VietJetAir mua thêm 100 máy bay Boeing 737 MAX với trị giá khoảng 12,7 tỷ Đô la

Trung Dt
19/7/2018 1:34Phản hồi: 150
150 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Buihan998
ĐẠI BÀNG
6 năm
Đăng nhập để like cho bác
😁 100 cái =)) đệt hóng anh jet coi sao, nổ nữa thì lại gặp anh quảng
phamlong
TÍCH CỰC
6 năm
Anh VJ này chơi nhiều chiêu trò quá, mới nghe VNA nhận giải thưởng hãng HK 4* bên Tây là hôm sau tung ngay chiêu ký hợp đồng “ thoả thuận “ 14 tỉ đô liền...
dttinh
ĐẠI BÀNG
6 năm
Nói tóm gọn lại là thuê máy bay chứ ko phải là mua máy bay!
meoghe
ĐẠI BÀNG
6 năm
giá nội địa vẫn mắc quá , chán
XBlue
CAO CẤP
6 năm
Kinh thật, một công ty VN mua một số lượng hàng hóa trị giá khủng vậy sao?
@XBlue Mua nhiều được ưu đãi rất lớn đó bạn, còn làm sao tối ưu lợi nhuận thì Vietjet nó tính cả.
XBlue
CAO CẤP
6 năm
@KeniVinh câu trả lời này dành cho câu hỏi tương tự nào cũng đúng ý
@XBlue +1
mua quần sịp mà số lượng lớn cũng được ưu đãi.
theo kinh nghiệm chứng kiến nhiều vụ chém gió thành siêu bão... thì.. sẽ giao được 1 vài máy bay... và 1 rồi 1 ngày vj phá sản. END.
k liên quan nhưng xĂng thì lên, thuế má đồ, chỉ biết ckhoan đỏ sản gần tháng và rất nhiều dn bốc hơi hàng tỉ đồng đến nghìn tỉ đông, lại in tiên bơm cứu ttck, ai k tin thi vao cafe f đọc nhé. vjaif cũng bay k ít tiền đâu
ngocson309
ĐẠI BÀNG
6 năm
Làm màu để đẩy giá cp thôi. Lừa sao đc dân chứng khoán 😆
phamlong
TÍCH CỰC
6 năm
@ngocson309 Cùng suy nghĩ, giá em nó cao ngút so với HVN mà tăng % kém quá nên PR tí
@ngocson309 đúng rồi, bơm ròng tiền? vào cứu ck, trong khi tiền đâu ra, lại bdau bán ngoại tệ đồ, đỏ mà làm kt, thì chỉ có thế thôi, lại siêu lạm phát, rồi vỡ nợ như venezuela sớm muộn
tranhd
ĐẠI BÀNG
6 năm
@dark knight 918 Đi đâu cũng gặp mấy người dạng này nản.
để ý đó giờ tụi vnexpress chuyên bợ đít viet jet hay sao ý, mấy bài PR dính viet jet là như rằng lên trang nhất, còn mấy bài thời tiết xấu hay delay là đưa hình viet nam airline và mấy hãng kia mặc dù viet jet cũng có, hài.
Mua vậy Boeing sản xuất đéo kịp
cuoang102
ĐẠI BÀNG
6 năm
Sao lại "Với chiều dài 43,8 mét"?
Cuối cùng cũng có người thông não giúp mình. Trước giờ mình đều băn khoăn tại sao các hãng hàng không tại Việt Nam có lợi nhuận không lớn (so với giá trị hợp đồng máy bay) nhưng lại mua rất nhiều máy bay với giá trị hợp đồng hơn đến hàng tỷ USD.
VJ ký hợp đồng nhưng họ không trả tiền mua và cũng không phải chủ sở hữu tàu bay. Họ chỉ đàm phán giá chính thức, sau đó chuyển giao bán lại với giá cao hơn cho các công ty tài chính chuyên cho thuê máy bay, rồi ký hợp đồng thuê chính những tàu bay đó cho đến hết niên hạn sử dụng. VJ chỉ cần một lượng tài trợ tín dụng nhỏ để trả trước tiền thuê đó mà thôi.
limann
TÍCH CỰC
6 năm
Mua bia phải kèm mồi - giá đậu phộng 😁
Nếu như thông tin mình biết là đúng thì Vietjetair cũng như FLC. Cách kinh doanh cả 2 đơn vị này như sau. Mua máy bay rồi bán luôn, sau đó thuê lại đúng máy bay mình vừa bán đó. Trước khi mua là đã có kí kết thỏa thuận bán và thuê máy bay rồi (ở đây là giao dịch với các doanh nhân Arab). Kể cả Vietnam airline cũng thế. Làm kiểu này là lợi cả đôi đường
bumbum2010
TÍCH CỰC
6 năm
Mấy ẻm trên tt này đúng là ếch về kt, cứ đem cái vụ thuê bao tc ra để cm là vj ko cần tiền mà vẫn có mb sử dụng
1. Thực tế trên thế giới vẫn có những thương vụ mua máy bay và cho thuê, nhưng người ta chỉ cho thuê mb số lượng lớn, loại xịn cho những hãng hk nào có uy tín về kd, còn như vj là con muỗi
2. Giả dụ như có nhà đầu tư nào bỏ tiền mua hết mb của vj rồi cho vj thuê lại thì vj cũng phải đóng tiền thế chân ko nhỏ đâu, chứ ko nó xù tiền thuê rồi ko trả mb khi phá sản thì bốc c* trừ à
Có hãng nào ngu như thế ko, sv các chú thuê phòng trọ mà ko có tiền cọc thì còn lâu nhé huống chi hãng vj chỉ có con dấu ko thì thuê bằng niềm tin à
3. Tóm lại với tư cách vj thì éo có cứa mua hoặc thuê, trừ khi cp bảo lãnh( điều này cũng có thể đv csvn ) hoặc tàu cộng cho vay tiền để sau này mua lại luôn như từng làm với lazada, tikiCòn tàu cộng muốn mua hãng mb vn để làm gì thì mấy chú cố động não đi nhé
@bumbum2010 1. VJ là hãng nhỏ :eek::eek::eek::eek: định nghĩa thế nào là nhỏ 😁 mấy con boeing sắp mua chắc hàng cổ lỗ :D
"hững thương vụ mua máy bay và cho thuê, nhưng người ta chỉ cho thuê mb số lượng lớn, loại xịn cho những hãng hk nào có uy tín về kd" --> xin cái nguồn ;)

2. "Giả dụ như có nhà đầu tư nào bỏ tiền mua hết mb của vj rồi cho vj thuê lại thì vj cũng phải đóng tiền thế chân ko nhỏ đâu, chứ ko nó xù tiền thuê rồi ko trả mb khi phá sản thì bốc c* trừ à"
--> Ko hiểu gì về hàng không chém gió to thế. Boeing bán 100 chiếc bắt đặt cọc 100 chiếc. Sorry chú là nó giao từ từ , giao đến đâu tiền đến đấy nhé ;) số tiền cọc cũng thường rất bé, chịu khó đọc về lease back đi em

3. Tóm lại auto tất cả tại CS --- 1 3 que said :D


ANW, 1 một trò làm mầu đẩy giá cổ phiếu mà bất cứ hãng hàng không nào có thể làm đc. VN hay Bamboo đều làm đc trò này, google đầy mặt báo
bumbum2010
TÍCH CỰC
6 năm
@Moon_Chevalier Bó tay với mấy con red bull
@bumbum2010 Mấy anh 3 que đuối lý tung ra cái mũ "red bull" autowin 😆)
Vũ Ngô TL
ĐẠI BÀNG
6 năm
@bumbum2010 ngu mà cứ cố cãi cùn...
tranhd
ĐẠI BÀNG
6 năm
@bumbum2010 Sao ghét mấy người như này thế đi đâu cũng rell bun này nọ.cứ cho là tiền của tq đi có sao tiền nào chả là tiền .đéo khôi phục đc vịt ngan cộng hoà đâu.
Hi vọng ko còn tình trạng delay nữa
Cho em hỏi ngu tí là tại sao các hãng hàng không. Không trang bị dù thay cho áo phao, nhỡ rơi máy bay ?
namng
CAO CẤP
6 năm
Mình xin phép tham gia tranh luận tí,

Hoạt động được gọi dưới cái tên mỹ miều là sale and leaseback, hay ngắn gọn hơn là leaseback này đã diễn ra từ lâu trên thế giới, không chỉ gói gọn trong ngành hàng không mà ở hầu hết những ngành nào đòi hỏi vốn đầu tư lớn trong 1 thời gian dài như xe lửa, bất động sản,...

Về bản chất, hoạt động này khá giống với hoạt động thuê mua (leasing) chỉ khác cái là bán luôn, không có chuyển quyền sở hữu cho người thuê khi hết hạn. Tức là đây cũng là hoạt động tài trợ vốn, hoạt động cho vay, với tài sản thế chấp chính là tài sản đang được giao dịch. Tỉ như trong thương vụ mua 100 máy bay trên, tài sản thế chấp chính là 100 máy bay này. Chỉ khác cái là bên cho vay sẽ sở hữu luôn tài sản sau khi kết thúc hợp đồng.

Thời gian gần đây, để đổi mới và mở rộng đội bay, các hãng hàng không của VN liên tục ký hợp đồng mua máy bay mới, không chỉ VJA mà cả VNA, BBA (Bamboo Air) cũng đều tích cực leaseback với giá trị cực lớn.

- 2014 VJA mua 63 máy bay, gồm 42 chiếc A320 NEO, 14 chiếc A320 CEO và 7 chiếc A321 CEO trị giá 6.4 tỉ USD.
- 2015 VNA mua 7 máy bay, gồm 3 A321 và 4 B787, trị giá 1 tỉ USD.
- 5/2016 VJA mua 100 Boeing 737 MAX200 trị giá 11.3 tỉ USD.
- 7/2916 Jetstar Pacific mua 10 Airbus A320 CE0 Sharklet, trị giá 1 tỷ USD.
- 9/2016, VJA mua 20 chiếc Airbus A321 CEO và NEO các loại. Trị giá 2,39 tỷ USD
- 2016, VNA mua 11 máy bay Boeing 787-9 trị giá 2.6 tỉ USD và 10 máy bay A350 XWB-900 trị giá 3.1 tỉ USD.
- 3/2018 BBA mua 24 chiếc Airbus A321 NEO trị giá 3 tỉ USD.
- 6/2018 BBA mua 20 chiếc Boeing 787-9 Dreamliner trị giá 5.6 tỉ USD.
- 7/2018 VJA mua 100 Boeing 737 MAX trị giá 12.7 tỉ USD.

Như vậy, có thể thấy VJA là hãng tích cực leaseback nhất với trị giá hơn 30 tỉ USD. Tiếp đến là hãng hàng không chưa bay chuyến nào BBA với trị giá leaseback 8.6 tỉ USD. Vậy leaseback có lợi và hại gì mà có hãng làm leaseback rất mạnh, có hãng lại rất ít tham gia?

- Bằng leaseback, các hãng hàng không sẽ quảng bá được hình ảnh, thương hiệu của mình đến khách hàng, rất phù hợp với các hãng non trẻ như VJA, BBA. Rõ ràng các hợp đồng khủng sẽ gây ấn tượng về một nguồn tài chính vững mạnh của hãng, trong khi chỉ cần đặt cọc 1-5% tùy thời gian giao. Chỉ cần vay 100 triệu USD là đã đủ đặt cọc cho 1 hợp đồng 10 tỉ rồi.

- Thông qua leaseback, VJA và BBA sẽ có cơ hội lựa chọn và thuê các máy bay hiện đại, đời mới, phù hợp với nhu cầu của mình.

- Với leaseback, VJA và BBA ngay lập tức có thể thu lãi lớn nhờ được chiết khấu từ hãng sản xuất rồi bán lại cho hãng cho thuê. Về bản chất chính là lấy lợi nhuận tương lai sử dụng ở hiện tại, vì chiết khấu càng cao thì giá thuê lại máy bay cũng sẽ cao tương ứng. Một số dòng máy bay ít người mua, mức chiết khấu thậm chí lên đến 30% giá niêm yết. Ở một khía cạnh nào đó, việc ký hợp đồng khủng mua máy bay không phải là dấu hiệu của sự giàu có mà lại là dấu hiệu của sự thiếu hụt tài chánh hiện tại.

- Tuy vậy, vẫn có những hãng không mặn mà leaseback vì giá thuê luôn luôn cao đến rất cao và bị trói buộc bởi thời gian thuê khá dài. Trong suốt thời gian đó giá thuê sẽ gần như không đổi bất kể tình hình thị trường. Mức giá thuê này sẽ là gánh nặng khiến cho hãng trở nên kém cạnh tranh trong tương lai.


@bumbum2010 bạn thiếu kiến thức nhưng rất cố chấp và cãi cùn. Bạn nên chịu khó bỏ thời gian tìm hiểu thêm về lĩnh vực này.

@Moon_Chevalier Theo đánh giá cá nhân, mình cho rằng việc leaseback với giá trị lớn của VJA và BBA, lớn hơn nhu cầu thực sự rất nhiều, cho thấy ông chủ của 2 hãng này đều đang rơi vào tình trạng thiếu hụt tài chánh hiện tại. Đặc biệt với BBA khi mà hãng này chưa bay ngày nào nhưng lại mua đến 20 chiếc là dòng máy bay tầm xa. VJA có chiến lược khá phù hợp khi chỉ chọn các dòng máy bay thân hẹp cỡ trung với tầm bay từ 6-7000km, phù hợp để khai thác các tuyến bay nội địa và trong khu vực châu Á và dễ lấp đầy khách hơn.
bumbum2010
TÍCH CỰC
6 năm
@namng Cái này mà kiến thức cmn cái gì
Toàn vô gg tìm, copy và dán , lớp 3 nó làm được rồi
Tưởng nói được nguồn tiền nào đầu tư chi vj mua máy bay chứ còn thống kê mấy cái hđ mua mb của vj thì báo đăng đầy
Não red bull cũng bày đặt kiến với chả thức
phamlong
TÍCH CỰC
6 năm
@namng Contract usually refers to a legally documented agreement between people or groups. An agreement can be the same, but can also be informal. A treaty is typically between political groups or countries.
Đó chỉ là 1 biên bản hợp đồng ghi nhớ (Agreement), chứ tiền ở đâu ra mà mua? Còn cái nghiệp vạ sale and leaseback về lý thuyết thì đúng như bạn nói, nhưng thực tế thì bạn phải có tiền mua nó đã rồi mới mang đi bán rồi thuê lại được, thằng Boeing nó có điên mới đi sản xuất 80 cái Boeing Max mà chỉ nhận được cọc 100 triệu đô, lỡ VJ nó phá sản thì nó ăn cho hết hả?! VNA muốn mua mấy chiếc A350 về rồi bán đi thuê lại còn phải có chính phủ đứng ra bảo lãnh tín dụng kia kìa...
http://mobile.thesaigontimes.vn/tinbaichitiet/144511/
namng
CAO CẤP
6 năm
@phamlong Từ Agreement và Contract là có cùng một ý nghĩa bạn à. Còn bản ghi nhớ nó sẽ là Memorandum hoặc MOU (Memorandum of Understanding).

Việc giao máy bay nó rải đều trong nhiều năm, thường thì phải 1-2 năm sau khi ký kết và đặt cọc mới giao những máy bay đầu tiên. Trong Agreement nó sẽ mô tả rất chi tiết lịch trình giao máy bay, cụ thể ví dụ, 30 ngày trước khi bắt đầu giao 3 máy bay, bên mua phải trả đủ tiền cho 3 máy bay đó. Về phía bên mua, ở đây là VJA, VNA, BBA, thì họ sẽ ký thỏa thuận gối đầu leaseback với 1 hãng khác để ngay khi nhận được yêu cầu thanh toán từ nhà sản xuất, họ cũng sẽ gửi văn bản yêu cầu và bên leaseback sẽ trả tiền cho Boeing thay cho hãng hàng không.

Cả 2 hãng VJA và BBA là hãng hàng không tư nhân, chắc chắn không được chính phủ bảo lãnh. Riêng VNA là hãng hàng không quốc doanh nên mới được hưởng ưu đãi đó. Tuy thế VNA không linh hoạt như VJA hay BBA do cơ chế hoạt động chịu sự quản lý của quá nhiều bên, nhất là về mặt tài chính.
@namng Bác nói quá chuẩn. CHiêu trò tung hứng giá cổ phiếu thôi, chứ tài chính mạnh công nổi tiếng thì ko cần làm mầu mấy vụ leaseback lắm 😁 Ngược lại lịch sử leaseback toàn mấy hãng giá rẻ sử dụng nhiều nhất, nhưng ko sao, đây là 1 cách để họ cân bằng cuộc chơi với các ông lớn

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019