[Chạy bộ 101] Tìm hiểu về đi bộ nhanh và cách luyện tập

11/9/2018 10:24Phản hồi: 84
[Chạy bộ 101] Tìm hiểu về đi bộ nhanh và cách luyện tập
Chạy bộđi bộ có lẽ là hai hành vi rất bản năng mà ai trong số chúng ta cũng đều biết. Thế nhưng có một thứ ở giữa hai hành vi đó mà ít khi chúng ta sử dụng hoặc nghe nhắc đến, đó là đi bộ nhanh.

Vậy thì làm sao để phân biệt được chạy bộ với đi bộ và đi bộ nhanh, cũng rất đơn giản thôi:
  • Chạy bộ: là chỉ có một chân tiếp đất tại một thời điểm
  • Đi bộ và đi bộ nhanh: là chân này tiếp đất thì chân kia mới nhấc lên. Nói cách khác là lúc nào cũng phải có một chân chạm đất.
Vậy thì lúc nào và tại sao phải đi bộ nhanh?
  • Nếu các bạn còn trẻ còn khỏe thì thể thao bằng việc chạy bộ vẫn sẽ mang lại cảm giác “thỏa mãn” nhất. Nhưng chạy bộ có một nhược điểm đó là chân của chúng ta sẽ chịu một lượng tải trọng rất lớn. Ít nhất mỗi bước chúng ta khi chạy sẽ chịu một áp lực gấp 3 lần lực so với lúc chúng ta đi bộ. Nếu tính độ dài sải chân trung bình là 1m thì chạy 1km mỗi chân chúng ta sẽ bị “dập” 500 lần với lực như vậy. Điều này sẽ dễ gây tổn thương cho những người có tiền sử chấn thương chân trước đó hoặc chân yếu do cơ địa, tuổi tác... Lúc này đi bộ nhanh sẽ là giải pháp giúp duy trì việc tập luyện thể thao nhưng tránh được chấn thương.
  • Ngoài ra nếu các bạn lỡ tay đăng ký một giải chạy bộ nào đó mà lại không đủ thời gian tập luyện, hãy sử dụng phương pháp đi bộ nhanh như một chiến thuật. Hy vọng nó sẽ giúp các bạn hoàn thành quãng đường trước thời gian “cut off”.

Quay lại vấn đề chính, vậy làm sao để đi bộ nhanh đúng cách và có hiệu quả?
Mời các bạn coi video hướng dẫn cách đi bộ nhanh, được Sikana phối hợp với Decathlon thực hiện:



Trong video có những ý chính mà bạn cần lưu ý như sau:
Có hai cách để có thể đi bộ nhanh hơn: Một là nâng tần suất bước chân. Hai là nâng độ dài của sải chân.

1. Nâng tần suất bước chân (nghĩa là vẫn đi bộ nhưng cố gắng đi nhiều bước lên):
  • Tăng tốc bước chân nhưng phải đảm bảo là bạn miết hết bàn chân của mình từ gót tới đầu mũi chân xuống mặt đất (điều này cũng sẽ đảm bảo là bạn sẽ không bị rơi vào trạng thái chạy bộ).
  • Động tác này sẽ sử dụng nhiều lực của cơ bắp chân vì thế hãy đảm bảo các bạn đã khởi động kĩ. Cách khởi động thì các bạn có thể đi bộ nhẹ trong vài phút, sau đó đi bộ và tiếp đất bằng gót chân trong vài mét (nhớ là vài mét để khởi động thôi nhé, đi nhiều kiểu này sẽ chấn thương đó).
tinhte_racewalking_1.JPG

  • Tận dụng quán tính từ việc đánh tay để kéo người về phía trước. Cố gắng giữ tay ở một góc 90 độ, đây là góc giữ tay thoải mái nhất đối với cả đi bộ lẫn chạy bộ. Góc tay này giúp máu có thể lưu thông tốt nhất đến hai cánh tay, cũng như giảm các chuyển động khác chiều có thể gây hao tổn lực trong lúc đi bộ. Một điểm lưu ý khác trong việc đánh tay là không nên đánh tay quá cao, vị trí đánh tối ưu nhất là nắm tay không cao hơn ngực của mình.
tinhte_racewalking_2.JPG
  • Cố gắng giữ sự nhịp nhàng giữa việc đánh tay và bước chân.
2. Nâng độ dài của sải chân:
  • Để nâng được độ dài của sải chân đòi hỏi một kĩ thuật phức tạp hơn. Chúng ta cần bước dài hơn, xa hơn bằng cách xoay hông và rướn về phía trước.
tinhte_racewalking_5.GIF

  • Kĩ thuật này cũng đòi hỏi chúng ta đánh tay xa hơn về phía trước lẫn phía sau. Khi tay đánh về phía sau hãy mở rộng khủy tay để tay có thể duỗi dài về phía sau hơn. Tuy nhiên khi đánh về phía trước thì vẫn chỉ giữ ở một góc 90 độ và cú đánh tay không cao hơn ngực.
tinhte_racewalking_3.JPG

  • Việc tăng độ dài sải chân thì thường sẽ mệt hơn so với tăng tần suất bước chân. Chúng ta có thể cảm thấy hơi thở nặng nhọc hơn giống như chạy bộ vậy. Lúc này hãy cố gắng điều chỉnh độ dài lẫn tần suất bước chân để tìm được ngưỡng phù hợp với bạn nhất.
3. Về cách luyện tập:
  • Việc tập luyện sẽ phát huy hiệu quả nếu chúng ta có thể đi bộ liên tục 1 tiếng mỗi lần.
  • Chúng ta có thể xen kẽ vào bài tập những lần đi bộ tăng tốc (đi bộ nhanh hơn sức của chúng ta, cảm thấy hơi thở nặng nề). Việc tập luyện này sẽ giúp tăng tốc độ, sức chịu đựng của cơ thể và làm săn chắc cơ bắp của chúng ta.
  • Hãy theo dõi việc tập luyện của các bạn bằng một cuốn sổ tay hoặc một phần mềm để có được kết quả tốt nhất.
tinhte_racewalking_4.GIF
Một điểm thú vị: tuy nhìn tư thế đi bộ nhanh không được mạnh mẽ cho lắm và bị nhiều người xem như một môn thể thao dưỡng sinh nhưng thực chất nó là một trong những môn thi đấu chính thức tại rất nhiều giải thể thao lớn trên toàn thế giới đấy các bạn ạ. 😁

Quảng cáo



Nguồn ảnh bìa: businessinsider
84 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

anhkhoquen
ĐẠI BÀNG
6 năm
Cái môn này dễ ăn gian thấy mồ
nguyencot
TÍCH CỰC
6 năm
@Kelvin1992 Rất vui vì đả làm bạn mắc cười .

Môn thể thao nào sinh ra trọng tài để phân biệt ranh giới của luật lệ . Chuyện vi phạm và người xác định vi phạm đó là điều dễ dàng, trừ khi họ muốn khác đi .
@adagioleonard ĐÓ CÓ PHẢI KHẨU QUYẾT CỦA NĂNG BA VI BỘ KHÔNG BẠN
@Mai mai x tòng Gần chính xác, đúng là Tuyệt kỹ Lăng Ba Vi Bộ.
@adagioleonard cao nhân , cao nhân. :eek::eek:
myisyour
ĐẠI BÀNG
6 năm
Kì seagame nào đấy nước nào quên rồi chạy luôn giành huy chương vàng la liệt.
bengbeng8855
ĐẠI BÀNG
6 năm
@myisyour indo thì phải. " đi bộ" chân bay lên cao lun.Lúc đó VN thua nhìn bùn thật
@bengbeng8855 Mới năm ngoái chứ đâu, Kuala Lumpur 2017, chủ nhà Malaysia chạy ở nội dung đi bộ, vậy mà nó ngẩn mặt lz lên tự hào khi nhận HVC nữa chứ. Cũng may là nó chạy được về nhất, chứ nếu không nó dùng xe phân khối lớn ở nội dung đi bộ thì cũng kì lắm.
theveronicar
ĐẠI BÀNG
6 năm
@myisyour seagame thì xem làm gì, nc nào tổ chức nc đó ăn huy chương ấy mà 😆
@myisyour Cái môn này dành cho chủ nhà giao lưu với trọng tài
hcoi !
TÍCH CỰC
6 năm
@myisyour Phải nói là OANH CMN LIỆT...mới đúng chứ !
Đăng kí chạy bộ lấy le với gái mà áp dụng kĩ thuật này chắc gái cạch đến già mất
@batmanletruc Môn này dành cho mấy "chụy" đó mà ^^
@Triệu Dũng Phú đùa, chạy bộ 1k calorie thì môn này cũng 800, thốn hơn chạy bộ cùng vận tốc. Ra đi thử chừng 1 tiếng tốc độ ngang 9 điểm trên máy chạy bộ xem có ói mặt xanh không.
Cái môn này mà thi đấu tại ao làng seagame hay thậm chí asiad thì 69% chủ nhà vô địch bản thân ông đi bộ mẫu trong video cũng có 2 nhịp sai luật kìa. Khó kiểm soát kinh. Mà mod cho hỏi nếu lúc nào 2 chân cũng chạm đất thì how to bước 😆) môn thể thao mới di chân trên mặt đất à
@AZwarrior "Đi bộ và đi bộ nhanh: là chân này tiếp đất thì chân kia mới nhấc lên. Nói cách khác lúc nào hai chân cũng phải đồng thời chạm đất". Giải thích rất chuẩn, ngoại trừ câu cuối.
@AZwarrior Sorry! Em bị nhầm khúc này! Haha. Đã sửa. Cám ơn 2 bác! =))))
@guardianknight Câu trước câu sau đá nhau.
Đúng môn hợp với mình, đi bộ duỡng sinh thôi chứ giờ chạy thấy mệt quá 😁
uacvn
ĐẠI BÀNG
6 năm
“• Đi bộ và đi bộ nhanh: là chân này tiếp đất thì chân kia mới nhấc lên. Nói cách khác lúc nào hai chân cũng phải đồng thời chạm đất.”
Có gì đó không ổn.
Lúc nào hai chân cũng đồng thời chạm đất thì lết đi à?
Chính xác là “Lúc nào cũng có một chân chạm đất” chứ.
@uacvn định nghĩa trên bài viết chưa ổn lắm
chạy bộ là có thể hai chân không chạm đất
còn đi bộ là luôn phải có một chân chạm đất 😁
😁 nhìn quả gif mà 😆
[​IMG]
vtdat
ĐẠI BÀNG
6 năm
@narutoxboy Con cá còn bống nữa mà nói chi người
@narutoxboy dùng phần mềm gì cắt video thành gif vậy bạn?
nguyencot
TÍCH CỰC
6 năm
@narutoxboy Nhìn thế nhưng skill này có vẻ là sẽ phát huy hết các nhóm cơ khi đi bộ đó :D
@narutoxboy như thế mới đi nhanh
Mình thấy khái niệm chạy bộ và đi bộ có gì đó sai sai:
- Chạy bộ thì không yêu cầu chân phải tiếp đất.
- Đi bộ thì lúc nào cũng có chân tiếp đất mới đúng chứ nhỉ!
@alwasywithyou95 bạn đúng rồi, ông viết bài ko hiểu dịch ở đâu chắc dịch chưa chuẩn tí thôi 😁
đi bộ nhanh trông dáng nó damdang kiểu gì ý.
Lết thì vn vô địch, đưa đội ngũ cái bang ra là thắng. Nói chứ thanh niên trai tráng, chạy cho quen, nữa qua nhà nàng bị chó rượt cũng ghi điểm với mẹ nàng "thằng này chạy nhanh khiếp, nữa có cháy nhà nó ôm con mình thừa sức chạy thoát" =)
mrd213
CAO CẤP
6 năm
Nên thay thế bằng môn đi xe đạp chậm như ở hội khỏe các trường cấp 2, 3 ở VN thì sẽ fairplay hơn 😁
nirvana11
ĐẠI BÀNG
6 năm
Có gì đó sai sai...

Vậy thì làm sao để phân biệt được chạy bộ với đi bộ và đi bộ nhanh, cũng rất đơn giản thôi:
  • Chạy bộ: là chỉ có một chân tiếp đất tại một thời điểm => đúng ra phải là "chỉ cần".
  • Đi bộ và đi bộ nhanh: là chân này tiếp đất thì chân kia mới nhấc lên. Nói cách khác lúc nào hai chân cũng phải đồng thời chạm đất => câu đầu thì đúng, câu sau thì sai. Hai chân lúc nào cũng phải đồng thời chạm đất thì chỉ có đứng im hoặc lết đi nhé :eek:
Vanda1905
ĐẠI BÀNG
6 năm
@nirvana11 Ý sau phải là với mỗi bước di chuyển, lúc nào cũng fai có ít nhất 1 chân chạm đất!
Hai chân chạm thì di chuyển chậm hơn, nhanh quá chân này nhấc, chân kia chưa kịp hạ thành chạy mất roài!
leopark121
TÍCH CỰC
6 năm
@Vanda1905 Chạy bộ có thời điểm k có chân nào tiếp đất hết.
Mấy môn tập luyện thì tốt nhưng trong thi đấu thấy dễ bị ăn gian lắm!😁
Lại nhớ đến kì seagame nào gần đây mà vđv nước mình khóc khi thấy chủ nhà chạy bộ luôn mà 😆
T - Bag
TÍCH CỰC
6 năm
Cảm ơn mod đã viết bài. Có thêm chút kinh nghiệm. Đang đi tập gym, ngày nào cũng lên máy chạy bộ 30 phút. Vòng đeo tay Miband3, nó khuyên là: ban đầu đi chậm, từ từ tăng tốc, tăng tốc tới đỉnh điểm, từ từ giảm tốc, sau đó đi chậm dần khi chuẩn bị dừng. Nó có cái hình để hướng dẫn mà giờ vào tìm không thấy để up lên!
giangcj
TÍCH CỰC
6 năm
  • "Đi bộ và đi bộ nhanh: là chân này tiếp đất thì chân kia mới nhấc lên. Nói cách khác lúc nào hai chân cũng phải đồng thời chạm đất."
Bác giải thích thế này thì khó hiểu quá, 2 chân lúc nào cũng phải chạm đất thì đi kiểu gì 😆
@giangcj Ý mình là lúc nào cũng phải có một chân chạm đất =))
Hình ảnh của Seagame ao làng lại hiện về. VĐV chủ này chạy thẳng về đích mà cũng đạt huy hương vàng 😁
Đọc đến câu “lúc nào hai chân cũng phải đồng thời chạm đất” thì mới giật mình nhận ra từ ngày bé đến giờ 40 năm mình không biết đi bộ.
Cơ mà nghĩ mãi 2 chân lúc nào cũng cùng chạm đất thì di chuyển kiểu gì nhở?!
Đi bộ trông ức chế VCL ra, thân thì ưỡn a ưỡn ẹo. Thà chạy cmn đi cho lành :p

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019