[Review] ASUS ROG G703 "Chimera" - Huyền Thoại trở lại

hangchinhhieu.vn
10/11/2017 2:38Phản hồi: 0
[Review] ASUS ROG G703 "Chimera" - Huyền Thoại trở lại
Là một trong những siêu phẩm mới nhất được ra mắt vào Hè 2017, ASUS ROG G703 là ứng cử viên tiêu biểu cho chức "Quái vật" trong thế giới Laptop Gaming thời gian tới đây. Đựng cạnh cùng với dòng GX800 huyền thoại ở phân khúc cao cấp nhất., ASUS ROG G703 xứng đáng thừa hưởng được những lời hoa mỹ nhất khi được ASUS tích hợp rất nhiều công nghệ vào thân hình "phì nhiêu" của nó.

Vào kỳ Computex tháng 5/2017, Asus đã ra mắt, giới thiệu kha khá các dòng Laptop Gaming cao cấp nhất của mình, về Việt Nam đầu tiên phải kể đến là ASUS ROG "Zephyrus" GX501 tiếp sau đó là các đàn em ở phân khúc thấp hơn gồm ROG Strix SCAR/HERO với 2 Series GL503 và GL703.. Tuy nhiên con át chủ bài thật sự của ASUS chỉ mới đây về Việt Nam và có mặt tại các chi nhánh Hàng Chính Hiệu, đó chính là ASUS ROG G703 "Chimera". Tuy nhiên vì một lý do nào đó, sau khi về Việt Nam biệt danh "Chimera" đã được hãng ASUS hủy bỏ, và định danh của nó sẽ chỉ còn là ASUS ROG G703 mà thôi.

THIẾT KẾ - Ấn tượng với hệ thống âm thanh hình ảnh trên ROG G703


Là một bản nâng cấp hoành tráng của ASUS ROG G701 vốn đã 1 năm tuổi, có thể G701 lẫn G703 đều có gì đó thoang thoảng giống nhau - dù sao cũng anh em một nhà.. ASUS đã không còn thiết kế G703 theo hướng cố ép mỏng nó lại như dòng G701 thuở nào nữa, mà nay thiết kế của con quái vật mới sẽ to hơn, nặng nề hơn. Mình khá bất ngờ khi trọng lượng chưa gồm sạc của G703 đã ngót 4.8kg, nếu bao gồm thêm 1 sạc 330W của Asus với chuẩn chân ngang đặc trưng thì có thể lên tới gần 6.3kg, đó là một mốc trọng lượng không phải ai cũng có thể sẵn lòng chấp nhận, kể cả là ở các nước phương Tây, chứ đừng nói là ở Việt Nam.

Thiết kế tổng thể bên ngoài, G703 giống G701 chỉ khoảng 40%, nếu không muốn nói là ASUS đã gần như phải làm lại toàn bộ thiết kế của mẫu sản phẩm này - một điều khá hiếm thấy từ ASUS. Có lẽ đây là một kế hoạch dài hạn của ASUS khi không chỉ G700 Series mà ngay cả những Series khác như GL500 - GL700 Series đều có sự chỉnh sửa toàn diện cả trong lẫn ngoài. Biến cho phiên bản mới 2017 năm nay của ASUS trở nên hoành tráng khó tả cả phương diện thiết kế lẫn nội thất phụ tùng bên trong. Với lối thiết kế bất đối xứng cách tân, ASUS ROG G703 trở nên ấn tượng hơn bao giờ hết khi ASUS chuyển cả Logo với LED RGB lệch sang 1 bên trên nắp capo của G703 và cho hẳn 1 đường sẹo chạy chéo theo nắp máy. Như đã nhấn mạnh, Logo đây là LED RGB và bạn có thể tùy chỉnh thoải mái trong Gaming Center để có thể chọn màu tùy thích theo ý của mình.



Xanh ngọc bích có lẽ là một trong những màu đẹp nhất bạn nên để..
Khu vực nắp đít, bản lề và hốc tản gió của G703 cũng có nhiều khác biệt so với G701 - mặc dù ASUS vẫn giữ nguyên tông màu bạc - vàng đồng để tôn lên sự sang trọng và cứng cáp của dòng sản phẩm G700 series. Sự khác biệt đầu tiên chính là hệ thống hốc tản nhiệt, nếu như trước đây trên G701 chúng ta sẽ có 2 hốc tản nhiệt phả ra theo hướng từ trước ra sau máy. Thì với G703, Asus đã thiết kế thêm cả 2 hướng trái phải nâng tổng số lượng khu vực tản nhiệt lên tận 4 khu vực. Tăng khả năng tản nhiệt, tất nhiên hiệu năng tản nhiệt cũng phải được cải thiện! Tuy nhiên lúc này, vì kéo dài cả khu vực tản nhiệt nên sẽ rất chiếm diện tích. Thiếu thốn đi diện tích thì cổng kết nối cũng sẽ phải giảm theo, tuy nhiên ASUS rất khéo khi kéo bớt 1 số cổng kết nối quan trọng thường xuyên sử dụng ra sau đít. Vừa tăng tính thẩm mỹ khi cắm sử dụng và cũng giúp 2 bên máy gọn gàng hơn.



ASUS vẫn sử dụng cổng sạc to nạc "độc quyền" trên các dòng Laptop cao cấp của mình


Nếu như phải trả lời cho câu hỏi "Điều gì khiến sự khác biệt trên G701 và G703 trở nên ấn tượng với bạn", bản thân mình phải thốt lên rằng đó chính là bàn phím, ASUS lần đầu tiên tích hợp hệ thống LED RGB Per-key (Trên từng nút) lên ASUS ROG G703 khiến các hiệu ứng trở nên tuyệt vời hơn bao giờ hết.. Để diễn tả sự "tuyệt vời" này, mình khó có thể sử dụng các ngôn từ hoa mỹ nào để có thể giải thích cho các bạn hiểu. Chỉ có thể quay 1 đoạn Clip nhẹ biểu diễn hiệu ứng WAVE vốn rất phổ biến và được nhiều người dùng sử dụng trên các hệ thống Laptop có hệ thống LED RGB Zone-Sight (sáng theo khu vực). Tuy nhiên cũng phải công nhận rằng, sau khi xem hiệu ứng WAVE trên LED RGB Perkey mình chợt nhận ra hiệu ứng WAVE trên LED RGB Zone-Sight trở nên thật.. thô kệch và thiếu đi sức sống..

Quảng cáo




Bên cạnh đó, bàn phím của G703 cũng có nhiều cải tiến so với G701 khi hệ thống nút bấm có thiết kế lõm vào khu vực trung tâm giúp game thủ khi trải nghiệm và "cào phím" cũng trở nên dễ dàng và thoải mái hơn. Lực nhấn nhẹ và hành trình phím sâu là những gì mình có thể cảm nhận được, chỉ có thể thốt lên rằng ASUS đã làm quá tốt về bàn phím của ROG G703. Bạn sẽ chẳng thể nào chê được điều gì nữa, cả thiết kế lẫn công nghệ bên trong.


Tương tự như G701 có hệ thống nút phụ có thể tùy chỉnh nằm phía trên bên trái bàn phím, bản thân ROG G703 cũng sỡ hữu tính năng đó, nhưng được ASUS thiết kế và Setup chuẩn cho 1 nút như phím Function luôn, chứ không thể thay đổi và tùy chỉnh nữa. Chúng ta sẽ có 5 phím bao gồm 2 nút âm lượng, 1 nút thay đổi chế độ LED bàn phím, 2 nút gọi nhanh chương trình XBOX và cả ROG Center cùng 1 nút tắt quay nhanh nếu như bạn sử dụng các phần mềm quay video màn hình nhằm lưu trữ các pha Highlight trong quá trình chơi game. Bản thân mình cảm thấy thích với lối thiết kế này trên G703 hơn so với G701 vốn chỉ là các nút được đánh dấu M1 cho tới M5 khá đơn điệu.


Hệ thống Loa của ROG G703 cũng rất ấn tượng bởi hệ thống phần mềm kết hợp với phần cứng rất hợp lý của ASUS, chúng ta sẽ có tận 4 loa - bao gồm 2 loa chính ở ngay bản lề màn hình và 2 loa siêu trầm nằm ở 2 cạnh dưới đáy để tạo tiếng bass.. Trải nghiệm nhanh cho thấy hệ thống loa cực kỳ đa dạng với nhiều hiệu ứng khác nhau thông qua phần mềm Sonic Master thế hệ mới. Theo như ASUS nói, họ sỡ hữu cả công nghệ cho phép khuếch đại hệ thống âm thanh cho âm lượng tăng lên đến 200% nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho màn loa trên ROG G703.


Một trong những ấn tượng mạnh khác mà bạn không thể nào bỏ qua khi phải so sánh giữa ROG G701 và ROG G703 thế hệ mới, chính là màn hình... Nếu như ROG G701 vốn đã được ASUS rất tự hào khi nói lên công nghệ màn hình 17.3'' Full HD IPS có tần số quét 120Hz cùng công nghệ Gsync thuở nào. NayASUS đã nâng cấp và thậm chí là hoàn thiện màn hình này hơn nữa, biến ROG G703 trở thành dòng sản phẩm Laptop Gaming khủng nhất trên thị trường khi sỡ hữu màn hình 17.3'' Full HD có tần số quét tận 144Hz với công nghệ Gsync và cả tấm nền IPS đầu tiên trên thế giới..

Quảng cáo





Màn hình 17.3'' FullHD IPS Gsync với tần số quét 144Hz là điểm nổi bật của ROG G703
HIỆU NĂNG - Nhiệt độ ổn, Ultra Game trước, còn lại tính sau


Là dòng Laptop Gaming đứng ở chóp đầu của bảng xếp hạng, ROG G703 không có gì có thể chê được về một cấu hình "trong mơ" đến mức nhói thận của nhiều Game thủ Việt Nam nói riêng lẫn Quốc Tế nói chung. Về cấu hình không có quá nhiều khác biệt giữa 2 phiên bản cũ và mới - ở đây mình lấy chung thông số của dòng G701VI và G703VI cho dễ so sánh. Với phiên bản ROG G703VI trên tay ngày hôm nay tại Hàng Chính Hiệu, chúng ta sẽ có một cấu hình đỉnh gồm..
  • Intel Core i7 7820HK (so với i7 6820HK trên phiên bản ROG G701VI đàn anh)​
  • RAM 32GB DDR4 bus 2400Mhz​
  • SSD 512GB Intel RAID 0​
  • SSHD 1TB 5400rpm​
  • Geforce GTX 1080 8GB GDDR5X​
  • Màn hình 17.3'' Full HD IPS Gsync 144hz​
Chúng ta sẽ có một số bài test cơ bản, thật sự cũng chẳng có gì phải lo lắng về hiệu năng của dòng sản phẩm này nữa, thế nên mình xin được phép chạy nhanh qua bài test Hiệu năng này với những hình ảnh trực quan nhất... Bao gồm các bài test như sau​
  • 3DMark FireStrike​
  • 3DMark TimeSpy​
  • Ungine Heaven Bench 4.0​
  • Unigine Superposition Benchmark 2017​
  • Crystal Disk Mark​
  • Cinebench R15​
  • Game Playerunknown's Battlegrounds - Ultra Setting Full HD - Tắt Vsync​
  • Game Middle-earth™: Shadow of War™ - Ultra Setting Full HD - Tắt Vsync


Bài test 3DMark FireStrike ấn tượng với điểm số "trên mây"



Bài test 3DMark TimeSpy thử khả năng chạy trên nền thư viện DirectX 12 của ROG G703



Bài test Cinebench R15 cho thấy hiệu năng Render của GTX 1080 trên ROG G703 bỏ xa nhiều dòng Quadro cao cấp, bản thân i7 7820HK cũng có hiệu năng chả thua gì các dòng CPU trên Desktop



Điểm hiệu năng của bài test Unigine Heaven Bench 4.0



Điểm hiệu năng của bài test Unigine 2.0 SuperPosition vốn rất nặng với bài test 1080p Extreme



Kiểm tra thử tốc độ chạy của hệ thống SSD RAID0 của Intel - bên trái - trên ROG G703 cho tốc độ đáng kinh ngạc



Thử nghía sang tựa game Middle-earth™: Shadow of War™ mới ra mắt vốn rất nặng khi chỉnh Ultra Setting - 8GB VRAM của GXT 1080 có khả năng bị tràn dung lượng



Tuy nhiên dù có là game nặng tới mấy thì ROG G703 cũng xử đẹp với khung hình dao động khoảng 80 tới 110 FPS



Mức nhiệt độ trên ROG G703 khá ổn định xuyên suốt quãng thời gian test Game



Core i7 7820HK trên ROG G703 có phần "nhàn hạ" khi không quá tốn sức trong tựa game này



Combat cách mấy, xoay chuột cỡ nào cũng khó mà drop khung hình được..



Chuyển sang tựa game đình đám hiện nay PUBG với cấu hình Ultra Setting và tắt Vsync tương tự...



Bản thân người viết bài không phải Fan dòng PUBG lắm, nhưng để các bạn dễ đánh giá, mình cũng làm luôn bài test này để các bạn dễ tham khảo



Vì vẫn còn đang trong giai đoạn Early Access nên tựa game vẫn chưa được tối ưu tốt lắm, dù vậy khung hình vẫn rất cao, khoảng 70 - 140FPS trong quá trình chơi game



Mức nhiệt độ trên Core i7 7820HK có vẻ không ổn lắm khi thường xuyên trồi sụt bất ngờ trong tựa game này, có lẽ game chưa thực sự tối ưu tốt thật...



Mức nhiệt độ có thể chấp nhận được khi GTX 1080 rơi vào khoảng dưới 72'C còn CPU Core i7 7820HK dưới 80'C



Nhờ vào hệ thống âm thanh của ROG G703 có khả năng tái tạo âm thanh vòm 7.1, mình có nhiều pha thoát chết khi bị người chơi khác "móc" đằng sau


TỔNG KẾT

Ưu điểm
  • Cấu hình mạnh mẽ​
  • Công nghệ màn hình đứng top hiện nay​
  • Hệ thống bàn phím với LED RGB Per-Key ảo diệu và bắt mắt​
  • Hệ thống âm thanh ấn tượng với khả năng tái tạo âm thanh vòm 7.1​
  • Thiết kế cứng cáp, sang trọng và hầm hố phù hợp với nhiều nhu cầu người dùng khác nhau​
Điểm trừ
  • ROG G703 tương đối nặng, không phù hợp với người "nhẹ cân" lắm​
  • Thiết kế viền màn hình vẫn còn dày và thiếu thẩm mỹ​
  • Hệ thống tản nhiệt tương đối ồn khi bật Fan Boost ​
Một số hình ảnh khác của sản phẩm ASUS ROG G703 - Bản quyền ảnh thuộc về Hàng Chính Hiệu
Chia sẻ

Xu hướng

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019