Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


[The Big Picture] Lễ Phật Đản 2011

levuongthinh
19/5/2011 0:7Phản hồi: 105
[The Big Picture] Lễ Phật Đản 2011
Hôm 17/05 (tức 15/04 âm lịch), Phật tử tại nhiều nước châu Á đã hoan hỉ mừng ngày Phật Đản (còn gọi là lễ Vesak), ngày mà Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ra đời, khai sáng ra đạo Phật. Theo kinh Phật, một vị hoàng tử Ấn Độ được sinh ra vào ngày rằm tháng tư năm 624 trước công nguyên. Khi ngoài 30 tuổi, hoàng tử bắt đầu suy nghĩ về việc cứu độ cho dân chúng. Hoàng tử giác ngộ, đắc đạo, tu hành, truyền đạo và trở thành Phật tổ. Nhắc một chút về lịch sử Phật Giáo để chúng ta có chút ý niệm về Đạo Phật. Chủ đề chính của bài này là những hình ảnh đẹp được chụp ở một số nước châu Á trong dịp Lễ Phật Đản. Mời anh em cùng xem qua.


Các phật tử cầm nến trên tay và đi vòng quanh một bức tượng Phật lớn ở ngôi chùa thuộc tỉnh Nakhon Pathom, ngoại ô Bangkok nhân ngày Lễ Phật Đản. Ngày Phật Đản hay ngày Giáng sanh của Đức Phật, tiếng Pali gọi là Vesak. Vesak là tên của một tháng, thường trùng vào tháng năm dương lịch. Vesak cũng là tên của một ngày có ý nghĩa trọng đại nhất đối với hàng Phật tử khắp thế giới. Đức Phật sinh nhằm ngày rằm, tháng Vesak, vào buổi sáng, trong thành Kapilavatthu (Ca-ty-la-vệ) gần biên thùy giữa đông bắc Ấn Độ và Nepal.


Các nhà sư đang tham gia một buổi lễ nhân ngày Phật Đản ở Phật Đài Wat Phra Dhammakaya thuộc tỉnh Pathum Thani, ngoại ô Bangkok, 17/05/2011.


Người phụ nữ Indonesia theo đạo Hồi cùng với những người theo đạo Phật đang thả một chiếc đèn trời ở chùa Borobudur trong dịp Lễ Phật Đản. Phật tử Indonesia tổ chức Lễ Phật Đản rất lớn và đây là một trong những sự kiện thu hút khách du lịch nhiều nhất ở đất nước vạn đảo này.


Các tín đồ Phật Giáo đang tịnh tâm ở Phật Đài Wat Phra Dhammakaya trong dịp Lễ Phật Đản.


Các nhà sư cầu nguyện ở chùa Borobudur, tỉnh Magelang, Indonesia.


Một bức phông trang trí hình ảnh về dịp Lễ Phật Đản ở Colombo, Sri Lanka.


Phật tử tịnh tâm ở chùa Borobudur trong dịp Lễ Phật Đản.


Một góc chùa Borobudur, phía dưới là hình ảnh mờ ảo của những nhà sư đang đi quanh ngôi chùa trong ngày Lễ Phật Đản, 17/05/2011.

Quảng cáo




Phật tử thắp đến ở chùa Borobudur, Indonesia nhân Lễ Phật Đản.


Các tín đồ Phật Giáo cùng nhau thả đèn trời ở chùa Borobudur trong dịp Lễ Phật Đản.


Lễ Phật Đản là dịp để các phật tử đi viếng chùa, bố thí, phóng sinh, lễ phật, tịnh tâm, đọc kinh và mong cầu bình an, giải thoát.


Phật tử cầm nến trên tay và đi quanh Phật Đài Wat Phra Dhammakaya, mừng ngày Đức Phật giánh sanh.

Quảng cáo




Các nhà sư đang vệ sinh và rải hoa lên tượng Phật nằm ở chùa Dhammadipa Arama, thị trấn Malang, Đông Java, Indonesia, chuẩn bị cho Lễ Phật Đản.


Một nhà sư sử dụng bộ đàm để hướng dẫn những người khác đến cầu nguyện ở Phật Đài Wat Phra Dhammakaya, nhân Lễ Phật Đản, 17/05/2011.


Một người dân đang bố thí cho các nhà sư đi khất thực trước ngày Lễ Phật Đản ở tỉnh Magelang, Indonesia, 16/05/2011.


Cậu bé người Sri Lanka đang bán đèn lồng cho khách hàng trước dịp Lễ Vesak ở Colombo. Ở Sri Lanka vào ngày Lễ Phật Đản, đèn lồng làm bằng tre và giấy được treo trong nhà và trên đường phố.


Các nhà sư đang tham gia Ngày lễ bố thí ở Bangkok, 08/05/2011.


Hàng ngàn nhà sư đi giữa những Phật tử trong Ngày lễ bố thí ở Bangkok.


Một nhà sư đang cầu nguyện ở chùa Borobudur trong ngày Lễ Phật Đản, 17/05/2011.


Phật tử cầm nến trên tay và đi vòng quanh Phật Đài Wat Phra Dhammakaya, mừng Lễ Phật Đản. Với kỹ thuật phơi sáng, tác giả đã có được bức ảnh lạ mắt, đầy tính huyền ảo.


Trăn tròn trên ngôi chùa Borobudur trong ngày rằm tháng Tư, Lễ Phật Đản.


Hai Phật tử người Ấn Độ tung những cánh hoa lên bức tượng Đức Phật trong dịp Lễ Phật Đản ở thành phố Ahmedabad, 17/05/2011.


Hãy cầu nguyện! Theo quan niệm Phật Giáo, cầu nguyện là tập trung tâm trí, nhất tâm chuyển đổi vọng niệm mê lầm, xấu ác trở nên thanh tịnh. Cầu nguyện vì thế chính là phương pháp quán chiếu, nhìn lại con người thật của mình, quan sát tâm tình, trừ khử tà kiến mê tín, khát vọng phàm tình, ích kỷ nhỏ nhen, ỷ lại yếu đuối. Cầu nguyện là một cách định tâm, định ý để chuyển hóa lòng mình, lòng người.


Một đoàn nhà sư đến từ Bangladesh đang đi khất thực trên các con phố ở Colombo, Sri Lanka trong tuần lễ kỷ niệm Ngày Phật Đản.


Các nhà sư rải hoa đã được thánh hóa lên những Phật tử bên dưới trong hành trình từ chùa Mendut đến chùa Borobudur, Indonesia, nhân Lễ Phật Đản.


Phật tử thả đèn trời ở ngôi chùa cổ Borobudur trong dịp lễ Vesak. Bình an cho mọi người!

105 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Oh hôm nay là ngày sinh của Bác nè
tony_doan
TÍCH CỰC
13 năm
Ông này có ý gì thế?
Phật chủ trương từ bi, hỷ xả, không sát sanh >> đấy là sự khác biệt
Phật Thích Ca Mâu Ni sau khi đắc đạo đã đi thuyết Pháp suốt 49 năm, nhưng chỉ dùng lời nói chứ không viết sách, cho nên các kinh điển sau này được các vị đệ tử đời sau viết lại, đôi chỗ sai khác hoặc mâu thuẫn và chia thành nhiều dòng phái: Đại thừa, Tiểu thừa, thiền tông, mật độ tông, tịnh độ tông...
Nhưng tóm lại, mục đích cuối cùng của đạo Phật là Giác ngộ và thoát khỏi luân hồi sinh tử. Mọi tranh luận về đúng sai phải trái về lễ nghi hay câu chữ trong đạo Phật là vô nghĩa.
Giai đoạn hiện nay là thời mạt pháp, nhiều Phật tử không hiểu rõ giáo lý của Phật nên cứ nghĩ đi chùa là để cầu bình an, giàu có kiếp này hoặc kiếp sau thôi. Chính vì thế nên khá nhiều các Tăng, Ni (nhà Sư) ở ngoài bắc đều phải biết cúng, lễ, cầu siêu cầu an.

Hiện nay trên mạng có rất nhiều trang web nói về Phật giáo, các bạn muốn tìm hiểu kỹ hơn thì nên vào đọc.

Nam mô A Di Đà Phật!
lễ phật đản từ hôm 17 cơ mà
tại sao bác nói những người di chùa hiện nay ko hiểu rõ giáo lý. an nói ko biết suy nghĩ. vậy mà cũng có người cảm ơn thật là ngu ngốc.
Theo ý kiến của mình thì đa số người đi chùa hiện nay là vậy, không hiểu rõ giáo lý của của Đạo Phật, mình là một phật từ và cũng hiểu được 1 chút, nói thật là vẫn còn rất ngu về cả kinh vẫn lễ.
Người ta đi chùa đa phần giàu sang, phú quý....và rất nhiều thứ khác, như vậy có thể gọi là hiểu giáo lý của của Đạo Phật?
hiepsicoi
TÍCH CỰC
13 năm

Một nhà sư sử dụng bộ đàm để hướng dẫn những người khác đến cầu nguyện ở Phật Đài Wat Phra Dhammakaya, nhân Lễ Phật Đản, 17/05/2011.

Ông này giống đạo diễn Vũ Ngọc Đãng ghê ta ơi!
chắc ổng chứ ai nữa, có lẽ đg làm bận làm đạo diễn phim " bỗng dưng muốn tu " 😁
ổng đi tu hồi nào vậy trời 😁:D:D:D
nhìn đúng là ih chang luôn...a Đảng đâu vào nhận bà con nè...
Giống Phan Đình Tùng hơn😃
issacnhut
TÍCH CỰC
13 năm
Ôi ảnh đẹp quá...mấy hôm nay ở TP mình cũng làm lễ....
Kenny
CAO CẤP
13 năm
Hiện nay có nhiều người giả dạng nhà sư đi khất thực nhằm lợi dụng tình thương,kính đạo của mọi người, anh em nên lưu ý,hiện nay Giáo Hội Phật Giáo VN đã cấm các hình thức khất thực ở các nhà sư thuộc Giáo Hội, riêng những người tu lâu năm ở những nơi xa xôi thì thông tin này có lẽ chưa đến, Đề nhận biết sư thật hay giả các bác nên lưu ý, nhà sư khất thực đúng nghĩa k xin ăn, nếu muốn cho họ thì mình phải đi theo vì họ k dừng lại nhận của bố thí mà cứ bước đi liên tục và niệm kinh
Theo mình biết thì Phật giáo hiện nay có 2 hướng chính, gọi là Nam tông (còn gọi là hệ nguyên thủy-ngày xưa gọi là Tiểu Thừa) và Bắc tông (hệ phát triển-ngày xưa gọi là Đại Thừa).

Các nước theo Nam tông có Campuchia, Thái Lan, Tây Tạng. Hệ nguyên thủy này ngoài giờ tu hành ở chùa ra, các thầy còn đi khất thực ở bên ngoài, thông thường bữa chính của các thầy là bữa ngọ (ăn lúc 12h trưa) sau khi khất thực, đặc biệt là khi khất thực thì người ta cho gì thì thầy phải ăn cái đó, kể cả thịt, cá - giống như Phật tổ ngày xưa. Vì vậy đừng ngạc nhiên khi thấy thầy sư mà ăn mặn.

Còn các nước Bắc Tông có TQ, VN... hệ phát triển này không có đi khất thực, cho nên đa phần những người đi khất thực ở ngoài đường ta thấy là giả (theo giáo hội Phật giáo). Tuy nhiên ở VN cũng có những chùa theo hệ Nam tông, ví dụ như phái Mật Tông, chùa Tây Tạng chẳng hạn, nên họ vẫn đi khất thực là bình thường.
Phật giáo VN có 2 phái: Nam tông và Bắc tông. Mình xin đính chính với bạn là Phật giáo Nam tông không cấm đoán gì chuyện khất thực cả, nếu không muốn nói đó là một việc mà các Nhà sư cần làm vì có thể phổ độ chúng sinh. Có những người vì nhiều nguyên nhân mà không thể đi Chùa được, Nhà sư đi khất thực là lúc họ làm việc thiện đó bạn! Thêm nữa là Nhà sư sẽ dừng lại khi bạn cúng dường, đọc kinh phù hộ độ trì cho bạn. Không như bạn nói là sẽ bước liên tục đâu bạn ạ.
năm nay được cho là năm quan trọng trong bối cảnh thảm họa diệt vong toàn nhân loại. theo đạo phật thì con người cần phải tu, cầu nguyện để trái đất vượt qua khỏi tận thế vào năm 2012.năm nay phạt đảng tổ chức lẽ rất lớn và mạnh. mong là trái đất yên bình xanh tươi.
huck23
TÍCH CỰC
13 năm
một phần làm to cũng là vì năm nay là năm sinh thứ 2x55 năm (cái số x e chẳng nhớ @@ hic) người ta thường là lễ kỉ niệm lớn và các năm chẵn 5 năm như 5, 10, 15, 20... các năm xxx5 thì ko lớn = xxx0 nhưng cũng lớn hơn các năm còn lại 😁
Cả ngày hôm đó ăn chay, nhưng chiều lại xơi bún riêu, tối đòi thịt vợ....May là ko cho. Mô Phật...tội con nhiều quá.
zomano
TÍCH CỰC
13 năm
bó tay bác nạy
Công nhận hình đẹp thật.
Thiện tai thiện tai ^^
bác này......chỉ được cái giống em thôi :cloud9:
jing
CAO CẤP
13 năm
chỉ có châu âu, châu mĩ ko theo tôn giáo, hoặc nếu có theo thì cũng qua loa. nhà thờ bên tây cũng chỉ toàn ông bà già thôi
XIn hỏi bạn ở Tây hay ở Ta
Thật là hoành tráng... So với VN thì quả thật họ sùng đạo hơn nhiều.
Ảnh chụp đẹp quá, đẹp quá.
Không biết các nhà sư khác tu hành thế nào chứ mình thấy mấy ông sư VN mình thì oải...
Hút thuốc như đốt rừng, uống bia như hủ chìm...
Không biết hồi xưa thời Đức Thích Ca có thuốc lá với bia hơi chưa mà bây giờ thấy ghê quá...
Có mới nói nghe bạn. Thật ra chuyện hút thuốc là không có tổn hại gì cả, riêng việc uống bia là điều cấm kỵ, chẳng có Nhà tu hành nào làm vậy cả.
Hiện tại người tu khá đông, ở đâu cũng vậy, có người tốt người xấu, không thể tránh khỏi có người đạo hạnh thấp kém, thiếu đoan nghiêm.
Cho mình gửi tặng bạn 1 câu mình đọc được:
Công đức của Phật thật là vô biên, bạn hãy nhìn vào Phật, đừng nhìn vào Tăng.

Có một vài hình mình chụp vào lễ Phật đản ở Vũng Tàu, các bạn xem thử


bác này ăn nói tầm bậy quá. những người bác thấy là số ít, những người đó ko phải có duyên mà có thể là bị bỏ rơi. hoàn cảnh đưa đẩy lọt vô chùa nhưng tâm tính thì ko hướng phật. còn những người đang là người bình thường mà đi tu mới đúng chất phật. câu đầu tiên nói nghe đã thấy ko hay rồi. câu sau nói nghe thúi quá.
nhìn đẹp thật ..............
Oxi
CAO CẤP
13 năm
Sao ko thấy hình ảnh chùa chiền ở nước ta nhỉ!? Nước mình cũng là một nước phật giáo mà!
Nhà nước mình là nhà nước Vô thần, không Tôn giáo. Phật giáo chỉ giành cho những người dân theo Đạo phật, Công giáo chỉ giành cho những người theo Đạo Công giáo mà thôi.
chưa chắc ah nha. tui thấy nhiều Đảng viên cũng đi xem bói nhiều lắm ah nha. hihi...
johnyhuynh
ĐẠI BÀNG
13 năm
Phật Pháp Vô Biên! Cầu cho thế giới được an lành! Chúng sanh thoát khỏi vòng me muội!
đẹp và quy mô thế. Ước gì mình được đến những nơi thiêng liêng như thế này
mình cũng thấy hơi lạ. VN là 1 trong các nước phật giáo lớn vậy mà nó ko đưa hình
VN mình Nam Tông chủ yếu ở các vùng gần campuchia như Sóc Trăng, Trà Vinh thôi

năm nay là PL 2555

mình đã hỏi 1 thầy thì thầy nói là phật ko cấm, nhưng mà phải giữ đc mình ko đc để mất kiềm chế thôi. VD mình quy y tam bảo thì có các điều luật ko cho uống các loại chất kích thích vì nó làm mình mất kiềm chế, nhưng mà uống xã giao vài 3 ly mà vẫn làm chủ đc hành động của mình thì ko sao

vụ này bữa hổm cũng mới nghe nhỏ bạn nói. mấy thầy bên mình qua campuchia cũng toàn ăn nhà hàng vì chùa bên đó ăn mặn
steaven
ĐẠI BÀNG
13 năm
Chùa Nam Tông có rất nhiều nơi, trong TP mình thấy có Tịnh Xá Lộc Uyển rất lớn trong Q.6 mặt tiền đường Kinh Dương Vương
Mình thấy 1 vài các bạn có hiểu biết ko đúng lằm về khất thực nên mời các bạn vào đây nghiên cứu thêm về Ý nghĩa Khất Thực nhé,mới google đc 🆒. Trích dẫn 1 tí:

26 phép đi khất thực của phái Khất sĩ

1. Phép đi khất thực chỉ từ một tới hai người mà thôi trừ khi nào đến xứ lạ, một hai ngày đầu đi chung cho biết đường sá, đi từ người cách khoảng hai thước.
2. Khi đi lấy cơm, hoặc đi trai tăng tại nhà cư sĩ thì được đi chung, đi một hàng một, cách nhau 2 thước tây, ai lớn tuổi đạo đi trước, tập sự đi sau.
3. Tại tịnh xá có ban cư sĩ hộ pháp, hoặc có nhiều người xin cúng dường luân phiên giáp 30 ngày trong mỗi tháng, thì Giáo hội nếu đông chia ra: phân nửa Tăng đi khất thực, phân nửa Tăng nhận cúng dường trọn bữa ăn.
4. Tốt hơn là mỗi người hàng ngày đều phải đi bát (khất thực), ban hộ pháp chỉ hộ thêm sau khi đi về.
5. Khi đi khất thực nếu ai về không kịp ngọ, lỡ quá trưa thì phải độ nơi chỗ vắng, gốc cây, xa đường lộ, phố xá, chợ đông. Phải tránh những chỗ dơ dáy bụi bặm, cấu trược ồn ào, vì thế sẽ làm nhẹ thể pháp Phật.
6. Đi bát không được vô chợ, hoặc đứng phía góc chợ, hoặc chen lấn chỗ đám đông. Nên phải đi vào trong xóm hoặc các đường lộ xa chợ.
7. Mỗi đường có thể đi ba ngày, đi xa không quá ba ngàn thước.
8. Bận đi phải đi luôn, bận về nếu thiếu thì đứng trước cửa từ nhà (ngoài đường, chớ không được vào thềm), mỗi nhà đứng năm ba phút theo thứ tự.
9. Khi bát còn lưng, thì ôm quá tay trái gần trước bụng, lúc đầy rồi phải để vào túi, phủ nắp lại, quảy phía tay mặt không nhận nữa.
10. Không nhận lãnh đồ vật để trong túi, ngoài bát, hoặc trên nắp bát.
11. Không được nhận tiền, gạo, không được nhận đồ ăn mặn, khi người đem đến cúng, mình có thể hỏi thêm chay hay mặn, đó là gương dạy thiện cho người. (vì phật tử cúng dường thức mặn thì không những không có phước mà còn bị tội)
12. Không được đi vào nhà ai, khi đi khất thực. Nếu phải đi viếng ai, hoặc có việc của Giáo hội sai, thì đi lại ngay nhà người ta trước, bát mang chớ không ôm, bận về mới ôm ra đi xin mà trở về.
13. Không được đứng lại uống nước, hay đại tiểu khi đi khất thực.
14. Bát nếu ôm trần thì được nhận, bát mang trong túi cấm thâu nhận.
15. Không được ngó mặt thí chủ, hoặc nói chuyện quá năm sáu câu.
16. Ai có hỏi đạo giữa đường thì kiếm gốc cây ngồi nói, hoặc hẹn sau khi độ cơm rồi sẽ nói, hoặc mời người đến ngay chỗ ngụ, hoặc để ngày khác người thỉnh cúng dường tại nhà có Tăng đông, có cư sĩ nhiều sẽ nói.
17. Khi đi khất thực, ai muốn cúng hoặc thí gì tự ý, bao giờ người hỏi sẽ chỉ dạy, bằng không thì thôi, chớ chê khen bắt lỗi ép buộc người cho.
18. Nếu biết cơm có dính lỡ đồ ăn mặn, thì khi về phải cho người khác, chớ không được dùng, bằng khi túng ngặt, phải gụt rửa sạch mới được dùng.
19. Khi đi khất thực phải trang nghiêm hòa huỡn ngó ngay xuống, ngó xa hai thước, chớ ngó liếc hai bên, chớ tìm lóng nghe chuyện người nói, tâm phải niệm Phật.
20. Đừng vừa đi vừa nói chuyện, chỉ chỏ, muốn qua đường quẹo phải đứng lại xoay mình, chớ đừng đi tắt xéo.
21. Mỗi khi có chuyện gì thì phải đứng lại, có ai cúng thì chỉ lại người sau, cho để bát trước.
22. Ngày nào ai đi bát đường nào, phải sắp đặt trước tại chùa, chớ đừng ra đường lộn xộn.
23. Khi đi khất thực, ngoài món ăn ra, không nhận món chi ai gởi hết. Hãy bảo người ta đem lại các chùa kia. Ai nói gởi cúng Phật thì không được nhận, hãy nói: "Tăng chỉ là người tu đi xin ăn mà thôi".
24. Đồ ăn rồi nếu còn dư phải cho hết, không được để dành.
25. Đồ khất thực trước phải độ trước. Đồ cúng dường sau phải độ sau.
26. Khi đi khất thực không được chống gậy, mang giày, che dù... Bên trong mặc áo chừa cánh tay mặt, đầu trần, chưn không; bên ngoài phải mặc vấn thượng y trùm kín.


Do đó ,ra đường nếu thấy ai sư nào khất thực ko như trên thì đích thực là sư giả :mstickle:
ở campuchia nhà sư ăn mặn luôn bạn ơi
KaKaShi3391
ĐẠI BÀNG
13 năm
đẹp quá. khi nào chùa Huê Nghiêm dưới nhà e xây xong chắc cũng làm lễ lớn lắm ^^
Trinh74
TÍCH CỰC
13 năm
Nam Mô A Di Đà Phật... Con đây quá nhiều tội lỗi mà chưa một lần sám hối...
Dĩ nhiên là thời Phật tổ chưa có các thứ như bia, thuốc lá (rượu có rồi, Phật cấm uống rượu vì uống rượu là nguồn gốc sinh ra tội lỗi). Cấm uống bia, hút thuốc là sau này mới có, vì nó ảnh hưởng xấu tới quá trình tu tập.
Bạn nói như vậy không chính xác, người đạo Phật chúng ta là gọi Phật tử, chứ không phải tín đồ Phật giáo 😃.
Vì Phật giáo là Đạo (con đường, cách sống) hướng chúng ta đến điều ngay, lẽ phải... những điều này đạt được từ nỗ lực của bản thân, Đạo Phật chỉ gia hộ (hướng dẫn, tiếp sức mạnh) mà thôi; khác với các tôn giáo khác là một khi theo Đạo, có đức tin ắt sẽ được chở che, phù hộ.
Đông quá ..........!

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019