[Trực tiếp] Mời xem video tường thuật tàu vũ trụ Juno tiếp cận quĩ đạo sao Mộc: 9h30 sáng ngày 5/7

Nam Air
4/7/2016 8:37Phản hồi: 42
[Trực tiếp] Mời xem video tường thuật tàu vũ trụ Juno tiếp cận quĩ đạo sao Mộc: 9h30 sáng ngày 5/7
9h30 sáng mai ngày 5/7 (giờ Việt Nam) tàu vũ trụ Juno sẽ chính thức tiếp cận quĩ đạo của sao Mộc (Jupiter), NASA đang tổ chức buổi tường thuật trực tiếp bằng video sự kiện này để mọi người trên thế giới có thể cùng xem. Chúng ta có thể xem bằng kênh Youtube của NASA hoặc trực tiếp trên trang chủ của tổ chức này ở đây: http://nasa.gov. Thông tin mà Juno gởi về cho chúng ta phải mất ít nhất 48 phút 19 giây mới về được tới Trái đất.


Khi đến gần Jupiter, lực hấp dẫn của hành tinh này sẽ kéo Juno về phía nó, khiến con tàu tăng tốc độ trung bình lên đến 241.000 km/h, vì vậy Juno sẽ trở thành tàu vũ trụ nhanh nhất mà con người từng chế tạo được. Sau khi đạt đến tốc độ tối đa 266.000 km/h - ở tốc độ này Juno chỉ mất 9 phút để bay vòng quanh trái đất, Juno sẽ đốt cháy và hủy động cơ chính của nó để tạo phản lực nhằm giảm tốc độ bay chậm lại.

Tàu vũ trụ Juno nặng 1600kg, khi bay ở tốc độ Mach 215 (gấp 215 tốc độ âm thanh) lúc tiếp cận Mộc tinh, quá trình đốt cháy động cơ chính của Juno sẽ kéo dài 35 phút và tiêu tốn 7900 kg nhiên liệu để hãm tốc độ. Đây chính là thử thách lớn nhất mà Juno phải vượt qua trong sứ mệnh của mình, nếu như thất bại thì 5 năm và sứ mệnh 1.13 tỷ đô của NASA sẽ tan thành bong bóng xà phòng. Chắc chắn sứ mệnh này sẽ thành công để cung cấp cho con người thêm nhiều kiến thức về Jupiter nói riêng và vũ trụ nói chung.

Nguồn NASA
42 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

hieu_david
TÍCH CỰC
8 năm
Sao trong bài lại nói bay vòng quanh trái đất ta
dp1415
ĐẠI BÀNG
8 năm
@hieu_david Với tốc độ đó chỉ mất 9 phút để bay vòng quanh trái đất.
thpxken
TÍCH CỰC
8 năm
@hieu_david Ý nói với tốc độ tối đa thì mất 9 phút để bay quanh trái đất thôi :v
@hieu_david so sánh tốc độ thôi
Không thành công thì mặn thật. Hy vọng sẽ thành công
Tàu nặng 1,6 tấn mà đốt cháy 7,9 tấn nhiên liệu là sao nhỉ??
Không lẽ khi tính trọng lượng thì không có tính nhiên liệu.
@xuhariver chắc 1,6 tấn là khối lượng riêng của vệ tinh còn toàn bộ cả tàu là khác chứ
@xuhariver Chắc bộ phận chính nặng nhiêu đó, mà nó có nhiều tầng nhiên liệu :v
tr4nphuonj
ĐẠI BÀNG
8 năm
@xuhariver Lực đẩy của nó 1600 tấn..chứ ko phải trọng lượng của nó 1600tan. Bài viết trên bị nhầm lẫn. bạn có thể theo dõi chính xác thông tin bên web khoa hoc .
Hay đây mai có cái để hết buồn rồi.
vythanh168
ĐẠI BÀNG
8 năm
Chúc thành công!
Hành tinh khí khổng lồ, thế mà vẫn bé tẹo so với mặt trời.
all_right84
ĐẠI BÀNG
8 năm
quá hiện đại ngoài sức tưởng tượng của mình
vinhan73
TÍCH CỰC
8 năm
240 000 ~ 266 000 km/h <==> 4000~ 4500 km/s
tốc độ âm thanh trong không khí " chuẩn " : 1236km/h ( 343.2 m/s )
--> nhanh gấp 215 lần ---> nhanh ghê nhỉ !!

Đằng nào cũng phải tách phần động cơ ra --> sao không ngắt cho nó rời ra luôn mà phải chờ đốt huỷ động cơ đi nhỉ ??
@vinhan73 Một giờ có 3600 giây, tính ra vận tốc từ 240000~ 266000 khoảng từ 66666 m/s tới khoảng 73888 m/s, vận tốc âm thanh trong không khí khoảng 343 m/s. Tính ra nhanh gấp 215 lần là đúng rồi.
kalhe85
ĐẠI BÀNG
8 năm
@AlexD17 tuy nhiên số Mach phải tính bằng vận tốc âm thanh trong môi trường mà vật đang chuyển động. Do vậy tính ra 215 là không đúng😁:D:D mà vận tốc âm thanh trong không khí cũng còn phụ thuộc vào độ cao nhá. Không phải lúc nào cũng lấy 343 đc
@kalhe85 Thứ nhất tỉ số mach tính bằng tỉ số của vận tốc vật chuyển động và vận tốc âm thanh trung bình. Sở dĩ NASA dùng chỉ số mach bởi vì tính toán tới tác động của những phân tử hoặc vật thể xung quanh tác động tới tàu (trong trường hợp của khí quyển sao mộc là khí hydro và heli là chủ yếu) bởi vì khi một vật thể chuyển động càng nhanh thì nó sẽ tạo ra mach càng cao, dẫn đến ảnh hưởng của vật xung quanh đến chính nó, từ đó tính toán các biện pháp bảo vệ tàu. Đôi khi người ta dùng từ mach 1, mach 2 vì từ đó biểu hiện tốc độ vật thể nhanh hơn tốc độ âm thanh bao nhiêu lần. Ở đây vì người dịch bài có lẽ đã sơ suất trong vấn đề từ ngữ. Thứ hai, vận tốc âm thanh phụ thuộc vào mật độ vật chất của môi trường nó chuyển động, nhiệt độ, và không hề có khái niệm về độ cao. Và nếu giả sử trong không gian hoàn toàn là chân không thì không hề có vận tốc âm thanh (thực tế là trong không gian không hề trơ hoàn toàn) nên ý của NASA là sử dụng tốc độ âm thanh ở điều kiện bình thường để người ta có thể hình dung đc tốc độ bay của phi thuyền nhanh thế nào.
kalhe85
ĐẠI BÀNG
8 năm
@AlexD17 Thứ nhất, định nghĩa số Mach là tỉ só của vận tốc vật chuyển động và "local sound speed" - vận tốc âm thanh tại vị trí vật chuyển động ( thường là tại điều kiện môi trường ngay phía trước vật, khi chưa bị tác động bởi vật) mới là chính xác nhất. Thứ hai, mình cũng đã phải thử google qua cũng như check thử mấy trang của NASA xem tại sao họ lại phải tính số Mach thì thực sự chưa thấy họ đề cập đến ở đâu cả. Có thể do mình check vội nhưng theo kết luận ban đầu của mình thì là do Mod... tự tính rồi nhét vào😁:D:D bạn có đề cập đến khí quyển sao Mộc (chủ yếu là hydro và heli), như vậy kể cả trong trường hợp tàu có tương tác với khí quyển sao Mộc ( thực tế thì tàu luôn hoạt động bên ngoài bầu khí quyển của sao Mộc, điều này xảy ra chỉ khi tàu... gặp sự cố, mất độ cao và di chuyển vào vùng khí quyền của sao Mộc mà thôi - trường hợp không ai muốn xảy ra cả), thì mình cũng không thể lấy " vật tốc âm trong không khí" để tính được. Đây là 2 lần sai ( sai trong xác định môi trường và sai trong xác định điều kiện môi trường), nhưng chắc chắn sẽ không thành 1 lần đúng đc.
Đúng như bạn nói, vận tốc âm thanh là hàm phụ thuộc vào nhiệt độ và mật độ môi trường, tuy nhiên hai biến này là hai biến phụ thuộc vào độ cao. Do vậy vật tốc âm thanh sẽ thay đổi tùy thuộc vào độ cao.(http://www.fighter-planes.com/jetmach1.htm). Lên cao đến 20km, vận tốc âm thanh giảm từ 340m/s xuống còn 294m/s. Do vậy, kể cả đối với các loại máy bay trên âm hiện tại, khi nói nó có thể bay đc với số Mach 2 thì mình nếu muốn quy đổi ra vận tốc thực thì cũng phải dùng vận tốc âm thanh tại độ cao nó hoạt động, chứ không thể dùng vận tốc 343m/s tại mặt đất.
Cuối cùng, vận tốc tính theo số Mach không dùng để thể hiện vật di chuyển nhanh thế nào, việc này người ta dùng vận tốc có thứ nguyên (km/h, m/s...). Số Mach thể hiện sự "kinh khủng" mà vật thể phải chịu đựng khi di chuyển với vật tốc như thế. Ví dụ với Mach 2 vật chỉ phải chiu các tác động nhiệt và áp suất, còn Mach 6,7 thì còn thêm các phản ứng hóa học, phân giã phần tử.... Mong mọi người hiểu bản chất và biết khi nào thì nên sử dụng thuật ngữ Mach. ;););)
mandiesel
TÍCH CỰC
8 năm
nặng 1600kg mà đốt hết 7900kg nhiên liệu. Bác nào hiểu thông cho e phát.
Chưa biết tàu Juno có tan tành hay ko mà mod nhà ta đã khẳng định "Sứ mệnh này chắc chắn sẽ thành công" 😁:eek:

Hóng ngày mai xem live, xem mãi mặt trăng với sao Hỏa cũng chán rồi.
@sskkb Tất nhiên Naâ đã làm thì phải thành công. Ko chắc ăn nó live cho thiên hạ coi chi ?!!
@ticktack 😁 bạn có biết 2 vụ Challenger và Columbia tan tành là cũng được phát live cho thiên hạ xem ko? Thậm chí vụ Challenger là người dân còn tập trung ở sân bay Kennedy và nhìn tận mắt cảnh nổ cơ.
Kì vọng có người ngoài hành tinh hiha
CUP APPLE!
ĐẠI BÀNG
8 năm
12250055_1522545471398182_2296426970450438267_n.jpg
😁Chúc Thành Công vì Loài Người vì Vũ Trụ Muôn Năm.:D
Câu nói này có gì đó lạ thường!
@Sao_Cung_Duoc Có gì đâu mà lạ bạn, ý là với vận tốc đó thì có thể bay quanh trái đất mất 9p, cực kỳ nhanh 😁
@Sao_Cung_Duoc Câu đó không có sai đâu...tác giả bài viết đang đưa ra một ví dụ với vận tốc 266.000 km/h đó thì nó bay quanh trái đất mất có 9 phút...
- Chu vi trái đất quanh xích đạo: xấp xỉ 40000 km. Còn lại bạn tính xem có đúng mất 9 phút với vận tốc đó không nhé..
Good Luck NASA <3
knonlylove
TÍCH CỰC
8 năm
sao Mộc chiếu mạng cho em giờ sắp dc lên sóng kk
lendras
TÍCH CỰC
8 năm
Phần in đậm là chú thích cho mệnh đề trước.

Dấu gạch ngang (-) là dấu chỉ phần chú thích. Phần chú thích sẽ kết thúc ở dấu gạch hoặc dấu phẩy tiếp theo.
plumpss
ĐẠI BÀNG
8 năm
đang trực tiếp đó, có ai xem ko
ntherol
TÍCH CỰC
8 năm
Sao chưa thấy gì?

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019