trên tay sách giáo khoa công nghệ giáo dục lớp 1

Rovitech
6/9/2018 1:11Phản hồi: 4
Mấy ngày nay xôn xao về sách giáo khoa công nghệ giáo dục lớp 1, các bạn ai có sách làm 1 bài trên tay và đánh gía khách quan quyển sách như thế nào, so với cách học như vậy có gì khác với cách truyền thống
P/s: đánh giá theo cách tiếp cận mới, không chê hay bôi nhọ nhé
4 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Xin được góp thêm 2 điểm như sau:

1) VỀ VIỆC ĐÁNH VẦN

Từ khi chữ quốc ngữ được định hình cho đến nay, khi dạy tiếng Việt cho học sinh trong nước hoặc cho người nước ngoài, tuyệt đại đa số đều dạy đánh vần với nhiều cách khác nhau. Cách nào hữu hiệu nhất vẫn là điều luôn được tranh luận.

Phương pháp đánh vần của GS. Hồ Ngọc Đại hiện được bàn trên mạng cũng chỉ là một trong nhiều phương pháp.

Dù giáo viên dạy đánh vần theo cách nào (kể cả không dạy đánh vần, chỉ dạy đọc nguyên chữ, không đánh vần) thì cuối cùng học sinh vẫn sẽ đọc được tiếng Việt.

Vì vậy, bao lâu bộ giáo dục còn chủ trương dạy đánh vần thì vấn đề dạy đánh vần cách nào cho hữu hiệu vẫn mãi là đề tài tranh cãi.

Ví dụ với 4 chữ "đi, bánh, đánh, bi" ở tiếng Hoa, tiếng Hàn... học sinh phải học 4 mặt chữ đó mới đọc được.
Còn ở chữ quốc ngữ, khi ai học thuộc 2 mặt chữ "đi, bánh" thì có thể đoán ra 2 chữ còn lại "đánh, bi" và đọc dễ dàng.

Ưu điểm của chữ quốc ngữ là ở điểm đó. Chữ Hoa, chữ Hàn ... không có điểm lợi này.

Học đánh vần chỉ tốn thì giờ và rối thêm vì không tận dụng ưu thế nói trên của chữ quốc ngữ.

Vì vậy, thiển nghĩ, không cần phải học đánh vần khi dạy học sinh tiếng Việt, chỉ cần dạy đọc nguyên chữ.
Xin đọc bài viết sau của chúng tôi:
http://chuvietnhanh.sf.net/CoCanThietPhaiHocDanhVanKhiDayTiengVietKhong.htm


2) VỀ CÁCH GHI VIẾT TIẾNG VIỆT

Chữ Quốc Ngữ (CQN), ban đầu được sáng tạo vội vã bởi các giáo sĩ Tây Phương xuất thân các nước khác nhau (Bồ Đào Nha, Pháp, Ý, v.v...) và Giáo sĩ Alexandre de Rhodes là người tổng hợp, định hình CQN trong các bộ tự điển của Ngài.

Vì vậy, CQN hiện vẫn còn một số điểm chưa hợp giờ lý (ví dụ một điểm dễ thấy nhất: “ga” và “ghê” đều phát âm là /gờ/ nhưng g trước i, e, ê thì phải thêm h. Hoặc “gà” và “gì” thì “gà” phát âm là /gờ/, còn “gì” phát âm là /giờ/).

Từ gần trăm năm nay đã có những bài nghiên cứu hoặc hội nghị bàn về việc cải tiến chữ quốc ngữ.
Ý kiến cải tiến của ông Bùi Hiền là một ví dụ.

Và có cần thiết cải tiến chữ Việt hay không cũng còn là câu hỏi khó trả lời, và cần bàn thảo.

Giả sử sau này chữ quốc ngữ có được cải tiến như cách ghi gọn Chữ Việt Nhanh sau đây thì về cách học, ta cũng vẫn dạy đọc nguyên chữ, chứ không dạy đánh vần. Xin mời xem ở: https://tinhte.vn/threads/chu-viet-nhanh-cach-ghi-gon-chu-viet.2775902/
(Hoặc link: http://chuvietnhanh.sourceforge.net/ChuVietNhanhCachGhiGonChuViet.htm)
mình chỉ xem nhiều trên mạng và cảm thấy thực sự học theo công nghệ tiếng việt mới chỉ làm khổ thêm các cháu vì tự dưng lại phải nhớ nhiều thứ hơn thôi
novavn
CAO CẤP
6 năm
Nhiều người chưa hiểu vấn đề nhưng họ thấy có vẻ mất thời gian của họ và sợ ảnh hưởng đến con họ nên họ auto chửi thôi. Chương trình này tốt, đã ứng dụng 30 năm qua và rất nhiều cha mẹ muốn cho con mình học theo mà không được.
vinamin
ĐẠI BÀNG
6 năm
Học đánh vần chỉ tốn thì giờ và rối thêm vì không tận dụng ưu thế nói trên của chữ quốc ngữ.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019