giáo dục
Ý nghĩa sống
Yêu và Ghét
Cái đói trong tâm hồn chúng ta
Tốc độ ánh sáng là chậm nhất…?
Triết học, Thần học và Bánh mì
Số phận
494 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

doquangsang
ĐẠI BÀNG
11 năm
Chắc chắn sẽ có rất nhiều người đặt câu hỏi: Vũ trụ hữu hạn hay vô hạn? Vậy vũ trụ ban đầu như thế nào? Vũ trụ sinh ra từ đâu?

Tôi sẽ lần lượt trả lời từng câu hỏi:
Vũ trụ hữu hạn hay vô hạn?

(1) Giả thuyết 1: Vũ trụ là hữu hạn. Hợp lý nhất là có nhiều vũ trụ hữu hạn cùng tồn tại lồng vào nhau hoặc song hành. Nếu chỉ có 1 vũ trụ duy nhất và hữu hạn thì ranh giới đó là gì? Nếu ai chứng minh được ngoài ranh giới đó không có sự tồn tại của Năng lượng – Zezro thì lý thuyết của tôi hoàn toàn sụp đổ.

TH1: Vũ trụ lồng vũ trụ và chứa trong 1 vũ trụ vô hạn (U∞)

TH2: Các vũ trụ con song hành và chứa trong 1 vũ trụ vô hạn (U∞)

TH3: Cả 2 trường hợp trên và đều chứa trong 1 vũ trụ vô hạn (U∞).

Để lý giải vấn đề tận gốc tôi chọn U∞ là đối tượng diễn giải.

(2) Giả thuyết 2: Vũ trụ là vô hạn. Tức có 1 vũ trụ duy nhất và vô hạn (U∞)
Từ (1) và (2) > Vũ trụ bao quát nhất là vô hạn (U∞)

Vậy U∞ ban đầu như thế nào? U∞ ban đầu được cấu thành toàn bộ bởi dạng năng lượng cơ bản nhất. Nếu tìm trong vũ trụ có 1 nơi không có năng lượng thì giả thuyết tôi nêu ra sẽ bị bác bỏ hoàn toàn vì trong giả thuyết của tôi, năng lượng và vũ trụ là 1 và chỉ 1 duy nhất tại trạng thái ban đầu. Vũ trụ chính là năng lượng và ngược lại năng lượng cũng chính là vũ trụ.
Do đó, câu hỏi vũ trụ sinh ra từ đâu hoàn toàn vô nghĩa, vì vũ trụ và năng lượng là 1 bản thể duy nhất tại trạng thái ban đầu.


Có 1 câu hỏi mới lại đặt ra: Vậy dạng năng lượng cơ bản ban đầu cấu thành vũ trụ là gì? Đó chính là những sóng và hạt năng lượng cơ bản nhất với mật độ loãng. Chúng vận động và ít va chạm, giao thoa, và tương tác lên nhau (i) do mật độ loãng, ít rồi tăng dần vận động do (i) -> tăng dần (i) -> thay đổi và tăng dần các trạng thái vận động …-> tăng dần các dạng năng lượng... Đó là cơ sở hình thành và phát triển của các trạng thái năng lượng -> Big Bang.


Con người nghiên cứu và quan sát được vũ trụ đang giãn nở nhưng thực ra đó chỉ là một phần nổi của tảng băng trôi vũ trụ mà con người quan sát, kiểm nghiệm được bằng các tính toán và công cụ hỗ trợ. Phần nổi đó chính là hỗn hợp vật chất – năng lượng sau vụ nổ Big Bang tạo thành đến nay. Có thể phần hỗn hợp này sẽ đậm đặc hơn và biểu hiện nghiên về trạng thái vật chất.


Những khoảng không kế tiếp lại là những trường năng lượng. Có thể trong vũ trụ sẽ có nhiều vụ nổ như vậy và hình thành nhiều trạng thái giống như cái mà chúng ta vẫn gọi là vũ trụ quanh mình có thể quan sát hoặc kiểm nghiệm được.

Như vậy, nói về vũ trụ có giới hạn và nghiên về trạng thái vật chất thì ta có hệ thống nhỏ đến hệ thống lớn (cơ thể chúng ta, trái đất, thái dương hệ, dải ngân hà, vũ trụ mà chúng ta đang quan sát được…).

Trong vi mô, ta sẽ có hiện tượng các vũ trụ giới hạn lồng vào nhau (Vũ trụ giới hạn lớn hơn chứa nhiều vũ trụ giới hạn nhỏ hơn…)

Trong vĩ mô, đến những vũ trụ cực đại – giới hạn thì sẽ có vũ trụ vô hạn chứa tất cả.

Với kết luận này, tôi hoàn toàn nghiên về TH3 của Giả thiết 1.

Nó là cái nền “có” cho tất cả mà tôi đã phân tích, “không – trống rỗng” đã bị bác bỏ và thay thế bởi tính “có” và tính “không khối lượng” trong 1 đối tượng duy nhất là bản thể của vũ trụ vô hạn chính là Zezro.


Lý thuyết về Big Bang được cho là mô hình lý giải sự hình thành của vũ trụ tại thời điểm ban đầu. Nhưng theo quan điểm của tôi thì đó thực chất chính là việc lý giải cột mốc quan trọng nhất của vũ trụ - một phần năng lượng chuyển hóa sang vật chất. Thời điểm Big Bang và cận sau sẽ xuất hiện rất nhiều dạng trung gian (chuyển đổi) đi kèm tức có sự xen lẫn giữa năng lượng và vật chất cơ bản nhất (tức các hạt cơ bản nhất). Vũ trụ tại thời điểm đó đúng nghĩa là 1 nồi soup thập cẩm khổng lồ.


Tức Lý thuyết Big Bang và các lý thuyết phát triển của vật chất trở về sau (bao gồm thuyết tiến hóa của Darwin) chỉ giải thích được tương đương 1/2 các vấn đề lớn của vũ trụ.
Phần còn lại chính là thời điểm trước vụ nổ Big Bang, dành chỗ cho việc giải thích sự phát triển của các dạng năng lượng cho đến ngưỡng lịch sử Big Bang.
20201114_225659.jpg
doquangsang
ĐẠI BÀNG
11 năm
Bạn có bao giờ đặt câu hỏi: Màu sắc được sinh ra từ đâu? Cái gì quyết định các màu khác nhau? Có nhiều cách giải thích về màu sắc nhưng đa phần chỉ lý giải về bộ giải mã màu sắc được tích hợp trong mỗi con người + ánh sáng chi phối hoặc đánh lừa bộ giải mã đó. Nhưng màu sắc đi liền với 1 đối tượng thì tồn tại độc lập với con người. Vậy ta mới giải thích được 1/2 bản chất thực sự.

Muốn giải thích bản chất thực của màu sắc thì ta phải phân tích từ nguồn gốc hình thành nên các dạng năng lượng - vật chất trong vũ trụ.
Như nội dung trình bày trong Two Side thì trạng thái vận động quyết định đến việc hình thành các dạng năng lượng - vật chất và không gian đi kèm. Biểu hiện bên ngoài của 1 đối tượng bao gồm không gian đi kèm + màu sắc của nó sinh ra do vận động.

Để can thiệp vào sự vận động của 1 đối tượng, ta có nhiều cách và mục đích làm sao kiểm soát được vận tốc và quỹ đạo di chuyển.Ta dễ dàng nhận thấy nhất là nhiệt độ sẽ làm ảnh hưởng đến sự vận động và sẽ làm biến đổi vật chất, hoặc ta gia tốc cho 1 đối tượng.

Việc kiểm soát vận tốc của 1 đối tượng tuy rất khó nhưng cũng còn dễ hơn nhiều so với kiểm soát được quỹ đạo di chuyển của đối tượng đó (điển hình là những hạt cơ bản nhất trong vũ trụ mà con người đang tiếp tục khám phá). Việc tìm hiểu sâu về bản chất của vận động và kiểm soát nó sẽ mở ra một chân trời mới bao la tiếp theo để con người khám phá và kiểm soát được nhiều về vũ trụ này.
doquangsang
ĐẠI BÀNG
11 năm
Về phần giới thiệu 2 bản thể của con người - 1. Thể thuộc về năng lượng - linh hồn (bao gồm ý thức...) 2. Thể thuộc về vật chất (thể xác), tôi có nhấn mạnh con người khác với các sinh vật khác ở thể 1. Vì thể 2 cũng chỉ phát triển để phù hợp và nuôi dưỡng thể 1. Sự sống là đặc tính cơ bản của mọi sinh vật. Nhưng với sự phát triển vượt bậc của thể 1 so với các sinh vật khác giúp con người càng chủ động hơn trong việc bảo về sự tồn tại của mình là sự sống mà các sinh vật khác không có được sự chủ động đó.

Đặc quyền chủ động đó là cơ sở hình thành nên xã hội loài người, hình thành nên mọi hoạt động, tâm sinh lý của con người. Và tất cả đều xoay quanh cái gốc là sự sống. Con người làm tất cả để bảo vệ sự sống và để con người được sống tốt hơn, cuộc sống được thỏa mãn các nhu cầu từ thấp đến cao. Mở rộng hơn, là con người bất chấp các sinh vật khác để mình có được hạnh phúc. Đó là nguồn gốc tất yếu của THAM. Riêng còn 1 cứu cánh là đối với con người với nhau. Cần nhìn lại điều này!!!

THAM không chỉ đặt riêng cho Con Người nhưng THAM gắn với Con Người có khác biệt rất lớn so với THAM gắn với các sinh vật khác thông qua đặc quyền chủ động và sự phát triển cao của thể thuộc về năng lượng.
Mình rất thích tìm hiểu về khoa học vũ trụ này, nhưng ko có điều kiện. Bài viết hay lắm bạn ạ! 😃
doquangsang
ĐẠI BÀNG
11 năm
@IvoryHU Thank bạn vì đã quan tâm! Nếu bạn có hứng thú, cứ trao đổi và chia sẻ với tôi. Cách hiểu tốt nhất là bạn xem video + link với các comments của tôi. Tôi có định nghĩa lại một số vấn đề quan trọng đặt cơ sở lý luận cho quan điểm mới này, cả việc liên kết Khoa học gồm: Vĩ mô (triết học) + Vi mô (thực nghiệm) với Tôn giáo. Trước giờ tôi vẫn cô đơn trên con đường này, rất hi vọng sẽ có được những người hiểu và đồng tư tưởng 😃 Trong video tôi nêu 2 vấn đề chính là Vũ trụ và Con Người. Nhưng thực chất có thêm phần Tôn giáo vì theo quan điểm của tôi: Tôn giáo là sự suy niệm của Con người về Vũ trụ. Tôn giáo và Con người cũng thuộc về Vũ trụ. Cả cách trình bày + nội dung chính của bài đều xoay quanh vấn đề Two Side (tức hai hay nhiều trạng thái trong 1 và chỉ 1 đối tượng duy nhất).

Để dễ hiểu hơn với mọi người, tôi lấy ví dụ về H20 là 1 đối tượng. Nhưng có lúc nó gọi là nước (thể lỏng), có lúc gọi là nước đá (thể rắn), có lúc gọi là hơi nước (thể khí). Tức nó có 3 trạng thái khác nhau trong 1 đối tượng do tác động của nhiệt độ. Nhìn rộng ra vũ trụ cũng vậy, giữa năng lượng (không khối lượng) và vật chất (có khối lượng). Tất cả sự khác biệt là do vận động tạo thành (nhiệt độ cũng là 1 tác nhân gây ra sự thay đổi vận động của 1 đối tượng và làm thay đổi trạng thái của đối tượng đó). Còn rất nhiều vấn đề khác trong vũ trụ do Two Side là bản chất và Con người cũng vậy. Thân,
doquangsang
ĐẠI BÀNG
11 năm
Con người có 2 trạng thái mong muốn để đạt đến: 1. Mong muốn có thêm những gì đã có (thêm thời gian sống, thêm áo quần, tiền bạc...). 2. Mong muốn có những gì chưa có (có thể gọi là ước muốn). Hai trạng thái này bản thân nó đều có động cơ tốt và xấu. Nếu thay thế THAM bằng ƯỚC MUỐN thì chỉ thỏa điều thứ 2. Đa phần con người hiểu THAM ở 1 góc độ thuộc điều 1 và theo hướng tiêu cực. Nhưng THAM VỌNG thì có tiêu cực? và lại thuộc điều 2.

Mặt khác, tất cả những gì con người mong muốn đạt được đều phục vụ, làm thỏa mãn cho chính con người. Nên có 1 chút ý nghĩa tiêu cực nào đó trong động cơ so với vạn vật khác. Nên tôi càng củng cố thêm lý do để chọn chữ THAM.

Do phát xuất từ một gốc chung, nên sự đan xen giữa cái tốt và xấu trong một con người là điều tất yếu, có điều đa phần nghiên về chiều hướng nào?

Một ví dụ kinh điển cho thấy:
Một người được gọi là ác đến mấy nhưng khi nhìn thấy một đứa bé đang chơi đùa, vô tình đi gần tới miệng giếng và sắp rơi xuống thì ít nhất người đó cũng la to một tiếng cảnh báo hoặc lại ngăn đứa bé lại nếu anh ta không bị tâm thần (Tâm thần là một trạng thái mà con người mất đi quyền kiểm soát bản thân, thông qua việc rối loạn về lý trí và dẫn đến rối loạn về hành vi - tức không còn là 1 con người đúng nghĩa). Đó là một hành động ngẫu nhiên xuất phát từ trong tiềm thức và vô tình trỗi dậy khi gặp phải hoàn cảnh.
Từ xưa người ta đã tranh cãi với nhau: “ Con người sinh ra bản chất ban đầu thiện hay ác?”
Để trả lời câu hỏi đó thì ta chỉ cần phân tích sâu và rõ nguyên nhân xuất phát của thiện và ác trong một chữ “THAM”.
Con người sinh ra đã có lòng thiện và ác trong một chữ “THAM”.
Con người xuất phát lòng ác ngay khi ai đó xâm phạm đến nhu cầu cơ bản nhất của bản thân chính là sự sống, tồn tại. Tất cả những hành động xâm phạm và ảnh hưởng đến những yếu tố tác động đến sự sống, tồn tại của con người đều bị ngăn chặn bằng mọi giá, mọi hình thức và hậu quả dù như thế nào đi nữa. (Hoàn toàn có thể sinh ra cái ác mới).
Và những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự sống?
Trực tiếp: lương thực, nước uống, không khí…
Gián tiếp: quần áo, nhà ở, tiền bạc…
Do có quá nhiều cái cần được bảo vệ, phòng ngừa…không biết đâu là giới hạn dẫn đến lòng tham vô giới hạn của con người.
Việc nảy sinh cái ác theo lẽ tự nhiên cũng từ đó được hình thành theo cấp số nhân.

Con người phát sinh lòng thiện một cách tự nhiên nhất ở bất kỳ ai là trong một điều kiện dễ dàng nhất, chỉ cần 1 cánh tay mà không tốn và bỏ ra bất cứ hơi sức nào hoặc nó không đáng kể để thực hiện điều đó. Tức mình có thực hiện hay không thì cũng giống nhau. Ai cũng thực hiện (loại trừ trường hợp tâm thần) vì theo một lẽ thường tình bản thân mình tham sống và người khác cũng vậy. Và điều đó xem như là một sự đồng cảm nếu không có quyền thỏa mãn nào khác can thiệp vào trong một tích tắc thời gian, không có chỗ trống để dành cho suy nghĩ thấu đáo.
Trong trường hợp phản ứng cứu đứa bé ở trên và có thể hơn nữa là có thể chạy lại ôm đứa bé bởi vì không có bất cứ sự nguy hiểm nào gây ra cho mình từ một đứa bé để phải đưa mình vào trạng thái phòng thủ.

Phân tích chữ “THAM” dù động cơ tốt hay xấu thì cũng sinh ra mong muốn, và nếu kết quả được như mong muốn thì sinh ra vui, hạnh phúc; còn nếu kết quả không như mong muốn thì sinh ra buồn hoặc tệ hại hơn là đau khổ.
Do đó, hạnh phúc hay đau khổ, vui hay buồn đều xuất phát từ một chữ “THAM”.
Trong rất rất nhiều cái mong muốn của con người nhằm thỏa mãn các nhu cầu từ cơ bản đến nâng cao thì không phải cái nào cũng đạt kết quả như kỳ vọng.
Do đó, đau khổ phát sinh là điều tất yếu trong cuộc sống, càng hi vọng nhiều thì càng thất vọng nhiều và đau khổ nhiều. Địa ngục không đâu khác, chính là khởi nguồn từ một chữ “THAM”.
Về con người, Phật giáo có nội dung chính đề cập trong ba chữ THAM, SÂN, SI, được xem là cội nguồn của mọi tội lỗi, tức cũng đều hiểu nghĩa theo chiều hướng xấu (hẹp), chứ không phải hiểu theo nghĩa rộng như phân tích ở trên.
Nhưng thực chất, chỉ trong một chữ “THAM” vì SÂN và SI cũng xuất phát từ “THAM”.
“THAM” dẫn đến mong muốn, kỳ vọng, nếu đạt được hoặc tiến triển theo ý muốn thì “TÂM” bị lôi cuốn theo dẫn đến “SI” (Si mê). Còn nếu không đạt được theo mong muốn thì sinh ra “SÂN” (Sân hận).
Từ si mê này dẫn đến si mê khác và có một kết quả cuối cùng nào đó không như mong muốn thì cũng lại sinh ra sân hận.
“THAM chính là nền tảng cơ bản của con người, từ THAM mà sinh ra mọi tâm lý, mọi hành vi, từ đó sinh ra các kết quả và hình thành xã hội loài người.”
Vậy con người đang hành động theo chiều hướng nào trong thế giới vạn vật?
Với những phân tích trên, cùng với những minh chứng thực tế nhất, ta có thể khẳng định rằng:
“ Tất cả những gì con người đang làm đều nhằm thỏa mãn nhu cầu ích kỷ của con người, tức chỉ phục vụ cho chính bản thân con người”
Nếu giả định con người như là vị vua, còn muôn loài, vạn vật là thần dân trong phạm vi trái đất này (một đất nước) thì vị vua con người đang tham lam, vơ vét vô độ nhằm thỏa mãn nhu cầu của bản thân bất kể hậu quả xảy ra như thế nào đối với thần dân của mình.
Một đất nước như thế kết cục đã quá rõ.
Có thể xảy ra một kết thúc trong nội tại quốc gia đó, hoặc kết thúc đến từ một quốc gia khác hùng mạnh hơn.

Lúc này, “THAM” đang phát sinh theo chiều hướng xấu và con người sẽ phải trả giá rất đắt vì điều đó.
doquangsang
ĐẠI BÀNG
11 năm
Những câu hỏi được đặt ra từ ngàn đời nay mà vẫn chưa có câu trả lời thống nhất và còn nhiều tranh cãi: Linh hồn có thực sự tồn tại? Nếu có thì linh hồn là gì?

1. Có tồn tại linh hồn sau khi chết (cả khi đang sống).
2. Linh hồn bao gồm tổng thể các trường năng lượng tương ứng với thể xác mỗi con người và linh hồn bao gồm cả ý thức chứ không phải ý thức = linh hồn.
3. Linh hồn không có khối lượng nên nó thuộc về trạng thái năng lượng chứ không phải trạng thái vật chất.
4. Khi con người đang sống thì năng lượng thuộc về phần linh hồn sẽ phát triển đầy đủ và trọn vẹn nhất (tùy trường năng lượng của mỗi người thay đổi sẽ quyết định đến sức khỏe người đó).
5. Khi con người mất đi, trường năng lượng này cũng sẽ sụt giảm dần với những vị trí mà năng lượng kém bền hơn sẽ bị chuyển đổi trạng thái trước, về phần ý thức - là sự phát triển cao của trạng thái năng lượng nên sẽ bền hơn và tồn tại lâu hơn trước khi bị chuyển đổi trạng thái hoàn toàn tức sang 1 trạng thái năng lượng mới, cấp độ mới hoặc kết hợp, hòa trộn với các trường năng lượng khác để cùng chuyển đổi hoặc cung cấp, bổ trợ cho 1 đối tượng vật chất khác.

Sự vận động của năng lượng dẫn đến sự phát triển của các dạng năng lượng từ thấp tới cao và linh hồn là 1 dạng tồn tại của năng lượng.

Thế giới những linh hồn của con người sau khi chết.

Con người có thể cảm nhận được thế giới linh hồn nếu mở được cánh cửa thông qua hệ qui chiếu hoàn toàn khác biệt này. Có ít người cảm nhận và trao đổi được vì theo cách nói thông thường là họ có giác quan đặc biệt. Nhưng thực ra trong tiềm thức của họ vô tình có được sự tương đồng về hệ qui chiếu linh hồn trong một thời điểm nào đó. Do con người có 2 bản thể là năng lượng và vật chất trong cùng một đối tượng là con người.
Có người nói là có cùng bước sóng, bắt được sóng các linh hồn như radio, TV bắt được sóng phát thanh, truyền hình. Ta cũng có thể hiểu nôm na: linh hồn của mỗi người khác nhau do trạng thái năng lượng khác nhau và ý thức của người sống với các linh hồn của người đã chết cũng vậy do khác hệ qui chiếu “tầng số” quyết định bởi vận tốc và quỹ đạo chuyển động năng lượng cấu thành.
Việc kiểm soát điều này không phải dễ dàng ai cũng làm được. Tương tự như việc chúng ta kiểm soát được vận động. Do đó, trạng thái ngẫu nhiên, vô tình là phổ biến hơn.

Theo quy luật của vũ trụ: một sự vật-hiện tượng không thể tồn tại cùng một thời điểm ở 2 hoặc nhiều hệ qui chiếu khác nhau. Nếu ta tồn tại nơi này, thì không thể tồn tại nơi khác. Còn nếu nơi khác có ta, thì nơi này không phải là ta.
Nếu ta càng cố kiểm soát, hòa mình vào thì ta sẽ đánh mất ta ở hệ qui chiếu này (thế giới này).

Việc có tồn tại hay không các thần thánh, đấng tối cao thì việc lý giải cũng không thay đổi gì so với lý giải về linh hồn. Đó cũng chỉ là một trạng thái năng lượng đặc biệt, có thể là dạng phát triển cao nhất của trạng thái năng lượng.

Trong đó, trạng thái này có thể thấu hiểu được năng lượng hoặc thấu hiểu được về sự vận động hoặc kiểm soát được năng lượng hoặc kiểm soát được sự vận động hoặc một phần hoặc tất cả.
doquangsang
ĐẠI BÀNG
11 năm
@banhmi_sg
Hi bạn,

Nếu bạn đọc hết các nội dung trình bày của tôi thì cũng đã có câu trả lời. Nhưng tôi cũng xin tổng hợp lại theo các câu hỏi của bạn để làm rõ thêm:

Địa ngục và thiên đàng tồn tại bất kỳ nơi đâu có ý thức con người nói riêng hay bất kỳ sinh vật nào trong vũ trụ có ý thức nói chung. Vì đó chính là nơi con người đặt vào 1 trạng thái của ý thức gọi là hạnh phúc hoặc khổ đau. Hay nói cách khác, thiên đàng hay địa ngục nằm trong chính con mỗi con người và do ý thức con người quyết định trạng thái đạt được. Do đó, tôi hoàn toàn bác bỏ quan điểm thiên đàng - địa ngục là nơi (không gian) riêng biệt, tồn tại khách quan với ý thức con người.

1. Khi con người còn sống "THAM" là nguồn gốc của mọi thứ nên hệ quả hạnh phúc hay đau khổ là tất yếu và đó cũng chính là thiên đàng hay địa ngục. Và tôi đã trình bày về việc làm thế nào để tối ưu hóa hạnh phúc - bạn có thể xem lại video và phần trình bày dạng text.

Tối ưu hóa hạnh phúc là mục tiêu quan trọng nhất của con người ở thế gian này, hay nói cách khác: Lúc này, con người đạt được tối ưu trạng thái ở thiên đàng. Và tối ưu thời gian sống không phải là mục tiêu quan trọng nhất như nhiều người lầm tưởng vì sống lâu chưa chắc đã có nhiều hạnh phúc.

2. Khi con người chết đi, linh hồn (thể thuộc năng lượng) vẫn tồn tại và ý thức thì tồn tại lâu hơn cả (tôi đã trình bày, giải thích) cho đến khi chuyển đổi trạng thái hoàn toàn - cấu thành nên những cấu trúc ý thức mới, trạng thái năng lượng mới hoặc cả vật chất...
Trong khoảng thời gian tồn tại của ý thức (có thể là dài - tính bền tùy thuộc vào sự phát triển về thể năng lượng của mỗi người - theo sơ đồ tính bền tôi đã trình bày) trước khi chuyển đổi trạng thái hoàn toàn nếu linh hồn vẫn "tham chấp" (mượn ngôn ngữ của Phật giáo), có thể hiểu là trạng thái "quán tính" - dư âm hoặc cố ý hồi tưởng, níu kéo gốc "THAM" khi còn sống (thực ra nếu con người chết đi thì bản chất "THAM" đã biến mất, vì "tham sống" là cái gốc để nuôi dưỡng "THAM" nhưng vì con người sống quá lâu với cái gốc đó nên có rất nhiều linh hồn sau khi chết vẫn ngộ nhận dẫn đến hư tưởng). Đó chính là địa ngục lớn nhất của con người sau khi chết.

Như tôi đã trình bày về trạng thái X - trạng thái mà ý thức không còn đóng vai trò chủ động trong việc kiểm soát thể xác. Thì ở trạng thái sau khi chết linh hồn "tham chấp" > mong muốn, kỳ vọng nhưng không thể kiểm soát được việc thực hiện nó thông qua hành động, hay nói cách khác là không thể can thiệp > Kết quả không đạt là chủ yếu > đau khổ là chủ yếu > Địa ngục thực sự.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào khác thì xin chia sẻ và chúng ta sẽ cùng trao đổi để làm rõ hơn. Thanks!
Chào a doquangsang e cũng là 1 người đam mê khoa học vũ trụ.!

em cũng thích tìm hiểu về không gian vô tận hay có giới giạn.
- có 1 vũ trụ bao quanh các vũ trụ song hành, vậy thì cái vũ trụ nào bao quanh vũ trụ đó nữa.!
. mong trao đổi học hỏi từ anh. thân
Chào a doquangsang e cũng là 1 người đam mê khoa học vũ trụ.!

em cũng thích tìm hiểu về không gian vô tận hay có giới giạn.
- có 1 vũ trụ bao quanh các vũ trụ song hành, vậy thì cái vũ trụ nào bao quanh vũ trụ đó nữa.!
. mong trao đổi học hỏi từ anh. thân
doquangsang
ĐẠI BÀNG
11 năm
@kingsleepdesign Cám ơn bạn đã quan tâm!

Tất cả tôi đã giải thích ở trên, tôi sẽ tóm lượt lại cho bạn:

1. Đối tượng tôi đang đề cập là vũ trụ lớn nhất và vô hạn chứa các vũ trụ nhỏ hơn (vũ trụ của chúng ta đang quan sát giãn nở là 1 trong những vũ trụ nhỏ đó). Các vũ trụ nhỏ này được sinh ra bởi các Big Bang, tức có nhiều Big Bang trong vũ trụ lớn - vô hạn để sinh ra các vũ trụ nhỏ (trong đó có vũ trụ của chúng ta). Các vũ trụ nhỏ này là phần hỗn hợp sẽ đậm đặc hơn và biểu hiện nghiên về trạng thái vật chất.

2. Trong thuyết Two Side thì năng lượng và vũ trụ là 1 bản thể ban đầu, cấu thành nên vũ trụ lớn - vô hạn. Nếu tìm được nơi nào trong vũ trụ không có sự tồn tại của năng lượng thì lý thuyết Two Side sẽ sụp đổ.

Bạn tìm hiểu và đọc kỹ lại phần đầu, sẽ có những mô tả rõ về cơ chế hình thành vũ trụ và trạng thái vũ trụ lớn - vô tận ban đầu như thế nào?... Thân,
Bạn có những luồng tư tưởng nhìn nhận cũng khá là hay ...
Vũ trụ quan theo quan điểm phật giáo
I. THỂ CỦA VÕ-TRỤ

VÕ-TRỤ là thể cái rộng lớn, tối đen, tự nhiên vắng lặng, đứng vững mãi mãi, tựa như vỏ trái lựu cực to. Trong ấy có những quả địa-cầu lơ-lửng như hột lựu nhỏ. Cái vỏ đó không ai biết nó là tới đâu, vì muôn loại đều ở trong. Kẻ gọi nó là cái không, không hay vô minh, là vì không thể biết được, thuyết ấy chỉ rằng: Muôn loài vạn-vật, cái chi cũng là qủa trứng hết, nghĩa là từ trứng nhỏ đến trứng lớn, còn tròn bể là vuông, cái vuông rồi sẽ tròn lại, cho nên cái trứng, cái trái, cái thai, hột cát, hột giống, cỏ, cây, thú, người, đất, đá, núi, biển, địa-cầu, võ-trụ, cái bọt bong bóng v.v…cái, cái đều tròn, vạn-vật tròn tròn
Cái lẽ tròn là không khổ, là thiện, là mỹ, là chơn. Người ta cũng nói, tròn tức là đạo qủa vậy. Lẽ tròn là chơn-lý, dầu kẻ dốt học bực nào, mà hằng giữ sự tròn thì cũng thành công được.
Những quả địa-cầu trong ấy, không có số đếm, không có số lường, không thể nói được, là vì cái đang nổi, cái đang tan, cái dồn qua, cái tẻ lại, cái lớn cái nhỏ không thường. Bề ngoài ngó vào thì nó là cái bọt nước to lớn, có cợn bụi đất, là cù-lao; hay cũng nói là trái đất, có những thung-lũng nước, khe, ngòi. Bằng nói nó là một cái trứng hay viên đạn cũng được, có điều là do bốn chất họp lại, chất đặc là đất, chất lỏng là nước, chất nóng là lửa, chất hơi là gió. Quả địa-cầu nào cũng thế, có sẳn tự-nhiên như vậy, mà không thể nói từ đâu? Vì sao?..!

II. NHƠN DUYÊN CỦA MỖI QUẢ ĐỊA CẦU
Như chúng ta đã rõ: thể của võ-trụ là một cõi thăm-thẳm, tối đen, bao-la, vô cực. Trong ấy có vô số qủa địa-cầu. Mỗi qủa địa-cầu đối với võ-trụ, cũng như mỗi mạng sống chúng ta, đối với qủa địa-cầu, nghĩa là một vật rất nhỏ, đối với một vật rất to; thì lẽ sanh hoá hay tàn tiêu của mỗi qủa địa cầu dối với võ-trụ vẫn là thường lắm, tự-nhiên lắm. Khác nào sự tử, sự sanh của ta đối vói trái đất bao-la.
Nhơn-duyên sanh hoá của mỗi qủa địa-cầu là: trong cái KHÔNG sẵn chứa cái CÓ, tự nhiên vẫn mãi thế, tự bao giờ và bao giờ (cái không đây là ngoài khí, vô hình, không thể chất đụng chạm, hay sự tan hoại, thay đỗi hình tướng của vạn-vật mà gọi là không. Bằng nếu biểu đem cái không ra xem, thì mắt ta khác nào mù-quáng, chẳng thấy cái không là ra sao. Vì không nói được, làm được, tính đo được…mới là không. Không và Có hai lẽ tương đối. Không là lý, Có là sự, không phải hai, không phải một, sẳn có nơi nhau không bao giờ một hoặc hai, vì vậy mới có cõi đời). Như trên đã nói: Qủa địa cầu gồm có bốn chất là: đất, nước, lửa, gió, tức là cái Có, ở nơi Không. Kìa ta thấy trong Không có hơi, trong hơi có nước, trong nước có đất, trong đất có lửa, trong lửa có gió, gió là hơi. Bốn thứ ấy nương sanh lấy nhau, làm thành cái Có ở trong cái Không, còn cái Không ở trong cái tự-nhiên. Tự-nhiên là hết nói luận! Đó là nói về sự, còn về lý thì cái Không ở trong mỗi cái Có, cái tự-nhiên ở trong mỗi cái Không.
Từ khi một qủa địa-cầu nổ xẹp, tắt lửa rồi, thì chỉ còn là một lớp dầy lợn-cợn, một dề, một vầng hơi, có chất nhão, có lẫn đất, nước và hơi nóng. Về sau đất nặng lóng xuống, hơi nhẹ bay lên, nước ở chặng giữa. Cái nóng cũ vừa mất, cái nóng mới phát sanh, bởi đất càng dẽ -dặt, thì lớp dưới càng khô, càng dầy kín, nên bịt hầm mà cháy trở lại. Lửa cháy nóng hơi bốc thổi mạnh lên, vẹt nước, đất dản ra và cuốn tròn. Cũng như một em bé lấy ống trúc chấm bọt xà-bông, thổi phù ra, hơi lên mạnh, vẹt chất xà-bông, cuốn tròn làm bọt và bay lững-dững.
Mỗi qủa địa cầu, trong là lửa cháy, bộng trống, tối đen hơi cuộn. Kế là đất cháy nhão, ngoài là đất cứng thành sắt, gọi thiết-vi hay địa-ngục vòng sắt, và bên ngoài nữa là đất mát mềm. Trên là nước. Trên cao nữa là hơi hay gió. Gió là hơi của đất nước, bị lửa bốc lên, và cuộn bay, tựa như hơi thở của địa-cầu. Các qủa địa cầu không bay cụng nhau bể, là nhờ làn hơi dầy ấy. Qủa địa-cầu bay được trong không gian, là bởi sức lửa mạnh bên trong, bốc lên và xoay cuộn tròn, do đó mà lăn tròn theo bề hông, từ mặt qua trái, từ đông sang tây, nó xoay có một chiều thôi và bởi có trớn là xoay mãi
Những qủa địa-cầu vô số đếm, hết nổi đến tan, hết tan đến nổi, hoặc lâu hoặc mau, lớn có nhỏ có, tuỳ theo nhơn duyên không nhất định. Nào chúng ta có biết được: Hiện có bao nhiêu? Lên hay xuống? Đang ở chổ nào? Vì chúng ta chỉ là những con vi-trùng chết yểu, đối với không gian và thời gian trong võ-trụ!
III. HÌNH THỂ QỦA ĐỊA-CẦU

QỦA ĐỊA-CẦU HÌNH TRÒN NHƯ CÁI TRÁI
  • Khi mới nổi tròn đẹp như trái bí rợ
  • Về lâu hơi lửa mạnh lần, thổi tròn như trái cam
  • Sau rốt lửa càng ăn khuyết xuống, chưn nở đầu tóp như qủa trứng gà
Qủa địa cầu hình giống như một em bé, ngồi co trong thai bào bụng mẹ, như một thân hình. Trong tim là nồi lửa, bên trong lỗ trống tối đen là bụng, đất như thịt, sắt đá như xương gân, nước như máu, cây cỏ như da, thú người như rận chí, hơi là khí thở, mặt nước sáng là mắt, lõm đất trống là tai, hương cỏ là mũi, vị cây là lưỡi, thú là chơn tay, người là cái ý, Trời là cái trí, Phật là cái giác, sự rung động là nói, sự xoay tròn là đi, sự thay đổi làm núi, lửa là lỗ tiêu, chất ôn nham là phẩn, sông suối như mồ hôi, biển to như nước tiểu, núi cao như đầu, rừng thẳm như mình, ruộng bãi như chưn, cỏ cây như lông tóc.
IV. ÁNH SÁNG CỦA QỦA ĐỊA-CẦU

Mỗi qủa địa-cầu có một mặt nhựt và một mặt nguyệt, với vô số tinh-quang vây quanh, Mặt trời là một vừng hơi nóng, do nồi lửa trong ruột, hơi nóng bốc ra, gom khối lại, nhẹ và xa. Mặt trăng là một vầng hơi mát, do đất và nước, bị lửa đốt hơi xung ra mà kết lại.
Mặt trăng nửa đen là hơi đất, nửa trắng là hơi nước. Đốm đen trong vòng trắng là hơi đất cù-lao, mặt trăng nặng và gần hơn mặt trời.
Sao tinh là ánh sáng, nếu là hơi sáng của một qủa địa-cầu khác thì bền dài. Hào quang của núi thì lâu, của người, thú, cây, cỏ thì khi không, khi có; bởi trong mỗi thân thể đều có lửa đốt ánh sáng xuất lộ ra ngoài, nếu thân chết lửa tắt, thì tinh-quang mất dạng. Đối với bực thanh-tịnh có trí-huệ, đủ đức tánh, không có chi xao động, thì ánh sáng ấy trụ rất gần trên đỉnh đầu, gọi là hào-quang: bằng xao động thì nó tản ra xa khó thấy. (Hễ vật chi có lửa là có hào-quang, có lửa là có sống, có cử-động có màu sắc, tướng hình, linh và biết)
Mặt trăng ở hai phần ba, phía trên qủa địa-cầu, lằn nó xoay vòng kêu là bạch đạo.
Mặt trời ở hai phần ba phía dưới qủa địa-cầu, lằn nó xoay vòng kêu là xích đạo


V. MIẾNG ĐẤT ĐẦU TIÊN TRÊN QỦA ĐỊA-CẦU

Phía Tây-Bắc qủa địa-cầu lửa lên không tới, nước phải lạnh đặc, phía Đông-Nam qủa địa-cầu nồi lửa ăn khuyết xuống, mỏng, nước lỏng và hay xì ra lửa, với chất ôn-nham trong ruột, thành núi lửa. Như trên đã nói: qủa địa-cầu hiện nay như qủa trứng gà, đầu nhọn chưn lớn, nồi lửa như tròng đỏ nằm tại phía Đông-Nam: nên gọi là Tây-Bắc thiên đường, Đông-Nam địa ngục.
Trung tim của địa-cầu là xứ Ấn-Độ, ngay nồi lửa bên trong, núi Hy-Mã Lạp-Sơn là rún. Có trung-ương mới có phân chia ra Đông, Tây, Nam, Bắc.
Đầu tiên bên ngoài nước bao phủ, địa cầu là cái qủa thuỷ-tinh bởi lửa trong ruột càng cháy thổi mạnh, thổi sắt đá bên trong ngọn lửa. Núi đá đội đất thành cù-lao, và vượt chen đất. Miếng đất mọc lên trước nhất làm thành Hy-Mã Lạp-Sơn, bề cao 8.840m, kêu là núi Tu-Di, cũng kêu là cây Diêm-Phù, cũng gọi cột đồng thế-giới, hay là rún địa-cầu. Rễ nó bao trùm trái đất, các núi nhỏ khắp nơi là chồi con của nó. Miếng đất đầu tiên Ấn-Độ, trung-tâm thế giới cũng là nơi phát sanh cỏ, cây, thú người, Trời, Phật, trước nhất kêu là rún đạo.
Xưa cổ-nhân là một loại vượn khỉ, giống giàu tinh-thần gia-tộc thường cất nhà, ổ ở trên ngọn cây, cả bầy có tới số trăm ngàn, là một loại thú có lòng nhơn nhất.
Từ khi có cù-lao Ấn-Độ, năm trăm năm có loài thú chạy, một ngàn năm có loài người, hai ngàn năm có hạng Trời, và ba ngàn năm có một vị Phật…!
VI. SỰ TIẾN HOÁ CỦA NHƠN LOẠI TRÊN QỦA ĐỊA-CẦU

Mỗi qủa địa cầu đều có cỏ, cây, thú, người, Trời, Phật in như nhau, trải qua ba thời kỳ:
  • Thời kỳ thứ nhứt cây cỏ nhiều
  • Thời kỳ thứ nhì thú nhiều
  • Thời kỳ thứ ba Phật Trời nhiều
Qủa địa-cầu, khi đất, nước, lửa, gió đầy đủ nổi lên, gọi là sanh cỏ, cây, thú tiến-hóa, ra là hoá. Người, Trời, Phật bỏ ác theo lành, bỏ vật-chất theo tinh-thần là tàn. Sau rốt qủa địa-cầu tắt hơi hết lửa, nổ xẹt chết gọi là tiêu. Qủa địa-cầu chết một thời-gian, nước, đất lóng phân, lửa gió ấm dần, sống lại, nổi lên nữa, vẫn mãi thế.
Trời là lớp trên, ý nói hạng người trí sáng hiểu trắng, thiện lành, cao thượng, bậc không còn tội lỗi, không trở lại cõi người, sau khi đã bỏ cõi người, cũng như học trò lên lớp, sau khi vượt lớp. Như người lớn đã biết nhiều, không trở lại cảnh huống trẻ con.
Phật là người sáng-suốt hoàn-toàn học hành thi đậu, dạy-dỗ cũng rồi, bậc rốt-ráo nghỉ-ngơi, sau sự thành công cao quý hơn hết, yên vui hơn hết. Bậc mà đã tròn xong phận sự đối với cõi đời, vĩnh viễn không thối lui.Trời và Phật vẫn là loài người, nhưng đã tiến-hoá tới mứt tối-cao, gọi là bậc Siêu-Nhơn-Loại.
  • NGƯỜI là lòng nhơn, nhơn ái, nhơn từ, nhơn đức, nhơn là không sát. NGƯỜI là thân lành đối với một gia-đình
  • TRỜI là trí lành đối với môt xã-hội
  • PHẬT là tâm lành đối với cả chúng sanh
Người, Trời, Phật đây là tên chữ, lấy theo đạo lý mà đặt ra phân biệt, nhắc-nhở, chớ không riêng kẻ sống hay người chết. Nhưng bởi THÂN-GIA-ĐÌNH, thiện nhỏ hẹp sau khi chết bỏ xác, còn luyến-ái cố chấp, còn trở lại, nên gọi cõi người là luân-hồi (vì thiếu trí)
Còn như Bậc Trí-Xã-Hội, thiện rộng lớn, ơn nghĩa rồi xong, nên sau khi chết không trở lại, nhưng bởi tánh tự cao, về lâu cũng nhập thai nữa, nên gọi là bậc Trời còn đi lui chuyển kiếp.
Chỉ trừ ra Phật TÂM CẢ CHÚNG-SANH, bậc đã già cứng, chắc, tốt đẹp hoàn-toàn, sống cũng vậy mà chết cũng vậy, không còn một niệm, nên chẳng có đi đâu, gọi đứng ngừng tắt nghỉ, hay Niết-Bàn, không luân hồi lại nữa, bậc vĩnh viễn đời đời như hột giống cất mãi
VII. SAU KHI QỦA ĐỊA-CẦU TAN-HOẠI

Cái không là sự sống, khí là sự sống, nước là sự sống, đất là sự sống, lửa là sự sống, gió là sự sống, cỏ là sự sống, cây là sự sống, thú là sự sống, người là sự sống, Trời là sự sống, Phật là sự sống chót hết và hoàn toàn đó là sự tiến hoá đi lên vậy
Khi qủa địa cầu tan-hoại, cỏ cây, người thú thảy tiêu diệt chớ Trời, Phật vẫn còn: Trời thì nhập thai sanh nơi thế-giới khác, nhưng Phật ở đâu, đi đâu cũng được chẳng lai sanh
Cũng ví như một thân cây chết ngã, trái chín để đời, cất đâu cũng được; trái già phải trồng liền, kỳ dư non, nhỏ, thúi, sâu thì chết hết. Cái sống cái thức của chúng sanh cũng như thế: Chính thế là sự tròn trịa cứng, chắc, già là thiện lành (già kinh-nghiệm) non-nớt là thiếu thốn, dục vọng tham-lam, nhỏ hẹp là ích-kỷ, thúi là ác trược, sâu là gian tà
Thật vậy, khi cây ngã thì qủa già, chín, có được bao nhiêu đâu? Mà trái lại non nhỏ rất nhiều phải chết mất, còn sâu thúi thì đã hư hoại trước rồi.
Cái thức, cái sống, cái biết mới thật là ta: chúng ta há lại chẳng nuôi nó, hơn xác thân tạm bợ nầy! Nó chỉ ăn cái thiện, cái chánh. Việc làm lành cũng như vỏ cứng, lời nói phải như thịt cơm, cái ý tốt lành như ngòi mộng, trau dồi thân khẩu ý tánh tức là nuôi cây dưỡng hột, tạo cái ta, sanh ra cái biết, cái sống đời đời, Trời và Phật là kẻ tiên-sanh, sanh ra trước bởi tấn hoá trước, kinh nghiệm nhiều. Cho nên khi sống, các ngài vẫn ở nơi thanh-tịnh, chết đi các Ngài cũng ở nơi cảnh vắng núi rừng, xa lánh cõi ác, tham, sân, si, thấp kém của cỏ, cây, người, thú, trẻ con, ác trược.
Một khi vì lòng từ-bi và muốn tấn đức, các Ngài vào lại cõi người, để dắt-dẫn, dạy-dỗ, lúc mệt thì yên nghỉ lui về, hưởng sự yên vui thêm. Khi đi vào giáo hoá, gọi là chư Bồ-Tát, chính nghĩa: giác ngộ chúng sanh
Con đường của cái biết sống từ nơi không, nơi tứ đại, cỏ, cây, thú, người, Trời tới Phật, kêu là đạo. Từ không có sống biết, đến có sống biết trong một lát, một giờ, một ngày, một tháng, một năm, trăm năm, ngàn năm và mãi mãi. Càng tu bổ, càng trao dồi, càng yên vui, càng tốt đẹp, càng sống mãi, biết hoài, thật là quý báu.
VIII. CHÚNG SANH TRONG VÕ-TRỤ

Chúng sanh là chung sống, hay muôn loại có sự sống, nói hẹp là: từ cỏ, cây, thú, người, Trời (Trời còn lai sanh cũng gọi chúng sanh). Là loại có luân hồi, sanh đi sanh lại.
Phật bằng còn thân cũng gọi chúng sanh, bỏ xác rồi mới gọi đấng diệt-độ, tịch diệt. Đó là nói về sắc thân vật-chất; bằng luận cho đúng Phật mới là chúng sanh vì là sống mãi cái ta, cái thức, cái giác. Chớ như bậc trên trời trở xuống còn sự thay đổi, cũng có thể chết mất, tiêu diệt, nên nói là hạng chết cũng được, hay là hạng có cái chết đi sống lại.
Nếu nói rộng ra, thì chúng sanh cũng là đất, nước, lửa, gió, không, năm đại nầy cũng vẫn có sự sống. Bởi ngũ đại có sự sống mới nẩy nở, sanh-sản, biến hoá, thay hình, đổi màu, nếu ngũ-đại chết, thì xương, máu, thịt da, hơi gió, trong cỏ, cây, thú, người chẳng tự có được.
Trong các chúng-sanh, loại đã sanh, loại đang sanh, loại sắp sanh, loại sống một giây, một phút, loại sống ngàn năm, muôn năm, loại ở trong không, trong khí, trong thân, trên đất, trong nước, trong lửa (lửa địa-ngục cháy mãi), loại nào cũng có sự sống theo loại ấy, cảnh giới khác nhau; thường thì cái kia sanh cái nọ, cái sau ăn cái trước, như cỏ cây sống bằng đất, ăn đất mà lớn, thú sống bằng cỏ cây, ăn cỏ cây mà lớn…Từ loại thú sắp xuống, phần nhiều là vô tình, vô tri mà gây tội ác. Chỉ trừ có loài người sắp lên là có trí, biết thiện, biết thương, chẳng phải như thú, cỏ, cây, đất, nước.
IX. CÁI TA TRONG VÕ-TRỤ

Kể từ thuở phôi-thai, qủa điạ-cầu sắp nổi, âmdương, sáng tối nóng lạnh dung hoà, sắc ấm từ đó phát sanh[1] đất, nước lửa, gió qủa địa-cầu từ đó mà có, thì cái mầm sống vốn sẵn, lại từ đó càng chóng mau tiến-hoá bội phần. Kìa như sự sống trong đất nẩy sinh cây cỏ: cây cỏ đã có sự sống, mà đã có sự sống, thì sự sống ấy, ta tạm đặt một cái tên, cho dễ nhận xét. Giả như ta đặt tên là cái thọ cảm, cái biết…; hay muốn dễ hiểu hơn hết, nên gọi là “Cái ta
“Cái ta” lúc ở nơi cây cỏ, ta lúc làm cây cỏ nương đất mà sống, đất là mẹ của cây cỏ. Cây cỏ chịu ơn đất rất nặng dày vò đất mà sống trong đất, con hành hạ mẹ. Kịp lúc tiến-hoá, đến loại biết động cựa, như sâu, bướm, từ trong cây cỏ phát sanh, do thọ ấm lâu ngày thành tưởng ấm. Lúc ấy ta lại ăn cây cỏ, chịu ơn cây cỏ rất nặng, dày vò cây cỏ mà sống bằng cây cỏ. Lần lượt trải theo duyên tiến-hoá, từ loài nhỏ-nhít, cho đến được với lớp thú chạy, chim bay, ta đã hành- hạ biết bao loài cây cỏ. Cho đến mang thân người trải qua nhiều lớp thú: cọp, beo, sư-tử…cùng vượn, khỉ, giả-nhơn…ta đã giết hại biết bao loài cỏ cây, và thú nhỏ, do tưởng ấm lâu ngày thành hành ấm.
Đến được với lớp người đây, xét lại nhiều lớp trước, vô số kiếp ta đã giết hại biết bao kẻ xung quanh ta, kẻ đi chung với ta; trong số vạn ức, họa chăng có được sống sót một. Hôm nay tính lại, lương trí ta cũng không biết hối-hận bằng cách nào? Cái may sống sót của ta, là cái quá tàn ác hung bạo, mặc dù không hiểu, vô tình, buổi xưa đã đành rồi còn ngày nay, ta làm sao tránh sự giết hại? Làm sao nuôi sóc đàn em? Cùng làm sao dạy dỗ?
Võ-trụ ví như bà mẹ, chúng ta những kẻ sống chung, chúng-sanh tất cả con chung của võ-trụ. Ta được thân người, có được thức trí, đối với muôn loại, như kẻ đàn anh, sanh trước đi trên, nếu ỷ mạnh hiếp yếu, làm sao cho phải lẽ? Vì cái tham sống của ta, mà muôn loại chết thảm, nghỉ lại thật là bất nhơn, vô nhơn, phi nhơn. Ai sanh trước hiền hơn, sáng hơn, trẻ nhỏ sanh sau dữ hơn, ngu hơn: Ta lẽ nào lấy cái hung, cái gian mà làm lớn? Thật là tội-lỗi, sống tội-lỗi, xác thân tội-lỗi, hành vi tội-lỗi, lời nói tội-lỗi, ý niệm tội-lỗi, sự ăn tội-lỗi, sự mặc tội-lỗi…mớ tội-lỗi dẫy tràn kia, nào có xứng đáng với loại trên trước, tiến-hoá vượt trổi hơn bao hạng thấp hèn?
Hãy tha thứ cho tất cả, vì ta đã có lòng nhơn (người) nếu ta muốn sống, thì đừng giết hại mạng sống khác. Tất cả với ta, ta cùng tất cả, đều liên lạc mật thiết với nhau, bằng một lẽ sống: như ta giết hại tức là ta đã chặt đứt sợi giây liên-lạc giữa ta và vạn-vật trong võ-trụ rồi. Ta đã lỗi đạo sống chung (chúng-sanh) trái với nhịp tiến-hoá. Như thế đối với muôn loại, ta sẽ thấy trơ-vơ, trống-trải, lạnh-lùng tưởng như ngoại vật, rất khác biệt với ta. Đứng trước cõi huyền-bí, thăm thẳm, bao-la của võ-trụ ta sẽ thấy sợ hãi, cũng như muôn loài trong võ-trụ, ra tuồng sợ hãi, kinh-tởm, cái quái ác của ta.
Hãy sống với võ-trụ! Hãy học hiểu rõ thấu chơn-lý, ta sẽ thấy cái ta không còn cách biệt với vạn-vật nũa, ta sẽ được an vui!

X. CHƠN- LÝ CỦA VÕ-TRỤ

Chúng-sanh là tiến-hoá, từ Địa-Ngục đến Niết-Bàn do nhơn-duyên truyền níu sanh ra. Từ nơi không sanh ra có, nhỏ tới lớn, có rồi có mãi, không biết không rồi: mượn vật chất làm thân, để nuôi tâm còn thân trả lại tứ-đại; đời kiếp không dư thiếu
Chúng sanh chẳng phải lưng, Phật Thánh chẳng phải đầy, dầu đến bao lâu, xem ra cũng vậy. Thật là võ-trụ mênh mông, mà như tuồng sắp đặt.
Kìa như sắc ấm: đất, nước, lửa, gió, sanh thọ là sự sống, ấm của đất sanh nhựa chỉ, nhựa chỉ đất nước sanh rể, cỏ cây thú. Cỏ cây có giống là hột, thú có giống là tinh ba, và sanh-sản.
Cỏ cây sanh thú, đồ vật thành máu thịt xương da; thú sanh người, người đến Trời, Trời đến Phật. Cây sanh trái, cỏ sanh hoa, sự biến hóa không lường, có rồi sanh thêm có; từ không đến có, có rồi lại không, thay qua đổi lại. Lửa trong địa-cầu lăn, vạn vật vô-thường tiến chớ không phải thối. Từ vật-chất đến tinh-thần, từ ác đến thiện. Tinh thần không vật chật, vật-chất không hao, sự có là có, lý có là không. Cho nên ai biết lẽ không rồi, chẳng còn phải khổ, điên, mờ, quáng, về sự thay đổi lăn xoay nữa.
Người mà giác-ngộ chơn-lý, mới biết đường đi, đi tới cảnh cao siêu tốt đẹp của tâm hồn, vĩnh-viễn, chắc thiệt yên vui: mới gọi ta, của ta mới có ý nghĩa, mới là ích-lợi. Hết mê lầm, không loạn vọng, không sở chấp chi nữa hết.
@hoanganlove Bạn lấy đâu ra những lý luận chắp vá như vậy rồi gọi đó là quan điểm của Phật giáo.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019