Vác-xin ung thư đã được thử nghiệm lâm sàng thành công với ung thư da

bk9sw
10/7/2017 10:21Phản hồi: 32
Vác-xin ung thư đã được thử nghiệm lâm sàng thành công với ung thư da
2 thử nghiệm lâm sàng về vác-xin ung thư trên các bệnh nhân bị ung thư da đã có được những kết quả rất đáng khích lệ, mở ra hy vọng phát triển các loại vác-xin "cá nhân hóa" phù hợp với khối u của từng bệnh nhân. Đây vốn là một vấn đề nan giải bởi rất khó để kích thích hệ miễn dịch tấn công vào các tế bào ung thư nhất định.

Cả 2 nghiên cứu trên đều tập trung vào neoantigen - những phân tử bị đột biến chỉ có trên bề mặt của các tế bào ung thư. Neoantigen được chứng minh là mục tiêu lý tưởng đối với liệu pháp miễn dịch bởi nó không xuất hiện trên các tế bào khỏe mạnh. Thế nhưng thách thức đối với vác-xin là phải tập cho các tế bào miễn dịch hay tế bào T trong cơ thể săn tìm và tiêu diệt những tế bào ung thư đặc trưng có chứa neoantigen.

Trong thử nghiệm đầu tiên tại viện nghiên cứu ung thư Dana-Farber ở Boston, các mẫu khối u đã được lấy từ 6 bệnh nhân mắc chứng u hắc tố. Các bệnh nhân này được xác định là có nguy cơ tái phát cao sau khi được mổ loại bỏ khối u. Đối với từng bệnh nhân, các nhà nghiên cứu đã nhận dạng được đến 20 neoantigen đặc trưng trên mỗi mẫu khối u thu thập từ họ.

Sau đó họ sử dụng các thuật toán máy tính để lựa chọn loại neoantigen nào sẽ là mục tiêu tốt nhất để kích thích các tế bào T tấn công. Những neoantigen này được tổng hợp, pha trộn với một loại chất bổ trợ để kích thích phản ứng của hệ miễn dịch và sau cùng được tiêm vào cơ thể từng bệnh nhân.

4 trong số 6 bệnh nhân trong thử nghiệm lâm sàng đầu tiên cho thấy không có dấu hiệu tái phát ung thư sau 25 tháng kể từ khi được tiêm vác-xin. 2 bệnh nhân còn lại đáng tiếc lại tái phát tuy nhiên cả 2 ca này đều đã di căn lên phổi. Sau đợt điều trị thứ 2 với thuốc pembrolizumab (thuốc điều trị ung thư phổi bằng hình thức kích thích miễn dịch) thì cả 2 đều đã có dấu hiệu thuyên giảm.


Trong thử nghiệm thứ 2 được thực hiện bởi công ty BioNTech chuyên phát triển các công nghệ dược phẩm sinh học tại Đức, các nhà nghiên cứu đã thực hiện một kĩ thuật tương tự nhằm tiêu diệt các neoantigen trên 13 bệnh nhân mắc u hắc tố. Các vác-xin hướng đến 10 neoantigen trên mỗi bệnh nhân và sau 12 đến 23 tháng, 8 bệnh nhân không có dấu hiệu tái phát ung thư.

vác-xin_ung_thư.jpg
Các tế bào T (màu hồng) đang tấn công tế bào ung thư.
Các vác-xin trong cả 2 nghiên cứu trên đã kích thích thành công các tế bào T tiêu diệt ung thư gồm tế bào CD8+ và các tế bào hỗ trợ CD4+. Nghiên cứu cũng cho thấy các tế bào T đã có thể tấn công chính xác vào khối u của bệnh nhân. Mặc dù đây chỉ là giai đoạn nghiên cứu ban đầu nhưng những kết quả này thật sự hứa hẹn. Với nhiều thử nghiệm lâm sàng hơn với số lượng bệnh nhân lớn hơn và nhiều loại ung thư hơn trong tương lai gần thì chúng ta sẽ có thể thấy được loại vác-xin cá nhân hóa này hiệu quả như thế nào khi có thể kích thích hệ miễn dịch tấn công vào neotigen của nhiều loại ung thư khác nhau. Hiện tại các nhà nghiên cứu đang chuẩn bị thử nghiệm lâm sàng với các bệnh nhân bị ung thư phổi và ung thư bàng quang.

Vẫn còn đó nhiều thách thức lớn cần phải vượt qua, chẳng hạn như trong trường hợp loại vác-xin cá nhân hóa này được chứng minh là chữa trị thành công ung thư thì chi phí và thời gian phát triển là một trong những trở ngại lớn nhất. Hiện tại theo ước tính của các nhà nghiên cứu thì vác-xin dành cho một bệnh nhân như thử nghiệm trên sẽ có chi phí sản xuất đến 60.000 đô. Đó là chưa kể bệnh nhân phải dùng kèm với nhiều loại thuốc mới và chi phí mà mỗi bệnh nhân phải trả có thể lên đến hàng trăm ngàn đô một khi loại hình điều trị này được thương mại hóa.

Ngoài ra thời gian sản xuất vác-xin cho từng bệnh nhân cũng là vấn đề lớn có thể ảnh hưởng đến khả năng áp dụng hình thức điều trị này trên quy mô lớn. Sẽ phải mất nhiều tháng để tạo ra loại vác-xin như được dùng trong 2 nghiên cứu trên nhưng các nhà nghiên cứu tự tin rằng thời gian sản xuất sẽ được giảm xuống chỉ còn dưới 6 tuần. Tuy nhiên, đây vẫn là một khoảng thời gian dài nếu tính đến chuyện sản xuất hàng loạt.

Đặt những thách thức nói trên sang một bên thì có thể nói vác-xin neoantigen sẽ mở đường cho một liệu pháp điều trị ung thư tập trung cho từng cá nhân. Một liệu pháp cho phép từng khối u riêng biệt trong cơ thể của từng bệnh nhân được hệ miễn dịch xác định và tấn công nhờ sự kích thích của vác-xin được điều chế riêng.

Theo: New Atlas
32 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Gates
TÍCH CỰC
7 năm
Dịch đúng ko bạn? Mình hơi nghi vì văc xin ko phải thuốc trị bệnh mà là để phòng bệnh.
@Gates chức năng chính là kích thích neoantigen, chống tái phát sau mổ hay di căn 😃
@Gates Vắn xin là đúng còn gì nữa, thuốc là thành phần của nó trực tiếp điều trị bệnh, cọn vắc xin nó kích thích hệ miễn dịch chống lại bệnh.
@quanghuy30784 đọc phát tự nhiên mở thêm đc một tí trí tuệ, định nghĩa từ vacin ngắn gọn dễ hiểu lắm, cám ơn b
Tin mừng cho nhân loại !
Tương lai con người chữa ung thư đơn giản như cảm cúm thông thường ^^
ky_kisken
TÍCH CỰC
7 năm
Có văcxin cho ung thư thì quá tốt. Nhìn cảnh con người đau đớn oằn oại rồi chết dần chết mòn quá ư là tội nghiệp. Căn bệnh khốn kiếp.
vn756017
ĐẠI BÀNG
7 năm
Logan sắp đc đóng phần tiếp theo người sói rồi 😆
Hy vọng thí nghiệm này sẽ thành công và áp dụng lên nhiều loại ung thư khác. Có rất nhiều người xung quanh mình ngay cả bạn bè mình đã ra đi vì căn bệnh quái ác này rồi.
ct_nood
ĐẠI BÀNG
7 năm
chuẩn bị giống phim i am legend
Thành tựu y học tiến bộ nhanh thật. Nhưng dù sao vẫn còn một chặng đường dài nữa để tiến tới thương mại hóa với chi phí hợp lý.
Ung thư sắp chữa dc, nhân loại qua nhiều thời gian bệnh nào cũng chữa dc... Sao HIV lâu lắm rồi mà chưa có thuốc hay văcxin chữa trị 😔 why???
@ngườidavàng Qua bình luận của bác, bác cho em hỏi thăm bác đã nhiễm hiv bao nhiêu năm rồi ? 😆 tiện thể cho hỏi luôn dự le lói thêm bao nhiêu năm nữa 😃))))) vui thôi
h4mster
ĐẠI BÀNG
7 năm
Hi vọng ung thư ...HIV ... k còn tồn tại........!!!!!!
husa8989
ĐẠI BÀNG
7 năm
Sau đó họ sử dụng các thuật toán máy tính để lựa chọn loại neoantigen nào sẽ là mục tiêu tốt nhất để kích thích các tế bào T tấn công. Những neoantigen này được tổng hợp, pha trộn với một loại chất bổ trợ để kích thích phản ứng của hệ miễn dịch và sau cùng được tiêm vào cơ thể từng bệnh nhân.
husa8989
ĐẠI BÀNG
7 năm
Kích thích tế bào T và các tế miễn dịch.
Neoantigen chỉ có trên bề mặt tế bào ung thư.
gagaxy
ĐẠI BÀNG
7 năm
Mình thì đang nghe ngóng thông tin từ Nga về protein sốc nhiệt
@gagaxy Chỉ sợ cú lừa lịch sử thôi, theo như đầu năm đưa tin thì phải 4 năm nữa mới có, hy vọng là thật.
sck84
TÍCH CỰC
7 năm
Bước nhanh nữa lên đi y học thế giới ơi...
@Ai có người nhà bị ung thư cũng mòn mỏi mỏi mong chờ có thuốc phòng và chữa đc UNg Thư!!?
Có ai dân y sinh học phụ trách mảng này không mod?
Ruiz
CAO CẤP
7 năm
Ngày này sớm tới thôi

nightfox23
TÍCH CỰC
7 năm
Cũng còn lâu lắm nữa mới sản xuất đại trà được, chưa kể giá không hề rẻ (theo như trong bài lên đến cả trăm ngàn USD). Tuy nhiên cũng là hi vọng mới và mong là chi phí sẽ giảm để phù hợp với nhiều người
betapdanhsc
ĐẠI BÀNG
7 năm
"Tế bào T"?? Ôi, hết tên đặt rồi hả?? :eek:

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019