Thử thành công vệ tinh mã hóa lượng tử, tương lai của mạng truyền thông không thể bị hack

ND Minh Đức
17/6/2017 7:15Phản hồi: 61
Thử thành công vệ tinh mã hóa lượng tử, tương lai của mạng truyền thông không thể bị hack
Mã hóa lượng tử là kỹ thuật sử dụng hiện tượng vướng víu lượng tử của các hạt vật chất, thí dụ như các photons ánh sáng, để truyền những thông tin đã được mã hóa, từ đó tạo nên một mạng viễn thông lượng tử siêu bảo mật. Đây từ lâu là mơ ước của các nhà khoa học bởi những đặc tính kỳ diệu của nó, thế nhưng quá trình phát triển luôn đối mặt với thách thức cực lớn về mặt vật lý: các photons vướng víu cực khó để có thể truyền đi xa. Ngay cả khi truyền bằng cáp quang thì chúng chỉ có thể đi được khoảng 240 km trước khi hoàn toàn suy biến. Và thật bất ngờ, các nhà nghiên cứu tại Viện khoa học Trung Quốc đã tìm được giải pháp xử lý điều đó, cho phép họ gởi được tới 745 photons từ dưới đất lên trên vệ tinh trong không gian.

Trên mặt lý thuyết, vướng víu lượng tử (hoặc rối lượng tử) được mô tả với 2 photons có liên hệ với nhau, trong đó trạng thái của photon này quyết định trạng thái của photon kia nên nếu đo lường được trạng thái của photon này thì sẽ biết được trạng thái của photon còn lại. Hơn thế, mối liên hệ này vẫn đúng bất kể khoảng cách giữa 2 photon đó. Tuy nhiên, trên thực tế thì việc chia cách 1 cặp photon mà không phá vỡ trạng thái vướng víu giữa chúng là cực kỳ khó khăn.

Tuy nhiên, nếu duy trì được sự vướng víu của cặp photon này thì chúng ta sẽ có được một kênh thông tin liên lạc hoàn toàn không thể nhiễu loạn. Và một trong những ứng dụng cũa hệ thống đó chính là tạo nên một hệ thống mã hóa thông tin liên lạc siêu bảo mật. Việc can thiệp vào hệ thống này là bất khả thi bởi bất kỳ thứ gì làm nhiễu loạn các mã khóa lượng tử thì ngay lập tức sẽ bị phát hiện.

ve_tinh_luong_tu_Tinhte_1.png
Sơ đồ của hệ thống gởi nhận

Và từ lâu người ta đã nghĩ tới việc dùng các vệ tinh để chuyển tiếp những photon vướng víu vào không gian, sau đó gởi trở lại. Tuy nhiên, mãi cho tới tháng 8 vừa rồi thì các nhà nghiên cứu Trung Quốc mới chính thức phóng vệ tinh Thử nghiệm lượng tử với giá trị lên tới 100 triệu đô lên không gian nhằm thật sự thử nghiệm ý tưởng đó. Vệ tinh đặc biệt này được cho là có trang bị hệ thống gương và laser cùng một loại tinh thể đặc biệt với khả năng mã hóa dữ liệu và nhúng những đoạn mã mở khóa vào trong các photon. Những photon rối hạt có chứa thông tin mã hóa sau đó sẽ được gởi xuống Trái Đất, nghĩa là vượt qua quãng đường gần 2400 km để di chuyển qua lại giữa vệ tinh và một trạm thu tại Trung Quốc.


Khó khăn chưa dừng lại ở đó bởi người ta còn phải tìm cách nhận và giải mã kiểm chứng dữ liệu ở bên dưới Trái Đất. Nhóm nghiên cứu cho biết tinh thể có thể tạo ra gần 6 triệu cặp photons tại bất kỳ thời điểm nào nhưng 2 trạm thu bên dưới Trái Đất lại nằm cách nhau tới gần 1200 km và chỉ có thể phát hiện được khoảng 1 cái mỗi giây. Một thành viên trong nhóm nghiên cứu cho biết “đó thật sự là một nhiệm vụ đầy thách thức. Nó giống như việc bạn cố gắng nhìn rõ một sợi tóc người từ khoảng cách 300 mét.”

Trước đây mạng lưới lượng tử đã chứng minh được những kết quả đầy hứa hẹn khi thử nghiệm trong hệ thống cáp dưới đất, trong đó các nhà nghiên cứu đã dùng một thiết bị định tuyến đặc biệt để gởi và nhận các photon rối hạt thông qua cáp quang. Hồi năm 2003, một nghiên cứu do cơ quan các dự án phòng thủ tiên tiến DARPA của Bộ quốc phòng Mỹ đã thử nghiệm thành công mạng lượng tử kết nối giữa Đại học Harvard, Boston và một phòng thí nghiệm tư nhân.

ve_tinh_luong_tu_Tinhte_2.jpg
Từ đó, ngày càng có nhiều nhóm nghiên cứu muốn tham gia vào lĩnh vực này. Một công ty tại Thụy Sĩ có tên là ID Quantique cũng đã lên kế hoạch phát triển một mạng lượng tử kết nối nhiều máy data center lớn ở Bắc Mỹ lại với nhau. Và tại Trung Quốc, một nhóm nghiên cứu khác cũng đang phát triển kết nối lượng tử dài 2000 km giữa Bắc Kinh và Thượng hải với mục tiêu không gì khác hơn là cố gắng gởi các photons vướng víu qua lại giữa 2 điểm này mà vẫn bảo toàn đặc tính vướng víu.

Và với thành công lần này của nhóm nghiên cứu tại Viện khoa học Trung Quốc, họ cho rằng nó sẽ mở đường cho một hệ thống mã hóa cực mạnh trong tương lai. Thí dụ như trong tình huống muốn trao đổi thông tin với bạn bè. Bạn đầu tiên sẽ mã hóa một khóa dựa vào đặc tính của một dòng photon và gởi khóa đó tới người nhận. Sau đó bạn sẽ mã hóa thông điệp của bạn bằng khóa đó và gởi tới người nhận. Ở đầu bên kia, họ sẽ dùng khóa bạn gởi trước đó để mở thông điệp và đọc được. Nếu có ai cố tình can thiệp vào quá tình này, các quy luật cơ chế lượng tử chi phối mã khóa sẽ thay đổi và từ đó, nó sẽ bị vô hiệu, thông điệp mãi mãi không bao giờ đọc được nữa. Tuy nhiên, với công nghệ hiện tại vẫn chưa đủ độ nhạy để đạt đượcx mục tiêu đó.

Dù vậy, nếu có được một vệ tinh chuyển tiếp tín hiệu lượng tử thành công thì sẽ mở đường cho một mạng lưới lượng tử toàn cầu. ID Quantique nhận định rằng nếu có một vệ tinh đủ tin cậy để chuyển tiếp photons vướng víu thì nó có thể kết nối các mạng lưới cáp truyền lượng tử dưới mặt đất, từ đó hình thành nên một mạng lưới toàn cầu. Được biết, Trung Quốc không phải là nước duy nhất quan tâm tới cách tiếp cận này. Một nhóm nghiên cứu hợp tác giữa Đại học Strathclyde, Anh Quốc và Đại học Quốc gia Singapore cũng đang phát triển một hệ thống vệ tinh tương tự với giá rẻ gọi là Cubesats. Một nhóm khác tới từ Canada cũng đang phát triển cách tạo ra các photons rối hạt dưới mặt đất và cũng gởi lên không gian.

Tham khảo Theverge, Wired, Engadget, NS
61 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

l0ngku
TÍCH CỰC
7 năm
ĐỌC XONG LOẠN HẾT CẢ NÃO.
sony x1
TÍCH CỰC
7 năm
@l0ngku Mod viết khó hiểu
Vật lý lượng tử có 1 hiệu ứng như phép màu ( thần giao cách cảm) đếch lý giải được: hiệu ứng 2 hạt cùng loại dao động giống hệt nhau cho dù tách nhau ra xa không hề kết nối.
Bạn thần giao cách cảm với người sinh đôi với bạn ở nơi xa thì bố thằng nào mà hack được. Nôm na là vậy.
Idol1990
TÍCH CỰC
7 năm
@sony x1 Bạn giỏi
Quantum Entanglement. Bác nào có chơi Mass Effect 2 sẽ nghe nói về kỹ thuật này. 😁
Ngày Chị Na làm bá chủ toàn cầu không còn xa rồi.
macinPhone
TÍCH CỰC
7 năm
@Thế à? chị Khựa đó mà làm ăn gì, chắc lại copy của đội Anh-Sing hay Canada rồi nhanh tay báo của mình trước
@macinPhone Kẻ đi trước vẫn là kẻ khôn bạn à, có lợi thế về bản quyền chứ.
C.g
ĐẠI BÀNG
7 năm
@macinPhone Nhưng nếu họ không có thực lực nhất định thì cho là có coppy của nước ngoài thì cũng không thể tiến xa đến như vậy. Chúng ta có đang xem nhẹ Trung Quốc quá không? Nước này thì ví như: Tào Tháo với Viên Thế Khải, mưu mô không thể xem vừa.
Hình như kết luận hơi sớm về cụm từ " Không thể hack " nhỉ.
nsditn2
ĐẠI BÀNG
7 năm
@Trần Khánh Đăng Là bởi vì bất cứ một sự xâm nhập nào thì kết nối vướng víu sẽ bị phá vỡ nên chỉ có thể phá mà không thể xâm nhập được bởi bản chất duy nhất của cặp vướng víu. Mình thấy vậy. Đây là ước mơ của con người vượt không gian tới các vì sao xa xôi. Vì vướng víu lượng tử KHÔNG PHU THIUOC KHOANG CACH.
Người ta có thể "dựng lại" một đồ vật từ khoảng cách tỷ năm ánh sáng ở nơi xa xôi. Rồi một ngày, từ quantum tiến tới cells, và sẽ "độ" lại một người ở một hành tinh khác.
ngoanrazo
TÍCH CỰC
7 năm
@Trần Khánh Đăng đặc tính của rối lượng tử mà bạn, nếu bạn cố tình làm sai lệch thông tin thì liên kết rối lượng tử hiểu nôm na cho dễ là cộng hưởng á sẽ bị phá vỡ giống như mất kết nối vậy, đây là đặc tính của nó 😃
@Trần Khánh Đăng Thực sự là không thể hack đó bạn à 😃. Nếu can thiệp thì tính chất của các photon trong cặp rối sẽ lập tức thay đổi dẫn đến thông tin truyền đi sẽ bị thay đổi, khi đó ngay cả người nhận cũng sẽ không đọc được nữa.
@Quách Anh Tài nói gì đâu mấy năm trước còn kêu pass ko thể bị bẻ khóa rồi bla bla mất hàng nghìn năm, wifi kìa =))) pass ko thể bị hack :v =))) giờ thì toàn thấy BỂ NHÒE
Mirrorsn
ĐẠI BÀNG
7 năm
Cái gì cũng có lỗ hổng thui.
Chẳng có thứ gì trên đời không thể hack được cả. Game còn hack được 😁
@Hùng Xồm em tưởng bác định nói màng trinh :D
@kixx C.r.a.c.k sẵn rồi ấy chứ :D
Có ai đó chưa hiểu hết câu nói của tôi nhỉ. kkkk
l0ngku
TÍCH CỰC
7 năm
Việc can thiệp vào hệ thống này là bất khả thi bởi bất kỳ thứ gì làm nhiễu loạn các mã khóa lượng tử thì ngay lập tức sẽ bị phát hiện.
Chị na bá quá
Mình thấy bài viết dễ khiến hiểu sai, phần ví dụ cũng có vấn đề. Các thiết bị của người dùng hiện tại không hề truyền tin bằng photon, trừ khi kết nối trong khoảng cách ngắn, công nghệ mới có thể ảnh hưởng tới việc truyền tải thông tin của nhà cung cấp, quân đội, còn với người dùng thì bất tiện nhiều hơn lợi ích mang lại. Về ý nghĩa không thể hack ở đây là về mặt vật lý, giữa 2 trạm thu phát sóng chứ không phải giữa người dùng với người dùng.
doccoc
TÍCH CỰC
7 năm
ma cao 1 trượng thôi
k nói trc đc
KAXIHAN
TÍCH CỰC
7 năm
@doccoc Câu gốc là Đạo nhất thước, Ma tam trượng. Tớ cũng éo tin là không hack được, hay dạo này tay nghề dịch của tinh tướng đi xuống.
qtgalaxy
TÍCH CỰC
7 năm
đọc đc 1/2... đau đầu quá 😁
macinPhone
TÍCH CỰC
7 năm
bỏ mịa, NASA không tham gia chung vụ này à, Nhật, Nga ngố nữa, mấy thằng trùm đâu mà để cho khựa nó tiến nhanh không ai cạnh tranh vậy
Hoang Min
TÍCH CỰC
7 năm
@macinPhone Có khi nó tung hỏa mù ông ạ :eek:
đau đầu
l3trughaj2r
ĐẠI BÀNG
7 năm
Cái đầu là "khoảng 2400 km" đúng không ạ?
Thừa "có thể" mod ơi
Idol1990
TÍCH CỰC
7 năm
@l3trughaj2r Cái đầu là 240km. Vậy mà cũng ko hiểu à?
Ý là: Chỉ truyền xa được 240Km là tèo. Vật thì làm cách nào để truyền được 2400km mà vẫn không bị tèo đây?
l3trughaj2r
ĐẠI BÀNG
7 năm
@Idol1990 Ở đây mình muốn xác minh lại với mod thôi, vì đoạn đầu có nói "ngay cả khi truyền bằng cáp quang" thì cũng chỉ được 240km mà dưới là gửi từ ngoài không gian xuống trạm thu dưới mặt đất, khoảng cách gần 2400km nên hơi khó tin sự tiến bộ nhanh như thế. Hiểu ý mình chứ? Không nhất thiết phải dùng câu "Vậy mà cũng ko hiểu à?", có hơi hướng xúc phạm người khác đó bạn.
Đọc những bình luận bên dưới của bạn thì có vẻ bạn rất thích đi gây "war" với người khác ha, rất buồn (phiền) khi gặp phải bạn!
Idol1990
TÍCH CỰC
7 năm
@l3trughaj2r Có những cái đã hiểu. Thì không nên hỏi lại.
Có tiến bộ nhanh thì người ta mới lên báo.
Còn vấn đề bạn nghĩ mình xúc phạm thì mình cũng chịu. Nhưng mình ko xúc phạm bạn. Đó là sự thật.
Tuy ban đầu tưởng bạn ko hiểu thì mình cũng có chút coi thường.
tiennv12
ĐẠI BÀNG
7 năm
Phục thằng Khựa. Nó đầu tư cho khoa học kỹ thuật nghiêm túc và bài bản vcc.
galaxy92
ĐẠI BÀNG
7 năm
Phát biểu hùng hồn quá, không cái gì là không có thể
Không có gì là không thể.
Đã mã hóa được thì phải giải mã được. Vấn đề là thời gian & phương pháp thôi. Từ xưa đến giờ vẫn vậy mà.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019