[The Big Picture] 25 năm thảm họa hạt nhân Chernobyl

levuongthinh
26/4/2011 3:30Phản hồi: 116
[The Big Picture] 25 năm thảm họa hạt nhân Chernobyl
Hôm nay, ngày 26/4/2011 đánh dấu 25 năm vụ nổ lò phản ứng số 4 tại Nhà máy điện hạt nhân Chernobyl, gây ảnh hưởng đến con người và môi sinh, tương đương 500 quả bom nguyên tử mà Mỹ ném xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản năm 1945. Dù các hoạt động tưởng niệm đã được tổ chức trước một tuần, nhưng vào đúng ngày 26/04, dường như những ký ức về thảm họa này hiển hiện rõ ràng hơn.


Một bức vẽ graffiti trên bức tường ở thành phố ma Pripyat, gần lò phản ứng số 4 ở nhà máy điện hạt nhân Chernobyl, nơi đã xảy ra thảm họa hạt nhân kinh hoàng nhất trong lịch sử loài người.


Khung cảnh nhà máy điện hạt nhân Chernobyl 2-3 ngày sau khi thảm họa xảy ra.


Máy bay trực thăng phun hóa chất khử phóng xạ lên khu vực xung quanh nhà máy Chernobyl ngày 13/06/1986.


Một công nhân làm việc ở nhà máy điện Chernobyl đang được bác sỹ kiểm tra sức khỏe ở viện điều dưỡng Lesnaya Polyana ngày 15/06/1986.


Công nhân tham gia công tác dọn dẹp hậu quả của thảm họa Chernobyl tổ chức tuần hành chống lại quyết định cắt giảm các khoản phúc lợi đền bù cho việc họ bị phơi nhiễm phóng xạ.


Một cậu bé đeo khẩu trang y tế trong bệnh viện dành cho người bị bệnh bạch cầu ở Dotnesk, Ukraine, ngày 23/03/2011. Đám mây bụi phóng xạ từ vụ nổ lò phản ứng số 4 nhà máy điện hạt nhân Chernobyl đã bao phủ một phần lớn lãnh thổ châu Âu và ảnh hưởng đến hàng triệu người ở Ukraine và các nước láng giềng.


Một bánh xe đu quay trong thành phố chết Pripyat, nằm cách nhà máy Chernobyl khoảng 3km.


Một chiếc mặt nạ phòng độc nằm bên cạnh con búp bê đã bị bụi phủ mờ sau 25 năm. Hình ảnh này được chụp trong một nhà trẻ ở Pripyat vào ngày 04/04/2011.

Quảng cáo




Giường ngủ của trẻ em trong một nhà giữ trẻ ở thành phố ma Pripyat, chụp ngày 04/04/2011.


Người đàn ông này trở về thăm lại ngôi nhà đã mục nát của ông nằm trong khu vực cấm có bán kính 30km quanh nhà máy Chernobyl, ở làng Lomysh, Belarus, ngày 18/03/2011.


Bà Natalia Makeenko (trái) 72 tuổi, ôm lấy cụ Galina Shcyuka (82 tuổi) trong ngôi làng Savichi, nằm trong khu vực cấm có bán kính 30km quanh nhà máy Chernobyl.


Mọi người tập trung trong lễ tưởng niệm bà Maria Borisenko, 76 tuổi, tại một nghĩa trang nằm trong làng Lomysh, thuộc khu vực cấm vào quanh nhà máy Chernobyl. Bà Borisenko đã sơ tán khi vụ nổ lò phản ứng số 4 xảy ra, nhưng sau khi chết bà đã được đưa trở về quê nhà để an táng.

Quảng cáo




Lida Masanovitz, 74 tuổi, trước kia là một y tá, sinh ra và lớn lên ở thị trấn Redkovka, Ukraine. Mặc dù bà là một nạn nhân bị ảnh hưởng bởi thảm họa Chernobyl nhưng bà chỉ nhận được khoản tiền 1.000 grivnia (125USD), chứ không được thêm bất cứ hỗ trợ nào khác từ chính phủ.


Bà Lida Masanovitz trồng hành và củ cải trên một cánh đồng ở thị trấn ma Redkokva, Ukraine. Sau khi thảm họa hạt nhân Chernobyl 1986 xảy ra, những người dân ở đây được yêu cầu không ăn những thực phẩm mà họ tự trồng do chúng đã bị nhiễm xạ.


Bà Lida Masanovitz và người chồng Ikhail Masanovitz, 73 tuổi, đang nói chuyện điện thoại với cô con gái. Sau thảm họa, cô con gái của bà đã được đưa vào bệnh viện để điều trị những bệnh liên quan đến tuyến giáp. Ước tính có khoảng 7 triệu người ở Belarus, Nga và Ukraine gặp phải những vấn đề về sức khỏe do bị phơi nhiễm phóng xạ.


Ông bà Masanovitz với một giấc ngủ ngon ở nhà. Họ đã gặp nhau tại chính ngôi làng Redkovka cách đây 50 năm.


Một người dân ở làng Tulgovichi, gần khu vực cấm có bán kính 30km quanh nhà máy Chernobyl, đẩy chiếc xe trên cánh đồng đầy tuyết. Ngày nay, sự sống đang trở lại ở khu vực biên giới giữa Belarus - Ukraine, nơi mà người dân đã đi sơ tán vì thảm họa năm 1986, với cây cỏ dại và những loài thú hoang dã, nhưng gần như thiếu bóng dáng con người, các cửa hiệu và nhà cửa bị những bóng cây che phủ. Ngôi làng Tulgovichi có khoảng 1.000 người và tất cả trong số họ vẫn ở lại nơi đây và chấp nhận nhận tiền đền bù từ chính phủ.


Người thợ săn đang đuổi theo con cáo bên ngoài khu vực cấm bán kính 30km quanh nhà máy điện hạt nhân Chernobyl, gần làng Novosiolki, Belarus, ngày 11/01/2009. Mặc dù lượng phóng xạ vẫn ở mức cao, các loài thú hoang dã vẫn đang phát triển mạnh ở nơi đây kể từ khi con người đã phải đi sơ tán vào năm 1986. Sói, cáo, và chồn racoon có thể săn được trong cả năm.


Một người đang cho bàn bò rừng bizon ăn trong khu bảo tồn sinh thái ở khu vực bị nhiễm xạ, nằm trong vùng cấm quanh nhà máy Chernobyl, gần làng Babchin, Belarus, ngày 21/02/2011.


Một con hưu trong khu bảo tồn sinh thái ở khu vực bị nhiễm xạ quanh nhà máy Chernobyl, gần làng Babchin. Khu vực này giờ đây là nơi lý tưởng để các động vật hoang dã phát triển.


Người phụ nữ này đang được kiểm tra bệnh ung thư tuyến giáp bởi Hội chữ thập đỏ ở Ukrainka, Ukraine, ngày 19/04/2011.


Một bệnh nhân ung thư áp mặt vào chiếc cửa kính trong căn phòng chữa trị đặc biệt tại một bệnh viện ở Dotnest, Ukraine, ngày 25/04/2006.


Ông bà Viktor và Lydia Gaidak trong căn hộ của mình ở Desnyanskiy, ngoại ô Kiev, Ukraine, ngày 27/04/2007. Ông Viktor Gaidak đã làm việc ở nhà máy Chernobyl trong vòng 24 năm, trong đó có 9 năm kể từ sau khi thảm họa 1986 xảy ra. Vào năm 2004, ông đã phải làm phẩu thuật cắt bỏ ruột kết vị bị ung thư.


Olya Podoprigora, 13 tuổi, và bé Parvana Sulemanova 18 tháng tuổi, đang nằm trong phòng hồi sức sau khi được phẫu thuật tim. Cả 2 cô bé này đều đã bị tim bẩm sinh, và mỗi năm, có khoảng 6.000 trẻ em ở Ukraine được sinh ra với quả tim có vấn đề. Người ta nghi ngờ là do nhiễm phóng xạ, tuy nhiên điều này vẫn chưa được chứng thực.


Nhà nghiên cứu chim Igor Chizhebskiy để trên bàn tay những chú chim non mới nở trên ngọn đồi ở hồ chứa nước làm mát nhà máy Chernobyl. Nghiên cứu là để so sánh sự tỉ lệ sinh và sống sót của những loài chim ở trong khu vực nhiễm xạ và ở những nơi ít bị nhiễm xạ hơn. Các nghiên cứu của Igor và đồng nghiệp cho thấy, số lượng cá thể loài chim, côn trùng và các loài nhện đã biến mất hay còn rất ít ở trong khu vực nhà máy Chernobyl.


Ở Slavutych, Ukraine, một căn phòng tưởng niệm trong bảo tàng thành phố được dành riêng cho các nạn nhân của thảm học Chernobyl với di ảnh của những người đã chết. Anh Sergii Kasyanchuk, cựu công nhân từng làm việc ở nhà máy Chernobyl hiện làm quản lý bảo tàng Chernobyl Information Center, giờ đã yếu nhiều và không thể trở lại khu vực cấm quanh nhà máy Chernobyl được nữa. Hơn một nửa các gia đình ở Slavutych vẫn có thành viên làm việc ở nhà máy Chernobyl, và ai cũng biết rằng, những người thân hay đồng nghiệp của họ bị bệnh tật hay chết là do thảm họa này.


Các vũ công trẻ tuổi đang chờ sau cánh gà để để lượt màn trình diễn của họ tại một buổi hòa nhạc ở thành phố Slavutych, Ukraine. Slavutych là thành phố mới được thành lập để tái định cư những nạn nhân do vụ nổ lò phản ứng ở nhà máy điện hạt nhân Chernobyl 1986.


"Hầu hết, mọi người không bị bệnh tật vì phóng xạ mà có bệnh vì họ tin rằng họ là nạn nhân", ông Sergii Mirnyi, một người từng làm việc trong nhóm công nhân khẩn cấp ở Chernobyl phát biểu. Ông Sergii khỏa thân đầm mình trong tuyết lạnh sau khi vừa tắm hơi xong, để chứng tỏ rằng sức khỏe của ông vẫn tốt, bất chấp ông đã từng làm việc ở nhà máy Chernobyl.


Một người cầm chiếc máy đo chỉ mức phóng xạ trong không khí ở gần chiếc quan tài bê tông bao phủ lò phản ứng hạt nhân Chernobyl.


Xe tải, xe bọc thép và máy bay trực thăng bị nhiễm xạ nằm im trên một khu đất trống gần nhà máy điện hạt nhân Chernobyl. Khoảng 1.350 phương tiện gồm máy bay trực thăng, xe bus, xe ủi, xe tăng, xe tải, xe cứu hỏa và xe cấp cứu đã được sử dụng để chống lại thảm họa hạt nhân và tất cả đều đã bị nhiễm xạ.


Những công nhân của khu bảo tồn sinh thái ở khu vực bị nhiễm xạ quanh nhà máy Chernobyl đeo khẩu trang khi đi trồng cây ở gần ngôi làng Bogushi, Belarus, trong khu vực cấm bán kính 30km, để tạo nên một bức tường chắn gió tự nhiên, giúp ngăn ngừa phóng xạ bay đi nơi khác. Một phần năm đất nông nghiệp ở Belarus đã bị nhiễm xạ sau khi lò phản ứng số 4 của nhà máy điện hạt nhân Chernobyl phát nổ.


Các nhân viên của khu bảo tồn sinh thái ở khu vực bị nhiễm xạ quanh nhà máy Chernobyl kiểm tra mức phóng xạ trên những con heo ở trang trại Vorotets, Belarus, gần khu vực cấm quanh nhà máy điện Chernobyl, ngày 21/04/2011.


Các học sinh đeo mặt nạ phòng độc trong một buổi diễn tập an toàn hạt nhân ở Rudo, Ukraine, gần khu vực cấm bán kính 30km quanh nhà máy Chernobyl. Rõ ràng nỗi ám ảnh hạt nhân vẫn còn hiện hữu trong tâm trí người dân nơi đây.​

116 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

TuDien1
TÍCH CỰC
13 năm
chài, đưa cả tấm này lên cahfi
fotlan16
ĐẠI BÀNG
13 năm
nhìn mà suy nghĩ mà tưởng tưởng ....mong cho nước Nhật hiện tại sẽ không như Ukrai..

Chernobyl Decay and Deformed

Những bức ảnh quá ý nghĩa, khoảng gần 1 tháng nay toàn vào wikipedia đọc về thảm họa hạt nhân ở chernobyl. Những bức ảnh thấy sinh động và cảm động hơn rất nhiều!
xerox
TÍCH CỰC
13 năm
thank you !...................................................
luserbai
ĐẠI BÀNG
13 năm
nói thật là cũng khá ghê nhưng chưa đến nỗi bằng chất độc dioxine như nước mình các bác ạ!
chernobyl thì nhiều người biết đến còn chất độc da cam ở VN thì chẳng thấy ma quốc tế nào ngó đến.
hậu quả của 2 loại này thì các bác có thể tự...oánh giá được.
mình không hiểu tại sao chiếc trực thăng trong clip lại rớt...trước cảnh đó..có dòng chữ ghi hình như là phi công đã ko dc kể về đám mây phóng xạ...chã lẽ mây phóng xạ làm chiếc trực thăng gãy làm đôi...😕
kyllen
ĐẠI BÀNG
13 năm

tấm này nhìn mấy con chim non tếu nhỉ ? hihi
1 phút cho ukraine
hình xem xúc tích lắm. thank kiu.
wave30z2
TÍCH CỰC
13 năm
đúng là hạt nhân nguy hiểm quá đi mất
bad_child88
ĐẠI BÀNG
13 năm
trong call of duty: modern warfare 1 có phần đi màn chernobyl này, nhìn trong game ra sao, ở ngoài y sì, tự nhiên thấy nổi da gà 😁
Đúng là như vậy trong bản call Of duty đó mình nhớ rất rõ cảnh cái đu quay,những con búp bê bỏ trong những ngôi nhà bỏ hoang,một bãi xe tăng trực thăng phế thải thật giống.Phải công nhận người làm game hay.
Có khi nào con người tự hủy diệt những thế hệ kế tiếp của mình bằng chính vũ khí nguyên tử như vầy ko ....
màn đó chơi đau tim nhất game :d
lên youtube coi mới nhớ ra màn đó :D
Biết công nghệ điện hạt nhân là nguy hiểm,nhiều rủi ro nhưng nhiều nước vẫn bất chầp đâm đầu vào điện hạt nhân bất kể hậu quả.Điển hình là 2 em hai lúa:việt nam và trung quốc.Chắc vì nó rẻ,giá thành thấp,thu hồi vốn nhanh?
alexzai
TÍCH CỰC
13 năm
mình cũng đang lo 1 ngày Việt Nam sẽ tham gia với trình độ quản lý yếu kém cộng với ý thức trách nhiệm thấp sẽ khiến cho người dân phải chịu hậu quả nghiêm trọng. Nếu là k phải là người nhật mà thay và đó là nước ta trong thảm họa hạt nhân Fukushima vừa rồi thì chắc là....Chỉ nhìn gần thôi cái vụ bauxit ở Tây Nguyên mà buồn mấy vị lãnh đạo vì lợi ích bản thân và yếu hèn mà sắp đặt người dân Tây Nguyên và đất nước vào thảm họa diệt vong
nguyenhusan
ĐẠI BÀNG
13 năm
vì những lợi ích của nó mang lại bác ạ.than quảng ninh ko đủ dùng cho nhà bác và nước thì thằng trung quốc nó chặn rồi , bác phát bờ kinh thật
em_ut
TÍCH CỰC
13 năm
Bạn này không biết trình độ ra sao mà dám phát biểu như vậy? Không có cái gì là hoàn hảo, là tốt hoàn toàn. Khi thảm họa bên Nhật xảy ra chính cơ quan nguyên tử quốc tế IAEA đã nói điện hạt nhân thật ra rất tốt, giúp tạo nguồn năng lượng điện mà không ảnh hưởng nhiều đến môi trường. Chứ thủy điện, nhiệt điệt,... hầu hết đều ảnh hưởng đến tự nhiên, đến môi trường sống. Bằng chứng là công trình thủy điện bên Lào đang bị phản đối quá trời đó. Điện hạt nhân chỉ nguy hiểm khi có sự cố mà thôi. Nếu bây giờ không dùng điện hạt nhân thì sẽ có bao nhiêu cánh rừng bị chặt, bao nhiêu con sông bị ngăn để làm thủy điện, rồi bao nhiêu nhiên liệu bị đốt để chạy tuabin?
Nói như bạn thì không chỉ VN và TQ ngu đâu, hầu hết các nước phát triển đều có nhà máy điện hạt nhân.
hai_X2
ĐẠI BÀNG
13 năm
không biết bao nhiêu năm nữa mới khắc phục hết 100% hậu quả nhỉ
earl_grey
TÍCH CỰC
13 năm
Theo mình biết thì cần khoảng gần... 250 nghìn năm, mọi thứ mới trở lại bình thường, nếu không có công nghệ nào đột phá để giải quyết.
Soul.change
ĐẠI BÀNG
13 năm
Chất phóng xạ Uranium có chu kì bán rã cực kì lâu với urani-238 bền nhất với chu kỳ bán rã 4,51×10 mũ 9 năm (gần bằng tuổi của Trái Đất, urani-235 có chu kỳ bán rã 7,13×10 mũ 8 năm, và urani-234 có chu kỳ bán rã 2,48×10 mũ 5 năm.
Vì vậy để khắc phục được 100% hậu quả của thảm họa hạt nhân Chernoby này thì ...
koutouyo
TÍCH CỰC
13 năm
Xây cái nhà máy điện hạt nhân được cái này mất cái kia. Tôi nghĩ không nên xây làm gì thà xài ít sống lâu cứ ham hố, thì chết sớm, mà người dân là người lãnh đủ. Đúng là không đâu tội và buồn cho cái cảnh chết dần chết mòn không sinh con đẻ cái được lành lặn vì phóng xạ.
Một chương đen tối trong lịch sử loài người...
Anh Thịnh nên bỏ tấm người đàn ông đi ạ. Nhìn kì quá ! hihi
khoa167604
ĐẠI BÀNG
13 năm
tinh tế toàn đàn ông con trai ngại gì mà phải bỏ 🆒
thuy8x8
TÍCH CỰC
13 năm
Kỳ quá mà lại còn " hihi " là sao? giả bộ hả =))
Tại mình thấy ngại đó mà 😁
ninhk48
TÍCH CỰC
13 năm
nhìn mà lạnh hết cả sống lưng! hix
sức mạnh của những hạt bé tí ti thật to lớn =.=
steavankas
ĐẠI BÀNG
13 năm
To lớn thiệt ấy bác T_T

Uranium là một nguyên tố kim loại, màu bạc và có tính phóng xạ. Heinrich Martin Klaprothk, nhà hoá học người Đức, đã tìm ra uranium vào năm 1789 trong một quặng khô, ông gọi nó là \"Uranit\". Nhưng sau đó một năm Klaproth đã đổi tên nó thành \"Uranium theo tên của sao Thiên Vương (Uranus). Vào cuối thế kỷ 18, các nhà khoa học đã tạo ra nhiều hợp chất của uranium. Năm 1896, Henry Becquerel đã khám phá ra tính phóng xạ trong uranium. Uranium là một kim loại bóng láng có màu trắng nhưng nó hoá đen khi tiếp xúc với không khí. Uranium là một kim loại rất nặng. 30.48cm3 (30.48cm khối) uranium nặng gần nửa tấn. Uranium tự nhiên là một hỗn hợp có hai nguyên tố đồng vị. Uranium 238 và uranium 235.99.27% được tìm thấy trong tự nhiên là uranium 238 và 0.72% là uranium 235. Những tia phóng xạ phát ra từ nhân nguyên tử uranium rất hữu dụng. Những tia này được sử dụng trong nông nghiệp, công nghiệp, sinh học và y khoa. Uranium còn được sử dụng trong lãnh vực năng lượng hạt nhân . Năm 1938 quá trình phân hạt nhân đã được tìm ra bằng cách bắn mạnh vào các nhân nguyên tử uranium bằng các nơtrôn. Sự phân hạt nhân ra là quá trình nhân nguyên tử Uranium 235 bị tách ra làm hai phần do việc bắn mạnh các nơtrôn. Do đó, năng lượng mạnh khủng khiếp được tạo ra. Bom nguyên tử được chế tạo theo quá trình này. Ngoài ra, ứng dụng của nó rất là đa dạng. Ngày nay, sự phân hạt nhân được sử dụng cho việc chế tạo ra năng lượng điện. Một pound (~ 0,452g) uranium tạo ra một năng lượng bằng với năng lượng mà ta đốt khoảng 1.400 tấn than đá. Do đó nguyên tố đồng vị uranium 235 được dùng trong các lò phản ứng hạt nhân để sản xuất ra năng lượng. Năng lượng hơi này sẽ đi qua tuốc bin để tạo ra điện. Uranium cũng được dùng để hút các tia X và tia Gamma. Các loại oxít của nó được dùng làm chất xúc tác trong vài phản ứng hoá học. Có bốn phần uranium trong một phần triệu của vỏ trái đất. Các hợp chất của uranium cũng được tìm thấy trong các khối đá. Uranit là một trong những quặng uranium quan trọng. Quặng Uranit được tìm thấy nhiều ở Anh, Ấn Độ và Châu Phi.
Oxi
CAO CẤP
13 năm
Thật là tàn khốc và khủng khiếp. Nghĩ đến Việt Nam ta đang chuẩn bị xd nhà máy điện hạt nhân có lường hết những tai nạn ko mong muốn nữa chưa đây?
Hãy chơi S.T.A.L.K.E.R: Shadow of Chernobyl, S.T.A.L.K.E.R.: Call of Pripyat để biết thêm nhiều về vùng đất chết này

Ít nhất cho tới hết thế kỷ này, phóng xạ vẫn còn tồn tại và còn ảnh hưởng cực lớn tới con người ở đây.
Rất đen tối, nhưng cũng phải học cách chấp nhận, nguồn lợi của nó quá lớn. Tổ hợp La Grande tại Québec, Canada, là hệ thống nhà máy thuỷ điện lớn nhất thế giới. Bốn tổ máy phát điện của tổ hợp này mới có tổng công suất 16.021 MW, trong khi quy mô của một nhà máy thủy điện là quá kinh khủng, vô vàn các hạng mục không đơn giản như nhà máy điện hạt nhân. Trong khi đó nhà máy điện hạt nhân ở Chernobyl (V. I. Lenin (Чернобыльская АЭС им. В.И.Ленина) chỉ cần 1 tổ máy đã sản sinh ra 1GW, 4 tổ máy 4GW, một nguồn lợi quá kinh khủng.
Quá khứ đau thương sẽ qua đi,và bình yên rồi sẽ trở lại,Ukrainians là những con người dũng cảm 😃 Ми кохаемо Україну

---------- Post added at 06:23 PM ---------- Previous post was at 06:20 PM ----------

 chả thế mà điện ở bên đó chưa đến 500đ/1 số 😁
thật khủng khiếp, lợi ích nó mang lại quá nhỏ so với thảm họa mà nó gây ra.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019