Sự trở lại của vinyl: thành công hay chỉ là xu hướng tạm thời?

AudioPsycho
21/12/2018 12:48Phản hồi: 108
Sự trở lại của vinyl: thành công hay chỉ là xu hướng tạm thời?
Năm 2018 đã đánh dấu sự trở lại ngoạn mục của loại hình đĩa vinyl. Chỉ vài năm trước thôi, loại hình này được xem như là đã chết với từng đống đĩa vinyl nằm xếp xó trong nhà kho, chờ đến 1 ngày bị vứt ra bãi rác. Giờ đây bỗng nhiên chúng trở nên quý giá khi được dân chơi nhạc và người sưu tập săn lùng. Từ việc "tránh xa" các loại hình lưu trữ nhạc vật lý trong thời đại các dịch vụ stream nhạc số lên ngôi, không hiểu sao người ta lại quyết định "tìm về nguồn cội" bằng các định dạng xưa cũ như cassette, vinyl hay CD. Không chỉ trên thế giới mà ngay cả ở Việt Nam ta, các album mới được đầu tư nghiêm túc cũng đã xuất hiện các bản có đĩa vinyl.

tinhte-vinyl-trend-stay-1.jpg

Ai cũng biết hình thức mảng băng đĩa nhạc vật lý đang ngày càng thu nhỏ dần để nhường chỗ cho nhạc số, tuy nhiên theo nhận định của các chuyên gia thì chúng chỉ có thể thu nhỏ đến 1 mức nào đó thôi chứ không thể nào hoàn toàn mất đi. Nhận xét này là hoàn toàn chính xác vì từ lâu sự hiện diện của các sản phẩm băng đĩa nhạc vật lý luôn là thú chơi của những người ghiền nhạc. Không chỉ nghe nhạc, họ còn muốn trực tiếp "cầm nắm" chúng trên tay và nâng niu như 1 đứa con tinh thần, đồng thời cũng mang đến cảm giác như họ đang thực sự ủng hộ nghệ sỹ mà mình yêu thích chứ không chỉ đơn thuần là bấm và mua 1 bài nhạc trên mạng.


Vinyl dần dần đang trở thành xu thế hiện nay và chúng ta không thể chối cãi điều đó. Năm 2017 là năm thứ 12 liên tiếp doanh số vinyl tiếp tục tăng trưởng ở thị trường Mỹ (thông tin từ Nielsen Music), tuy nhiên con số này dường như chỉ nói lên phần nổi chứ chưa thể chạm đến những phần chìm của "tảng băng" vinyl. Điều này là do phần nhiều các nhãn thu không cung cấp báo cáo doanh số đĩa vinyl, thậm chí vài nhãn thu nhỏ còn kinh doanh theo hướng "tiền trao cháo múc", bán lẻ trực tiếp đĩa vinyl đến tay người nghe mà không thông qua các hệ thống phân phối lớn nào.

tinhte-vinyl-trend-stay-2.jpg

Cũng theo thông tin từ Nielsen Music, doanh số vinyl đã tăng 9% với 14.3 triệu album được bán ra so với năm trước, bù lại xét theo tốc độ tăng tưởng thì lại giảm đi. Nhiều người nhanh chóng quy kết rằng cơn bùng nổ vinyl có thể đã đến hồi kết. Tuy nhiên các nghiên cứu thị trường mới đây của BuzzAngle Music thì lại đưa ra các kết quả khác khi báo cáo doanh số vinyl tăng mạnh đến khoảng 20%. Các trang bán hàng online như eBay hay Discogs thì đưa ra các báo cáo tăng trưởng vinyl có 2 con số, trong khi đó ở thị trường UK và Canada thì vinyl tăng trưởng mạnh trong khoảng 22~27%. Có thể thấy nhận định "cơn bùng nổ vinyl đã đến hồi kết" thực sự vẫn còn xa lắm.

cover_tinhte_vinyl_dia_than.png

Ngày càng nhiều nhà máy dập đĩa cũng được mở cửa để có thể đáp ứng được nhu cầu của người dùng. Hồi năm 2015, các báo cáo cho thấy lượng đĩa vinyl tồn đọng ở các nhà máy có thể phải mất đến hơn 6 tháng mới bán hết. Còn vào năm 2016 thì Billboard đưa ra kết luận rằng "chẳng còn ai mở nhà máy vinyl mới nữa vì hoàn toàn không mang lại lợi nhuận".

Trái với các nhận định đó, trong vài năm qua có khá nhiều cơ sở làm đĩa vinyl ra đời từ các doanh nghiệp lớn như Newbilt, Viryl Technologies và Pheenix Alpha. Các nhà máy này cũng sở hữu dàn máy móc mới và hiện đại hơn, như công nghệ máy dập của Newbilt đang được ứng dụng ở Third Man Records mở tại Detroit. Viryl Technologies cũng vừa khánh thành một nhà máy sản xuất đĩa vinyl, bên cạnh đó là việc nghiên cứu và phát triển thêm quy trình máy dập đĩa mới nhỏ gọn hơn, đi kèm cùng khả năng tiết kiệm năng lượng cũng như thân thiện hơn với môi trường nhờ hạn chế sử dụng hóa chất.

tinhte_vinyl_records.jpg

Nhiều nhãn thu lớn cũng "rục rịch" mở riêng nhà máy dập đĩa của mình để phục vụ cho các nghệ sỹ đang làm việc cũng như khách hàng trong khu vực. Nhìn chung công nghệ máy móc mới hiện đại sẽ càng giúp quy trình dập đĩa trở nên nhanh chóng và chính xác hơn nữa, tiết kiệm được cả thời gian và chi phí so với quy trình làm việc kiểu cũ cách đây nhiều thập kỷ. Đây là điều rất đáng mừng.


Người chơi vinyl và dân sưu tập cũng có thể sở hữu cho mình những chiếc đĩa vinyl của các album huyền thoại được dập bằng công nghệ mới, mang đến chất lượng âm thanh tốt hơn hay đơn giản chỉ là để thay thế cho các bản đĩa cũ quý giá mà họ nghe bấy lâu nay. Các album này hầu hết đều nhanh chóng leo lên vị trí best-selling của các trang bán hàng do không chỉ các fan gạo cội mua chúng mà còn có thêm thính giả mới tò mò muốn nghe thử hay được bạn bè giới thiệu. Các tác phẩm huyền thoại nhờ đó càng có thể tiếp cận tốt hơn với những bạn trẻ yêu nhạc hiện nay.

Quảng cáo



Có thể nói vinyl không chỉ là 1 loại hình chơi nhạc mà còn là nét văn hóa đại chúng vô cùng đặc sắc. Khá nhiều album pop và R&B hiện nay bắt đầu xuất hiện với định dạng vinyl, đi kèm cùng các ấn bản boxset và tái phát hành của những album tổng hợp từ các nghệ sỹ huyền thoại. Theo các khảo sát tại thị trường Mỹ vào năm 2016, 1 chiếc đĩa vinyl có giá khoảng $24.98, nghĩa là đã tăng khoảng 20% so với 1 thập kỷ trước do lạm phát, tuy nhiên vẫn được khách hàng đón nhận và móc hầu bao mua về. Điều này càng cho thấy loại hình chơi nhạc vật lý sẽ không thể nào biến mất, ít ra là trong khoảng 20~50 năm nữa.

Tuy có khá nhiều nhãn thu và nhà máy vinyl đã đóng cửa nhưng số lượng các nhà máy vinyl mới mở ra vẫn lấn át chúng, vì thế người dùng hoàn toàn không phải lo lắng mức cung sẽ không đủ cầu hay có thể bị giới hạn ở 1 số nhà phân phối nhất định. Các cửa hàng bán đĩa vinyl quy mô nhỏ (hay còn được gọi là "dã chiến") cũng là 1 nét văn hóa riêng của loại hình này, được khách hàng lui tới thường xuyên để tìm kiếm cho mình các album hiếm, độc và lạ.

Vinyl có thể có 1 khởi đầu khá chậm nhưng rất chắc chắn. Các thống kê hiện nay về doanh số của vinyl nói chung chưa quá ấn tượng, với chỉ 8.6 triệu đĩa bán ra so với 74.5 triệu chiếc CD, 64.9 triệu lượt bán online (tải về) hay con số khổng lồ 377 tỷ lượt stream (theo BuzzAngle). Vinyl hiện tại chỉ vượt qua định dạng băng cassette, vốn cũng là 1 xu hướng vừa được hồi sinh cách đây không quá lâu. Như 1 chú rùa chậm chạm nhưng vững chãi, vinyl đang ngày càng leo lên những đỉnh cao mà khó có thứ gì có thể cản được nó.

Nguồn pitchfork
108 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

_ Vinyl không dành cho người ít tiền đâu nhé, và setup vinyl CỰC KỲ khó, khó hơn nhiều lần so với dàn dùng đĩa CD. Nói chung là vì người ta theo đuổi chất lượng nhạc cao hơn nên mới ... nhảy sang đĩa Vinyl hay CD thay vì các loại nhạc streaming hay lưu nhạc trên chip nhớ / hdd, còn tại sao chất lượng nhạc lại hay hơn khi lưu trên các công nghệ cổ đại thì ... hỏi cái tai audiophile ấy 😁 Nhưng mình phải công nhận là nghe trên CD / Vinyl hay hơn, khác biệt hơn, sống động và chân thực hơn :v
MinhDuclx
TÍCH CỰC
5 năm
@anti-fan Riêng lĩnh vực âm nhạc digital có ưu và khuyết nhiều lắm so với analog nha bạn.
Muốn biết khuyết điểm bạn nên nghiên cứu kỹ về âm thanh, cách chuyển đổi từ analog thành digital rồi dải âm nghe thấy, tần số lấy mẫu.....
Còn nói cụ thể là analog nó như 1 dải liên tục, digital cắt cái đó ra những đoạn cực nhỏ, cực nhỏ, không liên tục - nhưng ở 1 mức độ nào đó nó sẽ tạo cho ta cái cảm giác liên tục. VD bạn đứng từ xa nhìn vào 1 cánh rừng chỉ thấy 1 màu xanh ngắt đậm lợt, nhưng lại gần sẽ ra là cây nầy cách cây kia cả khoảng. Một bức ảnh bình thường bạn lấy kính lúp soi sẽ thấy màu rõ, vào kính hiển vi sẽ thấy cả vi trùng; nhưng 1 bức ảnh số bạn zoom tới 1 mức nào đó sẽ thấy các ô vuông ô vuông chứ chả soi vào được nữa. Thật sự mình ko biết diễn tả , nói thế không biết bạn hiểu không !!!! Vấn đề nầy hơi khó diễn tả ý quá. Nhưng nói chung là số hóa là cố gắng số hóa tín hiệu analog nên sẽ không thể bằng analog dù làm cách nào.
anti-fan
TÍCH CỰC
5 năm
@MinhDuclx Đó là lý thuyết thôi bạn, chứ thử mù thì không ai có thể nhận ra trừ mấy con dơi nghe được tần số siêu âm. Còn những ai nói analog nghe hay hơn toàn chém gió. Mình chắc luôn là bạn chưa bao giờ nghe mù cả mà toàn nghe mấy chuyên gia chém gió phán.
MinhDuclx
TÍCH CỰC
5 năm
@anti-fan bạn mới nói tới dãi âm cao tần và thấp tần thôi.
Cái trong khoảng nghe đc cũng bị ảnh hưởng bởi tần số lấy mẫu đó,bạn tìm hiểu thêm qua bài nầy đi : https://truongcaaudio.com/chuyen-de/am-thanh-ky-thuat-so-la-gi
Bạn nhìn cái biểu đồ sẽ hiểu ý mình nói -analog trơn tru - digital lại khập khiểng, nhưng cái khập khiểng đó nhỏ lắm cực nhỏ, nhưng.....vẫn có. Giống hình ảnh bạn coi trên tivi vậy - nó không là hình ảnh chuyển động liên tục mà là 24/25/30/50/60/100 hình trong 1 giây nên bạn cảm nhận là liên tục thôi....
anti-fan
TÍCH CỰC
5 năm
@MinhDuclx Đó là lý thuyết thôi bạn, vì các chuyên gia âm thanh người ta lôi dân audiophile ra để thử các codec rồi nên mới quyết định nên lấy mẫu ở đâu là hết phân biệt nổi nữa. Ai mà phân biệt được thì éo phải là người nữa. Nếu bạn vẫn chưa tin thì bạn nên tự thử, chứ đừng nghe bọn bán thiết bị âm thanh nó chém gió có mà đốt cả tấn tiền.
one_love
ĐẠI BÀNG
5 năm
thích có một cái dàn đĩa nhạc kiểu cổ điển này ở nhà. Nhưng để em dành tiền mua cái nhà cái đã :v
Giới nghe nhạc xưa h vẫn chuộng vẫn nghe chứ có ai bỏ đâu mà trào lưu hay thành công cái gì. Nói về chất lượng âm thanh thì đĩa than đứng số 2 thì ko có thể loại nào d đứng số 1. Có lẻ mod viết bài này đang mon men vào thể loai này nên mới đặt cái tiêu đề câu like như vậy.
@khonggianbonchieu_dh tiêu đề có gì mà câu like
@khonggianbonchieu_dh Tôi lại cần like lắm cơ ấy :v
anninh12
ĐẠI BÀNG
5 năm
@AudioPsycho Mod phũ vãi. Ha ha
Saigonam
TÍCH CỰC
5 năm
Mình cũng từng chơi Vinyl nhưng chỉ amateur thôi, lúc đó cũng có quen 1 số đàn anh trong giới khá nổi tiếng ở SG . Khoảng những năm 90' thì bắt đầu làm quen với CD, trong khi số đàn anh chơi Vinyl toàn chê âm thanh của CD (lúc đó chưa có đĩa chép & có lẽ các anh ấy đã ôm 1 đống Vinyl quí rồi), sau này chịu hết nổi nhưng vì sĩ diện nên toàn sai đàn em đi thu băng Cassette từ CD về nghe, sau này cũng dần chuyên sang CD hết .
Mình nghĩ Vinyl quay trở lại vì tâm lý hoài cổ, lấy cái công phu làm niềm vui giống như chơi xe cổ thôi, chứ nói chất âm vượt trôi hơn CD là thấy không đúng lắm. Hay hay không còn phụ thuộc vào nguồn âm và kỹ thuật ghi âm của nhà sx đĩa nữa. Về thời gian thì chắc chắn CD lưu trữ chất âm tốt hơn Vinyl rồi.
@quocanh_ltk Mình nghĩ vậy. Bản chất là lưu trữ âm thanh rồi phát lại. Thay vì lưu vào mấy cái rãnh thì mình lưu dưới dạng số. Còn phát lại hay hay không lại do cái bộ loa thế nào nữa
hoangdaica9x
ĐẠI BÀNG
5 năm
@Leduycng Mình nghĩ CD Ko chết được, có chăng chuyển sang DVD hay bluray thôi, Mình thấy các đầu quang đều hỗ trợ CD, DVD, hay tất cả các đầu trên ô tô đều hỗ trợ CD cả. Nghe nhạc trên ô tô thì USB và CD/DVD vẫn là 50/50
Leduycng
TÍCH CỰC
5 năm
@hoangdaica9x Mình cũng nghĩ vậy CD và đĩa than là hai phương tiện lưu trữ âm nhạc chưa thay thế được. Nhưng hiện nay USB có vẻ ổn nhất nhể.
dnguy3
ĐẠI BÀNG
5 năm
@Saigonam Like mạnh bác @Saigonam.
Tính tiện dụng luôn đặt lên hàng đầu
Đến một lúc nào đó thì đàn ông sẽ nhận ra 2 điều
- Đam mê thật tốn kém, bớt được chút nào nào thì đỡ mệt chút đó
- Nhưng khi bớt rồi thì cuộc sống lại thiệt vô vị tẻ nhạt
@batmanletruc lại một comment rất chất, he he
@batmanletruc Like bác!
Em thấy đam mê audio là đỡ tốn kém nhất hoặc không tốn kém, nếu chịu khó săn tìm hàng 2 and thì có khi nâng cấp còn lãi ấy chứ!
@tangvanthang Tốn tiền là 1 chuyện. Còn tốn thời gian công sức đọc, tìm tòi, nghiên cứu...
Rồi khi đam mê qua đi, đến lúc chia tay có khi chỉ cười nhẹ một cái.
@batmanletruc Vâng đam mê thực sự nó bao gồm tất cả bác à nhiều bác mất ăn mất ngủ "có khi mất cả vợ đấy" … tiền bạc, công sức, tâm huyết, thời gian…. => đam mê.
em thấy đm âm thanh là lành mạnh nhất cả nghĩa đen và bóng!
còn đm cá độ, đề đóm, gái gú, gà, chim, cây….. mất nhiều hơn được!
hiepmu
CAO CẤP
5 năm
@tangvanthang mình ghét mấy thằng lone đam mê gà đá, nó nuôi 3-4 con gáy từ sáng tới tối :mad:
..Mình đã sưu tầm đc 3 chiếc máy cũ , hai cái thả dĩa tự đông , cả 3 khác hiêu nhau nhưng phải công nhân là những chiếc máy cũ từ 30-60 năm đến nay vẫn hoạt đông rất tốt, âm thanh vẫn ngọt ngào, dù rằng nghệ thuật phối âm đơn giản hơn bây giờ, các link kiên lắp ráp bằng tay nhưng độ nhiễu âm thì rất khó để phân biệt ,
Hai chiêc dùng đầu đoc Diamond ,môt chiêc có thêm 8 track và casset vẫn hoạt động bình thường, chiêc thứ 3 là Panasoic ( thêm hộc băng 8 track) chưa xác đinh loại kim nào nhưng âm thanh cũng rât tuyệt...
2 Máy lơn thường có Preamp nên nghe trưc tiếp ra loa ,1 máy nhỏ hơn thì cần có AMP...
Dĩa nhac thì mình không có dĩa viêt nên chỉ đc nghe dĩa nc ngoài thôi...
mình còn có thêm đầu chuyển từ vinyl qua các định dạng khác

IMG_3875[1].JPG IMG_3876[1].JPG IMG_3878[1].JPG
IMG_3877[1].JPG
Greycloud
TÍCH CỰC
5 năm
@TsanHoang Dàn này xấu xí thật.
@Greycloud xưa rồi bạn, thuôc loai đồ cổ rồi....kiếm khó hơn mua máy đời mới...
kunkun21
ĐẠI BÀNG
5 năm
@Greycloud thế bạn có không? khoe ra cho thiên hạ xem nào?
kunkun21
ĐẠI BÀNG
5 năm
@Greycloud thế bạn có không? khoe ra cho thiên hạ xem nào?
Đĩa Vinyl rồi cũng sẽ như phim 35mm, ko chết, vẫn sống nhưng ko quá tốt, nó hướng đến những người thích sưu tập, thích sự hoài cổ, chậm rãi, tách biệt với lối sống xô bồ nhanh chóng của xã hội, và một phần nào đó là những người có kinh tế dư dả để chơi vì phần cứng bao giờ cũng đắt và khó kiếm.
Kome.Cafe
ĐẠI BÀNG
5 năm
@meodihia_cool Thì nó giống như thú sưu tầm đồ cổ thôi, xe cổ, vật dụng cổ...phong cách hoài cổ..
Một phần tất yếu của Lịch sử
kwangnguyen
ĐẠI BÀNG
5 năm
@meodihia_cool Vinyl có giá trị riêng, người chơi phần khá nhiều tuổi, thích hoài cổ, giống bạn uống cafe phố cổ
hiepmu
CAO CẤP
5 năm
@kwangnguyen ún cafe phố cổ giờ chủ yếu sống ảo là chính 😁
Bất tiện sẽ ko dc đa số sử dụng. Thế nên doanh thu cũng sẽ ko lớn. Xu hướng tạm thời.
lqphong77
TÍCH CỰC
5 năm
Xu hướng thôi.
Cũng giống như giờ đi săn Honda Super Cup thôi mà 😃
Khi người ta đã thích thì không thiếu lý do để ca tụng :p
Cũng ngắt ngoải 1 thời gian như máy phim rồi cũng chết thôi!?!
Baby-kool
ĐẠI BÀNG
5 năm
@QuanLyNhaNghi Máy film chết khi nào vậy bạn? Cả một cộng đồng không nhỏ đang chơi. Tuy kém thị phần máy ảnh kĩ thuật số nhưng chưa bao giờ chết cả.
@Baby-kool thế khi nào mới gọi là chết!?!
Vinyl chết thì sẽ không chết, nhưng bảo sẽ quay lại huy hoàng thì cũng sẽ không quay lại huy hoàng được.
hellomotoman
ĐẠI BÀNG
5 năm
Đĩa than vẫn sẽ là nguồn phát vật lý chất lượng nhất.
Bác nào nói chơi đĩa than để làm màu chứng tỏ đếch biết audiophile là gì.
Mời nghe thử LP của mình, đeo tai nghe đc thì tốt.
tethien
CAO CẤP
5 năm
@hellomotoman Ha ha.
Show thế này chứng tỏ bạn chả hiểu gì.
Đĩa than cái cơ bản của nó là tín hiệu analog. Âm thanh (analog) --->ghi âm ---> lưu trữ lên đĩa --->phát lại --->khuếch đại ---> ra loa : hoàn toàn analog, không có 1 tí digital nào.
Giờ bạn ghi lại rồi up youtube thế này thì là đã qua đoạn digital rồi.
Ghi âm ---> ADC (digital) -----> nén ----> youtube ----> DAC ---> analog ---> khuếch đại -->loa.

Đâu còn chất của đĩa vinyl nữa. Khác gì tải file audio về nghe đâu.
@hellomotoman Canh lại azimuth đê người ơi. con 150 bị nghiêng roài
@hellomotoman cối xay chất quá bác ơi !
loa, amp gì vậy bác, em mơ ước có cái cối như của bác !
vn_soft
CAO CẤP
5 năm
Tôi nghĩ là làm màu hoặc phục vụ số lượng rất ít
@vn_soft Ko ít đâu, nhưng chủ yếu là tạo ra 1 phong cách khác với chất âm rất cơ học riêng, đa số cho giới thích nghe nhạc và nhiều tiền
Nhạn định của mình quả không sai. Âm nhạc chạy bằng đĩa và băng từ luôn là sự lựa chọn chuẩn cho những người đam mê âm nhạc và luôn đi tìm cái hay nhất. Ok nhà vẫn còn cái đài cát sét của sony ngày nào và một đống băng từ.
Người viết bài có lẽ ko bám theo thời cuộc. Ca sĩ Quang Dũng, Mỹ Tâm... lúc đang ở đỉnh cao họ ra đ
Ra đia cd và kèm theo vynil luôn.
anti-fan
TÍCH CỰC
5 năm
Chỉ là món đồ chơi hoài cổ thôi, so sánh ở chất lượng âm thanh thì không đúng. Chỉ cần ngắm cái đĩa nó quay quay thôi là sướng tê tái rồi.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019