Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Quan điểm mới về Vũ Trụ - Tôn Giáo - Con Người

doquangsang
21/8/2013 3:26Phản hồi: 494
494 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

ai tính gium coi quên công thức tương ối của eintein mất tiêu ùi o_O
Bài này rất hay và ý nghĩa với tôi. Cảm ơn bạn!
doquangsang
ĐẠI BÀNG
9 năm
Chúng ta đã từng nghe đến một số phương pháp để giải quyết các câu hỏi như: Trực tiếp, Quy nạp, Phản Chứng, Dẫn chứng, Loại trừ…nhưng mọi người đã nghe đến “Phương pháp luận đề“?

Thông qua lý thuyết Two-Side và một số bài viết trả lời các câu hỏi hóc búa như:
- Quả trứng – Con gà

- Thượng đế – Tảng đá

- Học gì để thành đạt?http://vatlyvietnam.org/forum/showthread.php?t=17192


- Tình yêu thiên Chúa? Phật Nghiệp? Tốc độ tư duy có nhanh hơn tốc độ ánh sáng?…

Tôi xin đúc kết và chia sẻ 1 phương pháp mới mà tôi đã sử dụng chủ yếu trong việc giải quyết các vấn đề trên (Phương pháp sử dụng chủ yếu: Luận đề, Quy nạp và Phản chứng).

Phương pháp luận đề là phương pháp phân tích chi tiết bản chất các đối tượng chính trong câu hỏi và mối quan hệ giữa chúng để tìm ra sự hợp lý của câu hỏi? Nếu câu hỏi bất hợp lý thì ta bác bỏ nó mà không cần tìm câu trả lời. Nếu câu hỏi hợp lý thì từ sự phân tích đó ta có thể tìm ra được câu trả lời hợp lý nhất. Ngoài ra, ưu điểm của phương pháp luận đề là có thể tìm ra câu hỏi đúng đắn thực sự nếu câu hỏi ban đầu thiếu hợp lý.

Khi ta đi học, các thầy cô vẫn dạy cho ta cách đọc và phân tích đề bài để thu thập tất cả dữ kiện được cung cấp nhằm chứng minh vấn đề đặt ra. Nhưng việc đi sâu vào phân tích bản chất từng đối tượng và mối quan hệ giữa chúng (nhất là câu hỏi nhân quả) thì hoàn toàn thiếu.

Sự thiếu hụt đó là do khi ta giải những bài toán chuẩn thì dữ liệu gần như cung cấp đầy đủ, các đối tượng chính trong đề bài cũng rõ ràng, tương xứng và có quan chặt chẽ với nhau…Nhưng đối với câu hỏi cần giải quyết thuộc các vấn đề mang tính xã hội, thế giới quan, vũ trụ quan…thì việc phân tích làm rõ từng đối tượng đưa ra trong câu hỏi là cực kỳ quan trọng và cần thiết. Vì các vấn đề này có phạm trù rất rộng, nhiều khi không rõ ràng hoặc ít người hiểu rõ bản chất của từng đối tượng trong câu hỏi + mối tương quan giữa chúng. Nhưng đa phần theo lối mòn tư duy, chúng ta sẽ lao vào trực tiếp để giải quyết câu hỏi > Bế tắc hoặc sai lầm trong kết quả.

Phương pháp luận đề giúp ta loại bỏ rất nhiều câu hỏi tưởng chừng như cao siêu, hợp lý nhưng thực ra là thiếu logic và không tương xứng trầm trọng giữa các đối tượng (Nhất là các mệnh đề nhân quả trong câu hỏi). Kế tiếp là giúp ta hiểu rõ bản chất từng đối tượng trong câu hỏi + mối quan hệ giữa chúng như thế nào…từ đó chúng ta sẽ có hướng đi đúng đắn nhất để giải quyết chúng (Lúc này chúng ta sẽ lựa chọn tiếp phương pháp chứng minh nào phù hợp để giải quyết vấn đề nhanh chóng).
Phương pháp luận đề thuộc về phương pháp định hướng tư duy hơn vì nó là khởi đầu cho quá trình tìm ra đáp án – câu trả lời cho 1 vấn đề đặt ra.

ỨNG DỤNG


Có hai cách để giải quyết vấn đề đưa ra bằng phương pháp luận đề:

- Chỉ ra sự bất hợp lý của câu hỏi và bác bỏ nó.

- Trả lời câu hỏi mập mờ bằng một sự mập mờ khác.

Cách 1: Chỉ ra sự bất hợp lý của câu hỏi và bác bỏ nó bằng những cách sau:

+ Chỉ ra được sự không rõ ràng của các đối tượng chính trong câu hỏi.

VD1: Tốc độ tư duy có nhanh hơn tốc độ ánh sáng?

Đối tượng 1: Tốc độ tư duy (1 khái niệm chung chung, ko rõ ràng, chính xác).

Tốc độ tư duy là gì? Bản chất như thế nào? Tốc độ của luồng tín hiệu di chuyển trong các neuron thần kinh (nội) hay là tín hiệu phát đi từ não đến 1 vị trí hay đối tượng nào đó (ngoại)?

Đối tượng 2: Tốc độ ánh sáng (1 khái niệm cụ thể, rõ ràng, chính xác)

Vậy đối tượng 1 không rõ ràng thì ta lấy cơ sở nào để so sánh?

+ Tại một thời điểm không thể tồn tại đồng thời 2 mặt đối lập phủ định lẫn nhau trong cùng 1 đối tượng.

VD2: Thượng đế toàn năng vậy ngài có thể tạo ra được 1 cái khiên mà không có bất kỳ vật gì có thể đâm thủng được? Nếu được, thì thượng đế có thể tiếp tục tạo ra một ngọn giáo đâm thủng được mọi thứ? Nếu ngài có thể tạo ra hay không thì đều mâu thuẫn > Thượng đế không toàn năng.

Nhưng trong câu hỏi đặt ra ở trên vi phạm nguyên tắc là tại cùng 1 thời điểm nào đó, cái KHIÊN tồn tại đồng thời 2 mặt đối lập phủ định lẫn nhau là không vật gì đâm thủng và có vật gì đâm thủng. Như vậy, vấn đề đưa ra đã hoàn toàn sai về mặt logic.

+ Các đối tượng trong câu hỏi nhân quả không có mối liên hệ với nhau hoặc mối quan hệ giữa chúng không rõ ràng, thiếu logic.

VD3: (I) Quả trứng có trước hay con gà có trước?

(A) Quả trứng (tất cả các loại trứng: gà, vịt, rùa, rắn, khủng long…) là một phạm trù rộng hơn rất nhiều so với (B) con gà là 1 phạm trù tương đối rõ ràng, cụ thể.

(A) và (B) có quan hệ nhân quả cái này sinh ra cái kia. Như vậy, giữa (A) và (B) không có mối tương quan rõ ràng và thiếu logic trong mối quan hệ giữa 2 đối tượng này.

Dẫn đến một câu hỏi là hệ quả phát sinh từ (I) rất thiếu logic và nhảm nhí: Quả trứng rùa có trước hay con gà có trước? Vì quả trứng rùa cũng là quả trứng.

Do đó, ta có thể bác bỏ câu hỏi (I) và đưa ra một câu hỏi hợp lý hơn: (II) Trứng gà có trước hay con gà có trước? Câu hỏi (II) này thì ta hoàn toàn có câu trả lời cho nó.

+ Đối tượng chính trong câu hỏi không tồn tại.

VD4: Vũ trụ sinh ra từ sự trống rỗng?

Sự trống rỗng là gì? Sự trống rỗng có tồn tại?

+ Thiếu logic giữa hành động và thời điểm xem xét

VD5: Khi Pinocchio (cậu bé người gỗ, nói dối mũi sẽ dài ra) nói rằng:” Mũi tôi sẽ dài ra”:

Vậy nếu mũi dài ra, nghĩa là cậu bé đã nói thật => mũi sẽ không dài ra, nhưng nếu nó không dài ra lại nghĩa là cậu bé đã nói dối => mũi sẽ dài ra. Nếu mũi dài ra thì tương tự. Vậy mũi Pinocchio có dài ra hay không?

Nói dối hay nói thật chỉ xét được ở thời điểm hiện tại hoặc quá khứ. Chúng ta dùng thời điểm hiện tại để xét tương lai có nói dối hay không là thiếu logic, bất hợp lý.

Cách 2: Trả lời câu hỏi mập mờ bằng một sự mập mờ khác.

VD6: Thượng đế toàn năng thì ngài có tạo được tảng đá mà ngài không thể nhấc nổi?

Thượng đế là một đối tượng thiếu rõ ràng (mập mờ) và ta có thể đưa thượng đế tương đồng với Vũ trụ (điều kiện là Vũ trụ vô hạn).

Như vậy, Vũ trụ – Thượng đế vô hạn có thể tạo ra tảng đá nặng vô hạn (một sự mập mờ khác) và câu trả lời vẫn thỏa điều kiện mà đề bài đưa ra.

VD7: Có một anh tài xế taxi lái xe đi 5km thì nghỉ 5 phút với vận tốc trung bình 30km/h. Vậy hỏi anh tài xế đưa khách từ khách sạn ra sân bay với quảng đường 30km thì anh tài xế mặc áo màu gì?

Vậy anh tài xế mặc áo màu gì thì có liên quan gì đến dữ kiện đề bài đưa ra? Thật là nhảm nhí!

+ Vấn đề nhảm nhí, mập mờ này ta có thể trả lời bằng một sự nhảm nhí, mập mờ khác.

Trả lời: Anh tài xế taxi mặc áo màu đỏ, nếu bạn không tin thì cứ hỏi.

VD2: Trả lời VD2 bằng cách 2 và cách trả lời tương tự như VD6.

Thượng đế là một đối tượng thiếu rõ ràng (mập mờ) và ta có thể đưa thượng đế tương đồng với Vũ trụ (điều kiện là Vũ trụ vô hạn).

Như vậy, Vũ trụ – Thượng đế vô hạn có thể tạo ra cái KHIÊN cứng vô hạn – không cái gì có thể đâm thủng (một sự mập mờ khác) và sau đó Ngài vẫn có thể tại ra được mũi GIÁO cứng vô hạn – có thể đâm thủng mọi thứ (một sự mập mờ khác nữa) và câu trả lời vẫn thỏa điều kiện mà đề bài đưa ra.
xversion1
TÍCH CỰC
9 năm
@doquangsang Mình ko đọc các phần khác của bác vì dài quá chưa đọc được nhưng xem quan thấy có chữ "quả trứng, con gà" nên đọc mỗi ví dụ này và mình thấy câu trả lời nó không hợp lý.
Bác đúng về mặt Logic câu chữ nhưng ý đồ thực sự của việc hỏi quả trứng con gà nó không phải về mặt Logic câu chữ như thế. Bác không thể suy luận thành 2 trường hợp trứng rùa và trứng gà để đi đến một kết luận Logic được. Vấn đề ở đây là sự tiến hóa của sinh vật, quá trình tiến hóa diễn ra từng phút từng giây trong mỗi tế bào. Và trước khi có con gà và quả trứng gà thì sẽ có 1 con gì đó thuộc loại đẻ trứng có cấu tạo gần giống như con gà nhưng chưa phải là con gà (chỉ là sau này nó sẽ tiến hóa thành con gà). Vậy thì con vật này sẽ tiến hóa thành con gà trước rồi mới đẻ trứng hay là nó đẻ ra một quả trứng có mầm mống của 1 con gà trước, rồi quả trứng đó mới nở ra con gà? Đây là điều mà không ai trả lời được.
doquangsang
ĐẠI BÀNG
9 năm
@xversion1 Chào bạn,

Câu hỏi dùng câu chữ để đánh tráo khái niệm và làm cho việc giải quyết nó thành vòng luẩn quẩn -> đi vào bế tắc. Thì tôi được phép dùng chính câu chữ để bẻ lại nó và chỉ ra nó thiếu logic. Tôi đã giải quyết trong phạm vi câu hỏi này.

Một câu hỏi đưa ra để mọi người ngầm hiểu theo nhiều nghĩa, mỗi người nói mỗi kiểu đều đúng -> câu hỏi mập mờ, đã mập mờ nếu muốn trả lời thì phải làm rõ nó. Còn không thì dẹp những thứ mập mờ, vớ vẩn ấy đi. VD kiểu: Con trai và đàn ông có điểm gì khác nhau? Bạn không cho tôi hỏi rõ "Con trai" theo nghĩa nào thì sao trả lời cho chính xác?
Đó là mục đích thực sự của việc trả lời câu hỏi này.

Còn xét về mặt tiến hóa, sinh học thì chúng ta sẽ bàn ở 1 nội dung khác. Khi đó, ta cũng có câu trả lời quá rõ ràng.

Trường hợp 1: Xét về tiến hóa tự nhiên, không có sự can thiệp của con người.

"Vậy thì con vật này sẽ tiến hóa thành con gà trước rồi mới đẻ trứng hay là nó đẻ ra một quả trứng có mầm mống của 1 con gà trước, rồi quả trứng đó mới nở ra con gà?"

Vế 1: Con vật này sẽ tiến hóa thành con gà trước rồi mới đẻ trứng.
Một chim (đẻ trứng) tiến hóa thành con gà rồi mới đẻ trứng gà. Vậy ta phải xét vòng đời của con chim đẻ trứng, nó sống quá lâu để mà tiến hóa trực tiếp? Chưa có 1 tiền lệ sinh học nào mà con vật tiến hóa hoàn toàn khác biệt trong vòng đời của mình. (Siêu nhân)

Vế 2: Nó đẻ ra một quả trứng có mầm mống của 1 con gà trước, rồi quả trứng đó mới nở ra con gà.
Trường hợp này có khả năng xảy ra, và việc có quả trứng của 1 loài chim nào đó có trước và nở ra con gà đầu tiên là bắt buộc. Nhưng nó là trứng của 1 loài chim chứ không phải là trứng gà. (Như tôi đã chứng minh). Về mặt sinh học phải giải thích rõ là con gà nở từ quả trứng của loài nào, chứ không thể nói quả trứng chung chung được vì có rất nhiều loài đẻ trứng.

Trường hợp 2: Con người đóng vai trò chính trong sự tiến hóa này.

Còn 1 trường hợp nữa mà bạn chưa xét đến, đó là 1 loài chim nào đó được con người nuôi dưỡng, thuần hóa qua nhiều đời nó mới thay đổi và hình thành đặc điểm giống con gà ngày nay.
Và việc đặc tên con gà cũng là do con người quyết định. Khi nó vẫn mang đặc tính sinh học là 1 con chim thì vật nuôi của con người đã mang 1 tên gọi cho chính họ đặt. Việc con chim không còn sống trong môi trường tự nhiên thì nó sẽ dần đánh mất 1 số đặt điểm cơ bản (không thể bay cao, giảm khả năng quan sát...).

Nếu dựa vào tên gọi thì con gà luôn có trước trứng gà (như tôi đã chứng minh).

Vậy:
KL1: Quả trứng của 1 loài chim nào đó có trước và nở ra con gà đầu tiên. (Tự nhiên)
KL2: Con gà có trước trứng gà. (Nhân tạo)

Có câu trả lời nào là câu trả lời của câu hỏi mập mờ kia:
QUẢ TRỨNG CÓ TRƯỚC HAY CON GÀ CÓ TRƯỚC?

Nếu chỉ dùng phương pháp logic đơn giản để giải thích thôi ta cũng đã thấy rõ:

Quả trứng có trước hay con gà có trước? (1)
Câu trả lời của (1) là: Quả trứng có trước con gà (1a). Hoặc Con gà có trước quả trứng (1b).
Cả 2 câu trả lời (1a) và (1b) là sai. Vì trong tập hợp Quả trứng thì có nhiều loại trứng có sau con gà (Cả về bản chất). Và trong tập hợp Quả trứng thì có nhiều loại trứng có trước con gà. (Cả về bản chất). Đơn giản vì câu hỏi là thiếu logic."


Thân,
doquangsang
ĐẠI BÀNG
9 năm
Không gian là hệ quả của vận động.

Không gian của thể cơ bản là tổng hợp các chiều hình thành từ quỹ đạo tổng thể của thể cơ bản đó do vận động sinh ra.

Không gian của 1 hệ thống nhỏ là tổng hợp không gian trong tương tác tổng thể tạo ra bởi vận động của các thể cơ bản.

Không gian của 1 hệ thống lớn là tổng hợp không gian trong tương tác tổng thể tạo ra bởi vận động của các hệ thống nhỏ.
doquangsang
ĐẠI BÀNG
9 năm
@doquangsang Khó hiểu quá bác à
doquangsang
ĐẠI BÀNG
9 năm
@buocchannho96 Kitô giáo

Nền tảng của Kitô giáo là Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, tuy 3 ngôi, 3 trạng thái nhưng chỉ là một Thiên Chúa duy nhất.

Tôi xin phép được lý giải về mối tương quan giữa Kitô Giáo và khoa học – mang ý nghĩa sâu xa từ gốc.

Nếu Đức Chúa Trời (Chúa Cha) là Năng lượng – Zezro bao trùm vũ trụ này, thì Ngài có mặt khắp mọi nơi, tham gia vào tất cả hoạt động của vũ trụ vì chính Ngài là bản thể của vũ trụ.

Đức Chúa Con (Chúa Giesu) là được sinh ra từ Đức Chúa Cha và mang bản thể con người, với thân xác con người, ta cũng có thể hình dung Chúa Giesu giống như đại diện cho toàn bộ Vật chất tồn tại trong vũ trụ này. Thì việc Chúa Cha truyền phép ban (sinh ra) Chúa Con giống như việc biến đổi một phần năng lượng – Zezro ra toàn bộ khối lượng – Vật chất hiện hữu.

Chúa Thánh Thần được xem như là 1 trạng thái trung gian giữa Zezro và vật chất, là mối dây liên kết giữa Chúa Cha và Chúa Con. Giúp con người nhận biết được một phần năng lượng bao phủ vũ trụ này, tức nhận biết được sự hiện diện của Đức Chúa Cha. Chúa Thánh Thần đóng vai trò là sứ giả kết nối Zezro và vật chất.

Đức Chúa Trời – Chúa Con – Chúa Thánh thần mang ý nghĩa sâu xa của Zezro – Vật Chất – Trung Gian cấu thành nên toàn bộ vũ trụ này. Tuy ba nhưng thực chất một và chỉ một duy nhất.

Phật giáo

Phật giáo nguyên thủy không thờ thần linh, Phật (Buddha) với ý nghĩa là “Người giác ngộ – người thức tỉnh”. Ngay cả Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cũng là con người và giác ngộ được chân lý của vũ trụ. Ngay như chính lời Đức Phật dạy: “Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành” trong Phật Thuyết Phạm Võng Kinh Bồ Tát Tâm Địa Phẩm. Tức, gốc rễ hướng tới của Phật giáo là giác ngộ được chân lý của vũ trụ và mỗi con người đều có thể đạt được bằng sự tu hành đúng đắn.

(Tu Hành được hiểu gồm Tu thân tránh những cám dỗ, dục vọng làm hủy hoại tâm thức, tối thiểu những ảnh hưởng xấu đến vạn vật xung quanh và tuyệt đối với con người. Rèn luyện và nuôi dưỡng TÂM sáng giúp nâng cao trí lực để thoát ra và có 1 tư duy rộng khắp. Tu là bước khởi đầu, sau đó mới đến Hành (làm) – tức sử dụng những gì đã Tu được giúp đỡ chúng sinh, hướng dẫn, truyền dạy giúp cho nhiều người nâng cao về Tu và mục tiêu cuối cùng là mình đạt được thì sẽ giúp cho nhiều người đạt được. Quan trọng nhất là Hành với sự thanh thản, tâm bình theo lẽ tự nhiên, không nên nóng vội và tham chấp > sẽ dẫn đến đau khổ cho cả ta và người. Do đó, Tu Hành không quan trọng hình thức, không gian, thời gian…mà quan trọng nhất là chứng quả, thành tựu đạt được. Quá ham mê hình thức sẽ là sai hoàn toàn nguyên tắc. Chưa Tu thân được ít thành tựu thì không nên Hành, sẽ dẫn đến truyền quả xấu cho nhiều người hoặc lời nói không có giá trị > Dẫn đến tội nghiệp.)

Trong tư tưởng Phật giáo, khái niệm cốt lõi và là trung tâm chính là “Không tính”, quan trọng nhất và cũng là trừu tượng nhất.

Tất cả các sự vật hiện tượng đều do duyên mà hình thành; do đó gọi là không.

Từ không tức là có, có mà cũng là không, từ không hữu duyên sinh ra vạn vật, từ có hữu duyên sinh ra vạn vật, vậy thì hà tất gì phân biệt giữa có và không, thực ra nó chỉ là 1. Đó chính là mấu chốt và khởi điểm của vũ trụ, của vạn vật.

Như tôi đã trình bày (trang 11): “Tính không” thuần túy, tuyệt đối và vĩnh viễn đã bị bác bỏ nhường chỗ cho “Zezro” – “Tính có” và “Tính không (khối lượng)” trong 1 đối tượng duy nhất.

Ở đây Năng lượng – Zezro cũng chính là bản thể của vũ trụ vậy thì hà tất gì phân biệt: cái gì sinh ra vũ trụ? cái gì sinh ra Zezro?

Và “Tính không” trong Phật giáo theo như cách hiểu của nhiều người là “Trống rỗng” và trong Two-Side “Trống rỗng” đã bị bác bỏ.

“Tính không” và “Tính có” trong Two-Side đã được trình bày (trang 11): “Tính không” trong Phật giáo theo cách hiểu trong Two-Side là “không khối lượng” – cũng chính là Năng lượng – Zezro khởi nguồn cấu thành nên toàn bộ sự vật – hiện tượng trong vũ trụ.

Năng lượng – Zezro chuyển thành Khối lượng – Vật chất, tức từ không sinh ra có.

Vật chất lại trở về lại với Zezro, tức từ có sinh ra không. Đó là vòng tuần hoàn, luân chuyển và là qui luật của vũ trụ (Pháp luân – Vô thường).

Có và không là 2 thể thống nhất của vũ trụ, tuy 2 nhưng chỉ 1 (đó cũng là 1 phần cảm hứng của tiêu đề tác phẩm là TWO-SIDE, mà không phải là TWO-SIDES).

Ấn Độ giáo – Hindu

Đạo Hindu – Ấn Độ giáo hiện tại được rẽ theo nhiều nhánh theo cách thức thờ cúng, tập tục và tín ngưỡng khác nhau nhưng chung quy vẫn xuất phát từ một gốc ban đầu.

Trong Ấn Độ Giáo: Thần Brahma, thần Vishnu và thần Shiva là ba vị thần được tôn thờ nhất, quyền năng nhất (Bộ ba Trimurti).

Trong đó, thần Brahma là người sáng tạo và lèo lái vũ trụ.

Brahma là cha của các thần và của loài người. Vishnu và Shiva là hai thế lực đối nghịch nhau, còn Brahma là một thế lực cân bằng.

Brahma còn là một sự nhân hóa của Brahman (Đại ngã). Ban đầu từ này được dùng để chỉ quyền năng thiêng liêng trong một buổi lễ hiến tế, nhưng sau đó nó được dùng để chỉ quyền năng được gọi là “Tuyệt đối” đằng sau mọi sự sáng tạo.

Thực ra, thần Vishnu và Shiva là hiện thân sức mạnh của thần Brahma trong vũ trụ.

Do đó, Thần Brahma cũng là hiện thân của Năng lượng – Zezro cấu thành nên vũ trụ, sinh ra vũ trụ.

Còn thần Vishnu, Shiva cùng một số vị thần khác như: Sarasvati, Lakshmi, Ganesha, Hanuman…chính là hiện thân của các dạng Zezro và vật chất khác nhau trong một tổng thể Năng lượng – Zezro bao trùm vũ trụ – thần Brahman.

Cũng chính là hiện thân sức mạnh để con người có thể cảm giác được sự tồn tại của thần Brahman.

Hồi giáo

Hồi giáo chỉ tôn thờ Allah – Đấng Duy Nhất – Đấng Tối Cao và Islam theo tiếng Ả Rập có nghĩa là “vâng mệnh, quy phục Thượng Đế”.

Do đó, đấng Allah chính là Thượng đế, duy nhất và duy nhất và chính là bản thể của vũ trụ.

Do Thái giáo tôn thờ một Thiên Chúa duy nhất.

Với những tôn giáo độc thần thì đấng tối cao được tôn thờ chúng chính là hiện thân của toàn bộ năng lượng – Zezro khai sinh và bao trùm vũ trụ, có quyền lực tuyệt đối chi phối vũ trụ.

Trong Two-Side tôi chỉ đưa ví dụ về một số Tôn giáo lớn, xét về tổng thể thì các Tôn giáo còn lại đi theo 2 hướng: 1. Thờ các vị thần – có thể nói cao nhất vẫn là Thượng đế thì sự tương đồng với Vũ Trụ – Zezro. 2. Thờ 1 đối tượng vật chất cụ thể nào đó và nâng lên làm thần thì đối tượng trực tiếp được tôn thờ chính là vật chất biểu hiện, thông qua đó tất cả đều hướng về Thượng Đế, hướng về Vũ trụ.

Thượng Đế gần như là gốc rễ cuối cùng của đa số các tôn giáo trên thế giới. Con người yếu đuối, sợ hãi > Thượng đế, con người không biết, không hiểu > Thượng đế. Thực ra, con người không biết, không hiểu > yếu đuối, sợ hãi. Vậy con người không biết, không hiểu cái gì? Sợ hãi cái gì? Đó chính là những bí ẩn của vũ trụ, đó chính là Vũ trụ .

Ở 1 khía cạnh khác, Thượng đế cũng chính là chiếc gương phản chiếu tất cả nguyện vọng, mong muốn của con người đặt vào, tín thác vào. Nên Thượng đế là hình mẫu lý tưởng nhất, toàn diện nhất trong tất cả những gì mà con người có thể nghĩ đến. Và hình ảnh của Thượng đế hiện diện trong mắt con người chính là hình ảnh 1 con người hoàn hảo đúng nghĩa và toàn năng.
doquangsang
ĐẠI BÀNG
9 năm
Tương lai sẽ có 1 tôn giáo của khoa học, tôn giáo dành cho những nhà khoa học và sự tôn thờ của họ chính là vũ trụ.
ducmnm
ĐẠI BÀNG
9 năm
Khoa học cũng giống như 1 tôn giáo, các giáo lý của tôn giáo trong đó cũng có tính khoa học, logic, quy luật, thực nghiệm... Vật chất và tinh thần có thể ko phải là 2 thứ khác biệt mà có thể chỉ là biểu hiện khác nhau của cùng một thứ.
doquangsang
ĐẠI BÀNG
6 năm
"KHÔNG CÓ VẬN TỐC GIỚI HẠN, CHỈ CÓ SỰ GIỚI HẠN CỦA MỘT THỰC THỂ LÀM GIỚI HẠN VẬN TỐC CỦA CHÍNH NÓ"
Giả định 1 chiếc xe được trang bị động cơ có thể làm cho chiếc xe di chuyển với tốc độ ánh sáng.
Nhưng khi chiếc xe (x) tăng tốc đến một vận tốc - Vx (nhỏ hơn vận tốc ánh sáng) thì chiếc xe đã không còn là chính nó, có thể bị tan chảy hoặc trở thành tro bụi... Như vậy vận tốc Vx là vận tốc cực đại gắn liền với thực thể chiếc xe.

Tương tự vận tốc ánh sáng (Vc) là vận tốc cực đại gắn liền với thực thể ánh sáng. Khi ánh sáng đạt đến vận tốc lớn hơn tốc độ ánh sáng thì nó không còn là ánh sáng nữa. Nó sẽ bị chuyển hoá thành một thực thể khác có mức giới hạn vận tốc cao hơn. Do đó, còn rất nhiều thực thể tồn tại (dạng hạt hoặc trường mang năng lượng) mà con người chưa quan sát được có thể di chuyển với vận tốc lớn hơn tốc độ ánh sáng.

doquangsang
ĐẠI BÀNG
4 năm
@xversion1 Bạn dựa vào đâu mà nói vậy? Có thể dẫn nguồn giúp ko? Nguồn nào chứng minh là 1 chiếc xe chạy với tốc độ ánh sáng trong môi trường chân không vẫn còn là chiếc xe?
doquangsang
ĐẠI BÀNG
4 năm
@xversion1 Chân không ko có nghĩa là empty - trống rỗng. Chân không luôn chứa năng lượng. Vậy bạn có biết ngoài lực ma sát ra thì còn bao nhiêu lực khác liên quan đến năng lượng ko?
xversion1
TÍCH CỰC
4 năm
@doquangsang Cùng nguồn với việc bác kết luận chiếc xe tan chảy khi chạy với vận tốc cao.
doquangsang
ĐẠI BÀNG
3 năm
Có 1 giả định, con người tiếp nhận thế giới qua các giác quan, do đó có sự sai lệch + ý thức với linh hồn, như não bộ với thể xác. Do đó, thế giới của ý thức và linh hồn mới là real. Thế giới của chúng ta là ảo. Bạn nghĩ sao về quan điểm này?

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019