Vật liệu nhiệt điện tốt nhất thế giới mở ra khả năng ứng dụng rộng rãi để thu nguồn nhiệt lãng phí

shinbehv
20/9/2012 11:10Phản hồi: 43
Vật liệu nhiệt điện tốt nhất thế giới mở ra khả năng ứng dụng rộng rãi để thu nguồn nhiệt lãng phí
120919135310-large.jpg
Nhiệt toả ra từ những thiết bị xe hơi sẽ có thể tái tạo lại thành điện​

Hầu hết các hoạt động của con người đều liên quan tới việc tiêu thụ năng lượng: từ việc đi lại, sản xuất tới những nhu cầu tối thiểu của cuộc sống. Trong khi những hoạt động đó diễn ra, năng lượng được chuyển hoá: từ điện năng thành cơ năng, từ năng lượng hóa thạch thành nhiệt hoặc chuyển động... Cho dù chúng có diễn ra theo cách nào thì chắc chắn một điều là hiệu suất sử dụng năng lượng không bao giờ đạt 100%, luôn luôn có năng lượng bị hao phí. Một trong những nguồn hao phí điển hình nhất là thất thoát nhiệt vô ích. Không có gì ngạc nhiên khi một thống kê chỉ ra 2/3 năng lượng mà loài người sử dụng bị mất trong quá trình tỏa nhiệt. Vì thế làm sao để tận dụng nguồn năng lượng dồi dào đó là một trong những mục tiêu của các nhà nghiên cứu vật liệu nhiệt điện. Kết quả mới đây của nhóm chuyên gia tại Đại học vùng Tây Bắc bang Illinois (Hoa Kỳ) đã tạo ra kỷ lục về hiệu suất chuyển hoá nhiệt năng trên một loại vật liệu mới. Nhờ đó, cơ hội để chúng ta sử dụng năng lượng nhiệt tái tạo một cách rộng rãi đã gần hơn bao giờ hết.

Hiệu ứng nhiệt điện và tình hình nghiên cứu trên thế giới

Trước khi đi vào chi tiết, chúng ta hãy xem xét một hiện tượng vật lý xảy ra trên các loại vật liệu được đề cập: hiệu ứng nhiệt điện. Đây là hiệu ứng xảy ra khi một hiệu điện thế xuất hiện giữa hai mặt của tấm vật liệu được đặt ở hai nhiệt độ khác nhau, hoặc ngược lại, khi áp một điện thế lên hai phía khác nhau của vật liệu, hai bản mặt của chúng sẽ có nhiệt độ không giống nhau. Chúng ta đã làm quen với hiệu ứng áp điện trước đây nên chắc các bạn không khó hình dung trong trường hợp này.

Với vật liệu nhiệt điện, tiêu chuẩn quan trọng nhất để đánh giá khả năng ứng dụng của nó là chỉ số ZT. Chỉ số này được tính = (độ dẫn điện x năng lượng nhiệt tiếp xúc)/độ dẫn nhiệt của vật liệu. Với các chất có hệ số ZT=1, người ta đã có thể triển khai nó trong một số thiết bị khoa học đặc biệt, ví dụ như trang bị cho bộ phận tạo năng lượng trên tàu thăm dò Curiosity của NASA vừa đổ bộ lên sao Hỏa. Hiện hãng xe danh tiếng của Đức là BMW cũng đang phát triển các vật liệu tương tự để thu nguồn nhiệt toả ra từ các dòng ôtô dân dụng. Tuy nhiên, hệ số ZT đạt được vẫn còn thấp để có thể phổ biến các vật liệu nhiệt điện trong đời sống và công nghiệp. Một vấn đề nữa với các vật liệu nhiệt nhiệt là hầu hết dải nhiệt độ hoạt động của chúng thường nằm bên ngoài ngưỡng nhiệt độ phổ biến mà loài người tạo ra.

Kết quả nghiên cứu tại Đại học Tây Bắc bang Illinois

Một trong những nguyên nhân khiến hệ số ZT thấp là do trong quá trình chuyển hóa nhiệt năng thành điện năng, electron sẽ tán xạ với các nguyên tử/phân tử tạo nên vật liệu và gây thất thoát năng lượng. Vào năm 2011, nhóm nghiên cứu tại Đại học Tây Bắc Illinois đã đạt được thành tựu quan trọng khi họ sử dụng công nghệ nano để tạo ra vật liệu Chì-Telluride. Nhờ các tinh thể pha tạp được lấy từ muối Strontium Telluride, hiện tượng tán xạ của electron đã giảm đi đáng kể, đẩy hệ số ZT lên tới 1,7. Hơn nữa dải nhiệt độ hoạt động của vật liệu vào khoảng 800 độ Kelvin (527 độ C), một ngưỡng lý tưởng cho ứng dụng thực tế khi hầu hết các thiết bị tiềm năng đều toả nhiệt trong khoảng 400-700 độ C.

Dựa trên những thành tựu đó, các chuyên gia đã tiếp tục phát triển những cải tiến quan trọng khác. Vật liệu mà họ vừa tạo ra đã có hệ số ZT lên tới 2,2, gấp hơn hai lần so với mẫu trên tàu Curiosity và tăng 30% so với kết quả trước đây. Với chỉ số đó, người ta tính toán được hiệu suất chuyển hóa nhiệt thành điện đã đạt từ 15% tới 20%, một thành tựu quá ấn tượng trong lĩnh vực tái tạo năng lượng. Nhờ vậy, vật liệu mới đã đủ khả năng triển khai sản xuất rộng rãi với giá thành cạnh tranh so với các phương pháp thu năng lượng khác. Những ứng dụng đầu tiên phải kể đến là phương tiện đi lại, các nhà máy nhiệt điện , luyện kim, hoá chất...

Phát biểu về thành công của mình, giáo sư Mercouri G. Kanatzidis-trưởng nhóm nghiên cứu cho biết: người ta nói rất nhiều về năng lượng tái tạo, tuy nhiên làm thế nào đề thực hiện nó? Có rất nhiều cách khác nhau đề giải quyết vấn đề. Vật liệu nhiện điện của chúng tôi không phải phương án duy nhất, nhưng nó là nghiệm số đẹp cho một phương trình.

Dự kiến trong tương lai

Chưa hoàn toàn hài lòng với kết quả mà thế giới phải ngưỡng mộ, nhóm chuyên gia cho biết sẽ tiếp tục phát triển vật liệu của họ để nâng chỉ số ZT lên mức 2,5-3 (giới hạn lý thuyết đã chỉ ra). Điều này là hoàn toàn có thể bởi vì bên cạnh tán xạ của electron, còn một số hiện tượng khác gây suy giảm hiệu suất chuyển hóa như tương tác giữa dao động mạng trong tinh thể với dao động do tác dụng nhiệt. Về mặt lý thuyết, các điều chỉnh hợp lý có thể giảm đáng kể hiệu ứng đó.

Được biết, chi tiết về loại vật liệu mới đã được công bố trên tạp chí hàng đầu thế giới: Nature. Các bạn quan tâm và có kiến thức chuyên sâu có thể download bài báo ở đây để tìm hiểu rõ hơn.

Nguồn: Euekalert, Nature, Gizmag
43 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Hay nhỉ 😁
Vấn đề năng lượng là vấn đề sống còn của mỗi quốc gia, chúng ta nên sd tiết kiệm góp phần bảo vệ môi trường!
sắp hết dầu, than rồi. phải tìm cách khác để có năng lượng thôi
@aries.1482 còn lâu mà bạn ở Bắc cực có tới 25% nguồn tài nguyên chưa khai thác,nếu hết thì nhờ anh em tinh tế mình chém gió nhiều lên là có mờ😁
Tốt quá rồi....
Rất thích những bài thế này. Like mod
Vẫn còn xa lắm mới thành hiện thực
Cái này áp dụng đc nhiều thứ ghê ... Xe máy , ô tô ... Máy bay ,tàu ngầm .v.v.=))
Hiệu xuất cảu động cơ vào khoang 30% .ngon lắm là 35% .ở con người là 50% .nhò phát mình con người sẻ tiết kiêm được bao nhiêu năng lượng
Mong đến 1 ngày 1l xăng đi được 100km
@nguyensihoa Làm xong cái đó thì cũng ko còn xăng mà đi.
mr dinh
TÍCH CỰC
12 năm
@nguyensihoa vấn đề là đi bằng gì.trước có bài đăng trên tinh tế một loại phương tiện dùng 1lít xăng đi được hơn 1000km đó ( mình không nhớ cụ thể) hiệu suất chuyển hóa 20% là không hề lớn. nhưng trong trường hợp này là một điều rất thành công.
ủng hộ các nhà khoa học!
@mr dinh mình nói về xe máy. vn mình đi bằng thứ đó là chủ yếu mà
01216661136
ĐẠI BÀNG
12 năm
@nguyensihoa ĐÂU PHẢI LÀ ĐI CÀNG XA CÀNG TÓT VỚI 1 LIT XĂNG BÁC, CÒN NHIỀU YẾU TỐ KHÁC NỮA MÀ.
MÌNH THẤY CÁI NGHIÊNG CƯỨ NÀY CŨNG CHƯA ÁP DỤNG VÀO THỰC TẾ NGAY ĐƯỢC MÀ, THẾ MÀ TIÊU ĐỀ NỔ TO GỚM :d
@nguyensihoa tưởng j chứ ước muốn của bác quá nhỏ nhoi để em chỉ cho bác 1 cách cực kỳ hiệu nghiệm bác đi mua 1l xăng để lên xe đạp ngày nào cũng dùng xe đạp đảm bảo với bác 100 cây còn ít có khi đến hết đời bác cũng chả hết 1l xăng😁
Không có điện chả khác nào thời kì đồ đá!
Thật khâm phục các trường đại học của Mỹ, họ luôn nghiên cứu ra những công nghệ mới có thể làm thay đổi tương lai của nhân loại. Tư bản kiểu này không biết dẫy đến bao giờ mới chết!?
@vdhoan thế theo bạn công xã nguyên thuỷ, chủ nô, phong kiến ko có phát minh giúp cho sự phát triển của con người ah. phiến diện quá
xì.chuyện thiên hạ.phần tui tui cứ xài vt.
Những nghiên cứu khoa học đáng trân trọng.
buidai68
ĐẠI BÀNG
12 năm
có vẻ sắp ra đời 1 dòng vật liệu mới, nếu đc kiểm chứng thành công, rất có thể sẽ đc các hãng đưa vào sản xuất hàng loạt
Mong rằng phí bản quyền rẻ một chút để ứng dụng được rộng rãi. Chứ đừng vì phí bản quyền cao mà rồi lại cấm bán, cấm ứng dụng trong thực tế....
Cũng hay nà. Bao quanh mấy cái nhà máy luyện sắt thép, xi măng thì dư dùng luôn 😁
thật khâm phục. khoa học thật tuyệt
http://www.thermonamic.com/
trung quốc làm được rồi! cái này gắn vô pô xe được rồi! vụ này có bàn ở chủ đề NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI TRONG TẦM TAY - HÃY TẬN DỤNG
@thuongshoo Bác cho link trong topic đó được không? topic dài quá. Trung quốc làm được nhưng họ có triển khai đại trà được không, hiệu suất và giá thành ra sao hả bác
@sindarkness bạn gì đó đã trả lời là chỉ xài cho p ô xe thôi! Vì p ô xe nhiệt độ cỡ 700 độ C. Nhiệt độ cỡ này thì mới có điện xài. Còn xài nhiệt độ từ dàn nóng của máy điều hòa chưa đủ để phát điện
chỉ 1/3 lượng nhiên liệu đốt ra sinh công có ích, con 2/3 là toả nhiệt+nhiên liệu không đốt hết. quá lãng phí,

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019