Thunderbolt 3 liệu có trở thành chuẩn kết nối thay thế USB trong vài năm tới?

bk9sw
28/5/2017 13:9Phản hồi: 71
Thunderbolt 3 liệu có trở thành chuẩn kết nối thay thế USB trong vài năm tới?
Intel luôn nung nấu tham vọng đưa chuẩn kết nối tốc độ cao Thunderbolt trên lên mọi chiếc máy tính. Trong những ngày gần đây, Intel đã công bố sẽ tích hợp Thunderbolt vào vi xử lý Core I thế hệ tiếp theo cũng như kết hợp với nhiều hãng như Apple, Microsoft để tối ưu hóa trải nghiệm Thunderbolt và thậm chí là cung cấp miễn phí cấu hình giao thức Thunderbolt vốn là "bí quyết gia truyền" đến với toàn ngành công nghiệp PC. Vậy tại sao Intel lại đưa ra những đồng thái này?

Trên trang blog chính thức của Intel, phó chủ tịch mảng Client Computing - Chris Walker giải thích rằng: "Tầm nhìn của Intel đối với Thunderbolt không chỉ là một cổng kết nối tốc độ cao hơn trên máy tính mà còn là một kết nối đơn giản, linh hoạt hơn đối với mọi người dùng."

Walker dự đoán Thunderbolt sẽ được đón nhận rất nồng nhiệt: "Chúng tôi hình dung về một tuonwg lai mà nhiều loại dock mở rộng hiệu năng cao, trình xuất hình ảnh, video 4K, phát nội dung VR và các thiết bị lưu trữ tốc độ cao chỉ dùng một sợi cáp duy nhất sẽ trở nên phổ biến. Lúc đó cổng USB-C sẽ thay thế tất cả và sẽ mất nhiều năm nữa để điều này thành hiện thực."

Việc phổ cập và tiêu chuẩn hóa Thunderbolt là tham vọng từ rất lâu của Intel. Intel tìm cách phát triển một loại cổng và cáp kết nối tốc độ cao, có thể dùng cho nhiều loại thiết bị nhưng vẫn chưa thành công. Mãi đến khi Intel đón nhận giao thức USB và chọn USB-C làm cổng kết nối cho Thunderbolt 3 và với việc tích hợp Thunderbolt vào CPU trong tương lai, mở cửa giao thức độc quyền của mình thì giờ đây Intel đã có nhiều điều kiện cần và đủ để có thể biến Thunderbolt trở thành chuẩn kết nối phổ biến nhất trên thế giới.

Chặng đường dài của Thunderbolt:


Intel Light Peak 2.jpg
Thunderbolt tự dưng được "giải thoát", đây là động thái đáng mừng nhất bởi xưa nay đây vẫn là chuẩn độc quyền của Intel. Thunderbolt được giới thiệu lần đầu vào năm 2009 tại hội nghị IDF, lúc đó nó có tên là Light Peak và như tên gọi, nó dùng cáp quang để truyền tải dữ liệu. Tại IDF 2009, Intel đã trình diễn khả năng phát 2 video 1080p lên 2 màn hình cùng lúc kèm với kết nối LAN và các ổ lưu trữ chỉ qua một sợi cáp quang dài 30 m (hình trên). Tại sự kiện này, Intel cũng đã bày tỏ tham vọng về một chuẩn kết nối cho phép cùng lúc kết nối nhiều thiết bị ngoại vi, trình xuất hình ảnh, video ra các màn hình HD với chỉ 1 sợi cáp duy nhất.

Intel Light Peak.jpg
Hệ thống trình diễn Intel Light Peak dùng cổng USB năm 2009.
Mục tiêu ban đầu của Intel là tạo ra một công nghệ kết nối đơn lẻ, đưa cáp quang đến với người dùng phổ thông nhưng vẫn dùng cổng USB. Tuy nhiên, để tạo ra một sợi cáp kết nối chứa bó sợi quang bên trong đủ bền không hề rẻ, đó là chưa kể cáp quang không thể dẫn điện. Mặc dù vẫn có một số sản phẩm cáp quang dùng cho Light Peak được bán ra nhưng tại một số thị trường nhất định và giá bán cao. Vậy là …


Intel giới thiệu Thunderbolt trên MacBook Pro 2011.
Intel đã hợp tác với Apple - nổi tiếng với chủ trương loại bỏ dây nhợ, chuyển sang dùng cáp đồng giá rẻ hơn và quan trọng là dây đồng có thể dẫn điện. Light Peak sau đó được thương mại hóa dưới cái tên Thunderbolt, cho tốc độ truyền tải dữ liệu đến 10 Gbps (tương đương USB 3.1 Gen2 hiện tại) và được tích hợp đầu tiên trên chiếc MacBook Pro đời đầu 2011 thông qua cổng mini DisplayPort. Đây là một thay đổi đáng chú ý bởi Intel ban đầu sử dụng cổng USB nhưng tùy biến lại và Hiệp hội USB-IF không cho phép tích hợp cả 2 kết nối vào một cổng.

MacBook Pro 2013.jpg
MacBook Pro 2013 với 2 cổng Thunderbolt 2 (mini DisplayPort).
Thunderbolt 2 được ra mắt vào tháng 6 năm 2013 với vi điều khiển mang tên mã Falcon Ridge, cho tốc độ truyền tải dữ liệu gấp đôi Thunderbolt 1 và vẫn dùng mini DisplayPort. Với 20 Gbps nhờ kết hợp 2 kênh 10 Gbps, Thunderbolt 2 cũng hỗ trợ chuẩn DisplayPort 1.2 cho phép phát video 4K sang một màn hình 4K hoặc 2 màn hình QHD. Ngoài ra với việc dùng chung cổng vật lý, Thunderbolt 2 có thể tương thích ngược với Thunderbolt 1. Sản phẩm đầu tiên tích hợp cổng Thunderbolt 2 là dòng bo mạch chủ ASUS Z87 Deluxe/Quad và Apple cũng sớm tích hợp Thunderbolt 2 lên dòng MacBook Pro Retina cuối 2013.

Tuy nhiên không giống như USB, PCIe và nhiều chuẩn kết nối công nghiệp khác vốn được Intel hỗ trợ phát triển thì Thunderbolt vẫn là một chuẩn kết nối độc quyền. Intel luôn muốn tăng tỉ lệ đón nhận nhưng việc giữ kín cấu hình Thunderbolt khiến các nhà sản xuất rất khó tiếp cận. Ngoài hệ sinh thái đóng của Apple thì rất ít nhà sản xuất PC chịu tích hợp Thunderbolt vào sản phẩm của mình. Ngay cả với cáp đồng thì chỉ có sợi cáp là rẻ đi, vi điều khiển Thunderbolt vẫn là một thứ đắt đỏ bởi Intel sở hữu giao thức, cấu hình và cung cấp vi xử lý, do đó nhiều nhà sản xuất lo ngại rằng Intel có thể sẽ tăng giá một khi Thunderbolt được đón nhận rộng rãi hơn.

Quảng cáo



Trong khi Thunderbolt vẫn ì ạch với tỉ lệ sản phẩm sử dụng không nhiều thì USB vẫn đạt đà phát triển tốt. Từ USB 3.0 (USB 3.1 Gen 1) với tốc độ truyền tải 5 Gbps, USB-IF đã ra mắt USB 3.1 Gen 2 với tốc độ gấp đôi là 10 Gbps và tích hợp tính năng sạc laptop nhờ USB Power Delivery đồng thời hỗ trợ trình xuất màn hình ngoài qua DisplayPort và đặc biệt là cổng USB-C rất linh hoạt khi người dùng có thể cắm cáp hay thiết bị mà không cần phân biệt mặt trên hay dưới. Nó cũng đủ nhỏ để có thể trang bị trên điện thoại và máy tính bảng.


Thunderbolt 3 là gì?
Đến năm 2015, Thunderbolt 3 được Intel công bố và lần này nó sử dụng cổng USB Type-C (USB-C) - một quyết định làm thay đổi cuộc chơi! Đây là thế hệ Thunderbolt đầu tiên hỗ trợ USB và so với Thunderbolt 2, vi điều khiển Thunderbolt mới (Alpine Ridge) đã tăng băng thông lên gấp đôi thành 40 Gbps (5 GB/s), giảm mức tiêu thụ điện xuống một nửa và có thể truyền phát 2 nội dung lên 2 màn hình 4K@60Hz cùng lúc hoặc một 4K@120Hz hoặc 5K@60Hz. Vi điều khiển mới cũng hỗ trợ PCIe 3.0 và các giao thức khác như HDMI 2.0 và DisplayPort 1.2. Với việc sử dụng USB-C thì Intel có thể khai thác tính năng USB Power Delivery, cho phép các cổng khai thác nguồn điện đầu ra đến 100 W, từ đó loại bỏ nhu cầu sử dụng nguồn cấp điện rời cho một số thiết bị. Thunderbolt 3 cũng tương thích ngược với 2 phiên bản trước nhưng cần đến adapter và cáp chuyển đổi.

Những chiếc laptop được trang bị Thunderbolt 3 có thể khai thác toàn bộ tính năng của USB-C lẫn tốc độ của Thunderbolt 3. Những thiết bị dùng Thunderbolt 3 bắt đầu xuất hiện từ cuối năm 2015, lần này có rất nhiều OEM của Intel lẫn Microsoft khai thác trên các mẫu laptop, bo mạch chủ của mình như Acer, ASUS, Gigabyte, Clevo, HP, Dell, Alienware, Lenovo, MSI, Sony, Razer. Đến tháng 10 năm 2016 thì Apple cũng đã công bố thế hệ MacBook Pro mới nhất được trang bị toàn cổng Thunderbolt 3.

Razer Blade Stealth là chiếc Ultrabook có thể tăng cường sức mạnh với card đồ họa ngoài qua dock Razer Core kết nối Thunderbolt 3.
Với lợi thế của Thunderbolt 3 thì những chiếc laptop không chỉ có thể mỏng hơn mà hiệu năng còn có thể được tăng cường nhờ vào những loại dock card đồ họa gắn ngoài (eGPU). Thế nhưng Thunderbolt 3 vẫn được xem là chuẩn kết nối xa xỉ, thường chỉ có trên những mẫu laptop cao cấp. Mỗi con vi điều khiển Thunderbolt 3 có giá từ $5 đến $8 và chúng tiêu thụ kha khá điện năng khi hoạt động, có thể đến 10% tổng điện năng tiêu thụ của hệ thống.

Quảng cáo


Thunderbolt và các đối thủ cạnh tranh:

MacBook Pro 2016.jpg
MacBook Pro 2016 được trang bị toàn cổng Thunderbolt 3 sẽ cho phép bạn kết nối cùng lúc nhiều thiết bị cùng lúc như thế này qua dock mở rộng (trong hình là dock của Satechi).
Với động thái tích hợp vi điều khiển Thunderbolt vào thế hệ vi xử lý tiếp theo, Intel cho biết có thể giảm chi phí và mức tiêu thụ điện năng. Mặc dù không tiết lộ phiên bản CPU nào hay khi nào ra mắt CPU tích hợp Thunderbolt 3 nhưng điều này có nghĩa mọi chiếc máy tính nếu sử dụng chip Intel có hỗ trợ Thunderbolt 3 sẽ có thể khai thác sức mạnh của chuẩn kết nối này. Và không chỉ giới hạn với vi xử lý Intel, việc hãng phát hành giao thức cấu hình Thunderbolt dưới dạng bản quyền miễn phí không độc quyền sẽ giúp các nhà sản xuất chip phía thứ 3 phát triển chip tương thích Thunderbolt.

Xét về khía cạnh cạnh tranh, việc tích hợp Thunderbolt 3 vào thế hệ CPU tiếp theo sẽ khiến sản phẩm của Intel hấp dẫn hơn so với đối thủ truyền kiếp là AMD. Mặc dù phải tới bây giờ Intel mới cung cấp giải pháp Thunderbolt miễn phí nhưng ít ra hãng đã có lợi thế khởi đầu từ nhiều năm trước khi AMD có thể phát triển giải pháp tương tự Thunderbolt 3.

USB vs Thunderbolt.jpg
Mọi chuyện vẫn chỉ khởi đầu và khó có thể nói rằng Thunderbolt sẽ hạ bệ USB. Cũng giống như Thunderbolt, USB là chuẩn kết nối được tạo ra bởi Intel và sau đó mới được phát hành miễn phí. Mặc dù USB-IF vẫn khăng khăng rằng Thunderbolt 3 và USB không cạnh tranh với nhau nhưng cả 2 có vẻ như đang đi chung một con đường và USB đang hụt hơi nếu so về tính năng và tốc độ. Hiện tại USB 3.1 Gen 2 là phiên bản mới nhất với tốc độ tối đa 10 Gbps, vẫn còn kém xa Thunderbolt 3, cấu hình USB 4.0 vẫn chưa được công bố.

Nhiều khả năng trong vòng 1 2 năm tới, chúng ta sẽ thấy sự bùng nổ của cổng Thunderbolt 3 và lúc đó sẽ khó để có thể tìm một chiếc máy không có Thunderbolt 3. Đối với những chiếc laptop thì đây là tin không thể tuyệt vời hơn, thử nghĩ xem khi mà mọi cổng kết nối đều được thay thế bằng USB-C thì chiếc máy sẽ mỏng đến chừng nào, đó là chưa nói đến khả năng tăng sức mạnh nhờ eGPU, trình xuất màn hình, kết nối dock mở rộng, ổ cứng tốc độ cao … chỉ với một sợi cáp duy nhất.


Theo: PC World
71 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Muốn thay thế USB ư, đúng là hoang tưởng
@If you dont mind Nó tích hợp vào USB -C luôn kìa cụ
@If you dont mind Thunderbolt lúc trc ko phổ biến vì chưa có chuẩn kết nối thông dụng, giờ có usb-c hỗ trợ nên có thể phổ biến, ok?????
KytoSai
TÍCH CỰC
7 năm
@SonNguyen.Pro Nó sử dụng giao tiếp USB-C, tương lai thay thế hết toàn bộ đó chứ ở đó mà hoang tưởng 😆 !!!
ruacon208
TÍCH CỰC
7 năm
@SonNguyen.Pro usb giờ mình còn chả đụng tới, nó bắt đầu như thời fdd, dvd rồi
nguyen.phi66
ĐẠI BÀNG
7 năm
Mình cũng kg nghĩ nó thay thế đc USB vì đối với người dùng phổ thông họ chưa đc hưởng lợi gì từ Thunderbolt
@nguyen.phi66 Cái laptop tầm 10-15 củ không có card rời . mà có thunderbolt 3 thì gắn Egpu hiệu năng game tăng nhiều lần chứ ở đó k có lợi :3
Mà nghĩ 1 máy nên có 2 cổng Type C chứ đi đâu cũng vác dock theo chắc mệt chết ... Kiểu 1 cái sạc 1 cái chuột ... hoặc 1 chuột 1 Egpu .
@Hồ Trung Nhân Trùi, cái này hơi sang, ko có tiền mua laptop 10-15 cũ mà dám chơi egpu để game luôn thì chắc giàu nhỉ? nếu có tiền chơi egpu thì người ta dến mấy cái laptop loại chơi game rồi. ^^
@ragefighter Nhiều người mún hiêu năng cao gọn nhẹ thì xài egpu là chuẩn mịa rồi ... Nếu tương lai TDB3 có trên máy giá rẻ thì kiểu bị 1 bộ egpu + nguồn k rẻ lại ...
doccoc
TÍCH CỰC
7 năm
Được thì tốt.
Nếu Thunderbolt phổ biến thì Intel lại trùm bên PC rồi. AMD, ARM mới gây sức ép được 1 tý mà có vẻ không ăn thua rồi.
baodng
TÍCH CỰC
7 năm
Tin đồn là AMD cuối năm sau ra chuẩn mới với tên mã FasterThanLight.
Mình thấy có một vấn đề với cổng USB-C là nó có quá nhiều giao thức, tính năng kết hợp vào. Đi kèm với nó lại là các loại cáp. Cáp hỗ trợ Power, cáp hỗ trợ TB3, etc...
hero12321
ĐẠI BÀNG
7 năm
@huyanh995 Giao thức thì có nhiều thật nhưng cáp thì liên quan đến cổng vật lý, chả liên quan j đến giao thức cả. Có phân loại thì ng ta chỉ phân loại theo kiểu từ kết nối vật lý này sang kết nối vật lý kia thôi
@hero12321 Có đó. Không phải cáp USB nào cũng hỗ trợ Power Delivery đâu. Cũng như không phải cáp nào cũng hỗ trợ TB.
Đơn cử như mình dùng cổng mDP trên Mac. Với cáp của Dell nó chỉ là mDP, muốn dùng ThunderBolt phải mua một cái cáp riêng, cũng là cổng mDP nhưng nó hỗ trợ thêm TB và giá tầm 30$ trở lên.
@huyanh995 cáp mdp to mdp chỉ dc hình ảnh. cáp tb to tb mua vn tầm 1-1.2 củ 😃. Đắt chắc do bán chậm, cực ít người có nhu cầu.
Hoang Min
TÍCH CỰC
7 năm
bây giờ ngưng làm cổng usb nữa thì may ra 😁
usb-c ra cũng được 1 thời gian nhưng nhìn máy chỉ có usb-c như macbook cũng lắc đầu vì trong nhà chả có thiết bị nào gắn usb c
mod troll rồi nhìn cổng chuyển 2 bên xấu vãi đ
Aro
TÍCH CỰC
7 năm
chuyển được thì quá ngon 😁, h cứ phải xài cáp bực mình -.-
Thích Magsafe với Lightning nhất. Dùng ngon, không quá chặc, không quá lỏng, tính thẩm mĩ cao.

Ko thích Usb-C.

Cái lightning mà tích hợp được Thunderbolt thì ngon hơn.
vuduytann
ĐẠI BÀNG
7 năm
Tiêu đề thật là rối rắm. Thunderbolt 3 được tích hợp trong USB type C, chứ cái gì mà Thunderbolt 3 thay thế USB là sao?😕
@vuduytann Chắc ý mod nói là Type A bình thường ấy mà :3
noridomi
TÍCH CỰC
7 năm
@vuduytann cần phân biệt giữa cổng kết nối và giao thức kết nối. Cổng usb C có thể dùng giao thức usb 2.0/3.0/3.1/ TDB 3. Nó cạnh tranh về giao thức kết nối chứ ko phải cái cổng
@vuduytann Bạn tạm hiểu thế này:
Usb type-c là cổng của điện thoại & tablet thay thế cho Micro-usb trc đây. Thời mọi thứ đang dùng micro-usb nhỏ thì máy tính vẫn dùng cổng usb thường (đầu to hơn), chính vì vậy mới có các sợi cable 1 đầu là micro-usb và 1 đầu là usb thường.
Nhưng bây giờ ngta muốn gọn gàng hơn, tất cả thiết bị đều dùng 1 loại kết nối duy nhất, và nó phải nhỏ gọn để thiết bị mỏng hơn, tiết kiệm điệm hơn, truyền tải đc cả âm thanh hình ảnh,sạc dc tất cả, tốc độ cao hơn thì bằng cách thay micro-usb thành type-c và làm cho máy tính sử dụng type-c luôn.
Vậy là về cơ bản, typeC khác với usb thường.

Bài này nói ko có gì sai cả. 1 đằng là usb truyền thống (đầu to) chỉ dành cho máy tính, 1 đằng xuất thân dành cho điện thoại nhưng đc nâng cấp để dùng cho tất cả.
Nếu bạn đã sử dụng thunderbolt rồi thì bạn sẽ thấy nó tiện hơn rất là nhiều: tốc độ truyền dữ liệu vượt trội, xuất dc cả âm thanh và hình ảnh chất lượng cao ra màn hình khác mà ko cần HDMI.

Thunderbolt ngày xưa sử dụng cổng kết nối Mini Display port (vuông vát 2 góc) tuy nhỏ hơn usb thường nhưng lại ko cắm trực tiếp vào điện thoại dc, ngoài ra thì nó vẫn còn to. Nên Intel đổi thiết kế Vật Lý Kết Nối cho nó gọn hơn nữa thì cách tốt nhất là dùng luôn hình thức của typeC bằng cách tích hợp vào typeC sẵn có.
nmduc149
ĐẠI BÀNG
7 năm
@Hồ Trung Nhân - Nói Thunderbolt 3 thay thế cho USB: là đang nói ở gốc độ là 1 phương thức kết nối, hoặc 1 chuẩn truyền tải dữ liệu cho các thiết bị ngoại vi. Nên nói vậy không sai.

- Còn USB type A,B,C: nó là chuẩn của cái cổng Vật lý để kết nối thôi.

- Trước đây, lúc mới ra, thunderbolt sử dụng 1 cổng vật lý thiết kế riêng. Còn bây giờ tích hợp vô cổng USB Type C.
Giờ mà có nhiều phụ kiện sp cho type C . Thì TDB 3 có lẽ sẽ vượt qua USB Type A.
Muốn phổ biến Thunderbolt thì các thế hệ chip về sau ngưng hỗ trợ USB là xong có điều dân tình chửi thê thảm nhưng đó cũng là cuộc cách mạng mang tính tương lai
Nếu mà chuyện đó có thực thì apple lại được nhắc đến như mội kẻ tiên phong với tầm nhìn và khả năng mạo hiểm đ ai sánh kịp... sau khi bị chửi sml kể từ khi ra cái mac 15 toàn usb c và tb 3
vanhiep2941
ĐẠI BÀNG
7 năm
Máy chủ hoặc cái gì đó khác sẽ cần.
Ý kiến cá nhân, không cần thiết trên cái máy tính cá nhân, Không có phụ kiện để xài, giống như chuẩn USB 3.0 hiện tại, hầu như không xài tới, mặc dù có trên hầu hết PC và MTXT.
Học Còi
ĐẠI BÀNG
7 năm
@vanhiep2941 nghĩ xa hơn tí đi bạn.. trong năm nay các hãng điện thoại lớn chắc chắn đều trang bị cổng C cho điện thoại để hỗ trợ sạc nhanh hơn ... rồi 2 đầu cap đều là C... máy tính bạn nếu không có C thì chắc phải mua cap đầu A vs đầu C quá... rồi màn hình độ phân giải càng cao, thiết kế càng sexy , rồi chỉ trang bị cổng c ... máy bn mà ko có C chắc mua adapter hdmi to C 😃 ... rồi đi càfe quên mất sạc lap nếu lap có cổng C thì tận dụng sạc điện thoại... nếu máy ko có thì ngậm ngùi thôi.... rồi usb thiết kế theo ccổng C càng ngày càng ngọn ...có thể nhét trong ví thay vì phải treo vào móc khóa làm rườm rà ... đấy là một số tính năng cho cá nhân trong thường ngày thôi... chưa kể là tốc độ vượt trội hơn type A
vanhiep2941
ĐẠI BÀNG
7 năm
@Học Còi Bạn có nhầm lẫn gì không ?
Đang đề cập là Máy tính cá nhân nhé, điện thoại thì liên quan gì ?
Nên nhớ, Máy tính là thiên để làm việc, mang tính thực dụng cao.
Điện thoại là một phạm trù hoàn toàn khác. Liên lạc, giải trí, thời trang,
Tiếndark
TÍCH CỰC
7 năm
@vanhiep2941 Do bác ko xài ổ cưng di động thôi, dữ liệu hàng chục gb chỉ có dùng ổ di động mới kham đc, có thêm 3.0 thì di chuyển file nhanh đỡ chờ lâu, chứ đám mây có mà tới tết 😁.
Say what???
ĐẠI BÀNG
7 năm
@Tiếndark Bác này nói chuẩn này, bữa copy mấy GB dữ liệu mà dùng usb 2.0 chậm không sao tả được mà chuyển qua 3.0 là đã nhanh hơn đáng kể liền.
Học Còi
ĐẠI BÀNG
7 năm
@vanhiep2941 bạn đọc lại cm tôi đi... tôi đang nói về máy tính... kết nối máy tính vs đt, vs màn hình, vs các thiết bị ngoại vi khác .. có nói đến đt đâu bn
Công nhận a apple hàng hiệu chơi sang với thunderbolt luôn, bảo sao hàng của a ko chất
tienanbich
TÍCH CỰC
7 năm
có 2 cổng thunderbolt 2 mà chả biết dùng làm gì 😁
hungbya
TÍCH CỰC
7 năm
@tienanbich Giống mình, chưa xài bao giờ :D
@hungbya
Thunderbolt là cái tên em nghe lần đầu
Aduckuba

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019