Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Tương lai thuốc sẽ được "in" trên nhiều vật liệu, đúng liều cho từng người và ai cũng tự in được

ND Minh Đức
28/9/2017 11:8Phản hồi: 25
Tương lai thuốc sẽ được "in" trên nhiều vật liệu, đúng liều cho từng người và ai cũng tự in được
Thay vì phải bẻ đôi, bẻ tư từng viên thuốc nhỏ xíu hoặc gộp nhiều loại thuốc lại với nhau như hồi xưa thì trong tương lai gần, khi bị bệnh, chúng ta sẽ được các dược sĩ cho uống lượng thuốc phù hợp với từng đặc điểm sinh học nhỏ của mỗi người một cách cực kỳ chính xác. Đó là nhờ vào kỹ thuộc “in” thuốc lên gần như mọi thứ theo ý muốn mà các nhà khoa học đang phát triển, giúp tạo ra được các liều thuốc cá nhân hóa cho từng người một cách nhanh chóng, đơn giản và giá rẻ. Đồng thời, cách làm này còn có cho phép thuốc được chính người dùng “bào chế từ xa” dựa trên những gói tiền chất ban đầu tương tự như nấu mỳ ly vậy.

Trong một nghiên cứu vừa công bố trên Nature Communications, các nhà khoa học tại Đại học Michigan cho biết đã phát minh ra một kỹ thuật cho phép “in” các liều của nhiều loại thuốc trên nhiều bề mặt khác nhau. Các liều thuốc có thể được phối hợp và chia liều một cách tùy biến theo từng người bệnh khác nhau tại các nhà thuốc, bệnh viện hoặc thậm chí là nhà của bệnh nhân hay bất cứ nơi nào khác. Người dẫn đầu nghiên cứu Max Shtein cho biết “chúng tôi có thể in thuốc trực tiếp lên gần như mọi thứ mà bạn muốn. Thậm chí là in vào cả các ngụm nước súc miệng Listerine.”

Và Đại học Michigan cũng chỉ là một trong nhiều nhóm đang ấp ủ hy vọng in thuốc tùy biến. Tại đại học Glasgow ở Scotland, nhà hóa học Lee Cronin tuyên bố đang thử nghiệm giai đoạn đầu và hy vọng rằng kỹ thuật của ông sẽ cho phép các bác sĩ in ra những liều thuốc 3D một cách nhanh chóng bằng chiếc máy in 3D hoạt động dựa trên các phản ứng hóa học cơ bản.

Tương tự tại viện MIT, nhà khoa học Jose Gomez-Marquez cũng đang phát triển một cách tiếp cận khác cho mục đích tương tự, cho phép các dược sĩ hoặc thậm chí một ngày nào đó là cả người dùng cũng có thể tự chế thuốc uống tại nhà từ những gói tiền chất bán sẵn. Và tại Viện Wyss của Đại học Harvard, nhà nghiên cứu hóa sinh Peter Nguyen cũng đang phát triển một hệ thống dùng cho lĩnh vực dược khoa, cho phép tạo nên những loại thuốc cấp cứu một cách dễ dàng như nấu mì ly vậy.

Từng nhóm nghiên cứu công nghệ in thuốc cá nhân hóa đều có những cách tiếp cận khác nhau, tương ứng với những ưu điểm khác nhau muốn hướng tới. Điển hình như một trong số đó là cho phép vận chuyển thuốc tới những khu vực khó tới một cách dễ dàng hơn, thí dụ như chiến trường hoặc các vùng xa xôi hẻo lánh, đặc biệt là những loại thuốc hiếm, lại đòi hỏi yêu cầu khắt khe trong khâu bảo quản hoặc vận chuyển.


Một số nhóm nghiên cứu hy vọng rằng cách làm này mặt khác còn giúp giảm giá những liệu thuốc cho bệnh nhân. Tựu chung, tất cả những nghiên cứu đều hướng tới một phương pháp bào chế thuốc cho từng cá nhân với giá rẻ, dễ áp dụng ở mọi nơi từ những tiền chất ban đầu.

Đồng thời, tùy vào khả năng chuyên môn riêng của từng nhà nghiên cứu mà cách triển khai do họ lựa chọn cũng khác nhau. Điển hình như Shtein từng là một kỹ sư hóa chất và bán dẫn nên ông sẽ áp dụng các kỹ thuật trong sản xuất điện tử vào trong lĩnh vực điều chế thuốc. Sản phẩm mà ông đang theo đuổi là một hệ thống bay hơi và sau đó phun các phân tử hình thành nên thành phần hoạt chất của thuốc.

Ông giải thích rằng: “Ban đầu bạn dùng những vật liệu tinh khiết, thường là bột, sau đó nung nó lên cho tới khi bay hơi. Sau đó bạn thu các hơi này bằng một dòng khí ni tơ, gởi hỗn hợp khí qua một ống tốc độ cao dẫn tới một bề mặt. Khi đó các phân tử bay hơi sẽ ngưng tụ lại bề mặt vật liệu giống như hơi sương tích tụ trên mặt gương vậy. Tuy nhiên, điểm khác là sự ngưng tụ này có thể được kiểm soát một cách chặt chẽ theo ý muốn.”

Hiện các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm cách làm này trên các loại thuốc ung thư cùng nhiều loại thuốc đặc biệt khác. Tuy nhiên, nó vẫn có thể được áp dụng cho nhiều loại thuốc khác với các thành phần khác nhau, bao gồm cả những loại chất đặc biệt tới nỗi không thể bào chế bằng các phương pháp xưa giờ. Nói cách khác, công nghệ in thuốc không chỉ cung cấp một cách bào chế thuốc mà qua đó còn tạo ra được cả những loại thuốc mới. Và tất nhiên, ưu điểm cực kỳ lớn của cách làm này chính là kiểm soát được liều lượng cho phù hợp với từng đặc điểm sinh học của những người khác nhau.

Tất nhiên, hiện công nghệ này vẫn còn trong giai đoạn nghiên cứu phát triển và có lẽ chúng ta sẽ phải đợi ít nhất là vài năm nữa trước khi có thể được dùng những loại thuốc được in 3D cho mỗi người chúng ta hay thậm chí là tự bào chế bằng cách bộ công cụ tại nhà. Dù vậy, công nghệ này là cực kỳ đáng mong đợi cho một tương lai mà sức khỏe con người được chăm sóc tốt hơn, những căn bệnh được điều trị bằng các loại thuốc dễ tiếp cận, giá rẻ và hiệu quả hơn.

Tham khảo Gizmodo
25 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Tương lai thuốc giả đổ bộ vào vn
LMSon
ĐẠI BÀNG
6 năm
Vậy những người làm nông thì sao nhỉ???
Vân tui nhiên công nghệ này trong giai đoạn nghiên cứu. Thì xác định 2050 mới tới tay người dùng..... @@“ 😆
lucker88
TÍCH CỰC
6 năm
những nghiên cứu kiểu này cứ xác định đọc để đấy 10, 20 năm nữa chưa chắc đã thấy
Bao Khangs
TÍCH CỰC
6 năm
@lucker88 Cái này giờ thằng nào rãnh luôn được rồi cần gì 10 hay 20 năm bạn khi mà đã có máy in 3D. Bản chất nó là pha trộn các thành phần của thuốc theo từng loại bệnh khác nhau và ị hay "in" ra thôi. Đương nhiên phải nhập dữ liệu đầu vào như tuổi / cân nặng/ giới tính / dị ứng loại gì/ tình trạng sức khỏe và phần mềm xử lý ra thôi. Mình nghĩ các nhà máy dược sẽ sớm được trang bị cho các bệnh viện
công nhận công nghệ in 3D trên thế giới phát triển kinh dị thật, Việt Nam mình chỉ mới sơ khai thôi mà người ta đã nghiên cứu đến vầy rồi
HNC001
TÍCH CỰC
6 năm
Hay đó. Mà chuyện tự in thuốc ở nhà còn rất xa. 1 viên thuốc thì thành phần tá dược mới quyết định thuốc nào xịn hơn và mấy công ty dược thì không dại gì cho bạn biết nó là cái gì đâu.
lucker88
TÍCH CỰC
6 năm
@HNC001 Khái niệm tá dược thực chất chỉ có ở VN và thường chỉ có những nc kém phát triển mới không công bố thành đó. Ở nước phát triển như Mỹ và Châu Âu thì đó chính là mục other ingredients đc in trên nhãn thuốc và nó cũng chả phải bí mật gì cần phải giữ kín và tất nhiên ko có yếu tố quyết định hiệu quả của thuốc. Thực ra nó chính là các chất phụ gia, tạo màu, làm đầy... chủ yếu để giúp ích cho quá trình sản xuất. Chẳng hạn magnesium steric là phụ gia phổ biến đc dùng để chống dính trong sx thuốc. Hãng nào cẩn thận thì họ sẽ hạn chế hoặc ko dùng các phụ gia có hại. Còn VN thì tin rằng họ chả có hạn chế gì, chính vì thế mà ko dám ghi rõ mà gọi chung chung là tá dược!
haophanabc
ĐẠI BÀNG
6 năm
@lucker88 Có lẽ bạn chưa biết về thông tư mới về đơn nhãn, bất cứ thành phần nào của thuốc ( hoạt chất và tá dược) phải được liệt kê đầy đủ trên đơn hướng dẫn sữ dụng.
lucker88
TÍCH CỰC
6 năm
@haophanabc Bạn nên nói với ông @HNC001
shukiew
ĐẠI BÀNG
6 năm
@lucker88 Ko biết các bác này có học tí sản xuất dược phẩm hay bào chế nào ra không, chứ phát biẻu tá dược hoàn toàn ko ảnh hưởng tới tác dụng là sai rành rành rồi đó.
Bao Khangs
TÍCH CỰC
6 năm
Hoàn toàn xảy ra được. Kể cả thực phẩm. Điện thoại theo dõi sức khỏe và cân nặng chúng ta. Tới giờ nó " in" 1 viên thực phẩm uống phát khỏi cần ăn gì vì đã đủ chất. Lâu lâu hết " nhiên liệu" ra siêu thị mua là xong.
HNC001
TÍCH CỰC
6 năm
Tá dược không tác dụng trị bệnh nhưng nó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thuốc được hấp thu, khuếch tán tốt hay không từ đó ảnh hưởng hiệu quả của thuốc.

Bởi vậy mới có chuyện cùng 1 loại thuốc hãng Mỹ tốt hơn VN là vậy.Thuốc Mỹ thuốc Tàu cũng không ai ghi thành phần tá dược là gì đâu. Không tin lôi lọ thuốc ra mà xem.

Chất phụ gia thực phẩm cũng vậy. Những cái gì bí quyết người ta đều giấu trong đó chả ai công bố đâu.
Ông nào bẻ thuốc để uống là sai nhé, mỗi loại có thiết kế quá trình tan phù hợp, bẻ ra sẽ kg còn đúng.
@ngocdung_const Tôi hay băm ra cho nhỏ để uống dễ hấp thu. Ko biết có sao ko 😁
haophanabc
ĐẠI BÀNG
6 năm
@adagioleonard Tuỳ loại thôi, gặp aspirin bao tan trong ruột, bn băm nhỏ có ngày thủng dạ dày 😆
@ndminhduc bớt vừa dịch vừa tưởng tượng đi em.
Chắc em không biết “Listerine tab” là gì nên mới dịch bừa là “ngụm nước súc miệng”.
Không biết thì nên tìm hiểu trước rồi hãy viết bài, nhất là bài về khoa học, không người ta cười cho.
@cuhiep: Mình thấy nhiều người phàn nàn về anh bạn mod này, đọc bài này và xem các bài khác của bạn ấy thì thấy thực sự không đủ khả năng viết bài khoa học chút nào
captainclaw
ĐẠI BÀNG
6 năm
@dac Đồng quan điểm bạn luôn. Mình dịch sách chuyên ngành để học lập trình đã thấy khó khi sợ nhầm khái niệm rồi. Vì có nhiều từ VN giống nhau mà tiếng Anh khác nhau hoàn toàn. Huống chi đây là chuyên ngành dược nữa. Dịch hồ đồ vô cùng!
Tương lai là thuốc được gửi qua tin nhắn.
Mở lên đọc. Là khỏi.
Công Võ
ĐẠI BÀNG
6 năm
Tương lai là bao lâu
Nghĩa là tương lai ai ai cũng bệnh tật, nên mới cần máy in thuốc ở nhà????? :eek::oops::p;)😁
bmw6754321
ĐẠI BÀNG
6 năm
còn xa lắm mới đang nghiên cứu thôi mà :rolleyes:
Lượng
ĐẠI BÀNG
6 năm
Cái máy khám cầm tay của doraemon sắp thành hiện thực rồi =)).

Quét 1 cái ra bệnh, rồi in trực tiếp thuốc cho từng bệnh nhân @@
yennx
ĐẠI BÀNG
6 năm
Công nghệ tiến nhanh và xa quá!
TiaMi
TÍCH CỰC
6 năm
chả quan tâm,như máy bán nước tự đồng,bỏ chừng chục loại chất hóa học vô in ra dc vai kiểu thuốc khác nhau

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019