Viện Max Planck tìm ra phương pháp dự đoán nguy cơ tự tử của bệnh nhân trầm cảm

bk9sw
19/12/2013 7:37Phản hồi: 19
Viện Max Planck tìm ra phương pháp dự đoán nguy cơ tự tử của bệnh nhân trầm cảm
dna-microarray.jpg

Dựa trên các kết quả từ một nghiên cứu kéo dài nhiều năm trên các bệnh nhân dùng thuốc chống trầm cảm, các bác sĩ đã có thê dự đoán một trong những tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm mà loại dược phẩm này gây ra đó là: ý tưởng muốn tự tử xuất phát từ quá trình điều trị - gọi tắt là TESI. Theo tính toán, có từ 4 đến 14% bệnh nhân gặp phải tình trạng TESI và họ thường thể hiện các triệu chứng muốn tự tử trong những tuần điều trị đầu tiên hoặc do điều chỉnh liều lượng thuốc. Cho đến hiện tại, các bác sĩ vẫn chưa có được các chỉ số để dự đoán về khả năng bùng phát triệu chứng TESI của bệnh nhân nhưng một thử nghiệm dựa trên nghiên cứu của Viện tâm thần học Max Planck tại Munich, Đức có thể mở ra một hướng đi mới.

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu di truyền rộng trên 397 bệnh nhân tuổi từ 18 đến 75, đang được điều trị trầm cảm nhưng không gặp phải triệu chứng TESI trong thời gian bắt đầu điều trị. Loại hình nghiên cứu này phân tích một loạt các biến thể di truyền phổ biến để tìm ra sự khác biệt giữa các nhóm bệnh nhân. Mục tiêu nghiên cứu là để phát hiện những ai có nguy cơ mắc TESI.

Trong quá trình nghiên cứu, 8,1% bệnh nhân cho thấy chiều hướng phát triển hội chứng TESI và 59% trong số đó bắt đầu có biểu hiện muốn tự tử chỉ trong 2 tuần điều trị đầu tiên. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng bảng câu hỏi Hamilton để đánh giá tình trạng TESI của bệnh nhân.

Để đi đến một danh sách các yếu tố dự đoán đủ tin cậy, các nhà khoa học đã nghiên cứu kiểu gen của cả nhóm bệnh nhân và so sánh các bệnh nhân mắc TESI với những bệnh nhân bình thường. Bằng cách này, họ tìm ra một tập hợp con của 79 biến thể di truyền tương ứng với nhóm có nguy cơ cao. 79 kiểu gen sau đó được phân tích trong một mẫu độc lập lớn gồm các bệnh nhân mắc trầm cảm và họ đã có thể phân loại hơn 90% bệnh nhân một cách chính xác.

Các nhà nghiên cứu cũng làm sáng tỏ về độ tuổi của những người bị ảnh hưởng bởi TESI. Giả thuyết được đặt ra trước đây là những bệnh nhân dưới 25 tuổi có nguy cơ cao hơn và cục quản lý thực phẩm dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã phát đi cảnh báo về nhóm tuổi tiềm năng này. Tuy nhiên, nghiên cứu của Viện Max Planck lại cho thấy tất cả các độ tuổi đều có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi TESI.

Một số chuyên gia cho biết cảnh báo của FDA đã làm giảm hoạt động điều trị bằng thuốc và bây giờ tình thế lại đảo ngược, các bác sĩ có thể tận dụng một công cụ đánh giá mới dựa vào nghiên cứu trên. Gần như ngay lập tức, hoạt động kiểm tra với sự hỗ trợ của chip DNA microarray do công ty Sundance Diagnostics phát triển đã được tiến hành nhằm giải phóng thị trường dược phẩm trước ý kiến của FDA.

Theo giám đốc điều hành Kim Bechthold của Sundance: "DNA Microarray là một công cụ hỗ trợ, thường dạng màng hoặc kính mỏng. Trên đó các chuỗi DNA được cố định trong một sắp xếp có trật tự. Loại chip này được dùng để kiểm tra nhanh sự hiện diện của nhiều loại gene cùng lúc. Chúng tôi hy vọng phương pháp kiểm tra mới sẽ hỗ trợ các bác sĩ giảm thiểu hiệu quả nguy cơ mắc TESI của các bệnh nhân đang phải dùng thuốc chống trầm cảm. Đồng thời, bệnh nhân và gia đình họ sẽ được cung cấp các thông tin giá trị để kết hợp với bác sĩ đánh giá nguy cơ và lợi ích của việc điều trị bằng thuốc."

Theo: Gizmag
19 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Với người trầm cảm thì có dự đoán được thì cũng khó mà ngăn họ tự tử bất cứ lúc nào
Trầm cảm cần được điều trị bằng thuốc chống trầm cảm, nói chung kết quả rất tốt đẹp, bệnh nhân bình phục hoàn toàn. Mỗi năm, tôi điều trị vài ngàn ca trầm cảm, tôi thấy điều trị bệnh này còn dễ hơn up rom cho điện thoại android.

Sent from my Nexus 7 using Tinhte.vn mobile app
@Mơ à Venlafaxin cho hiệu quả cao nhất (tới 85% số trường hợp), nhưng thuốc này nhiều tác dụng phụ và hơi đắt. Mirtazapin ít tác dụng phụ, nhưng kết quả kém nhất, chỉ đạt chừng 55% số bệnh nhân. Sertralin và paroxetin được ưa dùng nhất vì sử dụng đơn giản, hiệu quả cao, giá thành thấp và ít tác dụng phụ.

Sent from my Nexus 7 using Tinhte.vn mobile app
@thinhpc1212 Cháu phải uống thuốc chống trầm cảm kết hợp với thuốc an thần trong nhiều năm. Ví dụ:
1. Sertraline 100mg x 1 viên/tối
2. Olanzapine 10mg x 1 viên/tối

Sent from my Nexus 7 using Tinhte.vn mobile app
@matchhouse54 Mỗi ngày chú phải khám cho khoảng 30-50 bệnh nhân, trong đó trầm cảm chiếm đến một nửa. Còn lại là Tâm thần phân liệt, lo âu lan tỏa, cơn hoảng sợ kịch phát, rối loạn phân li, nghiện rượu, động kinh...
Công việc nhiều đến nỗi chú phải từ chối tiếp khách ngoài giờ, thứ 7 và chủ nhật... Để được nghỉ ngơi.

Sent from my Nexus 7 using Tinhte.vn mobile app
@iordna4.x Cháu đến chỗ chú, chú sẽ khám cho cháu miễn phí!
Khoa A6-Bệnh viện 103-Hà đông, Hà Nội. Hỏi phó giáo sư, Tiến sỹ Bùi Quang Huy. Tel 0913301550.

Sent from my Nexus 7 using Tinhte.vn mobile app
Có bị trầm cảm thì mình cũng chả chơi dại như thế🆒 !
Để làm chuột bạch trước rồi báo các bác sau nhé😁!
Commun
ĐẠI BÀNG
10 năm
Thế BS Huy chỉ điều trị trầm cảm thôi ạ? Hay còn rối loạn phân ly, hưng cảm, loạn thần cấp, bệnh lý tâm thần do nghiện chất, mấy bệnh lý dạng cơ thể... nữa ạ? Mỗi năm BS Huy điều trị được vài ngàn ca, viết bài báo nghiên cứu ngần ấy ca mỗi năm chắc ngang tầm với mấy meta-analysis, thách thức được cả phần còn lại của giới tâm thần học, DSM-5 mới ra mắt BS Huy có viết chương nào không ạ? Nếu không có thì BS phải viết 1 bài thì chắc chắn giành quyền viết DSM-6 sắp tới mất.

Nếu bạn bị trầm cảm mà nghĩ được thế thì chúc mừng bạn đã (sắp) khỏi bệnh 😃.
Nói thế chứ người bình thường cứ nghĩ là mình sẽ không làm thế, nhưng mà khổ nỗi là mấy thím nhân cách nghệ sĩ yếu hay bị trầm cảm và nguy cơ cao có ý tưởng, hành vi tự sát bạn ạ...

Thím đến cơ sở chuyên khoa tâm thần gần nhất nhé. Ngoài tuân thủ dùng thuốc theo đơn thì còn phải rèn giũa nhân cách của thím, mạnh mẽ lên! Mấy thuốc điều trị này có làm tăng cân một chút cũng cố gắng tuân thủ nhé, kết hợp rèn luyện thể dục thể thao cho gầy bớt, nếu mà rung tay rung chân nhiều thì phải đi khám lại để chỉnh liều... Chúc thím sớm khỏi bệnh.
@Commun DSM V là sản phẩm của hội tâm thần học Mỹ, tôi đã có nó trong tay (thật sung sướng)! Tôi không đủ tầm để tham gia viết DSM V. Tuy nhiên, ở Việt nam, tôi là tác giả của 11 cuấn sách về bệnh tâm thần như "Trầm cảm", "Tâm thần phân liệt", "cai nghiện ma túy và game online"... Các sách này được nhà xuất bản y học phát hành và đã tái bản nhiều lần. Các bạn muốn tìm hiểu về cơ cấu mặt bệnh của khoa Tâm thần, Bệnh viện 103, nơi tôi làm chủ nhiệm khoa, xin mời vào trang http://www.benhvien103.vn/trangchu/

Sent from my Nexus 7 using Tinhte.vn mobile app
Người VN mình thật là vui tính. Tinh Tế đâu thiếu người tài + có văn hoá, sao thấy một người ném đá là hùa nhau ném đá hết thế nhỉ 😃
thinhpc1212
ĐẠI BÀNG
10 năm
Ai ném đá vậy bạn. Bác sỹ Huy muốn giúp mọi người.bác ấy đang ở tầm cao của suy nghĩ con người đấy.con người sống có rất nhiều tầng suy nghĩ khác nhau đấy bạn ạ.cám ơn vì đã có những người như bác sỹ!.

Sent from my SHV-E210K using Tinhte.vn mobile app
Tinhte có những người như chú tham gia rất là quí.

Những kết quả này có phải là khảo sát trên các bệnh nhân khi kết thúc liệu trình chữa trị không chú?
@chichat Kết quả này được đưa ra sau khi đánh giá trên các bệnh nhân điều trị trong thời gian ít nhất là 1 năm.

Sent from my LG-E988 using Tinhte.vn mobile app

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019