Rất nhiều sub brand, tại sao các hãng smartphone Trung Quốc lại thành lập thương hiệu con?

vn_ninja
6/8/2019 3:38Phản hồi: 166
Rất nhiều sub brand, tại sao các hãng smartphone Trung Quốc lại thành lập thương hiệu con?
Có một số các hãng smartphone thì chúng ta chỉ cần nghe tên là đã biết xuất xứ. Tứ hùng Trung hoa Huawei, Xiaomi, Vivo, Oppo đều năm trong top các hãng smartphone hàng đầu thế giới, nhưng nói tới Honor, Poco, Black Shark, IQoo, OnePlus, Realme nếu không phải anh em hay tìm hiểu công nghệ, thì chắc là nghĩ mấy thương hiệu trên là của Mỹ, hay Châu Âu gì đó, bởi vì tên nó khá tiếng Anh. Vậy nói rõ luôn cho anh em chưa biết, mấy thương hiệu tiếng Anh trên đều là thương hiệu con của Tứ hùng Trung Hoa kia. Vậy hôm nay xin tản mạn công nghệ với anh em về một vấn đề, tại sao các hãng Trung quốc lại thành lập thương hiệu con? Tại sao Samsung hay Apple không có thương hiệu con?

Niềm cảm hứng từ Nhật Bản


Vào những năm 1970, nước Mỹ lúc này đang rơi vào suy thoái kinh tế, xe hơi từ Nhật Bản rất thịnh hành ở Mỹ vì người Mỹ lúc này chuộng những loại xe kích thước nhỏ, giá rẻ, tiết kiệm nhiên liệu... là điều mà các hãng xe Mỹ và Châu Âu lúc này không hướng đến.

Sau khi suy thoái qua đi, với nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, lúc này thị hiếu của người Mỹ cũng xoay chuyển, từ tiện dụng và tiết kiệm chuyển sang sang trọng và xa xỉ. Bên cạnh đó phân khúc giá rẻ không bao giờ là mục tiêu lâu dài của bất kỳ hãng nào, phân khúc cao cấp là bắt buộc lúc này với các hãng xe Nhật, cả vì mục tiêu tài chính và áp lực thị trường.

Nhưng nếu thương hiệu đang bán hàng giá rẻ, giờ bán tiếp hàng cao cấp, sẽ rất khó tiếp cận người dùng. Thương hiệu con (sub brand) ra đời từ đây, Honda có Acura, Toyota có Lexus và Nissan có Infiniti, và cho đến ngày nay, các thương hiệu này có thể xếp ngang hàng với Mercedes-Benz, Audi, BMW...


japan-luxury-car.jpg

Các hãng smartphone Trung Quốc cũng vậy

Tương tự với các hãng smartphone Trung quốc, trước đây thường gắn liền với giá rẻ, chất lượng kém, mục tiêu khi lập sub brand của họ rất rõ ràng:
  • Xóa bỏ ấn tượng xấu từ thương hiệu gốc, tiếp cận thị trường quốc tế, rõ ràng OnePlus (1+), Black Shark (cá mập đen), Honor (danh dự), Realme (cái tôi đích thực), Redmi (nốt Mi đỏ)... nghe Tây hơn, quốc tế hơn những cái tên như Oppo, Xiaomi, Huawei...
cover_sub brand_tinhte.jpg
  • Nâng tầm thương hiệu, vươn lên phân khúc cao cấp, cũng như các hãng xe Nhật, phân khúc cao cấp luôn là mục tiêu mà các hãng smartphone Trung quốc hướng đến, cao cấp sẽ mang đến lợi nhuận nhiều hơn. Nhưng không thể khi mà smartphone nghìn đô mang thương hiệu Huawei, mà smartphone 200 usd cũng mang thương hiệu Huawei được, phân khúc tầm thấp lúc này được chuyển qua cho Honor, Huawei tiếp tục bước tiến cao cấp với P và Mate. Tương tự với Xiaomi, dòng Mi vươn lên cao cấp, còn tầm thấp để Redmi, phá giá để Poco lo
  • Nhắm vào những phân khúc đặc thù, Black shark của Xiaomi định hướng là thương hiệu smartphone chơi game, OnePlus định vị là "flagship giá rẻ"
  • Bao quát tập người dùng, làm kinh doanh ai cũng hiểu, không nên bỏ tất cả trứng vào một rỗ, sub brand cũng như vậy. Việc có một thương hiệu con nhằm phân hóa hoạt động, sẽ dễ dàng bao quát tập người dùng hơn, nghìn đô người dùng không thích Huawei, xuống giá thì có Honor
  • Giảm bớt rủi ro, nếu có trục trặc xảy ra, thương hiệu con không bị ảnh hưởng nhiều vì trong mắt người dùng đây là 2 thương hiệu độc lập, điển hình như là vụ Huawei bị nước Mỹ ban, hoạt động kinh doanh smartphone thương hiệu Huawei có thể nói là liệt nửa người, lúc này vẫn còn Honor gánh bớt
Sub brand rõ ràng có rất nhiều lợi ích, vậy sao Apple, Samsung không làm?

Đơn giản, thương hiệu Apple đã quá mạnh, họ là thương hiệu Mỹ, đang là bá chủ phân khúc cao cấp, ngoài bán iPhone họ còn iPad, còn Apple Music, Arcade, News, App store... họ không có lý do gì để tạo sub brand cả, nếu có lý do để tạo sub brand, thì đó chỉ khi họ muốn tiến đến phân khúc tầm trung giá rẻ, và có lẽ điều này không bao giờ xảy ra.


new-iphones.jpg

Quảng cáo


Samsung cũng vậy, khởi đầu cho Android cao cấp với Galaxy S, Note, là thương hiệu Hàn Quốc, họ không cần che dấu xuất xứ, bên cạnh smartphone họ còn rất nhiều ngành kinh doanh khác như chip, tablet, laptop, bán dẫn, DRAM... thực chất họ không có sub brand nhưng họ đã phân hóa sản phẩm rất rõ ràng, S, Note cao cấp, A cận cao cấp và tầm trung, M giá rẻ, tất cả đều là Samsung Galaxy, thương hiệu mà ai cũng biết và có ấn tượng tốt.

samsung-line.jpg


Tản mạn công nghệ vui vẻ, anh em nghĩ sao về vấn đề này? Tham gia thảo luận cho vui nhé ;)

Tham khảo: 1, 2


166 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Đúng đấy giống bên oto có lexus r acura r geneis các thứ.mà oto thì nó tách để nâng cao thể hiện đẳng cấp. Còn đt tách ra nó sida sao sao ấy.kiểu làm cho có phong trào
nminhcuong
TÍCH CỰC
5 năm
@vanlinh2905 Cái bạn nói ko phải sub brand mà chỉ là tên 1 series của brand đó.
Ví dụ Xiaomi và sub brand là Redmi (sau khi tách ra)
Hoặc như OPPO, OnePlus và Vivo cùng 1 công ty nhưng là 3 brand đứng độc lập đánh các thị trường khác nhau Á, Âu... Oppo Find, X, Y... OnePlus 1, 2, 3... chứ ko có sp nào tên là Oppo OnePlus
Mà hầu hết thấy toàn nổi ở châu Á thôi
@nminhcuong À đấy là mình dẫn các Series cao cấp thì vẫn mang Brand chính 😃
Chứ không như ông Nhật, hàng cao cấp bỏ hoàn toàn mác Nhật
amio1st
TÍCH CỰC
5 năm
@lekhanhtrung123 Đương nhiên gia công phải đáp ứng tiêu chuẩn ngta chứ ko có tiêu chuẫn thì.. chi na tự hiểu nha bác. 😁, đương nhiên sẽ có loại này kia. Hãng nào đáng tin thì mấy hãng nn mới làm. Còn tư tưởng tùng cũa là do nó làm TG thý toàn đồ dỏm thì do chính nước đó làm chứ có ai tự nhiên khi ko cứ hàng chi na là dỏm??? chĩ khoảng thời gian sau này các hãng nghiêm túc vớt vát phần nào.
NWBE
ĐẠI BÀNG
5 năm
Bài viết hay quá, thanks
Thanks bác
Mấy ông con này có thằng Realme nó tăng trưởng cũng ghê vãi.
@ihatetobebanned Poco chắc cũng sắp dẹp rồi ;)
@vn_ninja Rẻ, cấu hình cao vẫn ế 😆)
Thế mà ngày xưa mấy ông fan xiaomi vẫn hùng hổ tuyên bố đập chết con nọ con kia
@Yan20142297 fan xiaomi nổ banh nhà lồng chợ
Mr.Xr
TÍCH CỰC
5 năm
@Yan20142297 rẻ nó có cái của rẻ mà ko biết bao giờ bọn này sinh lời đc
Phát triển thị phần,mở rộng quy mô sản xuất
Bài khá hay cảm ơn mod
Bphone cũng nên mở chi nhánh đi thôi, mang tiếng bomphone hoài cũng chán. Cphone chẳng hạn. CNC chắc đỡ nguy hiểm hơn bom 😁
KMIL307
TÍCH CỰC
5 năm
@SuzukiAxeloHPcity Cphone = Cưa bom phone chăng 😆)
hugo1m8
CAO CẤP
5 năm
@KMIL307 C*t phone chẳng hạn, kiểu gì chả nói đc. 😁
kulele
CAO CẤP
5 năm
Tách ra để dễ dụ mấy gà chứ sao. Vd thằng nào ghét , ác cảm với oppo thì nó có thể mua realme khi bị đám sale cửa hàng thuốc 😃
boyster
ĐẠI BÀNG
5 năm
@lilares bác phân tích ở trên cá nhân bác thôi. Bác phân tích thế mới kém:
1. Vì sao ng ta ghét OPPO? Ấn tượng lâu nay, OPPO là dòng rẻ tiền. Chưa đủ. Nó ko phải rẻ về thương hiệu. mà nó còn thấp về chất lượng. Ngoài ra còn có sếp nữa. .... nhiều lý do lắm bác
2. Bác nói đến chuyện nếu ưa thương hiệu thì sao lại mua 1 máy thương hiệu lạ hoắc: Vì đơn giản: ko phải thương hiệu ng ta ghét. họ ghét thịt lợn, ko có nghĩa là thịt bò ko được ăn. ghét thịt trâu, đâu có nghĩa là chê thịt nghé.
3. Dân ta thì thích sang chảnh. ko thích thương hiệu rẻ tiền. Vấn đề là các thương hiệu như realme,... thì nó quá mới + nó khá tây. Đọc cmt bác thừa thấy nhiều người bất ngờ về các thương hiệu này, ko ai nghĩ nó là của trung quốc, xiaomi, oppo. mà đó là anh em tinh tế nhé. là những ng thích công nghệ còn bất ngờ. đừng nói đến các cô dì chú bác, sinh viên,... Nên người tiêu dùng họ chấp nhận nó. miễn ko phải thương hiệu họ ghét.
4. Thương hiệu đi liền với tiền và oai. đó là lí do nhiều người dùng hàng fake do muốn oai mà ko có tiền.
Tóm lại, thằng nào ghét , ác cảm với oppo thì nó có thể mua realme khi bị đám sale cửa hàng thuốc. em thấy hợp lý. và cũng ko có chỗ nào là " sự hiểu biết với logic của bạn kém cả".
Chỉ có bác chưa hiểu tới và logic tới thôi.
boyster
ĐẠI BÀNG
5 năm
@lilares upload_2019-8-11_11-4-13.png
_TxJ_
ĐẠI BÀNG
5 năm
@kulele bạn cm rất chuẩn kkk
minhbk
ĐẠI BÀNG
5 năm
@lilares Mình cũng nghĩ như bác !
Từ lâu đã xài nokia rồi bb xong chyển qua ios tới giờ, cứ thấy oppo là có một cảm giác ái ngại !
P/s: Ông anh mới làm con f11 pro,thấy cam trước nó chộp giả tạo dữ vậy trời !? Nhìn mình khác hẳn ,đập chai vãi ra ! Ha ha !
vanluan24
TÍCH CỰC
5 năm
Khi anh tàu giá tốt và anh hàn và mỹ giá cao. Cái hẻo của sự chênh lệch khiến anh tàu leo nhanh.
@vanluan24 Samsung muốn vào thị trường tq thì nên tạo thương hiệu con tên là samlong 😁
vanluan24
TÍCH CỰC
5 năm
@Kiến sợ quá Thế phải tạo thương hiệu lắm lông ấy.
Để dễ lòe khứa thôi
Thank mod. Giờ mới biết Honda, Toyota, Nissan có các dòng xe cao cấp kia. Mod thật tinhte khi đưa ví dụ từ xe hơi để ae tinhte mở mang kiến thức 😃
Tiếc cho Poco. Chip mạnh giá rẻ nhưng lỗi màn hình rồi gặp Redmi cỏn ra nên đóng dự án luôn
Molpd
ĐẠI BÀNG
5 năm
Ví dụ như dòng xiaomi redmi lúc chưa tách thì ai cũng biết là xiaomi giá rẻ, giờ tách ra rồi thì redmi là dòng giá rẻ, còn xiaomi là dòng cận cao cấp và cao cấp, cơ mà mình thấy cũng vậy 😁:D:D
Thanks mod, bài viết hữu ích.

Theo mình biết thì mục đích của sub-brand rất nhiều, tùy công ty, nhưng mục tiêu chính là để tiếp cận nhóm khách hàng mới (đây cũng là mục tiêu của bất cứ một công ty nào). Sub-brand có thể liên quan tới thương hiệu chính, hoặc đôi khi không hề liên quan chút nào tới thương hiệu chính (cả về tên, logo, slogan,...).

Lợi ích của sub-brand có thể là:
  • Lợi dụng sự tin tưởng và lòng trung thành của khách hàng vào thương hiệu chính để thúc đẩy phát triển thương hiệu con. Ví dụ như trường hợp rất thành công của FedEx, họ phát triển rất thành công nhóm thương hiệu con: Express, Ground, Freight, Customer Critical và Trade Networks, tất cả đều dùng FedEx trong tên gọi, đây là sự phát triển dựa trên nhận biết về thương hiệu "mẹ" FedEx vốn đã rất được người dùng tin tưởng.
  • Xóa bỏ ấn tượng không tốt của một nhóm khách hàng với thương hiệu chính, ví dụ như trường hợp của Xiaomi có Blackshark, Pocophone, Redmi, Youpin, Meitu; hay BKK Electronics sở hữu các sub-brands Oppo, Vivo, OnePlus. Mục tiêu của họ là xóa cái "mặc cảm" về thương hiệu của mình. Nghe nó càng "tây" càng tốt, càng không liên quan đến "China" càng tốt.
Tuy vậy, sub-brand (thương hiệu con) cũng có nhược điểm là công ty mẹ sẽ phải chi nhiều tiền hơn để quảng cáo cho thương hiệu con, thay vì chỉ cần tập trung vào quảng cáo một thương hiệu, giờ phải chia năm sẻ bảy ra. Ví dụ như Apple là một trong những thương hiệu mạnh nhất hiện nay, họ có Apple iPhone, Apple Macbook, Apple iPad,... tất cả đều có logo quả táo (thay cho tên Apple) đi đằng trước, đó là lợi dụng lợi thế cực mạnh của thương hiệu mẹ. Nếu sau này họ sản xuất ôtô thì chắc chắn là Apple Car, sản xuất giấy vệ sinh thì chắc chắn là Apple Tissue,... không thể khác được. Đơn giản vì người ta cứ thấy logo quả táo là mua rồi (trừ ở VN hiện nay cũng có giấy vệ sinh Apple nhưng là hàng nhái nhé). Vậy chả dại gì Apple phải tạo ra sub-brand cả.

Một trường hợp khác cũng có nhiều sub-brand thành công là Samsung, vì đây là tập đoàn đa quốc gia rất lớn, và họ tự hào về xuất xứ Hàn Quốc của mình, nên không có gì phải che giấu, họ có Samsung Electronics, Samsung Engineering, Samsung C&T Corporation, Samsung Heavy Industries, Samsung SDS, Samsung Life Insurance, Samsung Fire & Marine Insurance,... tất cả đều có "Samsung" trong tên gọi. Hay như Procter & Gamble (công ty mà chúng ta thường biết đến với cái tên P&G) cũng có nhiều sub-brands như: Ariel, Downy, Tide, Cheer, Bold, Dreft (giặt rửa), Safeguard, Swiffer, Joy, Flash, Ace, Pantene, Braun, Ivory, Dawn, Crest,... rất thành công. Chúng ta thấy trên logo của các sub-brands này không có đặc trưng P&G, nhưng khi quảng cáo đều có "một sản phẩm của P&G", và trên bao bì cũng có in logo P&G này.

Nhưng không phải sub-brand nào cũng thành công, ví như trường hợp của Virgin Group, họ có mặt trong tất cả các lĩnh vực như y tế (Virgin Health Bank, Virgin Care, Virgin Active), kinh doanh (Virgin HealthMiles), truyền thông (Virgin Mobile), tài chính (Virgin Money),... Tất cả đều có "Virgin" màu đỏ, nhưng quá lộn xộn, không đồng nhất và chồng chéo, đến nỗi năm 2012 Huffington Post xếp hạng Virgin Mobile trong top 9 thương hiệu làm quảng cáo tệ nhất.

Nhiều người nhầm lẫn giữa sub-brand và brand extension (mở rộng thương hiệu), ranh giới này đôi khi không rõ ràng lắm. Người ta mở rộng thương hiệu khi một thương hiệu đã thành công rồi, và muốn dùng chính thương hiệu đó để xâm chiếm một thị trường khác. Như trường hợp của Virgin ở trên cũng có thể hiểu là một kiểu brand extension.
@Black Mamba Copy đâuu thế 😁
@adagioleonard Tự viết. ;)
mycroft
ĐẠI BÀNG
5 năm
@Black Mamba Bạn viết hay lắm. Nội dung bài viết thì mình biết, riêng phần của bạn thật sự là extend my knowledge. Cảm ơn !
@Black Mamba Đẹp zaj còn viết hay. Like cho bác rồi ạ 😁
l.m.hoang
ĐẠI BÀNG
5 năm
@Black Mamba Viết hay quá. Chắc bác là dân trong ngành marketing
alex.hn
CAO CẤP
5 năm
Bài này hay.
Nhưng, có phải - đó là con đường của những kẻ xuất phát điểm yếu hơn phải đi không nhỉ? Anh không thể một bước là lên tới thiên đường.
Ngày xưa nghe tên các hãng xe và thương hiệu xe ù hết cả đầu - nhờ có internet mới biết sự loằng ngoằng của nó.
Ah,câu chuyện của Samsung chắc là hơi khác.
Riêng vể mảng điện thoại, cá nhân mình cho rằng, phải đến Series 8 ( S8,Note 8) thì Samsung mới khẳng định được thương hiệu của họ ở phân khúc cao cấp. Nếu tính Series 7 thì họ hơi đuối. Còn các Series trước đó của Sam thì thôi đừng nói. Có điều về thương hiệu Samsung nói chung thì lại đã được khẳng định từ lâu qua các sản phẩm điện tử tiêu dùng. 2-3 năm trở lại đây Samsung thay đổi chính sách phân loại/gọi tên sản phẩm khá rối - như mình chẳng hạn,là chưa quen. Ví dụ: Các dòng J/Jpro giờ tuyệt chủng rồi. Cách phân loại Note/ S/A/M như bây giờ có vẻ hay hơn.
@alex.hn Bạn nghĩ không như thị trường nghĩ, Sam mà ko ra dòng S với note thì chắc sập tiệm rồi. Chính vì 2 dòng đó mà Sony, HTC, LG điêu đứng
alex.hn
CAO CẤP
5 năm
@cuongtao2016 Hi hi,thế bạn thấy thị trường nghĩ thế nào trong câu chuyện của Samsung? Có phải là đến series 8 thì thị trường mới thừa nhận là Flagship của Sam thực sự đẳng cấp không?
alex.hn
CAO CẤP
5 năm
@caubengonghich Dòng Note vẫn hay mà nhưng các series cũ dùng một thời gian nó bong tróc trông hơi bẩn. Với lại,ngay từ đầu, Note ra hướng tới power user cơ mà,có phải là dành cho số đông đâu, nên nó vẫn có tập người dùng riêng của nó.
lilares
ĐẠI BÀNG
5 năm
@alex.hn Bạn nói về Samsung ko sai nhưng nhập nhằng giữa 2 thứ là định hướng sản phẩm cao cấp và chất lượng sản phẩm có xứng đáng với định hướng cao cấp không.
Cái thứ nhất thì rõ ràng sản phẩm của Samsung đi đầu Android từ S2 rồi. Tất nhiên ngày đó Sony và phần nào là hTC cho cảm giác máy cao cấp hơn nhưng thực sự để cạnh tranh với iPhone ở phân khúc cao cấp chỉ có Samsung. Người dùng phổ thông nhắc tới iPhone và Samsung là mặc định flagship rồi nên công nhận nó làm thương hiệu ổn.
Cái thứ 2 thì bạn đúng. Thậm chí đến S9, Note 9 thì mình vẫn đánh giá chất lượng máy ko đáng với giá tiền. 2 con S8 và Note 8 thì ok chứ S9 và Note 9 thì chán quá. Khi 2 hãng áp dụng cùng 1 công thức giữ nguyên máy, update cấu hình thì mới thấy thằng S và Note đuối so với iPhone ntn. Nó chững lại 1 cái là không tụt hậu luôn.
Huawei thì con dòng Mate 20 máy cầm lên sướng thật, cảm giác cao cấp hơn hẳn Note 9 nhưng dòng P30 thì không có gì vượt trội, thậm chí P30 pro cầm lên thấy thất vọng, không bằng Mate 20 pro.
Thực ra nếu dùng nhiều máy, quay lại cầm S9, Note 9 thì trải nghiệm vẫn ngon nhưng cảm giác mình như kiểu tối cổ. S10 thì ok hơn.
Irisiioo
TÍCH CỰC
5 năm
Một người có nền tảng thì họ cứ đi thẳng, 1 người ko có nền tảng họ phải đi vòng. Nhưng đích đến vẫn là thành công, dù hơi vất vả vì sự cạnh tranh đào thải quá mạnh.
@Irisiioo Ra nhiều loại để ko ai biết mình là tàu
Irisiioo
TÍCH CỰC
5 năm
@Manhtoan112 Ko hẳn nhé, nguồn gốc xuất xứ tại trong nước thì ko nói, chứ ra nước ngoài mà ko ghi rõ nó ép chết từ trong trứng. Chủ yếu là hàng chất lượng đủ để nó quan tâm, nhiều brand thì nó sẽ chọn brand nào mạnh nhất để nó dùng. Người dùng cũng kén chọn lắm vì thông tin cũng đầy đủ.
Tườnglnb
ĐẠI BÀNG
5 năm
Vay oneplus là của teung quốc sao
@vn_ninja Đài loan thì phải
@adagioleonard cùng mẹ với OPPO chứ Đài Loan nào hả thím 😃
oldman20
TÍCH CỰC
5 năm
@ebolaa tung của mới đúng 😃

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019