Vệ tinh mới của NASA dùng laser để theo dõi sự thay đổi khí hậu Trái Đất

QuanNDD
9/7/2018 3:47Phản hồi: 10
Vệ tinh mới của NASA dùng laser để theo dõi sự thay đổi khí hậu Trái Đất
NASA cho biết cặp vệ tinh mới được phóng lên quỹ đạo vào tháng Năm đã kích hoạt hệ thống laser tìm kiếm lẫn nhau, sẵn sàng cho nhiệm vụ theo dõi các tảng băng, khí quyển, đại dương của hành tinh chúng ta.

Đây cũng là một phần nằm trong chương trình Gravity Recovery và Climate Experiment (GRACE-FO), kết quả của dự án hợp tác giữa cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) và Trung tâm nghiên cứu Khoa học Địa chất (GFZ) của Đức.

NASA GRACE-FO 1.jpg

Thông qua phương thức trên, hai vệ tinh vẫn giữ được kết nối trong khi bay cùng nhau quanh Trái Đất, theo dõi khoảng cách giữa chúng thay đổi thế nào dưới tác động của trường lực hấp dẫn. Những dữ liệu thu thập được sẽ giúp các nhà khoa học nghiên cứu, theo dõi và hiểu rõ hơn về độ mỏng của các tầng băng, mực nước biển dâng cao và thậm chí cả dòng chảy của magma dưới lòng đất.

Các vệ tinh thuộc thế hệ GRACE trước đây cũng sử dụng kỹ thuật tương tự nhưng sử dụng sóng vi ba. Trong khi đó ở thế hệ GRACE-FO mới, NASA trang bị cả hệ thống dùng sóng vi ba lẫn giao thoa kế laser (LRI - Laser Ranging Interferometer) nhằm cải thiện độ chính xác của các phép đo.


NASA GRACE-FO 2.jpg

Theo Kirk McKenzie, đại diện NASA cho biết LRI là bước đột phá về phép đo khoảng cách chính xác trong không gian. Không đơn giản là thiết bị đo giao thoa bằng laser đầu tiên được tích hợp trong vệ tinh và tàu vũ trụ, LRI còn là thành quả đỉnh cao của hơn 10 năm đầu tư hợp tác nghiên cứu và phát triển giữa NASA với Đức.

Công nghệ này càng ấn tượng hơn khi trên thực tế, tia laser phát ra từ vệ tinh này chỉ hướng vào một lỗ trống kích cỡ chỉ bằng đồng xu trên vệ tinh kia ở khoảng cách 220 km, tốc độ bay theo quỹ đạo quanh Trái Đất khoảng 25.749 km/h.

NASA-GRACE-FO-3.jpg

Theo NASA, lần thử nghiệm đầu tiên trên đã chứng minh các thiết bị LRI hoạt động tốt như mong đợi. Chúng đã kết nối với nhau và thậm chí có thể truyền các dữ liệu khoảng cách đầu tiên về cho nhóm nghiên cứu dưới mặt đất. Tuy nhiên, các nhà khoa học sẽ cần thêm thời gian để tinh chỉnh thiết bị laser, đảm bảo lượng dữ liệu truyền về đầy đủ và chính xác.

Nguồn tham khảo: Engadget.com
10 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

😁 thiết kế như trong StarWar thì vui
theo dõi thời tiết tiện thể do thám mấy anh tàu khựa triều tiên 1 thể 😁
eddywong1802
ĐẠI BÀNG
6 năm
@mimi_emyeu đúng rồi.chắc tq ko theo dõi đâu. loài ng càng phát triển thì sự riêng tư càng ít. thế giới này chỉ có 3 thằng có khả năng theo dõi loài ng. mỹ trung nga.
M.A.T
ĐẠI BÀNG
6 năm
Bắn 1 phát 220 km kinh thật^^
Greycloud
TÍCH CỰC
6 năm
So với công nghệ đỉnh cao của VN thì mấý thứ này chả là gì, ví dụ như LĐK, ký một cái là 1đ lãi ngàn đồng, triệu đồng (nghe bà CTQH nói vậy), luật thuế xe hơi nhập khẩu (ký một cái ăn 2 chiếc xe ngọt xớt)...
NatvPa
TÍCH CỰC
6 năm
@Greycloud Mời bạn sang Sing mua ô tô cho rẻ 😃
@NatvPa Tào lao.
Đọc bài này ở đâu rồi nhỉ.
TTris
TÍCH CỰC
6 năm
Cậu Bé Hà Lan tương lại...

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019