Sự Thật Về Ánh Sáng

6/5/2014 1:51Phản hồi: 21
Sự Thật Về Ánh Sáng
Trong bài thứ nhất của chương Những điều cần biết về thế giới vật chất Vũ Trụ, đã giúp cho các bạn hiểu biết đúng về hạt vật chất sơ cấp, môi trường chân không, và vạn vật có hút nhau như Newton đã tuyên bố hay không. Trong bài thứ hai này sẽ giúp các bạn khám phá sự thật về: Ánh sáng mà các bạn đã biết nói riêng và bức xạ điện từ nói chung có phải được cấu tạo từ các chùm hạt photon hay không, hạt photon là hạt có thật hay không có thật.

Su That Ve Anh Sang.jpg


Sơ lược về bức xạ điện từ:


Các thứ như áng sáng, tia X được dùng để chụp X-Quang, tia gamma được dùng làm dao phẫu thuật chính xác cao trong ngành y, tia hồng ngoại được dùng chụp hình hoặc quay phim ban đêm hoặc dùng trong các thiết bị điều khiển từ xa như remote, tia tử ngoại được dùng để soi tiền giả hoặc tìm vết xước trên bề mặt sản phẩm hoặc trị bệnh còi xương, loại sóng radio được dùng để truyền âm thanh hình ảnh cho máy radio và tivi, loại vi sóng được dùng trong các lò vi sóng, đó là bức xạ điện từ.


Các loại tia bức xạ được phân loại theo mức năng lượng hoặc tần số của nó. Bức xạ có năng lượng thấp thì có tần số nhỏ, có năng lượng cao thì có tần số lớn. Trong các loại tia kể trên thì tia gamma có tần số lớn nhất và sóng radio có tần số nhỏ nhất. Với tia bức xạ có tần số từ 400-790THz thì mắt người nhìn thấy được nó nên bức xạ có tần số nằm trong giới hạn này được gọi là ánh sáng. Đối với các bức xạ có tần số nằm ngoài giới hạn 400-790THz thì mắt người không thể nhìn thấy nó.


Với khoa học, bức xạ điện từ là sóng lan truyền dao động điện từ trong không gian, và cũng là dòng chuyển động của các hạt photon. Hiện nay, khoa học cho rằng hạt photon là một loại hạt vật chất cơ bản, không có điện tích, không có khối lượng nghỉ, xem như khối lượng của nó chuyển hết thành năng lượng để chuyển động, có năng lượng. Photon luôn luôn chuyển động với vận tốc rất lớn. Vận tốc của nó không thay đổi trong một môi trường nhất định. Đối với môi trường chân không, vận tốc của nó bằng ~ 1,08 tỷ km/h. Trong tương tác điện từ, hạt photon có vai trò truyền lực tương tác.

Nội dung chính:


Trong các bài viết Vật Chất Cơ Sở và Phi Vật Chất Trong Vũ Trụ, Các Hậu Quả Của Tính Phân Tranh Của Phần Tử Vật Chất Trong Vũ Trụ, Nguyên Lý Thống Nhất Tương Tác Trong Vũ Trụ, Quy Luật Phân Bố Vật Chất Trong Vũ Trụ đã nói rõ về thuộc tính của các phần tử vật chất (còn gọi là hạt sơ cấp). Nhân đây, nó được viết tóm lại một số nội dung để tiện tham khảo.

Thế giới vật chất trong Vũ Trụ chỉ có một chất liệu duy nhất mà tôi đặt tên cho nó là vật chất A, các bạn có thể đặt cho nó một cái tên tùy ý. Vật chất A này tồn tại dưới dạng vô số hạt vật chất sơ cấp riêng biệt (còn gọi là phần tử). Mỗi hạt sơ cấp là một tồn tại độc lập sở hữu bỡi chính nó. Các hạt sơ cấp không thể hòa nhập thành một hạt sơ cấp. Vật chất A thuộc hạt sơ cấp này không hòa nhập với vật chất A thuộc hạt sơ cấp kia. Mỗi hạt sơ cấp không thể chia tách thành các hạt sơ cấp khác. Mỗi hạt sơ cấp là một trường liên tục vật chất A chiếm đầy không gian của hạt, có lượng vật chất A không đổi. Có vô số hạt sơ cấp có khối lượng từ rất nhỏ đến rất lớn. Bất cứ hạt sơ cấp có khối lượng lớn hay nhỏ, nó cũng có thể tồn tại dưới dạng một điểm hoặc có thể tích nhỏ hoặc thể tích lớn. Vật chất trong mỗi hạt sơ cấp được phân bố lớn nhất tại một điểm, nên được gọi là tâm của hạt, và phân bố giảm dần khi càng xa tâm theo quy luật tỷ lệ nghịch bình phương khoảng cách đến tâm. (Xem hình minh họa H2).

Chan tuong cua Vu Tru H2.png

Sự phân bố này luôn có khuynh hướng sao cho tâm của hạt trùng với trọng tâm không gian của hạt. Ví dụ như hạt có hình cầu thì tâm của hạt luôn có khuynh hướng trùng với tâm của hình cầu. (Xem hình minh họa H4-2). Giữa một hạt sơ cấp với các hạt sơ cấp xung quanh không có bất cứ khoảng hở nào, nghĩa là trong Vũ Trụ không có bất cứ vị trí nào không có vật chất A. Như vậy, trong Vũ Trụ, các hạt sơ cấp sắp xếp hạt này trong hạt kia hoặc đan xen một cách liên tục không có bất cứ khoảng trống nào.

Chan tuong cua Vu Tru H4-2.png

Có một đại lượng cần phải có, được dùng để phản ánh giá trị vật chất A tại một điểm, tôi đặt tên cho nó là cường độ năng phần hoặc gọi là cường độ khối lượng. Đây là một đại lượng mới. Cường độ khối lượng tại một điểm là giá trị vật chất A tại điểm đó. Khối lượng của một vật là tổng cường độ khối lượng của vật đó.

Về tương tác. Hạt này chen lấn hoặc và chiếm lấy không gian của hạt kia do sự chênh lệch cường độ khối lượng tại mỗi điểm ở mặt tiếp xúc và do sự chênh lệch mật độ khối lượng của hai không gian tương ứng. Các hạt dịch theo chiều hướng chen lấn, chiếm lấy sao cho giữa các hạt đạt được sự cân bằng về cường độ khối lượng tại mỗi điểm ở mặt tiếp xúc và cân bằng về mật độ khối lượng tại khu vực chen lấn, chiếm lấy. Quá trình tương tác kết thúc khi: cân bằng về cường độ khối lượng tại mỗi điểm trên mặt tiếp xúc, cường độ khối lượng tại mọi điểm của mỗi hạt không còn thay đổi, và cân bằng về mật độ khối lượng tại khu vực đã chen lấn, chiếm lấy. (Xem hình minh họa H3-2).

Quảng cáo



Chan tuong cua Vu Tru H3-2.png

Khi tương tác với nhau, tâm của hai hạt dịch chuyển lại gần nhau thì gọi là hút nhau, đại lượng biểu thị cho hướng và sức mạnh hút nhau được gọi là lực hút. Khi tâm của hai hạt dịch chuyển ra xa nhau thì gọi là đẩy nhau, đại lượng biểu thị cho hướng và sức mạnh đẩy nhau được gọi là lực đẩy. Tương tác chen lấn hoặc và chiếm lấy được gọi là tương tác phân tranh. Lực được hình thành do tương tác phân tranh gọi là lực phân tranh (lực hút và lực đẩy). (Xem hình minh họa H16).

Chan tuong cua Vu Tru H16.png

Mọi lực tương tác trong Vũ Trụ như lực hấp dẫn, lực điện từ, lực hạt nhân mạnh, lực hạt nhân yếu,… đều là lực phân tranh.

Chan tuong cua Vu Tru H11.png

Bức xạ được sinh ra bỡi các nguyên nhân như hạt điện tích dao động, dao động nhiệt của các phân tử, nguyên tử trong vật chất, bỡi quá trình phân rã hạt nhân nguyên tử, hoặc bất cứ một thay đổi nào như vị trí tâm, thể tích, hình dạng của các hạt sơ cấp. Bức xạ được phát ra bỡi bất cứ nguyên nhân nào mà theo khoa học cho rằng đó là nguyên nhân sinh ra bức xạ thì mọi nguyên nhân đó đều là bề nổi của ba nguyên nhân đích thực đó là: thay đổi vị trí, thay đổi thể tích, thay đổi hình dạng của hạt sơ cấp.

Khi vị trí tâm hạt thay đổi, theo quy luật phân bố vật chất, cường độ khối lượng tại mọi điểm trong không gian của hạt cũng bị thay đổi. Do cường độ khối lượng tại mọi điểm trên mặt tiếp xúc với các hạt xung quanh bị thay đổi làm cho cường độ khối lượng tại mặt tiếp xúc giữa hạt đó và các hạt xung quanh chênh lệch nhau và do vậy, tương tác phân tranh xảy ra. Do tương tác phân tranh xảy ra nên hình dạng và thể tích của hạt đó cũng bị thay đổi. (Xem hình minh họa H10).

Quảng cáo


Chan tuong cua Vu Tru H10.png

Tương tự như vậy, khi thể tích của hạt thay đổi thì cường độ khối lượng tại mọi điểm trong hạt, vị trí tâm hạt, hình dạng hạt cũng bị thay đổi theo. Khi hình dạng của hạt thay đổi thì cường độ khối lượng tại mọi điểm trong hạt, thể tích của hạt và vị trí tâm của hạt cũng bị thay đổi. Vì nguyên nhân này xảy ra kéo theo các nguyên nhân khác xảy ra nên các nguyên nhân thay đổi vị trí tâm hạt, thay đổi thể tích, thay đổi hình dạng của hạt được gọi chung là thay đổi không gian hạt.

Khi hạt thay đổi không gian thì làm cho cường độ khối lượng tại mọi điểm trong nó cũng bị thay đổi và ngược lại, khi cường độ khối lượng tại một điểm trong hạt thay đổi thì làm cho không gian của hạt bị thay đổi. Sự thay đổi này, như đã nói ở trên sẽ xảy ra tương tác phân tranh với các hạt xung quanh. Vì các hạt xung quanh xảy ra tương tác phân tranh nên các hạt xung quanh cũng bị thay đổi không gian và cường độ khối lượng tại mọi điểm trong chúng cũng bị thay đổi. Và cứ như vậy, sự thay đổi này được lan truyền trong không gian. Vậy, khi tại một điểm trong không gian thay đổi cường độ khối lượng hoặc một hạt thay đổi không gian thì sự thay đổi đó được lan truyền trong không gian. Sự lan truyền sự thay đổi cường độ khối lượng trong không gian chính là sóng điện từ. Với mỗi tương tác phân tranh xảy ra làm cho cường độ khối lượng tại mỗi điểm trong không gian sẽ thay đổi một giá trị nhất định. Lượng thay đổi cường độ khối lượng tại mỗi điểm được quy đổi thành lượng thay đổi năng lượng tại mỗi điểm. Vậy lượng thay đổi năng lượng tại mỗi điểm trong không gian có tính từng đợt tương ứng với mỗi tương tác xảy ra. Nên sự lan truyên sự thay đổi cường độ khối lượng trong không gian vừa có tính sóng, vừa có tính chất hạt (năng lượng thay đỗi từng đợt tại mỗi điểm).

Sự thật về ánh sáng.jpg

Ngoài ra, như trên đã nói, mọi tương tác trong Vũ Trụ như tương tác hấp dẫn, tương tác điện từ, tương tác hạt nhân mạnh, tương tác hạt nhân yếu,… đều là tương tác phân tranh. Các hạt tương tác được với nhau nhờ chúng tiếp xúc không gian với nhau hoặc thông qua sự lan truyền sự thay đổi cường độ khối lượng. Như vậy, lực tương tác được thực hiện từ hạt này lên hạt kia, từ vật này lên vật kia không nhờ vào bất cứ “hạt truyền tương tác trung gian” nào để truyền tải lực từ hạt này lên hạt kia hay từ vật này lên vật kia.

Phân tích trong bài này đã chỉ ra sự thật về bức xạ điện từ chính là sự lan truyền sự thay đổi cường độ khối lượng trong không gian. Và một sự thật nữa là hạt photon chỉ được xem là một đại lượng quy ước cho sự thay đổi từng đợt về cường độ khối lượng tại mỗi điểm. Hạt photon không phải là hạt vật chất có thật tồn tại trong Vũ Trụ.

______________
Xem bài trước:
Xem bài tiếp theo: Công thức tính lực phân tranh - áp dụng cho mọi lực tương tác cơ bản.
Liên kết Facebook: Phật Pháp Thường Trụ.
21 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

qwerty87
TÍCH CỰC
10 năm
Bài giảng của anh hay lắm nhưng có vài bài sử dụng ký hiệu toán học nên em nắm bắt không được, chắc tại dốt toán quá...
@qwerty87 Những chỗ nào chưa nắm bắt được thì cứ liệt kê dưới đây, tôi sẽ làm rõ để mọi người cùng hiểu rốt ráo.
qwerty87
TÍCH CỰC
10 năm
Nhờ anh kiến giải điều này, xem thử có vấn đề gì sai và sai ở đâu?

Con người tự quy ước thời gian tịnh tiến như một đường thẳng đi theo chiều Quá Khứ - Hiện Tại - Tương Lai.

Với cách hiểu như vậy, có thể định nghĩa không gian và thời gian như sau:

- Không gian là một tập hợp của các loại vật chất và phi vật chất của toàn thể vũ trụ.
- Thời gian là một tập hợp của các không gian khác nhau, tạo ra do sự di chuyển hay tương tác của vật chất/năng lượng từ phần tử này đến phần tử khác.

VD: toàn bộ vũ trụ có 4 phần tử là A, B, C, D. Ban đầu, 4 phần tử này có vị trí theo thứ tự trước sau là A, B, C, D, ta nói đó là không gian ABCD, tiếp đến, có sự di chuyển tự do của cả 4 tạo thành 1 không gian mới là D, A, C, B, ta có không gian mới gọi là DACB, tương tự, do dịch chuyển và vận động vật chất, ta có không gian ABCD, rồi ACBD, ADBC, ADCB...v.v Như vậy, tập hợp các không gian tạo ra do sự dịch chuyển / tương tác tự do ngẫu nhiên của của các phần tử tạo ra toàn bộ thời gian.

Kết luận: Bản chất của khái niệm thời gian tịnh tiến hiện nay chỉ là tập hợp các không gian được tạo ra do sự dịch chuyển / tương tác tự do của các phần tử, từ KHÔNGGIAN1 đến KHÔNGGIANn(vô tận).
@qwerty87 Không gian và thời gian thực chất là hai mặt của một giá trị giống như năng lượng và khối lượng vậy.
qwerty87 có thể tham khảo thêm trích đoạn sau đây trong phần chú giải của Sự kiện khởi nguyên Vũ Trụ như sau:

6.. Không gian và thời gian là gì?
Để nhận thức, để phân biệt, để nhận biết thì sinh vật phải có ngôn ngữ. Nếu không có ngôn ngữ thì mỗi sinh vật không thể có nhận thức, có phân biệt, có nhận biết ngay cả đối với sự tồn tại của chính bản thân. Trong khi Sự thật của vũ trụ thì không có ngôn ngữ.


Không gian và thời gian là một cặp đối tượng song hành quyết định về sự nhận thức, sự phân biệt, sự nhận biết của sinh vật. Không có cặp đối tượng này, sinh vật không thể có nhận thức, có phân biệt, có nhận biết ngay cả đối với sự tồn tại của chính bản thân.

Sự thật của vũ trụ không có bất cứ liên quan đến ngôn ngữ cho nên không thể dùng ngôn ngữ để khái niệm về không gian và thời gian một cách tuyệt đối. Khái niệm không gian và thời gian là một khái niệm tương đối, và phải thừa nhận nó như thừa nhận ngôn ngữ.

Mỗi tồn tại đều có giá trị tồn tại của chính nó. Mỗi giá trị tồn tại của mỗi tồn tại luôn thể hiện thông qua hai mặt của chính nó. Một mặt là giá trị tự tồn tại – giá trị nội tại, mặt kia là giá trị được tồn tại – giá trị ngoại tại. Giá trị nội tại và giá trị ngoại tại cùng là một giá trị thể hiện giá trị tồn tại của mỗi tồn tại, nhưng hướng thể hiện ngược nhau. Ví dụ, một người tự biết mình đang tồn tại thì gọi đó là giá trị nội tại, người khác thấy có người này nên cho là có tồn tại người này thì đó là giá trị ngoại tại, hai giá trị này đều cùng là một giá trị tồn tại của người đó; Một mặt cầu thì có hai mặt, mặt trong và mặt ngoài, mặt trong thì gọi là giá trị nội tại, mặt ngoài thì gọi là giá trị ngoại tại, hai mặt này đều cùng là một mặt.

Mỗi tồn tại đều có không gian và thời gian. Không gian là giá trị ngoại tại, thời gian là giá trị nội tại, cả hai thể hiện cùng một giá trị tồn tại của tồn tại đó. Ví dụ, một người nhắm mắt lại và định tâm để không nhận thức từ bên ngoài thì người này không thấy mình có không gian, không thấy mình có thân thể nhưng người này biết mình đang tồn tại; Người này biết mình đang tồn tại vì người này có thời gian; Nếu người này không có thời gian, người này không thể biết mình đang tồn tại; Trong khi đó, một người ngoài nhìn thấy người này nên biết người này đang tồn tại; Người ngoài biết người này đang tồn tại vì người này có không gian; Nếu người này không có không gian, người ngoài không thể biết người này đang tồn tại.

Không gian và thời gian là hai mặt của một giá trị của mỗi tồn tại, nên chúng cùng giá trị và trái ngược nhau. Nếu một tồn tại không còn tồn tại thì đồng thời không tồn tại không gian và thời gian của tồn tại đó. Tức là không gian và thời gian của tồn tại đó đã tác hợp đồng nhất với nhau để hủy diệt nhau, không còn tồn tại. Tuy nhiên, không có tồn tại nào bị hủy diệt, không còn tồn tại, nó chỉ có thể bị hủy hoại và biến đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác, từ dạng này sang dạng khác. Không gian biểu hiện sự tồn tại của thời gian và thời gian biểu hiện sự tồn tại của không gian. Không gian và thời gian: cái này có mặt thì cái kia có mặt, cái này không có mặt thì cái kia không có, cái này sinh nên cái kia sinh, cái này diệt nên cái kia diệt. Cho nên, không gian và thời gian là một cặp đối xứng.

Mỗi tồn tại là một tập hợp các tồn tại sự kiện điểm liên tục, mỗi sự kiện điểm bao gồm một không điểm và một thời điểm. Giá trị của không điểm và giá trị của thời điểm đều cùng là giá trị của sự kiện điểm. Như vậy, không gian cũng là một tập hợp các không điểm liên tục, thời gian cũng là một tập hợp các thời điểm liên tục. Không-thời gian là một tập hợp các sự kiện điểm liên tục.

Kích thước của không điểm và thời lượng của thời điểm. Kích thước của không điểm là kích thước phát sinh trong một thời lượng của thời điểm. Thời lượng của thời điểm là thời lượng cần tiêu tốn để phát sinh được một kích thước của không điểm. Kích thước của không điểm thì bằng thời lượng của thời điểm. Kích thước của không điểm và thời lượng của thời điểm là giá trị nhỏ nhất nhưng khác không.

Đơn vị đo khoảng cách và đơn vị đo thời gian. Khoảng cách và thời gian có cùng đơn vị đo. Nếu chọn “mét” là đơn vị đo khoảng cách và “giây” là đơn vị đo thời gian thì phải chọn hệ số để quy đổi một “giây” bằng bao nhiêu “mét”: s = u.m.
@qwerty87 Cách hiểu của qwerty87 về không gian và thời gian thì không sai. Chỉ có điều cách diễn đạt chưa tốt thôi.

qwerty87 đã hiểu thời gian là bản chất của sự vận động là không sai. Nếu tất cả tồn tại đều không vận động thì không thể có thời gian. Mà tất cả tồn tại không vận động thì cũng có nghĩa là không có sự nhận biết nào xảy ra. Không có sự nhận biết nào xảy ra cũng có nghĩa tất cả không tồn tại kể cả không gian và thời gian. Vậy thì không vận động thì không có thời gian, không có thời gian thì đồng thời không có không gian.

Nếu theo đúng bản chất, khi đề cập không gian thì không cần đề cập thời gian, đề cập thời gian thì không cần đề cập không gian. Giống như khi nói giá trị vật chất, nói năng lượng thì không cần nói khối lượng và ngược lại, vì nó thể hiện được giá trị vật chất. Ví dụ như trong công thức tính lực phân tranh, nếu áp dụng nó để tính trọng lực thì đại lượng M(r) chính là gia tốc trọng trường. Thông thường thì mọi người đều cho rằng gia tốc có đơn vị là m/s^2, tức cho rằng gia tốc liên quan đến thời gian và không gian. Nhưng trong công thức này, M(r) lại có đơn vị là kg/m^3 chỉ liên quan đến không gian. Ta thử quy đổi xem thời gian theo công thức này nhé:

m/s^2 = kg/m^3 <=> m^4 = kg.s^2

Điều này nói lên rằng, không gian và thời gian hoàn toàn liên quan mật thiết với nhau và quy đổi được lẫn nhau. Công thức m^4 = kg.s^2 cho thấy nếu không có thời gian thì không có không gian, không có không gian thì không có thời gian, và không gian tăng thì thời gian tăng, thời gian tăng thì không gian tăng.
qwerty87
TÍCH CỰC
10 năm
Theo em hiểu thì Không Gian và Thời Gian không thể xem là hai mặt đối lập. Em thấy nó giống như 2 cấp độ của một vấn đề. Cấp độ <thời gian tịnh tiến> bao hàm không gian và phụ thuộc vào sự tồn tại của không gian (tức, nếu không có không gian, thì không có thời gian tịnh tiến). Còn cấp độ không gian thì khi chưa bị bao hàm bởi <thời gian tịnh tiến> nhưng nó đã là một với <thời gian ngay lúc này> hay <hiện tại>, và cũng không phụ thuộc vào sự tồn tại của <thời gian tịnh tiến> (tức, nếu không có thời gian tịnh tiến, không gian vẫn tồn tại, ngay bây giờ, ý nói, kể cả mọi thứ cân bằng và đứng yên, không gian vẫn tồn tại, dù có thể là dưới một dạng/hình thù/mật độ khác). Còn cái thực sự là 2 mặt đối lập trong vấn đề này đó là sự cân bằng hay dao động của Vật Chất/Năng Lượng.

Không Gian là tập hợp Vật Chất / Năng Lượng và nếu tập hợp này cân bằng, nó sẽ không chuyển động hay vận động, lúc đó, không tồn tại khái niệm <thời gian tịnh tiến> (chuỗi quá khứ, hiện tại, tương lai), nhưng vẫn tồn tại Không Gian (cái đơn nhất, cân bằng) và <Hiện Tại>.
Thời Gian là hệ quả có được từ sự vận động của tập hợp Vật Chất / Năng Lượng khi nó bị mất cân bằng và tạo ra một chuỗi các không gian khác nhau một cách liên tục, và chuỗi không gian khác nhau đó chính là <thời gian tịnh tiến>, và nhờ đó, mới sinh thêm 2 khái niệm là quá khứ và tương lai. Còn hiện tại thì vốn dĩ đã tồn tại cùng với Không Gian Cân Bằng (không có chuyển động/vận động thì vẫn có hiện tại, nhưng không có chuyển động/vận động thì không thể có được quá khứ và tương lai).

Tức là, khái niệm Thời Gian theo cách hiểu thông thường (thời gian tịnh tiến) chỉ tồn tại khi tập hợp Vật Chất / Năng Lượng bị mất cân bằng và chuyển động / rung động. Và Thời Gian Tịnh Tiến là một tập hợp được tạo thành từ chuỗi các Không Gian hình thành từ sự vận động của Vật Chất. Nếu chia ra, thì mỗi không gian đó là 1 phần tử thuộc tập hợp thời gian tịnh tiến. Nếu tất cả đứng yên, thì chỉ có 1 loại thời gian gọi là hiện tại, nếu tất cả chuyển động, thì có thêm 2 loại thời gian khác là quá khứ và tương lai.
@qwerty87 Không gian và thời gian không phải là hai mặt đối lập nhau mà là một cặp đối xứng. Trong chú giải về không gian, thời gian là gì đã trích dẫn trong bình luận số 5 ở trên đã ghi rõ không gian và thời gian là hai mặt của một giá trị của mỗi tồn tại.

Về đối xứng, trong phần chú giải bài Sự kiện khởi nguyên Vũ Trụ có nêu:

1.. Cặp đối xứng là cặp đối tượng được sinh khởi từ () hoặc được sinh khởi từ một tồn tại mà tồn tại đó không thay đổi khi sinh khởi cặp đối tượng đó, biểu hiện sự tồn tại của nhau, khi tác hợp đồng nhất với nhau thì hủy diệt lẫn nhau trở thành () và không để lại bất cứ tàn dư nào, và: cái này sinh nên cái kia sinh, cái này có mặt thì cái kia có mặt, cái này không có mặt thì cái kia không có mặt, cái này diệt nên cái kia diệt.

Và qwerty87 có muốn nghĩ thế nào đi chăng nữa cũng phải lưu ý 2 điểm quan trọng sau đây:

1. Giả định rằng có trường hợp Vũ Trụ không có sự vận động. Khi đó không có bất cứ nhận biết nào xảy ra. Mọi giác quan đều không hoạt động, suy nghĩ không hoạt động, ý thức không hoạt động, não bộ không hoạt động,... tất cả đều không hoạt động. Vậy, qwerty87 làm sao "biết" có cái gì tồn tại, ngay cả chính bản thân mình cũng không biết mình có tồn tại hay không, thì căn cứ vào đâu để khẳng định khi đó có tồn tại không gian. Chỗ này hơi trừu tượng một chút nhưng suy ngẫm sẽ hiểu thấu.

2. Sự thật, Vũ Trụ luôn mở rộng từ khi nó được khởi sinh và không bao giờ ngừng mở rộng. Nội tại Vũ Trụ luôn luôn giãn nỡ. Vì vậy Vũ Trụ luôn vận động. Mặt khác, trong bài Nhận xét Nguyên lý bất định của Heisenberg đã xác nhận mọi hạt sơ cấp (phần tử) trong Vũ Trụ luôn luôn biến động. Vì vậy, không có trường hợp không có sự vận động xảy ra. Nghĩa là, không có trường hợp thời gian không tồn tại mà không gian lại tồn tại. Cái này sinh nên cái kia sinh, cái này có mặt thì cái kia có mặt, cái này không có mặt thì cái kia không có mặt, cái này diệt nên cái kia diệt.
qwerty87
TÍCH CỰC
10 năm
@Pháp Không Chân Như Không gian và thời gian không phải là hai mặt đối lập nhau mà là một cặp đối xứng. <= Đoạn này anh nói hơi trừu tượng, không đối lập mà đối xứng??? Em tạm thời chưa hiểu ra. Còn về 2 điểm quan trọng mà anh nói:

1. Giả sử tại điểm vũ trụ cân bằng và ngừng vận động toàn bộ, thì dĩ nhiên cũng không ai có ý thức và nhận thức về bất kỳ điều gì. Nhưng ý ở đây là em hiện đang có nhân thức, và nhìn về lúc đó, nên nhận thấy lúc đó vẫn có thời gian, nhưng là thời gian hiện tại, 1 tập hợp vật chất hay 1 vật chất duy nhất không biến đổi, và nó đang có hiện tại của nó.

2. Em đồng ý với quan điểm vũ trụ luôn mở rộng ra vô tận không lúc nào ngừng nghỉ, nên vũ trụ luôn có thời gian tịnh tiến. Tuy nhiên, ở đây em đang dùng phân tích kiểu như dùng kính hiển vi mới hiểu rõ một vật bé nhỏ. Tức là, nếu lấy ra 1 không gian trong tập hợp thời gian tịnh tiến đó và giữ yên nó, thì không gian đó vẫn tồn tại, nhưng chỉ còn thời gian hiện tại của nó.

Em xin nói thêm là em có được một thông tin mà em tin tưởng được, đó là không có quá khứ và tương lai, đó chỉ là khái niệm cấp thấp của thực tại giác quan, chứ không phải của sự thực, mà trong sự thực chỉ có cái gọi là ngay bây giờ, vì thực sự khi nhìn toàn cảnh vũ trụ, thì không có gì chuyển động cả, do vũ trụ là vô tận và giãn nở không ngừng, nở cả về lẫn vật chất/năng lượng, bản thân mọi người cũng nở ra với một tốc độ đều như nhau, nên không ai thấy được cái nở ra đó, vì cái gì cũng nở đều hay co đều thì lấy hệ quy chiếu nào để mà so, đó là về sự vận động xoắn ra, nở ra.

Còn cái ta gọi là vận động chuyển động giữa vật này với vật khác cũng chỉ là tương đối, khi so với tâm vũ trụ hay hệ quy chiếu nào đó, thật ra có thể xem mọi thứ đang đứng yên một chỗ và chỉ còn 1 thì, là thì hiện tại. Giống như ta đủ lớn để thấy cái bàn đứng yên, nhưng các electron của cái bàn thì chuyển động quanh hạt nhân của nó với tốc độ chóng mặt (và chỉ chóng mặt khi so với hệ quy chiếu của hạt nhân mà thôi), nếu ta đủ lớn như hàng googol^googol chiều dài năm ánh sáng, ta thấy chả còn thứ gì chuyển động so với ta cả, lúc đó nhìn vào bức tranh vũ trụ, mọi thứ đang ở thì hiện tại, đang đứng yên so với ta. Cho nên mới cần hiểu, quá khứ, hiện tại, tương lai chỉ là tương đối, phải xem ta đứng đâu để mà nói, cấp bậc của mình nếu càng cao thì càng tiệm cận với sự thật...

Dĩ nhiên em biết là còn nhiều chỗ bị sai, nhưng hiện nghĩ bằng trí tuệ thông thường nên chỉ nghĩ được đến đó, và chắc trong tương lai sẽ dùng đến một cách tiếp cận khác, 😁
@qwerty87 1. qwerty87 cho rằng nhờ hiện tại qwerty87 đang có nhận thức nên nhận thức về sự kiện "thời gian không tồn tại" trong tương lai khi mà Vũ Trụ không có bất cứ sự vận động. Nghĩ như vậy thì qwerty87 cho rằng sự kiện "thời gian không tồn tại" đó trong bao lâu? Nếu cho rằng sự kiện đó có bao lâu tức là nói có thời gian chứ sao nói là không có sự tồn tại thời gian. Còn nếu nói sự kiện đó không có bất cứ khoảng thời gian nào thì có nghĩa là từ lúc nó bắt đầu không tồn tại đến khi nó tồn tại trở lại là trùng nhau. Trùng nhau như vậy thì trước sự kiện đó và sau sự kiến đó thời gian đều diễn ra liên tục. Thời gian diễn ra liên tục thì sao lại nói là có sự kiện không tồn tại thời gian? Vì vậy bất kỳ ai, nhỏ hay lớn, đang ở quá khứ, hiện tại hoặc tương lại đều không thể nhận thức được sự kiện không tồn tại thời gian. Và vì vậy nếu nói có sự kiện không tồn tại thời gian là không đúng.

2. Về sự vận động, dù ở cấp vi mô hay vĩ mô cũng là vận động. Một ai đó thấy mọi thứ đứng yên là vì người đó không thấy chứ không phải mọi thứ đứng yên. Tôi không quan tâm về hệ quy chiếu, đó là mặt thuần túy của toán học nên nó mang tính tương đối. Vận động là sự thay đổi vị trí so với chính nó giữa thời điểm đầu và thời điểm ngay sau đó, là sự thay đổi hình dạng và thể tích so với chính nó giữa thời điểm ban đầu và thời điểm ngay sau đó. Đó là vận động có tính tuyệt đối.
Trong sự vận động, một sự vận động từ vị trí A ban đầu và sau đó ở vị trí B khác vị trí A, một sự vận động từ thể tích V1 ban đầu và sau đó có thể tích V2 khác V1. Nếu cho rằng không có quá khứ, tương lai mà chỉ có hiện tại, tức thời gian ngừng trôi. Chứ chỉ có hiện tại mà nói là thời gian vẫn trôi là vô lý. Thời gian ngừng trôi thì làm sao vị trí A khác vị trí B được, V1 khác V2 được.
Mặt khác, Vũ Trụ ngày một lớn. Không có quá khứ thì không có Vũ Trụ. Không có quá khứ tức không có tương lai vì hiện tại là tương lai của quá khứ. Không có tương lai cũng không có Vũ Trụ. Nghĩa là thời gian không trôi thì không có Vũ Trụ, đồng nghĩa không có bất cứ tồn tại.

3. qwerty87 ví dụ ta đủ lớn để nhìn thấy mọi thứ đang đứng yên. Sự thật có kẻ lớn như Vũ Trụ (xem thêm tại Sự kiện khởi nguyên Vũ Trụ - phần tử phi vật chất). Nhưng nó không có nghĩa là nhìn thấy mọi thứ đang đứng yên. Nội tại Vũ Trụ vẫn vận động như ở mục 2 trong bình luận này. Khi một sự tồn tại trong kẻ đó chuyển dịch từ A đến B, thay đổi từ V1 sang V2 thì sự vận động đó cần có thời gian như phân tích ở mục 2. Mặt khác, kẻ đó cũng lớn dần theo thời gian. Ví dụ kẻ đó nhận thức được thì kẻ đó biết mọi thứ trong kẻ đó như một nhân chứng lịch sử. Đó là chuyên bình thường.Còn nếu thời gian ngừng trôi thì không có quá khứ, tức là kẻ đó cũng không tồn tại như Vũ Trụ không tồn tại.

Tóm lại, mọi thứ đều có quá khứ, hiện tại, tương lai.
qwerty87
TÍCH CỰC
10 năm
Em xin lấy một ví dụ để nói về ý thứ 2, đó là một nguyên tử với các electron quanh nhân. Bản thân nó vốn có vận động của đám mây electron quanh nhân, có sự dịch chuyển theo một quỹ đạo nhất định, chia nhỏ các vị trí của electron thì thấy khác nhau, nhưng nhìn bao quát thì nó cứ lặp đi lặp lại từ A sang B, C, D, E rồi lại từ E về A, tiếp tục như thế chẳng thay đổi gì, vậy không phải là nhìn chung thì vận động đó cũng có thể xem như chẳng vận động đó sao? Vậy có thể nói là Vận động tuyệt đối của vũ trụ là sự rung động tại chỗ của cái duy nhất, và do tại chỗ chứ không đi đâu ngoài nó, nên về bản chất, cái thứ đó chẳng vận động, chẳng đi đâu, vì sau khi nó xoắn nở ra, nó lại xoắn co vào, rồi lại xoắn nở ra...âm, dương liên miên không ngừng nghỉ, chỉ có những gì bên trong nó thay đổi vị trí với nhau, chỉ là sự rung động tại chỗ. Điểm này em cũng muốn nói là vũ trụ không chỉ có phình ra, mà còn có giai đoạn thu vào...kiểu như Orange Theory http://www.tinhte.vn/threads/su-van-dong-tuyet-doi-cua-vu-tru.2284131/ , mỗi một chấm trong video có thể xem là một vũ trụ thu nhỏ, hoặc các hành tinh, các thiên hà thu nhỏ cũng như thế cả, nó có thể khác khi phân tích sâu, nhưng khi bao quát, thì thấy cái thứ đó nó cứ mãi như thế, ở yên đó, chẳng đi đâu. Cũng như một hạt vi tế từ khai thiên lập địa, nó mà thấy xung quanh thì các hạt vi tế vẫn là các hạt vi tế, chả có gì thay đổi, vì bọn nó có tuổi cũng như không tuổi, chẳng già, chẳng bệnh, không sinh, không diệt, cứ thế mãi, thì quá khứ và tương lai của bọn nó, cũng chỉ bằng với hiện tại, nó bất tử nên có thứ gì mà nó chẳng đi qua, có thứ gì mà nó chẳng biết, một sự tồn tại mà chẳng có gì mới mẻ và chẳng có gì thay đổi khác đi, mà cứ lặp đi lặp lại cùng một kiểu, thì phải chăng xét đến tổng thể bọn nó chỉ có một hiện tại, đó là cái hiện tại của một thứ chu kỳ không đổi, vì không thay đổi nên trước cũng như sau, sau cũng như trước đó chăng?! Ý em muốn nói, thời gian vốn chỉ là một khái niệm, và nó chỉ có ý nghĩa khi ta đang trong trạng thái phân tách, mất cân bằng. Còn quá khứ của vũ trụ cũng chính là tương lai của nó, sự việc sẽ như một chu kỳ âm dương, nếu hiểu vậy thì vũ trụ chỉ có một vận động là âm dương, và thì hiện tại của nó chính là chu kỳ âm dương, bao hàm cả quá khứ và tương lai trong đó.

Em cũng hiểu câu tướng tại tâm sinh là ý muốn nói mọi vật tưởng chừng như bên ngoài kia không liên quan đến mình, nhưng nó hình thành bởi chính tâm mình, có liên quan và tồn tại song song với tâm mình, chứ nó không tồn tại khách quan, giống như khoa học lượng tử khám phá ra 2 hạt tồn tại và biến mất song song vậy. Còn mình không nhận ra điều đó, là vì mình tâm mình đang bị phân tách, rời khỏi cái thứ đó. Bởi vậy khi tâm không, hòa nhập làm một, mình nhận ra thì ra là do mình..., tất cả là do mình gây nên.

Cũng có một số người nghĩ rằng, do mình ngưng nghĩ, thì mình không còn cảm thấy gì cả, còn những thứ kia vẫn tồn tại khách quan bên ngoài mình, ko liên quan đến mình, nghĩ như vậy chắc là một sai lầm lớn hay một điều rất chính xác đây ???

Nói chung trí em còn chưa thông, chắc đến đây nên dừng lại là được rồi...sorry anh. Thì ra càng phân tích càng thấy mình ngu đi. Thà không suy nghĩ biết đâu lại hiểu hết.
qwerty87
TÍCH CỰC
10 năm
@Pháp Không Chân Như
Anh có thể kể về một ứng dụng cụ thể dựa trên những gì mà anh đã ngộ ra được không? Em đọc nhiều rốt cục cũng chỉ để làm ra một cái gì đó hữu ích thật sự...chứ chưa đến mức mong cầu giác ngộ rốt ráo tất cả vấn đề.
@qwerty87 Đã là Sự Thật Về Vũ Trụ thì có vô lượng ứng dụng.
Vì vậy mà không thể kể ra cho hết. Và nó được ứng dụng mãi mãi về sau.
Tuy nhiên, để Qwerty87 hiểu thêm về lợi ích bất khả tư nghị của nó, tôi liệt kê dưới đây các ứng dụng quan trọng mà cả thế giới hiện nay đã và đang rất cần, cũng là các đề tài mà báo chí và khoa học luôn nhắc đến.

- Giúp cho con người biết Vũ Trụ từ đâu mà có.
- Giúp cho con người biết con người từ đâu mà có.
- Giúp cho con người biết Vũ Trụ là trường hay là số.
- Giúp cho con người biết thế nào là hạt sơ cấp.
- Giúp cho con người biết Vũ Trụ được cấu trúc như thế nào.
- Giúp cho con người biết Vũ Trụ luôn mở rộng và không bao giờ ngừng mở hộng hoặc bị co lại.
- Giúp cho con người biết sự thật về cấu trúc các nguyên tử liệt kê trong bảng tuần hoàn Mendeleev.
- Giúp cho con người biết sự thật về lỗ đen.
- Giúp cho con người biết nguyên lý cấu trúc của các hệ vật chất tồn tại quanh khối tâm.
- Giúp cho con người biết sự thật về ánh sáng.
- Giúp cho con người biết vạn vật không hấp dẫn.
- Giúp cho con người biết mọi tư tưởng, ý thức, suy nghĩ, hành động của con người đều ảnh hưởng đến toàn thể nhân loại và toàn thể Vũ Trụ.
- Giúp cho con người biết một số hằng số vật lý không phải là hằng số.
- Giúp cho con người biết sự nhầm lẫn của Định luật vạn vật hấp dẫn của Newton, Thuyết tương đối rộng của Einstein, Thuyết Big Bang.
- Giúp cho con người biết sự nhầm lẫn của Thuyết mô hình chuẩn, Lý thuyết dây, Lý thuyết hấp dẫn, Lý thuyết siêu hấp dẫn, Lý thuyết U của vật lý hạt cơ bản.
- Giúp cho con người biết, ngoài các nguyên tử liệt kê trong bảng tuần hoàn Mendeleev được cấu tạo từ các hạt proton và electron nhỏ bé, còn có vô lượng loại hạt nguyên tử được cấu tạo từ các hạt siêu lớn hoặc siêu bé. Nghĩa là trong Vũ Trụ, còn có vô lượng loại vật chất không giống như ở hệ Mặt Trời và thân thể sinh vật trên Trái Đất lẫn con người không thể hấp thu được nó (không thể sống bằng các vật chất đó).
- Giúp cho con người giải thích vô số hiện tượng vật lý tự nhiên trong Vũ Trụ.
- Giúp cho con người thống nhất lớn được các lực tương tác cơ bản gồm lực hấp dẫn, lực điện từ, lực hạt nhân mạnh, lực hạt nhân yếu thành một lực duy nhất.
- Giúp cho con người biết rõ càn khôn Vũ Trụ.
- Là nền tảng cho khoa học phát triển đúng hướng với các kết quả không nhầm lẫn trong tương lai.
- Là nền tảng cho tâm linh nhân loại.
qwerty87
TÍCH CỰC
10 năm
@Pháp Không Chân Như
Nếu thật sự phát triển sâu về hiểu biết khoa học mà vẫn giữ được kết nối tâm linh thì đúng là cái em đang tìm kiếm. Nhưng chắc là phải học thêm rất lâu.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019