Tăng hiệu suất pin mặt trời với nghiên cứu từ mắt của loài bướm đêm

bk9sw
24/1/2011 10:35Phản hồi: 12
Tăng hiệu suất pin mặt trời với nghiên cứu từ mắt của loài bướm đêm
Để tối ưu hóa hiệu suất của pin mặt trời thì giải pháp cuối cùng là phải ngăn ánh sáng phản chiếu trở lại, toàn bộ ánh sáng phải được pin hấp thụ hết. Vài năm trước đây, một nhóm nghiên cứu gồm các nhà khoa học Nhật Bản đã lên kế hoạch chế tạo một lớp phim chống phản chiếu phủ ngoài pin mặt trời và nghiên cứu của họ đã lợi dụng đặc tính ít phản xạ của đôi mắt loài bướm đêm.

[​IMG]

Loại phim chống phản xạ ánh sáng tạm gọi là tấm phim "mắt bướm đêm" được phát triển bởi nhà khoa học Noboru Yamada đến từ đại học công nghệ Nagaoka, Nhật Bản. Hợp tác cùng ông còn có các nhà nghiên cứu thuộc Mitsubishi Rayon Co. Ltd và đại học thủ đô Tokyo. Bằng việc sử dụng các khuôn đúc bằng nhôm oxit có bề mặt rỗ tổ ong, họ có thể in các cấu trúc siêu nhỏ của mắt bướm đêm lên nhựa acrylic - một vật liệu có năng suất truyền cao, bề mặt tiếp xúc lớn và rẻ tiền để chế tạo các tấm phim.

Dựa trên các kết quả thử nghiệm trong nhà và ngoài trời của các tấm pin mặt trời phủ phim chống phản xạ, mô hình máy tính cho thấy việc sử dụng tấm phim có thể tăng hiệu suất của pin thêm 5% tại Tokyo và 6% tại "vành đai ánh sáng" như thành phố Phoenix. Giáo sư Yamada cho biết: "Mọi người có thể nghĩ rằng tỉ lệ này không lớn nhưng hiệu suất của các tấm pin quang điện cũng giống như tỉ lệ tiêu thụ nhiên liệu của các phương tiện trên đường. Tỉ lệ ít nhưng hiệu quả cao."

[​IMG]

Hiện tại, nhóm nghiên cứu của giáo sư Yamada đang tiếp tục cải tiến độ bền của các tấm phim và tối ưu hóa nó để sử dụng với nhiều loại pin mặt trời khác nhau. Ngoài ra, họ cũng hướng đến sử dụng phim chống phản chiếu để giảm độ lóa trên các bề mặt như cửa sổ và màn hình máy tính mặc dù ở lĩnh vực này, họ có thể gặp phải một số đối thủ cạnh tranh, điển hình là viện cơ học vật liệu Fraunhofer, Đức mới đây cũng đã phát triển một lớp phủ chống chói dành cho màn hình và mắt kính với việc lợi dụng đặc tính của mắt loài bướm đêm. Điểm khác nhau là lớp phủ do viện Fraunhofer chế tạo được tích hợp trực tiếp vào mặt kính trong quá trình đổ khuôn thay vì được phủ sau khi hoàn tất sản phẩm. (Bạn có thể tìm hiểu thêm về công nghệ chống lóa của viện cơ học vật liệu Fraunhofer tại đây).

Còn câu hỏi tại sao bướm đêm lại có đôi mắt chống phản xạ là vì chúng cần phải thu được càng nhiều ánh sáng càng tốt trong bóng tối để tránh sự phát hiện của các loài thú săn mồi.

Theo: Gizmag
12 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

phát minh khoa hoc này cực hay, nhân loại tiến bộ hay không nhờ những bước đi như thế này ..... về nhứt rùi haha
Macro mắt con bướm đẹp vật vã
wave30z2
TÍCH CỰC
13 năm
Quả là phát minh hay của các nhà khoa học Nhật Bản
con bướm mà nhìn hình tưởng con thú nào có lông😃
5% là nhiều cỡ nào nhỉ,khó hình dung 🤔
h0tb0y123
TÍCH CỰC
13 năm
phải vận động để não nó phát triển chứ bạn
Giáo sư Yamada cho biết: "Mọi người có thể nghĩ rằng tỉ lệ này không lớn nhưng hiệu suất của các tấm pin quang điện cũng giống như tỉ lệ tiêu thụ nhiên liệu của các phương tiện trên đường. Tỉ lệ ít nhưng hiệu quả cao."
Em cũng chẳng rõ nhưng cái quan tâm nhất là hiệu quả mà bác 😁
arios
ĐẠI BÀNG
13 năm
ví dụ như là nước Nhật tăng GDP thêm 1% thì cho dùng Việt Nam tăng vài trăm % vẫn không bằng được. Ý ông ấy chắc là bây giờ pin quang điện đã khá tốt nên chỉ cần tăng thêm 5% đã là thành công rồi
Nhưng chưa bằng mắt con cú vọ .... Tinh như cú vọ mà ! Bướm vẫn bay chậm hơn so với chim cú vọ vồ chuột trong bóng tối ....
Người ta sử dụng mắt bướm đêm vì đặc tính ít phản xạ, chứ có nói là mắt vì nó tinh đâu :|
Cái này là hiệu ứng plasmonic đây mà.
Cái thứ này có lý thuyết lâu rồi mà mãi vẫn chưa làm dc thứ gì có lý, tại nó là ....nanoooooooooooooooooooo.
[FONT=&quot]Kylie Catchpole - [/FONT]Australian National University
http://nanotechweb.org/cws/article/indepth/38421
[FONT=&quot][/FONT]
kebaotu
ĐẠI BÀNG
13 năm
Hiện nay hiệu suất của pin quang điện cao nhấy khoảng 15 đến 20%. Tăng thêm 5 % cũng rất đáng kể.
Nhưng mình nghĩ nếu làm như vậy thì nhiệt độ của pin cũng sẽ tăng lên (Vì pin quang điện chỉ hấp thụ được một số bước sóng nhất định phần còn lại sẽ chuyển thành nhiệt). Mà hiệu suất và tuổi thọ của pin tỉ lệ nghịch với nhiệt độ. Phải xem sản phẩm sản xuất ra đã.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019