Trạm không gian sẽ sớm được thương mại hóa, loại hình "khách sạn vũ trụ" sẽ lên ngôi?

bk9sw
6/5/2016 9:24Phản hồi: 13
Trạm không gian sẽ sớm được thương mại hóa, loại hình "khách sạn vũ trụ" sẽ lên ngôi?
Chỉ có chính phủ mới sở hữu tàu vũ trụ và cũng chỉ có một vài nước quản lý trạm không gian do đó cơ hội cho những công dân bình thường lên thăm quỹ đạo không nhiều. Tuy nhiên, điều này sẽ sớm thay đổi và những cá nhân có điều kiện tài chính sẽ có thể tham quan vũ trụ nhờ những dịch vụ được các công ty tư nhân như Boeing, SpaceX, Blue Origin hay Sierra Nevada cung cấp. Thêm vào đó, trạm không gian do Bigelow Aerospace phát triển cũng sẽ được phóng lên quỹ đạo, đáp ứng nhu cầu lưu trú của hành khách.

B330_Dragon.jpg
Hình ảnh đồ họa cho thấy mô hình trạm không gian B330 ráp nối với tàu SpaceX Dragon và Boeing CST-100.

Trong vòng chưa đầy 2 năm nữa thì Boeing và SpaceX sẽ phát triển hoàn tất các khoang hành khách để đưa những công dân bình thường vào không gian. Blue Origin và Sierra Nevada cũng đang phát triển tàu vũ trụ quỹ đạo. Đó là về mặt phương tiện vận chuyển còn về phần trạm không gian hay "khách sạn vũ trụ" thì Bigelow Aerospace đã công bố đạt được một thỏa thuận với United Launch Alliance (ULA - một công ty cung cấp dịch vụ phóng tàu vũ trụ được thành lập bởi Lockheed Martin và Boeing) để đưa các mô-đun cư trú B330 lên quỹ đạo vào năm 2020. Mỗi mô-đun sẽ được trang bị đầy đủ nhu yếu phẩm, các hệ thống giải trí không khác gì một khách sạn cao cấp, không gian sống khoảng 330 m3, như vậy là lớn bằng 1/3 so với trạm không gian quốc tế ISS.

Đây là một bước tiến cực kỳ quan trọng đối với tiềm năng thương mại vũ trụ có con người trong tương lai. Trong đó con người sẽ có thể được đưa lên quỹ đạo trên tàu vũ trụ và sống trong một khoang cư trú được phát triển bởi các công ty tư nhân. Tory Bruno - chủ tịch kiêm giám đốc điều hành United Launch Alliance nói rằng: "Chúng ta đang đứng trước ngưỡng cửa mở rộng sự hiện diện lâu dài của con người bên ngoài Trái Đất và nền tảng của tương lai này sẽ là hoạt động thương mại trên quỹ đạo thấp của Trái Đất."

Robert_Bigelow.jpg

Bigelow Aerospace là một công ty do Robert Bigelow (ảnh trên) - một nhà thầu khách sạn nổi tiếng tại Mỹ sáng lập và ông gọi những khoang cư trú có thể mở rộng, kích thước lớn là "time shares". Những khách hàng đầu tiên có thể là khách du lịch vũ trụ, họ sẽ ở lại khoang cư trú khoảng 1 tuần hoặc các nhà nghiên cứu tư nhân. Ngoài ra, các khoang cư trú cũng có cơ hội được đặt tên hoặc thương hiệu nổi tiếng - một loại hình quảng cáo trong không gian. Mục tiêu của hoạt động tài trợ này là nhằm giảm chi phí cho người dùng hoặc các cá nhân. Robert nói: "Chúng ta hẳn sẽ rất hào hứng khi được thấy Disney có một trạm không gian mang tên Disney, rất tuyệt vời phải không nào?"


B330_bên_trong.jpg

Bên cạnh vấn đề về khối lượng thì hạn chế lớn nhất khi phóng các vật thể vào không gian là tất cả các cấu trúc cần phải được nhét vừa trong một khoang hàng đặt trên tên lửa đẩy. Tuy nhiên các mô-đun B330 của Bigelow Aerospace có thể được gập gọn để đưa vào không gian chật hẹp của khoang hàng và một khi đã ở trong không gian, chúng có thể được làm phồng lên để tạo ra thể tích chứa rất lớn. Với cấu trúc bằng vật liệu composite và có thể mở rộng được, trạm không gian của Bigelow cũng mang lại khả năng bảo vệ tốt hơn trước các loại rác thải vũ trụ và tia bức xạ so với vỏ bằng nhôm của trạm không gian ISS.

Mặc dù tập trung vào tiềm năng thương mại trong tương lai nhưng Bigelow cho biết công ty của ông vẫn phải làm việc với NASA khi mô-đun B330 đầu tiên được phóng lên. Việc đưa một cấu trúc lên trạm không gian không hề đơn giản và có rất nhiều vấn đề kỹ thuật cần được tính đến đối với một vẩn thể lớn như vậy, do đó Bigelow nói rằng ông vẫn muốn chứng kiến B330 được thử nghiệm trước trong phòng thí nghiệm quốc gia.

Một thử nghiệm như vậy sẽ mang lại cho NASA một cơ hội rất lớn để tiếp cận cơ sở vật chất của Bigelow Aerospace, đồng thời công ty của Bigelow cũng có thêm sự tự tin về các công nghệ hỗ trợ sự sống trong không gian mới. Tuy nhiên, để có được sự đồng ý của NASA thì mô-đun B330 sẽ phải trải qua một loạt các thử thách kỹ thuật và truy vấn, từ việc thuyết phục các kỹ sư trên trạm ISS rằng B330 sẽ không làm xáo trộn hoạt động của trạm trong quá trình mở rộng của nó cho đến việc hợp tác làm việc với các phòng thí nghiệm quốc tế.

B330_ráp_vowisISS.jpg

Nếu NASA đồng ý thử nghiệm, Bigelow cũng được hưởng lợi khi Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ sẽ chi trả cho lần phóng đầu tiên của mô-đun B330 lên trạm không gian ISS. NASA hiện tại vẫn chưa trả lời về khả năng gắn kết mô-đun B330 với ISS, chỉ nói tóm gọn là Cơ quan này cùng Bigelow Aerospace đã ký thỏa thuận NextSTEP nhằm nghiên cứu khả năng sử dụng công nghệ mở rộng không gian sống mà hãng dùng trên mô-đun B330 để phát triển các sứ mạng đưa con người cư trú trong không gian sâu. Hợp đồng này có giá trị đến 1 triệu đô và thậm chí có thể hơn nếu như NASA chọn công nghệ này để phát triển về sau.

Tiềm năng sử dụng của mô-đun B330 từ Bigelow Aerospace cũng thể hiện sự khó khăn trong việc tạo sự cân bằng mà NASA cần giải quyết khi tìm cách mở rộng phạm vi hoạt động ra ngoài quỹ đạo thấp của Trái Đất, hướng đến vùng không gian sâu hơn gần Mặt Trăng và thậm chí là tham vọng đưa con người lên Sao Hỏa trong vài thập kỷ tới. NASA có thể sẽ tiếp tục khai thác giá trị của trạm ISS để giúp các công ty tư nhân thực hiện hiện các dịch vụ thương mại trên quỹ đạo thấp của Trái Đất. ISS vẫn còn hoạt động trong ít nhất là 8 năm nữa. Tuy nhiên, nếu làm điều này thì NASA sẽ phải chia nhỏ hoạt động kinh doanh của mình và rốt cuộc sẽ trở thành một khách hàng riêng lẻ sử dụng dịch vụ của các công ty tư nhân. Dĩ nhiên, Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ không muốn điều như vậy xảy ra.

Câu hỏi lớn nhất mà Bigelow lẫn United Launch Alliance cần trả lời là ngoài NASA thì thị trường thương mại vũ trụ trên quỹ đạo thấp của Trái Đất lớn đến đâu? Cho đến hiện tại do chi phí phóng cao và các hoạt động thương mại vẫn rất hạn chế nên hầu như thị trường không gian này vẫn chưa được phát triển để thu lợi nhuận. Thêm vào đó, với một công ty chuyên phóng tàu vũ trụ tư nhân như ULA và một "khách sạn vũ trụ" tư nhân đang cùng nhau tìm kiếm cơ hội để thương mại hóa không gian thì những ai sẽ là những khách hàng đầu tiên?

Quảng cáo



Theo: ArsTechnica
13 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

chắc thế hệ mình khó mà mơ lắm !
Thực sự thì sống 1 tuần bên ngoài không gian vậy đã quá đủ với cuộc đời mình. Đó là cái khao khát duy nhất và khó thành hiện thực. 😔
nghe này lại nhớ tới cảnh phim trong "2001 a space odyssey"
Tôi chỉ mơ đc ngủ 1 đêm với maria ozawa hay 1 tháng ở hotel sheration
HuluHala
TÍCH CỰC
8 năm
@fanclubcongnghe Sở thích khác người :rolleyes: ozawa wá zà ồi.
@HuluHala Rừng cang già cang cay
Đỉnh cao của hoa học và công nghệ là đây.
Lên đấy thử cảm giác tia UV cường độ cao nó thế nào, thỉnh thoảng làm tý thiên thạch va cho nó có cảm giác mạnh 😁
Dồn tiền mua vài vé....
Slashcode
ĐẠI BÀNG
8 năm
tuyệt vời.
hi vọng NASA đẩy nhanh tiến độ để không phụ thuôc vào tàu Nga đẩy người lên quỹ đạo, cũng như khoang của NGa xịt khí xịt thuốc chỉnh lại quỹ đạo của ISS
Ngồi mà ước ao và khát khao thôi 😁
xyzmen
CAO CẤP
8 năm
người giàu họ sẽ có hành tinh riêng, dân nghèo ở lại lao động phục vụ như cái phim gì đó quên tựa rồi😁:D:D
tớ chỉ cần 1 ngày là đủ rồi.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019