Review Cô Ba Sài Gòn và giới thiệu trang xem phim Việt

zzmendenzz
13/10/2019 11:54Phản hồi: 0
Review Cô Ba Sài Gòn và giới thiệu trang xem phim Việt
Với một câu chuyện nhẹ nhàng nhưng rất bất ngờ nhưng và giàu cảm xúc cùng cách thể hiện chỉn chu trên từng khung hình, Cô Ba Sài Gòn thực sự là một tác phẩm hay của nền điện ảnh Việt Nam.

Trong phần mở đầu, câu chuyện của Cô Ba Sài Gòn diễn ra tại năm 1969, vào thời điểm những giá trị truyền thống của dân tộc và phong cách hiện đại của Tây phương đang giao thoa và xung đột mạnh mẽ. Nhân vật chính của phim là Như Ý (Ninh Dương Lan Ngọc) - con gái của Thanh Mai (Ngô Thanh Vân), là hoa khôi thanh lịch Sài Gòn suốt 3 năm liên tiếp và đồng thời cũng là truyền nhân của nhà may áo dài Thanh Nữ có lịch sử 9 đời nổi tiếng nhất Sài Gòn. Thế nhưng, từ nhỏ Như Ý đã luôn tỏ ra chán ghét áo dài và chỉ yêu thích thiết kế Âu phục, và cũng chính việc này cũng khiến mối quan hệ giữa hai mẹ con cô ngày một căng thẳng.

Tình cờ, trong một lần “táy máy” sờ vào viên ngọc gia bảo, như Ý đã bị cuốn đến năm 2017 và chạm mặt chính mình ở thời điểm 48 năm sau, lúc này đã đổi tên thành An Khánh (NSND Hồng Vân) và trở thành một bà già bệ rạc, nghèo khổ, nghiện rượu. Lúc này, mẹ cô đã mất từ lâu, tiệm may Thanh Nữ thì trở thành ngôi nhà đổ nát sắp bị siết nợ, còn bản thân An Khánh thì đang định treo cổ tự tử. Hoang mang, bàng hoàng, Như Ý lúc này phải tìm mọi cách để lấy lại danh tiếng của nàh may Thanh Nữ và cứu lấy chính tiền đồ của bản thân cô.

Trước khi phim công chiếu, hầu hết khán giả đều tưởng Cô Ba Sài Gòn chỉ đơn thuần là câu chuyện xoay quanh chuyện chiếc áo dài diễn ra ở bối cảnh Sài Gòn xưa, cũng vì thế nên ai cũng bất ngờ khi bộ phim hoá ra lại là một tác phẩm thuộc thể loại xuyên không và chủ yếu diễn ra ở bối cảnh hiện đại và cũng mang một không khí rất thời thượng, hiện đại.

Về mặt chất lượng nội dung, tổng thể kịch bản của Cô Ba Sài Gòn tương đối đơn giản và càng gần đến cuối phim càng trở nên dễ đoán. Tuy nhiên, cách thể hiện, khai thác câu chuyện thì lại mang một vẻ tươi mới và thú vị đến lạ kỳ khi sở hữu các tình huống hài hước nhẹ nhàng, duyên dáng đan xen với các chi tiết cảm động về ý nghĩa truyền thống, tình cảm gia đình. Đồng thời, người xem còn được đi theo từng bước chân trong cuộc hành trình tìm đến sự trưởng thành trong cả tính cách lẫn tư duy thời trang của nhân vật Như Ý trong suốt cuộc phiêu lưu tại thế giới tương lai.


Thế nhưng, phần kịch bản của Cô Ba Sài Gòn vẫn lộ ra khá nhiều điểm bất hợp lý đầy đáng tiếc, trong đó lỗ hổng lớn nhất phải kể đến ngoại hình của Như ý. Lúc cô bắt đầu thay đổi phong cách để hòa nhập trong giới thời tràn tương lai thì chẳng hiểu sao cô lại có nhiều quần áo, váy vóc, giày, bốt đến thế? Mà thậm chí cái nào cái nấy cũng hiện đại, tinh tươm, đẹp long lanh không phải đồ cũ. Chưa kể việc tóc tai, ngoại hình, trang điểm cũng được chăm chút kỹ càng đến từng milimet trong khi đang phải làm lao công để trả nợ? Tất nhiên, với một bộ phim nói về thời trang như này thì nhân vật chính bắt buộc phải được ăn mặc đẹp, nhưng có lẽ nếu nhà sản xuất gán thêm một lý do nào đó hợp lý cho việc này thì câu chuyện sẽ trở nên mượt mà hơn rất nhiều.

Nói đến thời trang, có thể nói tính đến này thì Cô Ba Sài Gòn là bộ phim Việt Na gây ấn tượng nhất về khoản này. Bộ phim là một sự tổng hoà hoàn hảo của phong cách truyền thống, retro và sự sắc xảo, hiện đại. Chắc chỉ trừ nhân vật cô lao công, còn đâu ai nấy đều liên tiếp khoác lên mình những bộ cánh lộng lẫy, bắt mắt. Xuyên suốt bộ phim, người xem được chiêm ngưỡng một phần sự phát triển của thời trang qua nhiều thập kỷ, từ các kiểu áo dài truyền thống, cách tân cho đến những bộ Âu phục thập niên 60, từ những mẫu thiết kế thời trang hiện đại nhưng vẫn mang đậm chất retro, hoài cổ cho đến những bộ cánh thời thượng, sắc xảo. Có một vài phân cảnh trong phim chịu ảnh hưởng từ một bộ phim thời trang vô cùng nổi tiếng khác là The Devil Wears Prada, nhưng may mắn là chúng vẫn được xử lý rất thông minh và có sức lôi cuốn riêng. Bên cạnh đó, Cô Ba Sài Gòn còn cho khán giả được chứng kiến phần nào những “bí kíp” để tạo ra một chiếu áo dài truyền thống – một biểu tượng vô tận của thời trang và văn hoá Việt Nam.

Nói về diễn xuất, hầu như tất cả các diễn viên trong phim đều mang đến những màn trình diễn vô cùng thuyết phục. Trong đó, Ninh Dương Lan Ngọc đã thực sự khẳng định tài năng của mình khi “cân” vai diễn Như Ý một cách rất “ngon lành”. Vào phần đầu phim, sự chảnh chọe, bướng bỉnh, coi trời bằng vung của cô khiến khán giả không khỏi ngứa mắt để rồi vào nửa sau của bộ phim, người ta lại trở nên yêu mến, cảm thông hơn với cô nàng mạnh mẽ, quyết đoán và tài năng này.

Đối trọng với Như Ý là nhân vật Helen do Diễm My 9X thủ vai – một nhà thiết kế thời trang quyền lực, tự tin, lạnh lùng, đáng sợ. Màn xuất hiện đầu tiên của Helen gây ấn tượng rất tốt, nhưng đáng tiếc là do quá ít đất diễn nên nhân vật này dần trở nên quá an toàn, mất đi sự mưu mô, sắc xảo cần có và khiến cho cuộc đối đầu cuối cùng giữa Helen và Như Ý diễn ra quá nhạt nhoà, thiếu kịch tính.

Không thể không kể đến NSƯT Hồng Vân – người toả sáng nhất trong cả bộ phim. Cô đã chứng minh được bản lĩnh kỳ cựu của mình khi thể hiện quá tuyệt vời phiên bản về già cực “lầy lội” của Như Ý, dù lúc nào cũng tỏ ra tỏ ra bê tha, chán chường nhưng “thở” ra câu nào là khiến người xem cười lăn lộn câu đấy và chiếm trọn cảm tình của khán giả bằng một lối diễn hết sức rất duyên dáng, bình dị nhưng lại vô cùng đặc sắc.

Ngoài ra, Ngô Thanh Vân và Diễm My cũng thể hiện bản lĩnh của riêng mình. Trong khi nhân vật Thanh Loan của Diễm My lúc nào toát lên một thần thái cực kỳ sang trọng, điềm đạm thì nhân vật của Ngô Thanh Vân lại mang đến một khí chất bảnh lĩnh, quyền lực nhưng lại mang trong mình tình yêu thương con gái hết mực, hoàn toàn khác dáng vẻ lạnh lùng như lần xuất hiện trong trailer.

Với sự đầu tư, tỉ mỉ, chỉn chu trong từng phân cảnh, Cô Ba Sài Gòn là một tác phẩm vô cùng đáng xem của nền điện ảnh Việt Nam.
Phim được chiếu trên : phimsieunet.com

Quảng cáo

Chia sẻ

Xu hướng

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019