Tại sao chúng ta lại dùng "Merry Christmas" thay vì "Happy Christmas"

Rubi Lee
17/12/2019 8:44Phản hồi: 86
Tại sao chúng ta lại dùng "Merry Christmas" thay vì "Happy Christmas"
Chúng ta thường hay dùng "Happy" cho các dịp sinh nhật, năm mới hay các dịp lễ lớn, nhưng riêng Giáng sinh, mọi người lại nói Merry Christmas thay cho Happy Christmas. Có bao giờ bạn tự hỏi điều này chưa?

Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta cần quay trở lại trước đây vài trăm năm. Lần ghi nhận đầu tiên của cụm từ Merry Christmas là vào năm 1534 trong lá thư Giáng sinh khi một vị giám mục người Anh John Fisher đã gửi cho Thomas Cromwell, ông đã viết rằng "And this our Lord God send you a merry Christmas, and a comfortable, to your heart’s desire".

Ngoài ra, trong bài hát "God Rest You Merry, Gentlemen" vào thế kỷ 16 ở Anh, cụm từ này đã xuất hiện. Trong ngôn ngữ tiếng Anh thời bấy giờ, cụm từ "Rest You Merry" ngoài mang ý hạnh phúc, từ "Rest" trong cụm có nghĩa là tiếp tục, duy trì và "Merry" còn có nghĩa thoải mải, dồi dào, thịnh vượng. Vị trí đúng của dấu phẩy trong câu nên đặt sau chữ "Merry" nhưng nó thường đặt sai chỗ vì thế làm thay đổi ý nghĩa sang "Merry Gentleman" và từ đó xuất hiện "Merry Christmas".

Cả "Happy" và "Merry" có cùng nghĩa là vui vẻ, và thậm chí từ "Merry" còn có tuổi đời lâu hơn cả. Nhưng khác với "Happy" chỉ sắc thái cảm xúc, thì "Merry" lại mang ý chỉ hành động hạnh phúc ở các bữa tiệc nhiều hơn. Trong tấm thiệp Giáng sinh đầu tiên vào năm 1843 của giám đốc Bảo tàng Victoria & Albert - Henry Cole, lời chúc "Merry Christmas" đã xuất hiện và lan rộng. Cùng với sự xuất hiện dày đặc trong cuốn sách "A Christmas Carol" của Charles Dickens xuất bản vào năm 1843, cụm từ này càng phổ biến hơn. Trong cuốn sách, ông cũng trích dẫn "God Rest You Merry, Gentlemen", nhưng vị trí dấu phẩy đã được thay đổi thành "God bless you, merry gentleman!".

Khi sự xuất hiện của bài hát "We wish you a Merry Christmas", nó càng làm cho cụm từ này trở nên phổ biến và được sử dụng nhiều hơn cho tới hiện tại. Kể từ đó "Merry Christmas" gắn liền với các câu chúc vào dịp Giáng sinh như chúng ta đã thấy hiện nay.


Theo whychristmas
86 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Đơn giản vì chúng ta thấy tây nó nói như thế nên chúng ta nói theo thôi.
nếu tây chúng nó nói bloody christmas thì chúng ta cũng nói theo chứ biết làm sao.
@Nam Air hô, bloody Christmas baby
huydinh83
TÍCH CỰC
4 năm
@Nam Air "Chúng ta" ở đây là bao gồm những người nói câu đó, cả tây lẫn ta.
The Vi Er
TÍCH CỰC
4 năm
@Hassler Bloody Christmas nghe như kot*x Christmas vậy haha
Van Thu
ĐẠI BÀNG
4 năm
@Hassler Bloody christmas baby cũng rất khó dịch ra tv nên nó không phổ biến là vậy !
Xưa cũng từng thắc mắc nhưng ko dám cất tiếng hỏi, thấy họ xài thì mình xài thôi Chớp mắt.gif
| Sent from CRAZYSEXYCOOL1981 using BlackBerry Athena |
Tại hồi xưa chưa có cộng đồng mạng nên sai trở thành đúng. Nếu PGS Bùi Hiền mà công bố nghiên cứu trước năm 2000 thì tiếng Việt giờ đã rất khác.

Záq Sin’ an làn’
@from team b with love Tiếng Việt nguyên bản là sao vậy bạn. Tiếng Việt bạn đang sài giờ do giáo sĩ Pháp họ sáng tạo nên khi đô hộ nước mình. Rồi đợt cải cách chữ nữa.
Tiếng Nôm thì phổ theo tiếng Hán
Cái gì là nguyên bản, chỉ là Tiếng Việt bây giờ sài là chủ Quốc ngữ chứ đâu có phải nguyên bản
hkbinh
ĐẠI BÀNG
4 năm
@from team b with love Chữ Việt đã ổn định gần cả trăm năm, mọi văn bản lưu trữ ở VN và thế giới đều theo tiếng Việt chuẩn, Bùi Hiền tạo ra chữ mới loạn cào cào vừa xấu xí vừa dỏm, lại vừa phá hoại tính văn hóa lịch sử lưu trữ VN xưa giờ
@pro744 Bạn nhầm lẫn tiếng nói và chữ viết rồi.
longt61
TÍCH CỰC
4 năm
@bomy Ổng nghiên cứu vớ vẩn. Tiến sĩ giấy nên thế thôi. Ngày xưa khi giải phóng, thành phần trí thức ko nhiều, và cũng chịu ảnh hưởng của Pháp nên việc cải cách chữ sáng dùng chữ quốc ngữ phiên âm Tiếng Việt nó dễ. Bây giờ cải cách đã vào làn vào lối rồi, lại đập đi xây lại tiếc đầu, mất thêm 50 năm chuyển giao giáo dục giữa các thế hệ. Rồi biết bao trì thức, tài liệu, sách vở dịch thuật, rồi quan hệ quốc tế, các ứng dụng Việt hoá, công việc giấy tờ ảnh hưởng... Đã là giáo sư / tiến sĩ thì khi mở miệng nói phải suy nghĩ trước sau. Đây là vấn đề quốc gia chứ ko phải ông nói chuyện phiếm là xong, bảo sao ăn gạch ngập mồm. Trong nghề của mình có câu nói :"Đừng sáng tạo lại cái bánh xe"
tokylo
TÍCH CỰC
4 năm
Vì lễ Giáng sinh là ngày lễ quan trọng nhất nên dùng "Merry" cho khác biệt
dslkhodau
TÍCH CỰC
4 năm
Dạo này hết bài đăng nên tinh tế sang review đồ ăn, với từ vựng
@dslkhodau không phải hết bài mà trình độ chỉ có thế thôi
nhìn lịch sử viết bài của mod này thấy 10 bài thì phải có 11 bài chả liên quan gì đến "diễn đàn công nghệ" cả
@dslkhodau uh thì đừng có vào tinhte nữa?
@Tên Hiển Thị Avatar của bác được đấy, khá mượt
@dangnhatanh1412 Ayaka Miyoshi
http://m.baonga.com/dep.nd702/nhan-sac-cua-hot-girl-nhat-ban-gay-sot-xinh-nhu-bup-be-nhung-lai-nghien-coi.i108564.html
chúc người anh em noel tưng bừng 😃
@trung_mầm_mập haha chuẩn
Christmas /ˈkrɪs.məs/, đọc là Cờ-ris-mơts, hem phải Chịch mợt nha mấy chế :p😁
hovaqu
TÍCH CỰC
4 năm
@kuxin1512 tôi thì lại nghe đọc là " chịch mệt".
@kuxin1512 Chịch mod nhé
Muốn đọc lại “a christmas carol” của charles dickens ghê. Năm nào noel cũng đọc lại 😃
@Edward Đỗ Kinh!
Xưa bày nay làm, ông bà ngày trước thường nói vậy.
Merry Birthday
kevin2012
TÍCH CỰC
4 năm
Holy Christmas !
yldbk
TÍCH CỰC
4 năm
Merry XXX-mas,
Merry Rubi Lee
Hello Giáng Sinh. 😁
xưa h dùng sao thì mình dùng vậy.Cũng k thắc mắc j lắm 😃
Giáo Vũ
TÍCH CỰC
4 năm
Happy nghe nó bình thường quá, merry cảm giác như nó đặc biệt hơn
Hi giáng sinh
Tôi vẫn nói ‘happy xmas’ đây. Tuỳ cá nhân thích cái nào thì nói cái đó thôi.
Tôi không nghĩ ông giám mục người Anh John Fisher viết sai tiếng Anh.
"And this our Lord God send you a mery Christmas, and a comfortable, to your heart’s desire".
Viết tiếng Anh cho đúng nhé.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019