Tesla đang làm gì để tích hợp công nghệ tên lửa vào chiếc Roadster?

MinhTriND
18/6/2018 12:44Phản hồi: 21
Tesla đang làm gì để tích hợp công nghệ tên lửa vào chiếc Roadster?
Tuần trước, Elon Musk - CEO của SpaceXTesla công bố một dự án táo bạo khi ông đang tìm cách kết hợp công nghệ của cả 2 công ty này vào một sản phẩm duy nhất: động cơ đẩy tên lửa cho chiếc xe Roadster. Động cơ tên lửa này được cho là sẽ không hoạt động như cách nó vận hành trên Falcon 9, thay vào đó, hệ thống sẽ sản sinh khí lạnh ở áp suất cao nhằm tăng cường khả năng tăng tốc cho chiếc xe.

Về mặt kỹ thuật, giải pháp này hoàn toàn có thể có ích nhưng bên cạnh đó, nó cũng khiến các chuyên gia trong ngành công nghiệp ô tô lo lắng. Thứ 1: động cơ này sẽ không mang lại hiệu quả như kỳ vọng trong điều kiện thực tế và thứ 2, nó vượt ra ngoài khuôn khổ của luật giao thông của bất kỳ quốc gia nào.

Theo ông Musk, yếu tố sẽ được mang từ tên lửa qua chiếc xe do Tesla sản xuất chính là một bộ phận quan trọng của Falcon 9 - một bồn chứa mang tên “Bình tổng hợp áp lực cao” (COPV). Những bình chứa đặc biệt này được làm từ kim loại mỏng bọc trong sợi carbon, là nơi được thiết kế để chứa rất nhiều khí nén trong một không gian vô cùng nhỏ. Nhờ trọng lượng khá nhẹ nên nhiều nhà sản xuất tên lửa đã sử dụng chúng trong việc điều áp tên lửa.

Trên Falcon 9, những bình COPV được đặt nằm trong bồn nhiên liệu và giúp điều chỉnh áp suất trong suốt hành trình. Khi tên lửa bay vào không gian, mức nhiên liệu trong buồng chứa giảm xuống nhanh chóng và đó là lúc các bộ COPV làm việc để lấp đầy khoảng trống bằng khí heli nhằm duy trì cấu trúc của bồn. Nói cách khác, khí nén bên trong COPV không được sử dụng để trực tiếp đẩy tên lửa.

Với giao thông đường bộ hiện tại, không phải là không có những phương tiện đã được trang bị COPV. Chẳng hạn, xe buýt và xe tải cũng đang sử dụng chúng để lưu trữ khí thiên nhiên, và xe hơi hoạt động nhờ tế bào nhiên liệu hydro cũng vận hành dựa trên COPV. Tuy nhiên, khí bên trong những bình chứa đặt biệt này được sử dụng làm nhiên liệu cho động cơ xe chứ không làm nhiệm vụ tương tự như đối với tên lửa.


Nhưng với Roadster, Musk có một ý tưởng khác: ông muốn sử dụng COPV để tạo lực đẩy, nghĩa là thổi khí về phía sau để tăng tốc hoặc thổi về phía trước để phanh xe lại. Hơn nữa, hệ thống này cũng có thể đẩy khí nén ra 2 bên để hỗ trợ vào cua ở tốc độ cao. Trên thực tế, chưa một chiếc xe nào trong ngành công nghiệp ô tô sử dụng COPV theo cách này và dĩ nhiên, ý tưởng “điên rồ” của Musk một lần nữa đặt ra nhiều câu hỏi về tính an toàn và mức độ hiệu quả.

Tesla_tinhte_02.jpeg
Đây là COPV

Đầu tiên, với thiết kế như đã nói bên trên, Tesla Roadster có thể tăng tốc và phanh cực nhanh. Chiếc Roadster mớ được cho là một trong những chiếc xe nhanh nhất thế giới với khả năng tăng tốc từ 0-100 km/h chỉ trong 1,9 giây. Gia tốc này nhanh đến mức làm dấy lên những tranh cãi về một bộ lốp có thể đáp ứng đủ tiêu chuẩn an toàn.

COPV khi hoạt động sẽ thổi ra rất nhiều khí lạnh ở tốc độ siêu cao nhằm tăng cường khả năng tăng tốc hoặc gia tăng lực hãm. Quá trình này tiêu tốn rất nhiều năng lượng và đòi hỏi phải có một bình nhiên liệu rất lớn. Nếu mục tiêu thực sự của COPV là nhằm gia tăng tốc độ, động cơ của chiếc xe dĩ nhiên sẽ rất ồn ào, nhiệt độ biến thiên một cách cực đoan và là mối hiểm họa lớn đối với các phương tiện khác lưu thông trên đường.

"Đó có phải là một lựa chọn không? Phải”, Sam Abuelsamid, nhà nghiên cứu phân tích cao cấp tại Navigant, một công ty tư vấn cho ngành công nghiệp ô tô, nhấn mạnh. “Nhưng đó có phải là lựa chọn khôn ngoan? Hoàn toàn không. Đó là ý tưởng vô lý nhất mà tôi từng nghe nói tới”.

Tuy nhiên khi nhìn lại, chúng ta sẽ thấy rằng Tesla không phải là nhà sản xuất đầu tiên nghĩ đến việc sử dụng khí nén để thúc đẩy tốc độ xe.

Năm 2013, hai nhà sản xuất xe hơi Pháp là Peugeot và Citroën công bố kế hoạch phát triển một chiếc xe hybrid sử dụng khí nén như nguồn năng lượng chính, nhưng kế hoạch này sau đó bị hoãn lại. Thời điểm đó, bản thảo của dự án này mô tả một hệ thống hoạt động bằng cách giải phóng khí nén bên trong một bồn chứa và tác động đến turbine khí hoặc piston trong động cơ. Xe hoạt động nhờ khí nén dĩ nhiên được cho là thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, nhược điểm của nó nằm ở mức độ hiệu quả.

Thứ nhất, nén khí là quy trình đòi hỏi rất nhiều năng lượng. Về vấn đề này, Musk khẳng định khí sẽ được đưa vào COPV bằng một máy bơm điện hoạt động nhờ pin do Tesla sản xuất. Nhưng các chuyên gia cho rằng công đoạn này sẽ tiêu hao đáng kể điện áp ắc quy cần thiết để vận hành chiếc xe. “Chắc chắn năng lượng dự trữ trong pin sẽ bị hao hụt nghiêm trọng”, Dave Sullivan, nhà quản lý và chuyên gia phân tích sản phẩm tại AutoPacific, một công ty tư vấn trong ngành ô tô giải thích. “Việc xác định phạm vi hoặc chu kỳ bảo dưỡng của một chiếc xe điện không tính đến ý tưởng này”.

Quảng cáo



Tất nhiên, mọi thứ vẫn phụ thuộc vào mức độ hiệu quả của COPV đến khả năng vận hành mà ông Musk mong muốn. Về cơ bản, hiệu suất của động cơ đẩy khí lạnh tương đối thấp, nói cách khác, nó đòi hỏi rất nhiều nhiên liệu để tạo ra lực đẩy như yêu cầu. Tuy hiệu quả khi dùng cho vệ tinh trong môi trường chân không nhưng trên mặt đường, sức cản không khí và ma sát từ lốp khiến cho hệ thống này không mấy mạnh mẽ. Chính vì lẽ đó, COPV trong Tesla Roadster sẽ phải rất lớn và cồng kềnh để chứa đủ lượng khí nén cần thiết để tạo ra gia tốc lớn hơn cho chiếc xe.

Khả năng là Tesla sẽ gia tăng áp suất bên trong COPV nhằm tối đa hóa việc tận dụng không gian, đồng thời, chiếc xe cũng cần phải rắn chắc và nặng hơn nhằm đảm bảo an toàn cho hành khách bên trong.

Tesla_tinhte_01.jpg

Quanh đi quẩn lại, an toàn vẫn là yếu tố vẫn còn gây ra nhiều lo lắng nhất. Tuy đóng vai trò vô cùng quan trọng trong các chuyến du hành vào vũ trụ nhưng COPV cũng chính là mối lo của SpaceX. Tháng 9/2016, COPV được xác định là nguyên nhân gây ra vụ nổ của tên lửa Falcon 9 ngay trên bệ phóng. SpaceX khẳng định ma sát giữa nhiên liệu bên trong bồn chứa và COPV chính nguồn gốc của sự cố. Oxy lỏng siêu lạnh mà SpaceX dùng để vận hành Falcon 9 đã phản ứng mãnh liệt với sợi carbon quấn quanh COPV.

Sau vụ việc, SpaceX đã tiến hành nhiều nâng cấp đáng kể cho COPV nhằm không để sự cố tương tự tiếp diễn. Tuy nhiên, khí nén thổi ra một cách nhanh chóng từ bình chứa này vẫn khiến nó trải qua những thay đổi khắc nghiệt về nhiệt độ. Khí xì ra nhanh hơn đồng nghĩa với việc nhiệt độ của COPV sẽ càng giảm xuống. Bởi vậy, quá trình này diễn ra thường xuyên sẽ khiến cho COPV chạm đễn ngưỡng nhiệt độ siêu lạnh, làm cho cấu trúc trở nên giòn và thiếu ổn định hơn.

Tesla có thể ngăn điều này bằng cách giảm tốc độ thổi khí ra ngoài, nhưng hậu quả là tác động đến tốc độ của xe sẽ không như kỳ vọng. Ngoài ra, quá trình đẩy khí cũng được xem là chứa nhiều rủi ro. COPV đẩy khí ra ngoài với tốc độ lên đến 2414 km/h với nguy cơ thổi bay tất cả những mảnh vụn xung quanh, từ đó gây nguy hiểm cho các xe khác đang lưu thông trên đường. Ngoài ra, tiếng ồn của một động cơ phản lực cũng là điều cần phải giải quyết, ít nhất là tìm ra biện pháp giảm thiểu nó. CEO Elon Musk cũng từng chia sẻ chiếc xe mà họ đang phát triển được khuyến cáo không dành cho môi trường của đô thị.

Quảng cáo


Cho đến thời điểm này, trang bị một công nghệ được dùng cho tên lửa lên xe hơi vẫn còn là ý tưởng điên rồ, nhưng biết đâu, với Elon Musk, người nổi tiếng biến những ý tưởng điên rồ thành hiện thực, ngành công nghiệp ô tô lại chuẩn bị đón chào một bước chuyển mình mới trong tương lai không xa.

Nguồn: The Verge
21 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

anh_comdr
ĐẠI BÀNG
6 năm
Thường thì sáng kiến mới thì thường đánh giá kém an toàn và điên (vd như Máy bay đầu tiên)
Nhưng sau đó khi con người làm chủ dc công nghệ thì thật tuyệt vời
@anh_comdr Chiếc máy bay đầu tiên thực sự kém an toàn cho đến version 10!
Mỗi lần tăng tốc thì liên tưởng đến con mực nó phóng mực chạy trốn kẻ thù
@hung_hy88 Và cả đám phía sau được hít khói 😆
Chưa cần thiết tại VN, vội làm gì khi ở HN..
kenvn09
ĐẠI BÀNG
6 năm
Thời đại Asphalt thực tế sắp tới rồi. Thích anh quá anh Mớt ơi
Sensation
TÍCH CỰC
6 năm
Tinh ý 1 tí ta sẽ thấy là tesla không muốn kiếm lời từ xe mà là từ pin nhiên liệu.
@Sensation Bạn thật tinh ý 😁
Mẽo đã cho tư nhân phóng tên lửa. Mình thì tư nhân còn chưa dc phóng máy bay
trieu04
TÍCH CỰC
6 năm
lúc kẹt xe thì xoè canh phụt 1 phát là bay lên luôn 😁 ý tưởng này hợp lý 😆))
@trieu04 Hết hơi thì đáp trên đầu thằng khác. Bác có chịu làm bãi đáp cho nó k? :d:D:D:D
trieu04
TÍCH CỰC
6 năm
@baotuan E nghèo đi bus thôi bác.
nholuumanh
TÍCH CỰC
6 năm
Hiểu đơn giản thì có phải giống như Buff Nitro trong Asphalt 8 không ?
@nholuumanh Nhưng không phải drift để tích nitro đâu 😁
Mới vừa về nhà xong.. Đậu xanh rau má hồi nãy ngừng đèn đỏ thằng chó kia nó đi 2 cửa thể thao nó nẹp pô thấy ghét.. Móa ! Thèm
xyzmen
CAO CẤP
6 năm
đọc lướt qua tiêu đề tưởng sẽ tích hợp tên lửa vào xe chứ:eek::eek:😁:D
Cái này để mang vào drag strip thôi nhé
Nói sang mồm chứ thực tế là bán kèm cho mỗi khách mua xe 1 chiếc RPG-7 😁
bbtelstra
ĐẠI BÀNG
6 năm
thêm cánh nữa,có thể bay..😁
😁 Cánh đi nào
kid13687
ĐẠI BÀNG
6 năm
Tesla có quá nhiều ý tưởng, quá nhiều dự án "điên rồ" nguồn lực để biến nó thành hiện thực sẽ bị phân tán.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019