Razer Lancehead: kết nối không dây rất ổn định, pin 2 ngày sạc lần, cảm biến laser đã cải tiến

bk9sw
28/9/2017 20:35Phản hồi: 52
Razer Lancehead: kết nối không dây rất ổn định, pin 2 ngày sạc lần, cảm biến laser đã cải tiến
Song song với phiên bản Lancehead TE có dây dùng cảm biến quang thì Razer cũng ra mắt Lancehead không dây dùng cảm biến laser. Lancehead là con bài tiếp theo trong phân khúc chuột chơi game không dây của Razer cùng với Mamba Wireless và lần này, rắn xanh trang bị cho nó nhiều công nghệ mới điển hình là kết nối tự động tương thích tần số Adaptive Frequency Technology (AFT) để đảm bảo kết nối tốc độ cao như có dây với độ trễ tối đa chỉ 1 ms. Thiết kế đối xứng ambidextrous của Lancehead cũng hướng đến nhiều đối tượng game thủ hơn. Tuy nhiên, mức giá đến $140 thì không phải ai cũng có thể sẵn sàng cho Lancehead, mình cũng đã dùng con chuột này một thời gian qua và dưới đây là những trải nghiệm thực tế:
Thiết kế:

Lancehead không dây là anh em song sinh với Lancehead Tournament Edition (TE) khi thiết kế và số đo các vòng đều không khác gì. Dài 117 mm, ngang 71 mm, cao 38 mm nhưng trọng lượng 111 g nặng hơn 7 g so với Lancehead TE. Bạn sẽ cảm thấy sự chênh lệch về trọng lượng này rõ ràng khi cầm 2 phiên bản Lancehead. Phiên bản không dây nặng hơn do có tích hợp pin và cảm giác sử dụng đằm hơn với cảm biến laser. Với trọng lượng này thì Lancehead không dây không lý tưởng để chơi những tựa game cần tốc độ lia chuột nhanh như FPS.

Tinhtevn_Razer_Lancehead_Wireless-7.jpg
Form chuột vẫn là đối xứng ambidextrous, lưng chuột thấp và 2 bên lõm với lớp su có độ bám cao, tối ưu với kiểu cầm fingertips và claw. Cảm giác cầm và thao tác với Lancehead không dây y hết Lancehead TE có dây nhưng với mức giá cao hơn đáng kể, Lancehead không dây được hoàn thiện tốt hơn.

Tinhtevn_Razer_Lancehead_Wireless-9.jpg
May mắn hơn thằng anh có dây, "nước da" của Lancehead sáng sủa hơn với màu xám nòng súng, bề mặt cũng nhẵn mịn hơn thay vì đen xì và có phần hơi nhám sạm như Lancehead TE. Điều này cũng thể hiện một sự thay đổi về chất liệu trên phiên bản này, lớp nhựa cấu tạo nên phím chuột và mặt lưng của Lancehead cứng hơn hẳn so với Lancehead TE. Nhờ đó, tình trạng bị lún phím chuột không còn xảy ra như trên Lancehead TE. Cảm giác nhấn cũng tốt hơn đáng kể. Thêm vào đó, với bề mặt nhẵn mịn này thì Lancehead không dây rất ít bám mồ hôi và vân tay, có bám cũng khó thấy vì bề mặt màu xám nòng súng.

Kiểu thiết kế phím chuột của Lancehead không dây tương tự bản có dây, 2 phím chuột được làm sát với switch Omron bên dưới cho tốc độ click cao, hạn chế pretravel. Loại switch này do Razer và Omron đồng phát triển với độ bền 50 triệu lần nhấn. So với phiên bản Lancehead TE thì cảm giác nhấn của Lancehead không dây có phần êm hơn nhờ chất liệu nhựa làm phím chuột dày hơn. Vì vậy khi chơi các tựa game cần spam click nhiều thì mình thích Lancehead hơn Lancehead TE, lâu mỏi và ít ồn.

Tinhtevn_Razer_Lancehead_Wireless-8.jpg
Cụm 2 phím tăng giảm DPI nhanh và các phím phụ tại 2 bên chuột cứng hơn so với phím chính. Con lăn trên Lancehead hỗ trợ lăn theo nấc, có vòng cao su gai tăng độ bám và cảm giác lăn mượt, nhẹ hơn so với phiên bản Lancehead TE cũng như nhiều dòng chuột khác của Razer. Tuy nhiên mình vẫn thích con lăn có thêm chế độ lăn liên tục để thuận tiện khi cuộn trang dài hay thao tác nhanh trong game. Cũng cần nói là tất cả các phím chuột chúng ta đều có thể tùy biến chức năng được trong phần mềm Synapse.

Tinhtevn_Razer_Lancehead_Wireless-10.jpg
Hệ thống đèn Chroma được trang bị bên dưới 2 phím chuột chính chạy dọc ra 2 bên, phía trên đệm cao su chống trượt, con lăn và logo Razer tại chính giữa lưng chuột. Do hoàn thiện màu xám nên màu sắc của đèn Chroma hơi chìm nếu so với các mẫu chuột màu đen khác của Razer.

Tinhtevn_Razer_Lancehead_Wireless-2.jpg
Đáy chuột được trang bị hệ thống feet gồm 4 miếng teflon, 2 miếng dẫn phía trước, một miếng sau và quanh cảm biến có thêm một viền mỏng nữa. Thiết kế feet này theo cảm nhận của mình đủ để mang lại cảm giác di chuột linh hoạt và cân đối.

Tinhtevn_Razer_Lancehead_Wireless-3.jpg
Là một mẫu chuột không dây nên Lancehead có thêm một khoang chứa receiver, nắp đậy bằng nhựa trong suốt kèm theo đó là 2 nút bật tắt và nút chuyển nhanh giữa 4 profile lưu trên chuột. Đây là điểm thiết kế mình đánh giá cao trên Lancehead bởi như mẫu G900 của Logitech vẫn không có chỗ cất receiver khá bất tiện.

Tinhtevn_Razer_Lancehead_Wireless-5.jpg
Trong trường hợp hết pin thì chúng ta vẫn có thể dùng Lancehead như chuột có dây. Đi kèm là dây bọc vải dù khá dày và chất lượng hoàn thiện cao. Đầu cắm vào chuột là microUSB với thiết kế rãnh và khấc kết nối chắc chắn, ôm quanh con lăn nên khi gắn dây vào Lancehead không khác gì phiên bản có dây.

Tinhtevn_Razer_Lancehead_Wireless-6.jpg
Ngoài ra Razer có tặng kèm một cục nối dài cho receiver để tăng khả năng bắt sóng khi bạn dùng không dây với máy bàn. Điều mình không thích là đầu receiver khá lỏng lẻo ở phần nhựa bọc phía sau.

Khác với người anh em Lancehead TE, Lancehead không dây dùng cảm biến laser 5G với DPI tối đa 16.000, 210 IPS, gia tốc tối đa 50 G và polling rate tối đa 1000 Hz cho giao tiếp có giây lẫn không dây. Đối với kết nối không dây, Razer sử dụng công nghệ tương thích tần số AFT 2,4 GHz và đây là một bước cải tiến lớn khiến kết nối của Lancehead ổn định khi dùng không dây.

Quảng cáo


Thế nhưng khi nói đến cảm biến thì mình không nghĩ rằng Razer lại trang bị cảm biến laser trên mẫu chuột cao cấp nhất của hãng tính đến hiện tại. Đọc qua những thông số về DPI, IPS thì khả năng cao cảm biến laser 5G trên Lancehead chính là cảm biến Twin Eye PLN-2034 của Philips. Đây cũng là cảm biến từng được Razer sử dụng trên dòng Mamba Wireless và nhiều dòng chuột laser khác của hãng. Cảm biến này khai thác hiện tượng chuyển pha Doppler để đo chuyển động với 2 tia laser ứng với trúc X và Y rọi chiếu độc lập qua hệ thống thấu kính. Vấn đề là Twin Eye PLN-2034 là một con cảm biến đầy tai tiến bởi nó gặp nhiều bệnh kiểu như lỗi trục Z, lift-off và tình trạng không đọc. Trên Lancehead, cảm biến này đã được cải tiến.

Cần lưu ý rằng IPS tối đa của Lancehead khá thấp, 210 inch/s, chưa bằng 1 nửa so với Lancehead TE dùng cảm biến quang PWM3389 nên ở tốc độ lia chuột cao trên 533 cm/s thì khả năng tracking của chuột sẽ giảm đi.

Trải nghiệm sử dụng:

Mình thiết lập lần lượt 2 chế độ polling rate là 500 Hz và 1000 Hz với kết nối có dây, thử nghiệm với 4 mức DPI gồm 400/800/1600 và tối đa 16000 DPI. Tất cả được thử nghiệm trên tấm pad Goliathus bề mặt control, lift-off 1 CD mặc định, gia tốc chuyển về 0. Ở bài test này sẽ có 3 thành phần gồm:
  • Resolution: nhấn giữ chuột phải và di chuyển 10 cm theo một đường thẳng để kiểm chứng DPI/CPI
  • Speed: lia nhanh chuột theo các hướng để đo vận tốc chuột và polling rate để kiểm tra polling rate theo từng mức DPI
  • Precision: nhấn giữ chuột phải và lia chuột theo các phía, tốc độ đều sao cho hành trình di chuyển của chuột đạt trên 2 mét để đo khả năng duy trì độ chính xác của chuyển động lặp lại (tô, vẽ, ....)
400 dpi check.png
400 DPI/500 Hz
800 dpi check.png
800 DPI/500 Hz
16000 dpi 1000 polling rate.png

Quảng cáo


16000 DPI/1000 Hz

Những gì mình nhận thấy là độ chính xác cao của cảm biến 5G Laser với các chuyển động từ DPI thấp đến cao, khả năng tracking tốt và độ chính xác rất cao với tỉ lệ trên 99% với quảng đường rê chuột trên 2 m, vận tốc rê đều. Ngoài ra, tốc độ polling rate cũng rất ổn định, như thiết lập 500 Hz thì polling rate luông trên 470 Hz và tương tự với 1000 MHz, polling rate luôn ở mức xấp xỉ. Tuy nhiên, có một điều dễ nhận thấy là IPS của chuột thấp khiến khả năng tracking giảm đáng kể, anh em có thể thấy trong phần Speed với tỉ lệ counter giảm.

Thử nghiệm với một loạt các nội dung, PLN-2034 trên Lancehead có lẽ đã được khắc phục hầu hết các nhược điểm trước đây, đặc biệt là lỗi trục Z, khả năng là hệ thống thấu kính đã được sắp xếp lại, tối ưu hơn. Mình thử nghiệm nhiều mức DPI với MouseTester ở 2 chế độ có dây và không dây để kiểm tra khả năng tracking của cảm biến này. Ở bài test này thì mình sẽ rê chuột qua lại thật nhanh, mô phỏng lại cú vảy chuột khi anh em bắn súng nhắm ở DPI thấp. Mình thử nghiệm với 4 mức DPI là 400/800/1600/3200.

Đầu tiên là có dây, polling rate 500 Hz:

400 dpi.png
Kết quả cho thấy với kết nối có dây, Lancehead đạt khả năng tracking rất tốt với các điểm counter bám sát với đồ thị hình sin trên, rất ít điểm rớt ra ngoài đồ thị, đặc biệt là ở 2 mức DPI thấp và cao như 400 và 3200 thì độ chính xác vẫn không suy giảm nhiều.Thế nhưng khi nhìn kỹ vào đồ thì anh em có thể thấy một vài chỗ lên xuống không đều, hơi méo vào trong hoặc lồi ra, đây chính là dấu hiệu của gia tốc.

Tiếp theo thử nghiệm với kết nối không dây, polling rate 500 Hz:

400 dpi wireless.png
Chất lượng kết nối và tracking vẫn rất tốt nhưng mình phát hiện ra gia tốc lớn ở mức DPI trên 3000. Trong biểu đồ hình sin của mức DPI này, anh em có thể thấy đỉnh và đáy của đồ thị không đều, lùi ra lấn vào. Gia tốc nó ảnh hưởng đến độ chính xác của thao tác như thế nào thì hẳn anh em đã rõ.

Trong cả 2 chế độ không dây và có dây, Lancehead không gặp lỗi lift-off như một số dòng chuột laser trước của Razer.

Thực tế mình hầu như không thể aim và headshot với Lancehead trong CS:GO hay Paladins với vị tướng tủ là xạ thủ Strix. Mình chỉ có thể chơi được những tướng không đòi hỏi độ chính xác của phát bắn cao do sát thương lan. Tương tự, việc aim và bắn từ xa trong Ghost Recon: Wildlands cũng trở nên khó khăn hơn bởi gia tốc khiến hồng tâm dễ chệch. Chuyển sang các tựa game MOBA như LoL hay kiểu game chiến thuật như Starcraft thì mọi thứ trở nên dễ dàng hơn. Vì vậy qua trải nghiệm thực tế của mình thì Lancehead cùng với cảm biến laser chỉ đáp ứng được các tựa game MOBA, MMO, trừ FPS hay TPS ra.

400 dpi draw.png
800 dpi draw.png 1600 dpi draw.png
Nếu anh em thích vẽ vời hay làm đồ họa với Lancehead thì mình nghĩ nó rất phù hợp bởi cảm biến laser luôn có lợi thế là giúp chúng ta vẽ đường thẳng dễ hơn so với cảm biến quang. Qua thử nghiệm vẽ vời với Paint thì mình cũng kiểm tra luôn các hiện tượng như jitter hay prediction và không phát hiện ra các vấn đề này.

Là một mẫu chuột không dây, Lancehead được tích hợp pin dung lượng 800 mAh và Razer nói là dùng được trong 24 giờ. Mình thử test thực tế như sau:
  • Chơi game: polling rate 500 Hz, độ sáng đèn Chroma thấp nhất (DIM): ~ 8 tiếng
  • Làm việc liên tục: polling rate 500 Hz, độ sáng đèn Chroma thấp nhất: 11 tiếng
  • Hỗn hợp chơi game và làm việc không liên tục: ~ 18 tiếng.
Thời lượng sử dụng pin của Lancehead ở mức khá, trong trường hợp mình dùng không thường xuyên thì thưởng phải sạc pin sau 2 ngày. Thời gian sạc pin của Lancehead khá lâu, thường phải mất khoảng 43 phút để đạt 20% pin.

Synapse 3.jpg
Phần mềm Synapse 3 hiện vẫn đang beta nhưng nó hỗ trợ đầy đủ các tính năng lưu profile của Lancehead. Về cơ bản những thiết lập về hiệu năng và hiệu ứng đèn vẫn không có gì khác so với Synapse 2 trước đây nhưng giao diện trực quan hơn. Phần khác biệt chính là Profile, chúng ta có thể lưu các thiết lập vào bộ nhớ của chuột theo 4 profile. Mình dùng Lancehead giữa 2 chiếc laptop là ThinkPad P70 và ThinkPad T470s, Synapse tự động đắt tên theo tên máy tính cho mỗi profile. Khi cần chuyển nhanh giữa profile chỉ việc lật đít chuột và nhấn nút rất tiện lợi. Thực ra Razer khá chậm chạp khi tới giờ mới trang bị tính năng này cho các sản phẩm của mình.

Kết luận:


Tinhtevn_Razer_Lancehead_Wireless-1.jpg
Lancehead hiện là mẫu chuột không dây đầu bảng của Razer với mức giá đến $140. Nhìn chung trải nghiệm của mình với Lancehead khá tốt, thiết kế và hoàn thiện cao cấp, form chuột dễ sử dụng và hệ thống nút bấm có cảm giác tốt hơn hẳn so với Lancehead TE. Ngoài ra, điểm đáng khen nhất trên thế hệ chuột không dây này là kết nối không dây rất ổn định nhờ công nghệ tương thích tần số AFT. Mặc dù vậy, điểm trừ lớn nhất trên Lancehead lại là cảm biến laser 5G. Dù đã được cải tiến về hệ thống thấu kính gia tốc vẫn còn đó, ảnh hưởng đến độ chính xác từ đó hạn chế trải nghiệm của Lancehead. Mình không hiểu tại sao Razer vẫn trang bị cảm biến laser thay vì quang như phiên bản Lancehead TE trên mẫu chuột có giá đắt gấp đôi như vậy. Hy vọng Razer sẽ sớm thay đổi điều này để có thể cạnh tranh sòng phẳng với các mẫu chuột không dây dùng cảm biến quang học đến từ đối thủ lớn như Logitech, cụ thể là G903 với cùng tầm giá.

Điểm mình thích:
  • Thiết kế đẹp, form chuột dễ dùng, hoàn thiện cao cấp;
  • Hệ thống đèn Chroma bắt mắt;
  • Phím bấm độ nẩy cao, nhẹ và ít ồn;
  • Con lăn mượt mà;
  • Hệ thống phím phụ hợp lý, dễ bấm, có nút chuyển nhanh Profile;
  • Kết nối không dây ổn định, độ trễ không thấy;
  • Pin trung bình 2 ngày cho một mẫu chuột chơi game không dây với đèn đóm chấp nhận được;
Điểm mình chưa thích:
  • Cảm biến laser 5G trên Lancehead chưa xứng đáng với mức giá cao;
  • Gia tốc vẫn có ảnh hưởng đến độ chính xác khi thao tác;
  • Giá quá cao.


52 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Pin mà 2 ngày thì vứt...
@cuhiep Cám ơn các bạn, thực sự giờ mình mới biết là chuộc game haon pin thế.
@yenmovn @yenmovn gọi là Masig Mouse.
@cuhiep Chuột gaming mà ý kiến?! Nói thế mấy con laptop gaming pin được 1,2t so với mấy con Ultrabook pin chục tiếng thì vức hết.
@cuhiep Vãi bác. nhiều con Gaming chỉ được có mấy chục giờ. Hình như nó dùng chip Arm để xử lý mà. tốn lắm
Chuột gì mà Pin 2 ngày ?
@Masterbee Chuột chuyên chơi game nên yêu cầu về tốc độ phản hồi phải thật sự nhanh, thật sự chính xác do đó tần số quét của mắt đọc, tần suất trao đổi thông tin giữa chuột và máy tính phải rất nhiều trong 1 khoản thời gian nhất định, cao hơn gấp vài chục lần so với chuột văn phòng bình thường nên sẽ gây hao pin hơn. Có thể tăng thời gian sử dụng pin bằng cách tăng thời gian nghỉ giữa những lần trao đổi thông tin đấy, hoặc giảm tần suất quét của mắt đọc, nhưng khi đó sẽ không đáp ứng được nhu cầu của game thủ đã nói ở trên.
_ Ko đọ nổi G900 với G903, và hình như so với G403 của anh Lô cũng chả bằng thì phải. Hình như có nhiều review rồi. Và cuối cùng, giá khá chát so với những gì nó mang lại 😁

_ Pin con G403 của mình là 36 tiếng dùng liên tục với poll rate 1000Hz ( tối đa ) và kể cả khi bật nhưng ko dùng nó cũng tự tiết kiệm pin, nên được khoảng 3 ngày dùng cực nhiều và ko sạc, dù sạc thì chỉ 30 - 45 phút là đầy thì phải, cắm sạc đt, sạc từ pin dự phòng hay sạc thẳng từ cổng USB-A trên máy cũng ok.

_ Bổ sung vài review nên xem : ( cái thứ 2 cực kỳ chi tiết, từ đầu tới đít luôn :D )



Chuột đẹp
Con nay van bi loi cam bien do xai laser, track ko bang cam bien quang cua logitech. Thuc ra cung phai dao vi logitech no phat trien tu hoi nhung nam 80 toi h.
Pin 2 ngày thì chó nó mua =)) so với Magic mouse 2 thì 1 năm sạc chừng 10 lần thì con này vất mẹ nó đi sản xuất làm đéo gì ai mà mua
@minhtymeo Chúng mày nói hay lắm rồi thử đang xài mà phải ngưng lại mọi việc đi sạc pin xem =)) đừng nói với tao là ko bị ức chế nha =)) còn non và xanh lắm ngoài kia thiếu gì Logitech, Genius pin ngon hơn con này ... mua đi rồi up review cho tao và mấy ace tinh tế xem rồi hãy phán ..
@phamnguyenvietnguyen mình nói con magic mouse, thím lôi logitech, genius vào làm gì v? bộ con magic mouse chơi game dc à?
@minhtymeo Ai nói chơi ko dc nhưng nó ko pro như tụi kia thôi muốn xem thì lại nhà a đánh vài map cho chú xem 😆
@phamnguyenvietnguyen Thà đừng nói để người khác còn nghi ngờ, chứ nói ra thì ai chắc chắn là thanh niên không não 😆
anhmk95
TÍCH CỰC
7 năm
mua cái chuột 100k dùng pin con thỏ cũng được 2 tuần hiu hiu
Mấy con chuột không dây của Razer nó bị cái lỗi cố hủ từ trước đến giờ là để chuột nằm lâu không đụng vào thì khi đụng vào nó bị delay 0.5s rồi mới hoạt động
@htevn Đó là tiên tiến mà???
@NguyễnTùng.7160 Phát ngôn ra thấy xàm quần rồi. Không nói cũng đâu có ai nói câm đâu nhỉ.
@htevn Ăn nói kiểu gì vậy?
Ko dùng nó chả chuyển về chế độ chờ
mua con logitech bền vãi nồi
PIN 2 ngày thì đúng là ít thật, nhưng mà nội hệ thống đèn RGB thôi cũng ngốn hết 2/3 thời gian rồi =))
XBlue
CAO CẤP
7 năm
nghĩ gì mà pin hai ngày, thấy mệt với con chuột rồi
cái tay DS4 còn được pin cả tuần nếu chơi nhiều
trong giới Gear thấy ae khắp nơi than phiền razer chất lượng kém k biết đúng k , mình cứ logitech cho chắc kèo
kochichi96
TÍCH CỰC
7 năm
Đang ngắm đổi con này hoặc g900 cho con D.A ở nhà
Dùng D.A 3 năm nay không hư hỏng, cầm phê vậy sao ai cũng anti razer dữ vậy @@ cầm ngon bấm cũng tốt mà, chưa kể con lancehead này đẹp kinh khủng @@

Nhân tiện ae nào thanh lí g900 hoặc lancehead giá tốt thì sms mình với <3 : 0969955704
Chuột chơi game hao pin nhể, thấy bình thường chuột ko dây pin toàn 1 tuần 2 tuần, có con lên đếm cả tháng mà con này nhìn 2 ngày thấy hơi hụt hẫng. Ít cũng phải được 1 tuần cho bõ 1 lần sạc. Có khi nào đang combat mà nó hết pin giữa chừng thì ăn report gần chết (lol, dota, csgo, overwatch ....)
cokinparis
ĐẠI BÀNG
7 năm
Mình có con Razer Orochi, kết nối không dây siêu lởm, con trỏ cứ thỉnh thoảng nhảy random bắn đi chỗ nào đó, cực khó chịu. Cuối cùng toàn phải cắm usb vào dùng thành chuột có dây. Phí tiền.
wiggler
ĐẠI BÀNG
7 năm
Chuột Razer dạo này đuối với anh Logitech vãi :p
trucchison
TÍCH CỰC
7 năm
Từ khi con Chorma THỨ 2 của mình LẠI bị double click chuột trái, lờn con lăn (mouse 3) sau NỬA NĂM thì mình đã anti Razer rồi 😔

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019