Tại sao cơm nguội có thể gây ngộ độc thực phẩm?

bk9sw
21/8/2019 11:17Phản hồi: 87
Tại sao cơm nguội có thể gây ngộ độc thực phẩm?
Cơm là một món ăn đặc trưng của Á Đông nói chung hay Việt Nam nói riêng. Hẳn không ít người trong số chúng ta có thói quen hay thậm chí là sở thích ăn cơm nguội. Đã có nhiều lời đồn thổi xoay quanh về tác hại của cơm nguội, vậy sự thật ra sao?

Vấn đề nằm ở hạt gạo! Gạo chưa nấu có thể chứa một loại vi khuẩn có tên bacillus cereus có nguồn gốc trong đất và nó có các bào tử có thể tồn tại ngay cả khi đã được nấu chín hoàn toàn. Khi cơm chín để ở nhiệt độ phòng, bào tử bacillus cereus có thể phát triển thành vi khuẩn và chúng tạo ra các sản phẩm phụ độc hại. Một trong những phụ phẩm độc hại này có thể gây nôn mửa liên tục đến 6 giờ trong khi các phụ phẩm độc hại khác lại gây đau bụng, tiêu chảy kéo dài đến 15 giờ. Vi khuẩn này cũng vừa khiến một sinh viên người Bỉ tử vong do ăn mỳ Ý để lâu trong tủ lạnh.
Đó là lúc bạn đã bị ngộ độc thực phẩm, thường thì các triệu chứng giảm dần sau 24 giờ. Đa phần trường hợp bệnh gây ra bởi vi khuẩn bacillus cereus thường nhẹ nhưng những triệu chứng ngộ độc có thể trở nên nguy hiểm đối với những ai có hệ miễn dịch yếu như trẻ em, người già, người bị suy giảm miễn dịch.

Khi bạn ăn cơm để tủ lạnh quá lâu hoặc chưa được hâm nóng kỹ, bạn có thể sẽ ăn phải vi khuẩn bacillus cereus. Cơm càng để lâu ở nhiệt độ phòng thì bào tử vi khuẩn càng có thời gian phát triển và nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm càng cao.

Cơm chín phải ăn ngay và cơm thừa nên được làm lạnh trong vòng một giờ sau khi ăn xong. Chúng ta cần bảo quản cơm thừa trong tủ lạnh và phải ăn trong vòng 1 ngày (dĩ nhiên phải hâm nóng mới được ăn) hoặc đổ bỏ. Nếu có ăn phải vi khuẩn bacillus cereus thì nó sẽ không khiến bạn bị ngộ độc ngay lập tức bởi nó có thể ẩn nấp trong cơ thể tới 16 giờ trước khi các triệu chứng ngộ độc xuất hiện.

87 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Hay nhỉ . Tương Bần làm từ cơm mốc xanh mốc vàng mà chả ai bị . Thế mới hay chứ lị .
@U Minh Hehehe. Nên mới có câu “ở dơ sống lâu”. Vấn đề là tránh vi khuẩn độc thôi, còn vi khuẩn có lợi thì không sao!
@minhthuvc em thấy vi khuẩn có lợi đánh vi khuẩn có hại và dành chiến trắng. số lượng vi khuẩn có lợi bị tổn hao và còn lại ko đáng kể. vì số lượng ít nên ko có nhiều tác dụng đối với hệ tiêu hoá và sức khoẻ. ko tốt cho sức khoẻ thì ko nên ăn. ngu ý của em có đúng ko các bác
bringlove
ĐẠI BÀNG
5 năm
@congnvp Sai bạn nhé. Mẻ cho ăn cơm nguội chứ không phải thiu. Nếu bạn cho nó ăn thiu hoặc dính thức ăn là nó chết hết
@U Minh Chưa kể dòi bọ nó đẻ vào chum tương
Cơm nguội an toàn hơn phở nóng chớ?!?
@MrDuc2010 Kkk. Cơm phải là luôn luôn (al) và phở chỉ là thỉnh thoảng (somet..). Kkk. Khi ngán cơm thì ta tìm phở. Về nhà ta lại dùng cơm. Kkk.
@vuvuzezelala Mình lại thích mua phở về trộn với cơm 😔
@akemitran99 Thánh mẹ rồi
@MrDuc2010 cơm nguội nhà ta là đặc sản của thằng cha hàng xóm đó bác và ngc lại
Vậy là Cơm chiên dương châu , cơm chiên cá mặn , cơm ngũ sắc .... Trong mấy quán ăn nhà hàng chắc bổ nhỉ
@ZzCapuchino Chiên nóng lên là nó chết vi khuẩn mà bạn. Đừng lấy từ tủ lạnh ra ăn luôn là được!
@ZzCapuchino Bụng tây nó yếu, không phải chuyên ăn cơm. Nên ăn cơm nguội bị đau bụng thôi. Con dân châu Á ăn cơm quen rồi, nên chả có sao đâu. Đừng ăn cơm thiu, cơm mốc là được. Sáng nấu, chiều ăn vẫn ok.
Thích phở ...nóng hổi 😁
Và cơm nguội đem đi chiên rất ngon
Mr.ZP
TÍCH CỰC
5 năm
@cutruong789 Các quán ăn làm cơm chiên thường sử dụng cơm nguội. Vì theo họ cơm nguội làm cơm chiên sẽ ngon hơn, hạt cơm lúc này khô hơn sẽ ko gây dính chảo. Khi ăn cũng sẽ thành ra từng hột riêng biệt là thế.
E là cơm nguội nhà ta
Nhưng lại là phở của thằng cha láng giềng : )
Đến không khí còn có thể gây ngộ độc nói gì cơm,chả nhẽ ko thở nữa, sẽ chết đói trước khi chết vì đau dạ dày
Mình hay ăn cơm nguội, đôi lúc có hâm nóng nhưng chưa bao giờ cho vào tủ lạnh Khỉ (42).gif
| Sent from CRAZYSEXYCOOL1981 using BlackBerry Athena |
@crazysexycool1981 Trước giờ nhà tui cũng hiếm khi nào để cơm vào tủ lạnh, cơm thừa để đến sáng thì chiên lên ăn thôi.
kan299
ĐẠI BÀNG
5 năm
Ngoài B. cereus thì ngộ độc thực phẩm liên quan đến hâm đồ nguội (hoặc để tủ lạnh) không kỹ còn có cả enterotoxin của cầu khuẩn Staphylococcus aureus nữa.
tunghactech
ĐẠI BÀNG
5 năm
Ko hiểu thiếu cái món cơm nguội khéo chả lớn được như bây h
ăn cả mấy chục năm nay ko sao nha. nhân chứng sống đây 😁
Mình cũng hay ăn cơm nguôi, đôi lúc hấp lại cơm
phanjantho
TÍCH CỰC
5 năm
Thời nhỏ trẻ ở quê, mỗi buổi sáng sớm lục (tìm) cơm nguội ăn với đường cát cho đỡ đói, hết đường lấy muối kho làm muối quẹt ăn xong ói xanh mặt. Thời nay, vào nhà hàng, gọi món rau luộc ăn với muối quẹt đắt xanh mặt.
@phanjantho Haha, thời thế giờ thay đổi rồi mà bạn
darklight888
ĐẠI BÀNG
5 năm
Cơm nguội ăn với nước mắm chỉ có ngon nhức nách
Ảnh bìa là cơm chiên dương châu hả? Nhìn ngon quá 😁
Doramon
ĐẠI BÀNG
5 năm
Cơm nguội làm cơm chiên dương châu ngon bá cháy
Ngày bé thì sáng dậy toàn ăn cơm nguội từ tối hôm trước rồi đi học mà chả thấy ngộ độc hay đau bụng gì, hay là con vi khuẩn đấy nó ko sống đc khi trộn với mắm 😃
cơm nguội rán lên với mỡ hành ăn ngon lắm
hihi
@dangnhatanh1412 Cơm chiên luôn đi bạn 😆
Chả quan tâm cơm nguội bị độc mà chỉ quan tâm tới hạt lúa trước khi thu hoạch có xịt thuốc tăng trưởng hay ko thôi , vấn đề đó mới đáng quang tâm .Với sự hiểu biết của mình ở quê thì đa phần điều có Xịt Thuốc tăng trưởng cho lúa mập , đẹp trước khi thu hoạch . Tiết lộ 1 thông tin bí mật động trời chưa
@nguyennhut0507 Xịt thuốc tăng trưởng lên lúa có liên quan gì đến việc thanh niên VN bây giờ to cao hơn thế hệ trước ko bạn ?
@nguyennhut0507 Sao mẹ mình ở quê k xịt gì nhỉ. May mà nhà toàn ăn gạo mẹ trồng 😔.
@mrlUo Ăn gạo mẹ trồng là chuẩn rồi còn gì
@valkyrie-vt Nhưng mà tỉ lệ ưng thư ngày càng tăng cao hơn nhiều . Bác nghĩ như thế nào về hôm trước xịt thuốc 2 hôm sao thu hoạch .

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019