Thế nào là nhiếp ảnh ý niệm (conceptual photography) và ví dụ minh hoạ

blueJune
22/9/2019 6:25Phản hồi: 26
Thế nào là nhiếp ảnh ý niệm (conceptual photography) và ví dụ minh hoạ
Có lẽ anh em đã quen với nhiếp ảnh đường phố, nhiếp ảnh đời thường và thấy nhiều ở các cộng đồng chơi ảnh, triển lãm hay mạng xã hội. Lần này, mình xin giới thiệu với mọi người một khái niệm mà có lẽ chưa phải ai cũng biết hoặc hiểu rõ, đó là nhiếp ảnh ý niệm (conceptual photography) không chỉ được các nhiếp ảnh gia dùng mà rất nhiều nghệ sĩ thị giác cũng sử dụng như một phương tiện để thể hiện ý đồ của mình.

1. Thế nào là nhiếp ảnh ý niệm?
Nhiếp ảnh ý niệm là một thể loại hay phương thức trong nhiếp ảnh, dùng để truyền tải một ý tưởng, một ý nghĩa mà người chụp hướng tới và muốn truyền tải tới người xem. Thông thường thì những thông điệp này không nằm hiển hiện trên bề mặt bức ảnh mà chúng có một lớp nghĩa dựa trên những chủ thể được chụp trong ảnh. Định nghĩa này xuất phát từ phong trào Nghệ thuật Ý niệm (Conceptual Art) có từ cuối những năm 60 của thế kỷ trước.

2. Nhiếp ảnh ý niệm được sử dụng như một phương pháp
Nhiếp ảnh ý niệm được sử dụng như một phương pháp thường thấy trong quảng cáo và minh hoạ. Khi đó, bức ảnh sẽ nhắc lại một tiêu đề lớn đi kèm hoặc câu khẩu hiệu nào đó. Những tấm hình này thường sử dụng các công cụ chỉnh sửa, chẳng hạn như Adobe Photoshop để thêm thắt các chi tiết, các yếu tố cần thiết để truyền tải thông điệp.

nhiếp-ảnh-ý-niệm-conceptual-photography-1.png

Một poster của tổ chức WWF tuyên truyền thông điệp giảm thiểu sử dụng đồ nhựa. Có thể thấy, hình ảnh chiếc đồng hồ cát làm từ nhựa đang bóp nghẹt chú voi ở bên trong. Ý nghĩa khá rõ ràng và dễ hiểu vì có khẩu hiệu đi kèm bên dưới.

nhiếp-ảnh-ý-niệm-conceptual-photography.png
Mitsubishi Motors giới thiệu dòng xe mới của hãng, không chỉ là công nghệ mới mà bên trong chiếc xe là những gì mạnh mẽ như bản năng của động vật hoang dã.

nhiếp-ảnh-ý-niệm-conceptual-photography-2.png
Cùng khẩu hiệu bên dưới "Lối sống quyết định cách chết của tôi", tấm poster này truyển tải một thông điệp về việc hút thuốc lá sẽ từ từ giết chết chính bản thân người hút.

2. Nhiếp ảnh ý niệm được sử dụng như một thể loại
Trong Nghệ thuật Ý niệm hoặc nghệ thuật đương đại, nhiếp ảnh ý niệm được coi là một thể loại.

Cuối những năm 60 và đầu những năm 70 của thế kỷ 20, nhiếp ảnh thường được sử dụng để ghi lại nghệ thuật trình diễn, điêu khắc hoặc hành động. Nhiều nghệ sĩ không coi họ là nhiếp ảnh gia, đây chỉ là phương tiện để họ thực hiện ý đồ của mình. Tiêu biểu cho thời này có Cindy Sherman, bà chuyên tự hoá trang và làm nhân vật trong chính các bức ảnh của mình nhằm đấu tranh cho phong trào nữ quyền. Camera Tinh Tế đã có một bài ảnh giới thiệu về nữ nghệ sĩ mà anh em có thể xem qua LINK.

Các nghệ sĩ Trung Quốc có rất nhiều tác phẩm tiêu biểu sử dụng nhiếp ảnh ý niệm. Ngoài việc chụp ảnh, họ còn thực hiện ý tưởng của mình bằng hội hoạ, điêu khắc, trình diễn,... Có thể thấy, lúc này nghệ sĩ sẽ tận dụng phương thức nào thể hiện và truyền tải ý đồ của mình tốt nhất, không phân biệt. RongRong và Inri là cặp vợ chồng nổi tiếng trong giới vì những bức ảnh buồn ám ảnh, đầy chất thơ, khám phá mối quan hệ giữa cơ thể con người và môi trường sống xung quanh. Sự đô thị hoá có ảnh hưởng lớn tới tác phẩm của hai người, những ngôi làng nhỏ dần dần biến mất ở những nơi họ đến.

rong-rong-and-inri-in-fujisan-japan-no13-+2001-photography-of-china.jpg

Quảng cáo


Tại Núi Phú Sĩ, Nhật Bản, No.13, 2001 ©Rong Rong & Riri
rong-rong-and-inri-in-the-great-wall-china-2000-no3-photography-of-china.jpg
Tại Vạn Lý Trường Thành, Trung Quốc, No.3, 2000 © Rong Rong & Riri
rong-rong-and-inri-in-fujisan-japan-no8-2001-photography-of-china.jpg
Tại Núi Phú Sĩ, No.8, 2001 © RongRong & Riri
Li Wei là nghệ sĩ tiêu biểu sử dụng nhiếp ảnh để chụp lại những trình diễn của mình. Những bức ảnh của anh khá hài hước và không hề hậu kì, đó là những tư thế được thực hiện với sự trợ giúp của giàn giáo, gương hay dây sắt. Anh bắt đầu nổi tiếng với series "Fall" ("Ngã"), anh tự ép mình như tên lửa đang rơi xuống mặt đất, mặt nước hay qua trước đầu xe, chân anh nằm ở tư thế không tự nhiên và không thoải mái. Với bộ ảnh ý niệm này, Li Wei tìm kiếm bản thân mình trong những bất ổn, những tình huống không thể kiểm soát, bị điều khiển và thúc đẩy bởi những thế lực như chính trị, kinh tế hay áp lực xã hội. "Cảm giác rơi chúc đầu xuống và không có gì chắc chắn đỡ ở dưới chân khá quen thuộc với mọi người. Mọi người không cần phải sang hành tinh khác để cảm thấy điều này." Nghệ sĩ giải thích tác phẩm của mình.

li-wei-falls-to-the-car.png
Ngã vào ô tô, 2003 © Li Wei
li-wei-falls-to-the-tokyo-palace.png
Ngã vào cung điện, 2006 © Li Wei
li-wei-2007-live-at-the-high-place-photography-of-china.jpg

Quảng cáo


Sống ở một nơi rất cao, 2007, Bắc Kinh © Li Wei
li-wei-2003-levels-of-freedom-photography-of-china.jpg
29 tầng tự do, 2003 © Li Wei
li-wei-2004-levels-of-freedom-25-photography-of-china.jpg
5 tầng tự do, 2004, Bắc Kinh © Li Wei
Andreas Gursky, nhiếp ảnh gia người Đức, chụp lại những thứ có sẵn mà không dàn dựng như thành phố, đám đông hay những sản phẩm thương mại với cùng một phong cách: theo cấu trúc vi mô và vĩ mô, đan kết với nhau, được sắp xếp, xác định bởi một nguyên tắc tổ chức tổng thể nhằm phản ánh hiện tại. Đó là thông điệp về ô nhiễm môi trường, những phát triển về cơ sở hạ tầng, hiện tượng xã hội, giải trí hay đô thị hoá.

andreas-gursky.png
Amazon, 2016 © Andreas Gursky

andreas-gursky-1.png
Bangkok VI, 2011 © Andreas Gursky
andreas-gursky-2.png

Ocean IV, 2010 © Andreas Gursky
Một nghệ sĩ của Việt Nam, Võ Thuỷ Tiên cũng sử dụng nhiếp ảnh ý niệm để thể hiện suy nghĩ của mình về hôn nhân và vai trò của người phụ nữ trong gia đình tại xã hội Việt Nam. Cô thực hiện series ảnh "Cuộc hôn nhân của tôi", sử dụng các loại hoa quả như trầu cau (một lễ vật mà nhà trai biếu tặng nhà gái) đươc đặt kế bên ảnh chụp trái bưởi, đu đủ và chuối (đại diện cho sức trẻ và sự sinh sôi nảy nở). Hay, những nén nhang (là vật tế lễ dùng để kết nối thế giới âm-dương) lại xuất hiện cùng hình ảnh chiếc váy cưới và chén bát (ám chỉ công việc bếp núc – nội trợ, một nghĩa vụ mà tới ngày nay hầu hết vẫn do người phụ nữ gánh vác).

Dau-vo-thuy-tien-my-marriage.jpg
Cô dâu, 2018 © Võ Thuỷ Tiên
Exhibition-My-Marriage-by-Vo-Thuy-Tien.jpg
Giao phối, 2017 © Võ Thuỷ Tiên
Cung-series-vo-thuy-tien.jpg
Thờ cúng, 2017-2018 © Võ Thuỷ Tiên
Hi vọng với những thông tin cùng những dự án ảnh minh hoạ bên trên, anh em đã hiểu thêm về nhiếp ảnh ý niệm và sức sáng tạo vô biên của các nghệ sĩ. Hình thức này đang được sử dụng rộng rãi để sáng tạo nghệ thuật. Ở Việt Nam cũng đang có một số nghệ sĩ trẻ theo đuổi thể loại này để nói lên quan điểm, sự đồng tình hay phản kháng với xã hội hiện thời, đặc biệt là xã hội Việt Nam.

Bài viết tham khảo Wikipedia
26 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Wow, thể loại ảnh này khá độc đáo, mình hiếm thấy AE nháy quen biết nào ở VN có sở thích và sáng tạo về thể loại ảnh này, cảm giác như chút gì đó của loại ảnh siêu thực Khỉ (71).gif
| Sent from CRAZYSEXYCOOL1981 using BlackBerry Athena |
@crazysexycool1981 Cái hình "xoạc" trên Vạn lý trg thành, phải có chốt cắm giữ chứ ko là ngã thương tich lun...unluncun
xversion1
TÍCH CỰC
5 năm
Thật ra thể loại này đã cũ rồi. Ngay từ thời Tần thì Lý Liên Kiệt và Chung Tử Đơn đã biết quay phim bằng ý niệm rồi. Chụp ảnh thì bình thường.
oxechip
TÍCH CỰC
5 năm
E thì lên tưởng đến linda trong tuổi trẻ cười
Ảnh này rất giống với thể loại ảnh Manip mà mình được biết tới!? 😁:p
Syter
TÍCH CỰC
5 năm
@Cuong Nb Manipulation là tổng hợp chung của những gì không phải thật trong nhiếp ảnh, đại ý là thay đổi / chỉnh sửa một hình ảnh để truyền thông điệp khác hay bổ trợ cho ý nghĩa gốc, hoặc đơn giản chỉ là một bữa tiệc hình ảnh ngon mắt. Conceptual là một nhánh con của nó, có thể loại riêng.
tranyknop
ĐẠI BÀNG
5 năm
Hay !
Nhiều ảnh trên thấy có vẻ ghép hay sửa ảnh sao đấy, chả nhẻ canh góc chụp và bối cảnh sao ấy
tucammoi
TÍCH CỰC
5 năm
PTS là chủ yếu.
tri5800xpm
TÍCH CỰC
5 năm
@tucammoi Ko đơn giản như vậy đâu bạn
bưởi, đu đủ và chuối
Iris Liu
ĐẠI BÀNG
5 năm
sợ ghê 😁
Tuyệt vời
Nói về nghệ thuật ý niệm theo khái niệm trên thì xem.vn là nơi rất nhiều nghệ sĩ đăng tác phẩm , các nghệ sĩ này đủ mọi lứa tuổi và thành phần, sức sáng tạo cũng rất mạnh mẽ, mà họ lại rất khiêm tốn, chỉ giúp vui cho đời kiếm like thôi. Đặc biệt tác phẩm của nghệ sĩ Việt tựa " Giao phối" theo mình thì là đạo mộ trên xem.vn, mình đã xem rất nhiều tác phẩm tương tự từ lâu với nhiều tên như " Gái một con, 2 con, 5 con..." hay "Lần đầu...mẹ thiên hạ" Hay " Chẳng phải dạng vừa đâu"
Và tôi gọi đó là vớ vẩn
như ảnh không lời hay ảnh vui...nghệ thuật diễn đat qua hình ảnh...

julian oh — The Hunt For Blue September #1


Ronen Goldman — identity crisis


Ronen Goldman — MASTER MAGICIAN


Ronen Goldman — We are meant for each other


Ronen Goldman — “The Voyagers”


Ronen Goldman — curiosity


Ronen Goldman — The Day She Tried to live


Sarah Ann Loreth — sleepwalking


Rakib Hasan Sumon — Love Journey <3


Ade Santora — Resilient


Ade Santora — Butterfly Effect


Ade Santora — Two Face


Ade Santora — Blind with Anger


Ade Santora — Watch out!


Ade Santora — I’m not alone


Nxarl Shyam — There is hope.


Heather Graves — Self Portrait- Pulled into faerieland.


Heather Graves — Release


Yane Naumoski — Day 302: Sinister days (#2) – Possessed


Yane Naumoski — Day 315: Sweet November


Yane Naumoski — Day 316: Cookie Thief


Yane Naumoski — Day 330: The Ultimate Selfie


Yane Naumoski — Paper boat


Sian Grahl — She Wolf


Berit Alits — 2014


Berit Alits — Dancer in the dark


Berit Alits — Erin


Berit Alits — Courtney


Anh Tu Nguyen — The Lifeless Silhouette


Anh Tu Nguyen — Leaden Winged Burden


Ted — the ghost in you


Arianna Ceccarelli — Buried by spider webs


Arianna Ceccarelli — H U N T


Arianna Ceccarelli — Bipolarismo


Arianna Ceccarelli — Devil’s Night


Arianna Ceccarelli — Fragile


AustinGartman — Marking the Days till Freedom


Alexandro Valcarcel — No Disguise


Alexandro Valcarcel — Invitation to Light


Silvia Ana Cabieses — is this art?
Thể loại này xuất hiện trên facebook hoặc các MXH khá nhiều!
ây da cái vụ cắm đầu hóa ra là do bác này tạo ra 😁 nhìn độc vãi mà nghe nói vài đứa trẻ bị ngỏm do trào lưu này
không phải sính ngoại hay gì nhe các bạn (nói để tránh kêu không có tin thần dân tộc)
mình xem ảnh từ trên xuống thấy thích quá trời từ ý tưởng tới màu sắc
tự nhiên bắt đầu tới hình có trứng gà trở xuống thấy nó cứ sao sao á, màu sắc nhìn hơi mệt mà ý tưởng cũng nặng nề quá lố (như là đang cố tỏ vẻ gì đó không thanh thoát lắm).
Sau đó nhìn kỹ lại tác giả Việt Nam ... haiz nói chung về mấy khoản này VN còn kém thế giới lắm, mình nghĩ 1 phần do không có trường lớp đào tạo (đào tạo cơ bản thiên về nghệ thuật) ngoài ra còn do yếu tố môi trường cuộc sống

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019