Tốc độ màn Trập trong quay phim.

Đậu Hoa
4/4/2018 23:25Phản hồi: 42
Tốc độ màn Trập trong quay phim.
Nói đến tốc độ màn trập, ở nhiếp ảnh ta chỉ nghĩ đến thời gian phơi sáng theo giây, ở quay phim, tốc độ đó được hiểu là bao nhiêu khung hình/ giây.

Càng ngày, công nghệ quay video càng phát triển, và tốc độ màn trập ngày càng tăng. Việc tăng này khiến cho hình ảnh ngày một sắc nét, chi tiết. Nhưng có một yếu tố quan trọng cần lưu ý, đó là tỷ lệ khung hình (frame rate.).

Những hiểu biết cơ bản về tỷ lệ khung hình và đối tượng chuyển động:
What_Shutter_Speed_For_Video_117.jpg


Tốc độ màn trập trên video được tính theo số khung hình / giây.

Hiện nay tốc độ 30 khung hình / giây (fps) là tiêu chuẩn nhưng sự phát triển công nghệ cho ra đời những máy quay, máy ảnh cho tốc độ màn trập nhanh hơn, tạọ được nhiều khung hình / giây hơn, giúp chi tiết hình ảnh trong video cao hơn.

Nếu như camera của bạn có khả năng quay ở tốc độ 60 hình/ giây, thì chưa chắc chúng ta sẽ phát lại đúng với tốc độ thu hình đó.

Nếu mọi điều kiện đều đáp ứng tốt (internet, băng thông, cáp tuyền, máy móc...) thì việc phát lại trên TV, máy tính, Youtube cũng như chỉnh sửa hậu kì sau đó với tốc độ 60 fps sẽ là rất tốt.

Nguyên tắc chung: Nếu đối tượng rõ ràng, ít chuyển động trong môi trường đủ sáng thì tốc độ 30 hình/ giây đã được xem là chuẩn. Nhưng với tốc độ 60 hình/ giây, các hình ảnh cho trên video là trơn tru và mượt mà hơn.

Song để có nhiều khung hình hơn trong 1 giây có nghĩa là tốc độ màn trập cũng phải nhanh hơn, chúng ta cần nhiều ánh sáng hơn, và tỷ lệ khung hình sẽ thay đổi như thế nào để hợp lý? Những mối quan hệ của các yếu tố này gọi là quy tắc màn trập 180 độ.

Quy tắc 180 độ màn trập là gì?

Quy tắc này cho biết số khung hình trong 1 giây sẽ tăng lên gấp đôi.

Nếu bạn đang quay ở tốc độ 30 hình/ giây, thì bạn cần có tốc độ mà trập 1/60; và nếu ở tốc độ 60 hình/ giây thì màn trập của bạn sẽ là 120 hình/ giây.

Quảng cáo


Tất cả dường như đều rất dễ hiểu, nhưng để giữ các khung hình có chung một tốc độ 1/60 có thể các nhà quay fim phải có nhiều biện pháp như: thêm ND trên Lens khi thừa sáng, hoặc thêm ISO khi thiếu sáng...

Quy tắc 180 độ màn trập hoạt động như thế nào?

Nếu bạn muốn có một sản phẩm video ưng ý thì bạn phải tuân thủ quy tắc 180 độ màn trập một cách chặt chẽ. Tất cả nhừng gì bạn cần là đảm bảo tốc độ màn trập gấp đôi tốc độ khung hình.

Tv = 2xfps

Tv = Giá trị hẹn giờ hoặc tốc độ cửa trập
fps = Khung mỗi giây

Hãy xem xét một ví dụ. Full HD được phát lại ở tốc độ 30 khung hình / giây (không tham gia vào quá trình xử lý kỹ thuật, 30fps là một số được làm tròn từ 29,7, tốc độ của màn trập tại thời điểm quay sẽ là 1/60 giây ).

Quảng cáo


Khi khung hình fps chúng ta quay phim là 30, theo quy tắc180 độ màn trập, chúng ta cần chụp ở tốc độ màn trập là 1/60. Bây giờ điều chỉnh khẩu độ để có được độ phơi sáng hợp lý.

Để giữ tốc độ màn trập này ổn định trong nhiều điều kiện ánh sáng, chúng ta phải can thiệp filter ND hoặc tăng giảm ISO của máy.

Làm thế nào để thiết lập phơi sáng trong Video:

  • Chuyển màn hình camera của bạn sang chế độ xem phim
  • Trong cài đặt phim trên máy của bạn, hãy chọn 1080p30
  • Chuyển chế độ sử dụng sang quay phim
  • Đặt tốc độ màn trập lên 1/60
  • Điều chỉnh khẩu độ để có độ phơi sáng chính xác.
  • Nếu bạn cần sự linh hoạt hơn đối với việc phơi sáng, hãy sử dụng thêm kính lọc hoặc đèn.

Quản lý nhờ những thiết lập cố định:


Có những vấn đề trong quay video mà chúng ta cũng hay gặp trong nhiếp ảnh, đó thường là các tác động từ ánh sáng, chúng ta đóng mở khẩu để chỉnh lượng sáng thu được. Song trong nhiếp ảnh, đôi khi việc đóng khẩu ảnh hưởng đếu độ nông sâu của trường ảnh, vì vậy bộ lọc ND ra đời, không chỉ có tác dụng với nhiếp ảnh, mà nó cực kì hữu dụng trong quay phim.

Gắn bộ lọc trước thấu kính, giúp bạn kiểm soát ánh sáng đầu vào, khiến ta dễ dàng điều chỉnh độ sâu trường ảnh trong môi trường dư sáng. Tương tự, khi thiếu sáng cần đèn phụ liên tục hoặc tăng ISO khi quay.

Điều gì xảy ra nếu ta không áp dụng định luật 180 độ màn trập?


Giống như các quy tắc khác trong nhiếp ảnh, một khi bạn đã hiểu nó hoạt động như thế nào ... thì bạn có thể bắt đầu phá vỡ những quy tắc đó! Phá vỡ quy tắc để mang đến những hiệu ứng sáng tạo trong video. Đó là cách mà các nhà biên tập hình ảnh dựa vào để phát triển một phong cách riêng của mình.

Dưới đây là một số hướng dẫn chung để phá vỡ Quy tắc Màn trập 180 độ:


  1. Đặt chế độ khung hình thành 30 khung hình / giây và tốc độ màn trập lên 1/30 và cảnh phim trông hơi sáng mờ và lãng mạn.
  2. Đặt chế độ khung hình thành 30 khung hình / giây và tốc độ màn trập lên 1/120 và cảnh phim sắc nét chi tiết, kích thích và các chuyển động nhỏ đều đc ghi lại rất sống động.

Đây là chia sẻ những hiểu biết cá nhân, giúp bạn có một chút kinh nghiệm để khám phá thêm hiệu ứng trên video.

Nếu thiết bị có khả năng quay hơn 30fps thì sao?


Các máy ảnh mới nhất là tất cả cung cấp video 4K và tỷ lệ khung hình cao hơn nhiều. Nếu bạn kiểm tra các tùy chọn trên máy của mình, bạn có thể thấy các lựa chọn như 1080p60 hoặc thậm chí 1080p120, trong trường hợp đó bạn sẽ cần phải tăng tốc độ màn trập lên tương ứng là 1/120 và 1/240 nếu chọn các thiết lập này.

Rõ ràng, đối với những khung hình quay bởi tốc độ màn trập cao hơn bạn sẽ cần nhiều ánh sáng hơn, bạn cần mở khẩu lớn hơn, đây có thể là một yếu tố hay nếu bạn muốn sáng tạo với chiều sâu của trường ảnh.

Trong sử dụng bình thường, các khung hình bổ sung ở độ phân giải cao được sử dụng cho các hiệu ứng chuyển động chậm khi phát lại cảnh quay.

Ví dụ: nếu phim của bạn đang được phát ở tốc độ 30 khung hình / giây, thì một giây của cảnh quay 60 khung hình / giây có thể được phát lại trơn tru hơn 2 giây, 120 khung hình / giây trong 4 giây.

Vì đoạn phim chứa nhiều khung hình, nên việc kéo ra chỉnh sửa, hay thay đổi tốc độ không làm chất lượng phát bị ảnh hưởng.

Mối quan hệ tỷ lệ khung hình với tốc độ màn trập:


Khi bạn chỉnh sửa video của mình, bạn có thể chọn tốc độ khung hình cho bộ phim của mình. Nếu bạn có hỗn hợp nhiều tốc độ thu hình, bạn nên chọn tốc độ phát thấp nhất. Đối với hầu hết các thiết lập hiện này là 30 khung hình/ giây.

Có thể sử dụng tốc độ 30hình/ giây ở chế độ phát 60hình/ giây, nhưng các chuyển động có vẻ khó chịu, giật, gây tức mắt.

Hãy đảm bảo bạn luôn sử dụng quy tắc 180 độ màn trập:


Khi bạn tuân thủ quy tắc này, bạn bắt đầu với các thao tác cài đặt, thiết lập những thông số kỹ thuật trên thiết bị để có được các hiệu ứng video mà bạn muốn.

Một thiết lập tốt, thường ở chế độ 1080p30 hoặc 4K30 với tốc độ màn trập là 1/60 sau đó điều chỉnh các cài đặt khác để có được độ phơi sáng chính xác.


Cảnh quay ở trên được quay ở tốc độ 1080p24 với tốc độ màn trập 1/25 - chuyển động mờ, có hiện tượng giật nhẹ, bóng mờ khi di chuyển.



Đoạn phim ở trên được quay ở tốc độ 1080p24 với tốc độ màn trập 1/50 - chuyển động trơn tru, mượt.


Đoạn phim ở trên được quay ở tốc độ 1080p24 với tốc độ màn trập 1/500 - cảnh quay sinh động hơn .


(Lưu ý: Xem các clip ví dụ ở độ phân giải HD để cảm nhận rõ hơn)
42 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

bhuubao
CAO CẤP
6 năm
Vấn đề là tốc độ màn trập nó khác với tốc độ của từng frame ảnh. Tui nói vậy có đúng không các bro?
@bhuubao Khác nhưng có liên quan. Theo quy tắc 180 độ thì tốc độ màn trập = 1/(framerate x 2)
@bhuubao đúng rồi bác. bác muốn quay 60 fps mà tốc màn trập có 1/50 thì quay thế ếu nào dc
Chả hiểu j cả
Trước giờ cứ tưởng quy tắc 180° là đảo camera sau ra trước để seo phi chứ. Giờ đọc bài này mới hiểu quy tắc đó là cầm máy ảnh xoay 180° để seo phi. Rất sáng tạo
Với máy Panasonic GH5 thì là 179 độ nhá. 😁
Những bài nói về quay phim trên tinhte quá hiếm, nếu có thể bạn làm vài bài cho đội amateur sử dụng handy cam nữa nhé
Bài viết hay, Dễ hiểu! 😃
Quy tắc 180 thực ra nó chỉ là cách gọi. Còn bản chất nó bắt nguồn từ lý thuyết về lấy mẫu. Tần số lấy mẫu (tốc độ chụp / màn chập) phải lớn hơn ít nhất 2 lần tần số tín hiệu (framerate).
Cowboyz
TÍCH CỰC
6 năm
Nếu máy quay phim mà dùng màn chập cơ thì tèo nhanh hơn? Máy điện thoại quay phim thì sử dụng màn chập điện tử.
rungvang
TÍCH CỰC
6 năm
Để vậy để cho hình ảnh chuyển động nhanh hơi nhoè, giống với thật thôi chứ có gì đâu. Cảnh mà ko có chuyển động hoặc chuyển động từ từ thì cũng ko thấy khác biệt nhiều.
nguoila_87
TÍCH CỰC
6 năm
Sẽ có kha khá con gà học theo bài viết này sau đó lang thang khắp các diễn đàn làm phim để hỏi "Anh/chị ơi cứu em, em quay indoor như tinhte chỉ mà cờ nhip bị sọc?" : ))))
@nguoila_87 Indoor thì chỉ có Pal 25/50p để 50 hoặc 100 là ổn nhất. Dĩ nhiên là ngta gà thì ngta phải học nhiều thôi bác, từ từ cũng nhận ra là phải dính chưởng nhiều để trưởng thành
các bác ai hay dùng một số điện thoại android hồi xưa sẽ thấy vấn đề này xẩy ra. quay ban ngày thì hình ảnh mượt , nhưng mà quay trong đêm thì video bị giật giật, khung hình chậm đi hẳn là do máy đang hiểu là thiếu sáng tăng iso giảm tốc độ màn trập. khi tốc độ màn trập thấp quá thì hình ảnh sẽ không mượt mà
hieukon
ĐẠI BÀNG
6 năm
Mọi người cho hỏi chút, mình hay làm video trên Premiere pro, xem các video nước ngoài thì các vlogger hay film makers hay nói là họ thích làm video cinematic 24fps. Export ra video 24fps để đạt được cinematic film look hay kiểu lúc chuyển động có motion blur, thế thì sao họ không thích 60fps cho mượt mà mà cứ phải là 24fps, và 1 số còn rất ghét 30fps cơ 😆
hieukon
ĐẠI BÀNG
6 năm
@pro-k Cảm ơn bác, giờ thì hiểu hơn rồi, vì mình search các trang diễn đàn tiếng anh nước ngoài người ta cũng hay tranh luận với nhau vì sao ko thích dùng mức 30fps nhưng không giải thích theo kiểu dễ hình dung nên khó
@hieukon Thêm tí filter nữa là ngon bác ah (trời nắng filter ấm, trời mây filter lạnh, với lại chỉnh cho nó tối xíu). Với lại chỉnh qua 21:9 nữa thì y chang cinematic luôn :D Cá nhân mình thích 21:9 vì nó đem lại cảm giác thoáng và rộng hơn, cũng như FOV của mắt người vậy.
@hieukon Mà bên đó quẩy ghê thật :eek: đúng là mẽo có khác
hieukon
ĐẠI BÀNG
6 năm
@Ly Nguyễn Trần Các video khác New York hay Boston hay Denver cũng làm hộ đứa này trên kênh của mình luôn mình toàn làm 21:9 đấy chứ (fake 2 thanh black bar trên và dưới). Còn video này toàn cảnh nó quay sát qua, ko quay góc rộng nên làm kiểu tỉ lệ đó nhìn tù, nên để 16:9 :D
pro-k
CAO CẤP
6 năm
cái này các bạn trên tinh tế đọc vào 95% là sẽ ko hiểu gì và những ví dụ của MOD nó liên quan đến những gì mà mọi người đang biết.

1. Quay phim cổ điển nó có 2 khái niệm là Shutter Speed và Shutter Angle
  • lí do khiến điện ảnh khác hẳn nhiếp ảnh là màn trập của Nhiếp ảnh là màn trập đóng mở còn của máy quay là màn trập xoay.
  • Màn trập xoay nó thể hiện rõ nét trong những máy quay cổ xưa khi các anh quay phim xài cái máy quay có cái cần quay tay, cái cần đó vừa cuộn phim (shutter speed) vừa mở của màn trập xoay (Rotary shutter - Shuttle Angle)
  • với những thiết bị quay phim cá nhân như hiện nay như Gopro, DSLR,... thì nó làm gì có màn trập xoay, nó hoàn toàn là màn trập điện tử thì việc Shutlle đưa khái niệm Shuttle Angel vào đây nó sẽ 1 nhầm lẫn.
2. cơ chế của màn trập xoay và nguyên tắc 180 độ - Rotary Shuttle & 180 Shuttle Angle Rule
  • máy quay nó khác máy ảnh ở chỗ:
    • với máy ảnh: tốc độ di chuyển của màn trập nó ko phải là tốc độ phơi sáng ( Shuttle Moving Speed và Shuttle speed là khác nhau), người ta chỉ bắt đầu tính đến Shuttle Speed khi màn trập đã bắt đầu lộ sáng, vì nhiếp ảnh nó ko cần liên tục nên khoảng ngắt người ta ko tính đến.
    • máy quay thì khác: máy quay nó hoạt động đóng mở liên tục, thì mỗi một lần đóng hoặc mở Shuttle người ta đều coi nó là 1 frames
    • cho nên trong 1 giấy máy quay thực tế ghi hình tổng cộng: 60 frames, trong đó có có 30 Open Frames và 30 Closed frame.
      • Open Frame: là frame khi shuttle mở ghi hình
      • Close frame: là khi shuttle đóng nó sẽ có màu đen, nhưng lúc shutte đóng thì phim sẽ được cuộn sang vì trí chưa dc ghi hình để lát nữa shuttle mở ra sẽ ghi hình, do nó di chuyển cùng chiều với Shuttle nên cám frame đóng nó ko dài, nó chỉ là khoảng đen nhỏ giữa 2 khuôn hình.
  • Máy quay hiện tại có Shuttle Angle ko
    • Chỉ có máy quay điện ảnh mới có (Red, Arri, Sony,....)
    • các máy quay giá khoảng loanh quanh 200 triệu đổ lại ko có khái niệm Shuttle Angle trên máy vì nó hoàn toàn là đóng mở bằng màn trập điện tử
    • việc mua máy quay nó còn phụ thuộc vào Codec.
    • trừ khi bạn đi xem phim rạp, những đoạn phim bạn xem trên youtube thì khi nó phát ở 30FPS hay 60FPS thì Shuttle Speed của nó khi quay chắc chắn là cũng là con số đó luôn, ko có nguyên tắc 180 Shuttle Angle gì đâu.
3. Tính 24 - 30 - 60 - 120 fps cái nào tốt, quay càng cao có càng tốt ko:
  • phim các bạn xem ngoài rạp người ta sẽ giua chuẩn 24fps một giây, nhiều bạn sẽ nói với mình là máy chiếu nó chiếu 48fps, máy quay có thể đã ko còn Rotary Shuttle Angle nhưng máy chiếu vẫn còn và phim các bạn xem ngoài rạp nó dùng phim cuộn để chiếu cho nên có Open Frame và Closed Frame.
  • khi bạn đi xem phim bạn thấy các rạp phim nó có ghi "rạp thường" và "rạp Digital", với nhiều người sẽ ko thấy ý nghĩa lắm nhưng nếu xem rạp Digital tức là họ chiếu bằng máy chiếu Digital, nó sẽ ko có tính điện ảnh bằng máy thường.
  • tốc độ 24 hình một giấy nó đảm bảo 2 khuôn hình sẽ có tính kết nối với nhau bằng nhưng motion blur, nó tạo ra những chuỗi hành động liền lạc, nó có tính thẩm mỹ cao
  • nếu bạn quay với tốc độ quá cao, shuttle speed quá cao mà khi phát lại quá cách biệt thì nó chẳng khác gì bạn chụp những tập hình rời rạc, hành động nó sẽ rõ ràng từng chi tiết nhưng nó thiếu tính liên mạch.
  • chưa bao giờ mình thấy thích xem phim HD 60fps cả vì nó thật sự rất tào lao, nó cho bạn một bộ phim đạt chất lượng tốt về khuôn hình như thiếu sự mềm mại.
  • vậy thì người ta dùng shuttle speed khi nào, khi quay thời sự, phóng sự, truyền hình, nó cần thông tin giá trị hơn là sự thẩm mỹ.
  • một ví dụ điển hình là phim The Hobbit quay 48fps nhưng bị chê rất nhiều vì thiếu tính điển ảnh dù khuôn hình nó rõ đến từng chi tiết.
4. tính ổn định khi chọn cùng một frame rate
  • với một bộ phim hay một đoạn phim, chúng ta cần quay ổn định ở 1 shuttle speed vì nó sẽ cho chúng ta cảm xúc như nhau ở mỗi khung hình ta xem.
  • hiện tại các bạn quay bằng kỹ thuật số và chuyển từ nhiếp ảnh sang nên các bạn vẫn có thói quen kiểm soát ánh sáng bằng shuttle speed, điều đó là một sai lầm rất lớn, vì nó sẽ tạo ra các bức hình rời rạc.
  • nếu bạn thích đoạn phim có tính điện ảnh hơn thì hãy dùng Filter ND, đó cũng là lí do tại sao mà các máy quay họ thường có sẵn Filter ND (có máy quay nó là Filter Điện Tử, nó giảm độ nhạy sáng của Sensor).
Chốt: máy quay các bạn đang xài nếu ko phải mua nó với giá từ 1 tỷ trở lên thì các bạn ko cần quan tâm cái Shuttle Angle làm gì, nó chả có đâu mà quan tâm, shuttle speed khi quay nên đển gần với frame rate khi phát, trùng luôn là tốt.
CQA
ĐẠI BÀNG
6 năm
@pro-k Nên đưa bài viết này thay thế cho bài viết tào lao của chủ thớt. :v
Amber.lounge
ĐẠI BÀNG
6 năm
@pro-k Đồng quan điểm với Chương, nhưng cái vụ FHD 60fps thì thấy nó bình thường, nhưng với 4K 60fps thì nó rất tuyệt vời, màu sắc lẫn các chi tiết nó rất rõ. Xem mấy phim hành động rất phê bạn ạ 😃.
Filter ND có tác dụng làm tăng F stop, filter vật lý giờ ko biết nhiêu mà thường thì khoảng 9 Stop, một số máy quay sony A7III hình như đc 9 hay 10 Stop điện tử gì đó.
Nhưng tât cả lại là cả một câu chuyện khác nếu quay bằng blackmagic và RED 😃).
pro-k
CAO CẤP
6 năm
@Amber.lounge 4k 60fps xem cũng vậy à, nó thiếu tính điện ảnh, nó mang lại tính thực tế. Đó là lí do xem 4k 60fps cần tv to, ngồi gần cho đã, nó sẽ có độ blur do depth of view mắt người nhưng vẫn thiếu tính mềm mại của điện ảnh. 4k 60fps coi đá banh thì tuyệt
Amber.lounge
ĐẠI BÀNG
6 năm
@pro-k xài mấy con Dell 4K coi phê lắm ông ưi 😆
slow mo guý giải thích về high speed filming với tại sao họ ko dùng 60fps cho youtube
triking
ĐẠI BÀNG
6 năm
Quay phim là phơi luôn cảm biến chứ trập kiểu gì nhỉ? Khó hiểu vkl
Nói nôm na xưa giờ e hỉu là tốc trập thấp sẽ tạo blur cho các vật thể trong video. Thích hợp cho nội dung nhẹ nhàng cảm xúc : Tốc trập nhanh thì video chuyển động cảm giác muọt mà sắc nét chi tiết ko bị blủ nhưng sẽ rất chóng mặt, thích hợp cho quay cảnh phim tài liệu hay phóng sự cần tính thực tế.

Tốc trập nên x2 fps còn ngược laii thì sẽ giật
pro-k
CAO CẤP
6 năm
@quynhmatroi Ko đúng nhé bạn.
@pro-k Sai chỗ nào á bác sửa giúp e @@
pro-k
CAO CẤP
6 năm
@quynhmatroi ko phải là sai về lý thuyết mà sai về cách hiểu thôi.

khi màn trập chậm nó mới có cảm giác mượt mà, liền lạc
khi màn trập nhanh nó sẽ rõ ràng, sắc nét.

tốc trập nên bao nhiêu so với FPS nó phụ thuộc vào việc bạn quay cái gì, tiêu cự ống kiếng đang bao nhiêu vì:
- với những đoạn quay bằng tele thì dù là FPS 30 đi nữa mà bạn quay tốc độ màn trập 60 thì nó vẫn quá blur quá mức cần thiết.
- khi quay nếu ống kiếng của bạn có tiêu cự ngắn dưới 60 thì ko có gì để nói, nhưng nếu có tiêu cự dài thì cái chuẩn để canh shuttle speed sao cho nó cái cảm giác cinematic nó phụ thuộc vào tiêu cự nữa, shuttle speed xấp xỉ tiêu cự thì là real, dưới thì sẽ more cinematic (vì nó blur hơn) và cao hơn thì sẽ là so real (vì nó rõ beng hơn)
pro-k
CAO CẤP
6 năm
Vụ 24fps và 30fps nó liên quan đến âm thanh
  • hanh.mỗi một đoạn âm thanh có nhịp và phách.

  • mỗi nhịp có thể có 2 4 6 8 phách khi quay ở 24 hình một giây thì người ta dễ đồng bộ âm thanh.

  • Phim điện ảnh ra đời trước phim truyền hình do đó người ta từ sớm đã có lồng âm thanh, phim ngày xưa nó ko như bây giờ tường và hình thường đi 2 đường riêng, nên với 24 hình/giây thì âm thanh sẽ lúc lồng vào sẽ khớp rất chuẩn.

  • bây giờ dựng phim các bạn còn có kéo tới kéo lui trên máy mà xem chứ phim quay ngay xưa, người ta soi từng thước phim và chỉ có dựa vào phách nhịp để lồng âm thanh, từ đó nó thành cái chuẩn chung.

30fps nó xuất hiện khi truyền hinh xuất hiện, tại sao vậy.


lúc đó bắt đầu có 3 hệ phát hình là NTSC PAL và SECAM, Secam ít bạn biết nên mình sẽ ko nói về Secam ở đây.

Pal hay NTSC chẳng qua là do lưới điện của quốc gia đó qui định.

NTSC: 30FPS và dành cho các quốc gia có lưới điện 60hz
PAL: 25 FPS và dành cho các quốc gia có lưới điện 50hz ( Việt Nam mình xài hệ Pal là vì vậy)

tại sao lại vậy? vì ngày xưa người ta phát hình dựa trên sóng vô tuyến, sóng này trùng tần số với lưới điện, nên nếu hệ hình trùng với hệ sóng thì sẽ phát sóng ko bị nhiễu.

ngày từ xa xưa máy quay truyền hình và điện ảnh đã khác nhau vì điện ảnh người ta quay ghi lại trên phim 24h/s, máy quay truyền hình là để quay chỉ để phát TV quay thẳng ra PAL hoặc NTSC.

sang đến thời đại Digital - kỹ thuật số tại sao lại có cái chuẩn 30fps và 25fps

người ta cần chuyển một lượng lớn tài nguyên Analog trước đây trên hệ NTSC và PAL sang Digital nên người ta mới nghĩ các loại CODEC chuẩn 30fps và 25fps để việc chuyển đổi nó dễ dàng khớp hình.

còn tại sao 30FPS lên ngôi, trở thành chuẩn phổ biến ở thời đại này là vì thằng Mỹ nó đi đầu trong thế giới Digital này và nó sỡ hữu quá nhiều tài nguyên hệ NTSC nên nó lấy nó làm chuẩn thì mọi người theo thôi.

thời bây giờ mấy các bạn quay phim do thiết bị đã khác xưa và các bạn đều là tự lọ mọ làm lấy nên những kiến thức về truyền thanh truyền hình các bạn ko thèm học, mà nhiều khi đi học chính quy ở sân khấu điện ảnh cũng ko để ý, mà thực tế nó chứng minh rằng ko biết cũng ko sao vì những gì các bạn quay nó chỉ làm trên Digital, còn khi ra rạp thì đã có bộ phận quay phim chuyên môn cao lão làng và bộ phận chuyển CODEC đảm trách.

vài dòng góp thêm cho các bạn

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019