Trong tương lai, người ta sẽ lưu dữ liệu dưới đáy biển, trên các cao ốc, trong thủy tinh 5D,...

ND Minh Đức
21/8/2016 5:41Phản hồi: 32
Trong tương lai, người ta sẽ lưu dữ liệu dưới đáy biển, trên các cao ốc, trong thủy tinh 5D,...
Không chỉ cải thiện tốc độ xử lý của thiết bị, thời lượng của pin,... mà chỗ lưu trữ dữ liệu cũng là cái mà các nhà nghiên cứu luôn tìm cách phát triển nhằm đáp ứng sự phát triển không ngừng nghỉ với tốc độ ngày càng tăng của công nghệ. Làm sao để sử dụng thật ít điện, không gian thật nhỏ, nhưng vẫn lưu trữ được lượng lớn dữ liệu trong thời gian cực lâu thay vì dễ chết như ổ cứng hiện tại. Và có hãng đã đưa dữ liệu xuống đáy biển để lưu, có hãng lại đưa lên bầu trời hoặc chứa trong các vi cấu trúc có kích thước siêu nhỏ,... hãy cùng điểm qua vài cách lưu trữ dữ liệu của tương lai nhé.

Chiếc đĩa thủy tinh 5 chiều lưu dữ liệu 14 tỷ năm


1+glass-disc-University-of-Southampton.jpg
Dữ liệu sẽ được lưu trữ trong không gian năm chiều và nhúng vào trong một cấu trúc thủy tinh dưới cấp độ nano. Phát triển bởi nhóm nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu quang điện tử (ORC) thuộc Đại học Southampton, chiếc đĩa thủy tinh này mặc dù có kích thước chỉ cỡ một đồng xu nhưng có thể chứa được tới 360 TB dữ liệu và chịu được nhiệt độ lên tới 190 độ C. Nhóm nghiên cứu tin rằng chiếc đĩa này có thể được dùng để bảo vệ dữ liệu trong thời gian lên tới 13,8 tỷ năm bởi khác với đĩa CD hoặc DVD vốn lưu dữ liệu trên bề mặt và dễ bị hỏng do trầy xước, chiếc đĩa thủy tinh 5D này lưu dữ liệu trong cấu trúc tinh thể nano của nó nên sẽ không bị phá hủy bởi các vết xước đơn thuần,...

Trung tâm dữ liệu dưới lòng đại dương


2+Microsoft+Project+Natick.jpg
Chúng ta sẽ không quá ngạc nhiên về nhu cầu lưu trữ dữ liệu khổng lồ của Microsoft. Họ có rất nhiều dữ liệu cần phải bảo vệ và hồi năm ngoái, họ khởi động dự án thử nghiệm đặt không gian lưu trữ "đám mây" xuống dưới đáy đại dương. Với tên gọi Natick, dự án này sẽ đặt những máy chủ dữ liệu trong những buồng chứa kín nước và nhấn chìm xuống đáy biển khu vực ngoài khơi Washington. Sau 2 tháng thử nghiệm, những chiếc thùng chứa máy chủ nặng hơn 17 tấn được kéo lên mặt nước và kết quả, tất cả các thiết bị đều hoạt động một cách bình thường. Thành công này hứa hẹn sự ra đời của những trung tâm máy chủ khổng lồ dưới đáy đại dương của không chỉ Microsoft mà còn nhiều hãng khác trong tương lai.


Tháp lưu dữ liệu tại Iceland

3-Sustainable-data-center-tower-in-Iceland-4.jpg
Mặc dù vẫn còn trong giai đoạn concept những tòa tháp chọc trời dùng để lưu trữ dữ liệu vẫn là công trình khá hấp dẫn và thật sự táo bạo. Được thiết kế và dự tính xây dựng ở Iceland, tòa nhà này sẽ hoạt động như một bo mạch chủ hình ống khổng lồ đứng sừng sững giữa trời, sử dụng chính những luồng khí tự nhiên để làm mát hệ thống máy chủ bên trong. Theo kế hoạch, tòa nhà này sẽ vận hành hoàn toàn bằng năng lượng sạch, cho phép biến nó thành biểu tượng về sự hòa hợp giữa tự nhiên và công nghệ/ Được biết concept này đã giành giải ba trong cuộc thi thiết kế nhà cao tầng eVolo 2016.

Ổ cứng thạch anh của Hitachi


4+hitachi-glass-disc.jpg
Không chỉ có các nhà nghiên cứu tai Southampton mà hồi năm 2012 hãng Hitachi cũng tạo ra một chiếc ổ cứng thạch anh 5D của riêng họ. Bằng cách sử dụng mã nhị phân, các nhà nghiên cứu đã "nhét" 40MB dữ liệu vào trong một mẩu thạch anh 1 inch vuông. Mặc dù có độ dày chỉ 2mm nhưng mỗi mẩu thạch anh này có thể lưu được lượng dữ liệu tương đương với 1 chiếc CD và có thể chịu đựng được nhiệt độ bên ngoài lên tới 1000 độ C, cùng khả năng kháng chịu nuớc và nhiều loại hóa chất khác. Bất kể là chúng ta lưu vào đó bao nhiêu dữ liệu, mẩu thạch anh vẫn hoàn toàn trong suốt và dữ liệu sau đó có thể được lấy ra khi đặt dưới kính hiển vi.

Hệ thống lưu dữ liệu trên dòng điện


5-cantilever-memory-device.jpg
Một nhóm các nhà nghiên cứu đến từ Hàn Quốc và Scotland đã hợp tác phát triển thành công một concept hệ thống lưu trữ dữ liệu hoàn toàn mới dành cho smartphone, máy nghe nhạc hoặc máy ảnh. Không lưu trữ dưới dạng truyền thống, hệ thống này sử dụng một "bộ khung nổi bồng bềnh" và lưu dữ liệu thông qua dòng điện. Khi dòng điện chạy qua thiết bị, thông tin sẽ được chuyển thành mã nhị phân, từ đó cấu thành nên dữ liệu. Hệ thống này không chỉ hoạt động với tốc độ nhanh hơn rất nhiều so với các thiết bị khác cùng chức năng mà còn tiêu thụ cực ít năng lượng.

Trung tâm dữ liệu từ khu mỏ bỏ hoang


6-abandoned-mine+data-1.jpg
Giống như Microsoft, không chỉ phát triển thiết bị lưu dữ liệu mà tìm chỗ thích hợp để đặt các trung dữ liệu cũng là vấn đề quan trọng. Và không cần tìm đâu xa bởi theo một số nhà khoa học thì có thể tận dụng lòng đất bên dưới chân bạn. Một dự án đang được khởi động nhằm tận dụng những mỏ tài nguyên bỏ hoang tại Mỹ để đặt các trung tâm dữ liệu. Lợi ích của việc này chính là tận dụng nhiệt độ mát mẻ và độ ẩm có thể kiểm soát được để giải nhiệt cho các trung tâm dữ liệu. Đây là 2 mối quan tâm hàng đầu đối với các trung tâm dữ liệu trên mặt đất xưa giờ. Được biết hiện tại, công ty kiến trúc Callison đã biến một hầm mỏ bỏ hoang thành trung tâm dữ liệu, tuy nhiên địa điểm chính xác vẫn còn nằm trong vòng bí mật.

Quảng cáo



Tham khảo Engadget, Inhabitat (1), (2)
32 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

quocturtle
TÍCH CỰC
8 năm
Nhìn lại thời 20 năm trước cai PC nó bèo thế nào tới h thì mấy cái này chắc trong 15-20 năm nữa chắc cũng thường thôi 😆
hình kế cuối là 2 cái iphone 7 😃
hsoncd
TÍCH CỰC
8 năm
Chẳng có chỗ nào lưu vĩnh viễn và an toàn tuyệt đối cả
phantnang
TÍCH CỰC
8 năm
lưu trên mây hoặc trên sông cho dễ "tải" !
Bộ nhớ của em còn nhiều vài chục năm nữa mới hết.
Lưu trữ vào cục phân là chả thằng nào dám trộm
@quocanh_ltk Bác nói sao chứ đến cái toilet bên mình các *bác ấy* vẫn ăn được mà nói gì cục phân 😁
@quocanh_ltk Có giá trị thì phân nó cũng ăn hết, chứ trộm thôi à :v
shenlongcorp
ĐẠI BÀNG
8 năm
@quocanh_ltk Ruồi!
@quocanh_ltk Giờ em hỏi bác trong phân có vàng hay kim cương thì bác dám bóc phân ra để lấy ko.
Nhõ bị cá mập tấn công thì sao? 😁
nev3rb0tay
ĐẠI BÀNG
8 năm
lưu thế đời sau con cháu nó lấy thiết bị nào đọc đc nhể ^^
ai giải thích dùm với
@nev3rb0tay với tốc độ phát triển công nghệ như hiện nay thì tương lai dư sức đọc dc😁
Nói vụ dữ liệu mới nhớ... Đám thẻ microSD vô tung tích từ TQ (64, 128, 256...) vẫn trơ trơ cả chục năm. Trong khi cái HDD của WD mua năm đầu chạy ngon lành, đến năm thứ 3 là tạch, mặc dù chỉ dùng làm ổ chứa & giữ rất kĩ. :mad:

Vụ địa điểm thì dưới biển với dưới lòng đất là ngon lành. Nhiệt độ & độ ẩm ổn định.
Lão hàng xóm của mình đào móng làm nhà, phát hiện 1 hòm sắt chứa 2 quả lựu đạn Mĩ. CA & bộ đội đến nghiệm thu, kết luận còn dùng tốt. 😁
Vậy mấy cộng lông trên người để không làm gì, lấy ra xài luôn cho tiện hơn không. Khi cần đọc data chỉ cần nhìn dzô hoặc ngửi mùi là được rồi...
Toàn dự đoán vớ vẩn 😁
Lưu dưới đáy đại dương ăn trộm nó lấy luôn cái máy thì sao... Cáp Quang biển mà còn cắt đem bán ve chai được mà
luoilalu123
ĐẠI BÀNG
8 năm
@uochuý1489Quốc Huy 17 tấn thằng nào lấy được. Gần nhà mình cái mũi khoan 5 tấn vứt ngoài đường 1 năm nay rồi còn chưa thằng nào lấy... nói chi 17 tấn mang xe cẩu đến à
@uochuý1489Quốc Huy cả cái máy 17 tấn bác nghĩ cái cẩu bt nào nâng đc. chỉ có đồ chuyên dụng mà đã có cái đồ như vậy thì cũng là cái loại kiếm nhiều $ rồi, chả việc gì phải lấy máy chủ của nó lên rồi về đồn đi tù vài năm cả. dân trí của nó cũng cao hết cả rồi, ko ai dám làm như vậy đâu.
Ruiz
CAO CẤP
8 năm
Nhớ lại thời của ta khi xưa quá......
main-qimg-b5a74ffd83000de38d7218335857951f-c.jpg
Rán sống đến ngày đó nha a e tinh tế
Cái hình cuối làm mình nghĩ không lẽ các Kim Tự Tháp khắp nơi trên thế giới là tháp lưu trữ dữ liệu/chuyển hoá năng lượng?
HuynhNgLe
TÍCH CỰC
8 năm
Chắc quên tính chuyện phân rã của đám đồng vị không bền của Silic nên mới dám tuyên bố cái đĩa đó đảm bảo dữ liệu trong 14 tỷ năm.
Xây dựng data center còn phân tán quá, chắc mai mốt kiếm cái hành tinh lành lành lên đó làm data planet luôn 😁
lưu dữ liệu trong thạch anh hay cấu trúc nano thì lúc cần trích xuất phải làm sao ta? thấy lưu trữ dưới biển là khả thi nhất, có khi lại them được nhiều địa điểm du lịch dưới đáy đại dương, lại tận dụng được nhiệt độ thấp để đỡ tốn điện làm lạnh nữa.
gis
TÍCH CỰC
8 năm
Chỉ cần truy cập được vào CSDL của Thượng đế thôi, biết tuốt mọi thứ trong vũ trụ từ khai sinh đến khi sụp đổ 😃

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019