Sau hơn 200 năm, các nhà nghiên cứu vẫn tiếp tục tìm cách khắc phục viền tím trên ảnh

ND Minh Đức
22/11/2018 19:32Phản hồi: 42
Sau hơn 200 năm, các nhà nghiên cứu vẫn tiếp tục tìm cách khắc phục viền tím trên ảnh
Bằng cách tạo ra những trụ nano với nhiệm vụ đưa mọi bước sóng ánh sáng về hội tụ lại tại tiêu điểm, các nhà nghiên cứu tại Đại học Harvard đã có thể tạo ra những chiếc ống kính máy ảnh không có sắc sai, không có viền tím, thay cho những chiếc thấu kính cồng kềnh, cỡ lớn vốn đã được từ tận thế kỷ 18 và vẫn còn dùng tới giờ.

Mặc dù công nghệ máy ảnh đã có những bước tiến lớn trong những năm gần đây nhưng vẫn còn nhiều công nghệ được phát triển từ những thời kỳ đầu của công nghệ hình ảnh mà cho đến bây giờ vẫn còn sử dụng, điển hình như các thấu kính phức hợp dùng compound lenses dùng để khắc phục sắc sai.



Cho anh em nào lỡ quên, biểu hiện dễ thấy nhất của sắc sai chính là sự xuất hiện của những vòng viền màu tím bao quanh rìa một số chi tiết đối tượng trong ảnh chụp. Nguyên nhân là những bước sóng ánh sáng khác nhau sẽ có những điểm hội tụ khác nhau, từ đó dẫn tới hiện tượng sắc sai. Và do đó, hồi năm 1730, người ta đã phát minh ra loại thấu kính phức hợp, trong đó ghép nhiều loại thấu kính với tính chất khác nhau nhằm “điều chỉnh” các bước sóng này hội tụ về cùng một điểm nhằm giảm sắc sai. (Xem thêm về Sắc sai ở đây)


SEM-Image-Web_0.jpg

Và từ đó đến nay, công nghệ đó vẫn còn được sử dụng trên những chiếc ống kính cồng kềnh, đắt tiền và kỳ thực vẫn không thể nào khắc phục triệt để được. Tuy nhiên, với công nghệ mới của các nhà nghiên cứu tại Harvard thì điều đó sắp sửa được khắc phục. Họ gọi đó là metacorrector, trong đó sử dụng một lớp bề mặt các trụ nano (ảnh trên) được dùng để điều chỉnh biên độ, khuếch đại và phân cực ánh sáng. Lớp phủ này sẽ có giá rẻ hơn, hiệu quả hơn và lại đơn giản hơn so với cách khắc phục bằng các hệ thấu kính trước đây.

Một thành viên của nhóm nghiên cứu cho biết: “Bạn có thể hình dung ánh sáng giống như những gói hàng khác nhau được chuyển đi với những tốc độ khác nhau trong các trụ nano. Chúng tôi đã thiết kế các trụ nano này để tất cả những gói hàng đều được chuyển tới tiêu điểm tại cùng một thời điểm. Nói cách khác, công nghệ này sẽ giúp chúng ta vượt qua khỏi giới hạn vật lý của ống kính và tạo ra những bức ảnh không còn bị quang sai.”

Được biết công nghệ này có thể được tích hợp vào tất cả các dạng hệ thống quang học hiện tại, không chỉ là những ống kính máy ảnh mà còn cả những kính hiển vi lẫn các kính thiên văn. Nhóm nghiên cứu đang tích cực hoàn thiện công nghệ nói trên để nó đạt hiệu suất cao hơn nữa nhằm nhanh chóng áp dụng vào những sản phẩm thương mại trong tương lai gần.

Tham khảo Harvard
42 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

lịch sử công trình này cũng lâu nhỉ
vitkon
CAO CẤP
5 năm
Tóm lại là sửa được chưa và công trình của Havard nó trông như nào vậy ah?
Khi nào thì độ phân giải của camera bằng mắt người nhỉ?
MinhDuclx
TÍCH CỰC
5 năm
@Brandon T Cái thứ 2 đúng là mắt người đỉnh của đỉnh.
Các camera hay máy chụp giờ áp dụng công nghệ đigital, tự nhận biết rồi nâng sáng vùng tối (bù sáng) rồi kéo tối vùng sáng ,...nhưng chụp ngược sáng từ trong nhà ra ngoài cửa sổ, mẫu đứng kế cửa sổ quay mặt vào, không dùng flash phụ thì mẫu rõ là hậu chạy, hậu đủ thì mẫu tối thui,...còn mẫu vừa vừa thì hậu cũng cháy nhưng còn khả năng kéo raw. Trong khi mắt người nhìn cả 2 đều rõ. Đỉnh của đỉnh. Các hãng làm mãi vẫn chưa bằng.
tranduymb
TÍCH CỰC
5 năm
@NatvPa Thế bạn phải đi khám mắt mới phải, mình đang nói mắt người bình thường, chứ ko nói mắt bị lỗi
NatvPa
TÍCH CỰC
5 năm
@tranduymb Đã khám và bác sĩ bảo bình thường mới chết. Thực ra mình chỉ bị lúc tranh tối tranh sáng thôi. Sáng hẳn hoặc tối hẳn thì không sao
@CitaTo sao lại ko thấy mắt người với camera cùng 1 cơ chế mà
Em biết vụ ảnh viền tím lâu nhưng đến 200 năm thì bất ngờ quá.
@tranvutruong đúng đấy bạn, vì đây là hiện tượng cố hữu của thấu kính dưới phương diện vật lí nên không loại bỏ được. Trong kính thiên văn ngoài cố gắng tạo ra các thấu kính phức tạp khử được sắc sai thì người ta còn dùng gương cầu để làm nhiệm vụ thay thấu kính. Phải chăng một lúc nào đó hệ thấu kính của máy ảnh cũng có giải pháp thay thế là hệ gương cầu! 😁
@Ngô Tùng Dương hồi nhỏ mình có đọc về kính thiên văn thuỷ ngân
tức là bề mặt ko fai là kính mà là 1 lớp thuỷ ngân mỏng
liệu cái kính này có xử lí đc ko !?
vanthai91
ĐẠI BÀNG
5 năm
@Ngô Tùng Dương Có rồi mà bạn:
MinhDuclx
TÍCH CỰC
5 năm
@tranvutruong Không tới 200 năm đâu bác, họ nói quá đó. Vì ảnh màu mới ra gần đây, trước chỉ có đen trắng, nên viền tím ...ở ảnh đen trắng = đen = không có viền tím. Công nghệ lạc hậu đôi khi khỏa lấp được yếu điểm cũng hay đó.
ANHLE479
TÍCH CỰC
5 năm
Vào saturation kéo tím về 0 Easyyyyyy
Em đùa nha mấy bác
Lâu qua nhỉ. Lâu lâu cầm sigma chụp choi tí cũng bị.
o0masieu0o
ĐẠI BÀNG
5 năm
Nghiên cứu thì lâu lắm, cái thương mại có rồi thì kiểu như ED của Nikon đấy!
koumyougen
TÍCH CỰC
5 năm
@o0masieu0o 2 cái hoàn toàn khác nhau nhé bác. Còn cái ED glass thì hãng nào cũng có cả nhưng đó là công nghệ chế tạo thủy tinh giảm sắc sai, còn công nghệ trong bài là thêm một lớp phủ nano với cấu trúc đặc biệt để giảm sắc sai. (khác so với phủ nano thông thường để giảm flare luôn)
😁 hóng thương mại
hkshine
ĐẠI BÀNG
5 năm
Công nghệ tương lai sắp ra mắt....lấy mắt con tinh tinh ( giống người ) làm ông kính trên máy chụp hình........
koumyougen
TÍCH CỰC
5 năm
Muốn ko bị viền tím thì chỉ cần chấp nhận nó, ko coi nó là một lỗi hình ảnh nưa. Viền tím tự biến mất. Very easy
@koumyougen còn cách để nó biến mất với mình,đó là mình bị mù màu 😁
Mình toàn chụp monochrome nên ko sợ viền tím (máy phim và điện thoại). Còn ảnh bình thường cũng không quan tâm nhiều cho lắm chỉ cần độ nét với portrait.
Đơn giản mỗi cái viền tím mà mấy trăm năm không khắc phục được thật là uổng công. Viền tím là hiện tượng tán sắc khi các màu sắc hợp lại nó giống như hiện tượng 7 sắc cầu vồng sau cơn mưa vậy. Tôi chả là giáo sư tiến sĩ gì nhưng tôi thừa biết nguyên nhân gây nên hiện tượng đó. Và sẽ ko bao giờ khắc phục được lỗi đó của tự nhiên.
phốpro38
ĐẠI BÀNG
5 năm
chả khác j mấy con bò cãi nhau
keymaster
TÍCH CỰC
5 năm
Trong mấy trăm năm qua, người ta đã sửa mọi quang sai về gần zero rồi.
Có điều khi tổng số điểm ảnh lớn hơn, con người ta zoom nhỏ hơn thì quang sai lại lòi ra và con người lại tiếp tục giải quyết bài toán.

Nhưng đây có phải là lời giải tuyệt đối hay không thì chưa biết
@keymaster shot ngc sáng là dễ thấy nhất =]]
"Tuy nhiên, với công nghệ mới của các nhà nghiên cứu tại Harvard thì điều đó sắp sửa được khắc phục" sắp sửa thì ko biết đến khi nào???
Khá hay đấy. Hy vọng giá thành sẽ rẻ hơn :3
nholuumanh
TÍCH CỰC
5 năm
Nói viền tím mới thấy có nhiều ông khó tính, chụp tấm hình mà xuất hiện viền tím thì kêu ca này nọ. Mình cầm máy đi chụp cả cảnh lẫn người, có viền tím đó nhưng cũng phải zoom sâu vào chân tơ kẽ tóc mới lòi ra. Còn bình thường giao cho khách có ai rảnh hơi mà đi soi tới mức đó mà cho dù có thì cũng họ cũng ko biết viền tím là gì.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019